3. Ý nghĩa của đề tài
1.2.5.3. Ứng dụng trong mỹ phẩm
Collagen chiếm khoảng 70 % cấu trúc của da, phân bố chủ yếu ở lớp hạ bì. Collagen tạo ra một hệ thống nâng đỡ, hỗ trợ các đặc tính cơ học của da như sức căng, độ đàn hồi làm cho da được mịn màng, duy trì độ ẩm...Sự suy giảm về chất lượng, số lượng collagen sẽ dẫn đến da trở nên khô, mất độ căng mịn, độ đàn hồi…Khi cơ thể bước qua tuổi 30, tốc độ tổng hợp collagen bị chậm lại tốc độ phân hủy gia tăng, trung bình mỗi năm collagen bị mất đi khoảng 1,5 % tổng lượng collagen của cơ thể. Trước
độ tuổi 45, 1/3 trong số tổng lượng collagen của cơ thể có thể bị mất đi. Collagen mất đi cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự định hình các đường nét trên khuôn mặt, làn da bị chùng nhão, bị chảy, các nếp nhăn xuất hiện ngày càng nhiều.
Chính vì vậy mà việc bổ sung collagen đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện cấu trúc da, kích thích quá trình tái tạo của làn da, phục hồi tế bào da bị tổn thương, làm tăng khả năng giữ ẩm cho da. Do đó collagen được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm như: mặt nạ collagen, kem dưỡng da, sữa tắm…
Đối với tóc, collagen có tác giữ ẩm và bảo vệ tóc khỏi các tác động không có lợi từ môi trường. Đồng thời collagen cũng giúp liên kết lớp vẩy trên bề mặt sợi tóc, do đó làm giảm bớt độ rỗng xốp của tóc, giúp bề mặt sợi tóc mượt mà hơn. Collagen được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội và các sản phẩm dưỡng tóc.
Collagen là hợp chất đầu tiên được chứng nhận bởi FDA cho phép tiêm vào vết sẹo, nếp nhăn trên da và được xem là một dạng thuốc tiêm làm căng da. Collagen ở dạng thuốc tiêm được đưa vào lớp hạ bì để điều chỉnh các nếp nhăn và nếp gấp nhằm khôi phục lại vẻ ngoài căng min, mềm mại và trẻ trung cho làn da. Dạng thuốc tiêm collagen làm căng da không có tác dụng vĩnh viễn, nó chỉ có thể có tác dụng kéo dài trong thời gian khoảng 1 đến 2 năm bởi vì cùng với thời gian collagen sẽ bị cơ thể hấp thụ [12].