Những vấn đề tồn tại.

Một phần của tài liệu Biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty TNHH in thương mại và xây dựng nhật quang (Trang 37 - 38)

Bên cạnh những mặt tích cực Công ty vẫn còn những điểm yếu cần khắc phục trong thời gian tới đó là:

Quy mô của Công ty còn nhỏ và tài chính không dồi dào song lại hoạt động trong phạm vi tương đối rộng nên có thời điểm không đáp ứng nổi nhu cầu của thị trường.

Về xác định chi phí vật liệu, phần lớn vật liệu xuất dùng đều theo lệnh của Giám đốc, phê chuẩn theo dự trù. Vật liệu của các phân xưởng gửi lên dựa theo chi phí kế hoạch, số vật liệu này xuất ra coi như được sử dụng hoàn toàn vào sản xuất, thường thì số lượng dự trù theo kế hoạch rất sát với thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất thì phần vật liệu phế thải thường thì bao giờ cũng có vì

khi sản xuất phần cắt xén giấy cho phù hợp với kích cỡ của sản phẩm, ngoài ra còn có các vật liệu như in thử, in hỏng… Khi tính chi phí vật liệu thì vật liệu thu hồi vẫn chưa loại trừ ra khỏi chi phí vật liệu xuất dùng. Như vậy sẽ tăng chi phí trong giá thành sản phẩm và từ đó dẫn đến việc giảm hiệu quả sản xuất.

Về đánh giá vật liệu ở Công ty, tuy đã áp dụng đúng nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước nhưng phương pháp này chỉ có ưu điểm là dễ áp dụng vì nó dễ tính toán. Nếu trong trường hợp giá cả biến động nhiều trên thị trường thì dẫn đến biến động trong giá thành vật liệu kế hoạch không sát với thực tế như kế hoạch về giá thành, giá bán, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm…làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Ngoài ra, phải thừa nhận rằng quy mô hoạt động của Công ty chưa lớn, mặt khác Công ty lại sản xuất theo đơn đặt hàng cho nên bị hạn chế rất nhiều.

Một phần của tài liệu Biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty TNHH in thương mại và xây dựng nhật quang (Trang 37 - 38)