1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 viết tốt đoạn văn dạng bài nêu tình cảm cảm xúc của em đối với một sự vật

23 38 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 viết tốt đoạn văn dạng bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một sự vật
Tác giả Lê Thị Nga
Trường học Trường Tiểu học Kiên Thọ 1
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 VIẾT TỐT ĐOẠN VĂN DẠNG BÀI: NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC CỦA EM...

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 VIẾT TỐT ĐOẠN VĂN DẠNG BÀI: NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC CỦA EM

Trang 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 03

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 05

Trang 3

1.Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài:

Môn Tiếng Việt có vai trò rất quan trọng trong trường Tiểu học Nó là chìa khóa, là phương tiện để học các môn học khác Học sinh chỉ có thể học tập các môn học khác khi có kiến thức Tiếng Việt Bởi đối với người Việt, Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học có nhiệm vụ hoàn thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với 4 kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe Từ đó các em có thể học tập và giao tiếp trong môi trường học tập lứa tuổi, giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức lớp trên

Ở lớp Ba, học sinh làm quen và hình thành những kỹ năng viết văn cơ bản nhất Một bài văn có thể được coi như thước đo dùng để đánh giá quá trình học tập, các kĩ năng sử dụng ngôn từ, vốn hiểu biết, vốn sống mà học sinh có được Với nét đặc trưng riêng, tiết luyện tập viết đoạn văn luôn đem đến một bức tranh đầy màu sắc, hấp dẫn thu hút trẻ nhỏ Thông qua các dạng bài: kể về một sự vật hoạt động; Nêu tình cảm cảm xúc của em về một sự vật; Giới thiệu về một sự vật, sự việc; tả sự vật …học sinh có thể thoả mãn được năng lực sáng tạo Biết dùng khả năng quan sát của mình để có thể tìm ra những nét đặc trưng, tìm ý và có thể chuyển ý thành câu văn

Tuy nhiên trên thực tế học sinh gặp rất nhiều khó khăn không có thể tự mình sáng tạo hay cảm nhận về sự vật, hiện tượng mà đa số các em thường chỉ bắt chước theo những câu từ của giáo viên hoặc văn mẫu, hoặc trả lời theo câu gợi ý của bài Đặc biệt khi học dạng bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một

sự vật các em không biết cách chia sẻ tâm tư tình cảm của mình, không lựa chọn được từ ngữ phù hợp để diễn đạt Đối với Thầy cô giáo khi dạy dạng bài này cũng lúng túng không tìm ra phương pháp hình thức tổ chức hữu ích giúp các

em luyện tập viết tốt đoạn văn theo yêu cầu

Xuất phát từ những băn khoăn và trăn trở trên bản thân tôi đã mạnh dạn

nghiên cứu: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 viết tốt đoạn văn dạng bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một sự vật”, làm đề tài nghiên cứu của

- Giúp học sinh hình thành các kỹ năng quan sát, phân tích, đưa ra nhận

xét, chính kiến của bản thân

-Biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội dung

- Biết sử dụng, vận dụng các hình ảnh so sánh, để bài văn Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một sự vật được phong phú và sinh động, nâng cao chất

lượng khi làm bài

Trang 4

- Có biện pháp phù hợp trong quá trình rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3 thông qua các giờ dạy Tiếng Việt

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói, viết văn Trau dồi vốn Tiếng việt, vốn văn học, phát triển tư duy, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cho học

sinh Đáp ứng với mục tiêu đào tạo của bậc Tiểu học “Giáo dục con người phát

triển toàn diện”

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh lớp 3a1 Trường Tiểu học Kiên Thọ 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận:

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

2 Nội dung của sáng kiến

2.1 Cơ sở lí luận

Mục tiêu cấp Tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh

Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học

Mục tiêu giáo dục Tiểu học chỉ có thể đạt được khi mỗi nhà trường thực hiện tốt chất lượng giảng dạy của tất cả các môn học Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng mang tính hội tụ toàn diện ở tất cả các môn học Tiếng Việt chiếm vị trí đặc biệt quan trọng và chiếm thời lượng nhiều nhất trong chương trình dạy học ở trường Tiểu học hiện nay

Môn Tiếng Việt ở Tiểu học, dạy học sinh viết có hai yêu cầu: dạy kĩ thuật viết và dạy viết đoạn văn, văn bản Dạy kĩ thuật viết (tập viết, chính tả) chủ yếu

sử dụng phương pháp thực hành theo mẫu Dạy viết đoạn văn, bài văn một cách linh hoạt, có thể sử dụng các phương pháp như rèn luyện theo mẫu, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, viết sáng tạo,

Trang 5

Mục đích của dạy viết là rèn luyện tư duy và cách viết, qua đó mà giáo dục phẩm chất và phát triển nhân cách học sinh

Lớp Ba, học sinh được học viết đoạn văn mỗi tuần 1 tiết (35 tiết/năm), riêng dạng bài “Nêu tình cảm cảm xúc của em với một sự vật” chiếm 16/35 tiết

Để dạy học tốt dạng bài này đòi hỏi thầy cô phải giúp học sinh tích luỹ vốn từ ngữ, bồi dưỡng tình cảm, góp nhặt hình ảnh, chi tiết làm nổi bật điều mình muốn nói Giúp học sinh biết trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo và có sức thuyết phục Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh đối với người thân bạn bè

và mọi vật xung quanh mình

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thuận lợi

- Đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, đã cố gắng học tập, tự học, tự bồi dưỡng tìm hiểu nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy môn các môn học theo chương trình Tiểu học 2018 nói chung và mônTiếng Việt lớp 3 nói riêng

- Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học có tâm hồn trong sáng, thơ ngây, giàu cảm xúc và sức sáng tạo Thế giới của các em là thế giới cổ tích Những đồ vật, con vật, cây cối là những người bạn thân thiết, gần gũi, các em có thể tâm sự, chia sẻ tình cảm của mình Đặc điểm tâm lí này rất thuận lợi cho việc khơi gợi ở các em những cảm xúc bất ngờ, thú vị,

2.2.2 Khó khăn

- Trong chương trình học luyện tập viết đoạn văn lớp 3, mỗi tuần học sinh chỉ được học một tiết chính khóa Trong khi đó số lượng bài tập với nhiều yêu cầu khác nhau như là: quan sát tranh, kể lại hoạt động trong từng tranh, nói về tình cảm, cảm xúc của em đối với một người bạn mà em yêu quý Thời gian dành cho việc dạy và luyện tập rất ít Vì vậy học sinh không có nhiều thời gian

cho việc rèn kĩ năng viết và trình bày đoạn văn

Đa số học sinh nắm được nhiệm vụ học tập song chưa hứng thú, yêu thích môn học Các em ngại viết vì vậy nhiều đoạn văn kết quả chưa đạt yêu cầu

Học sinh chuẩn bị bài chưa cẩn thận, kĩ năng dùng từ viết câu còn nhiều hạn chế Nhiều em vốn từ còn rất nghèo nàn, lúng túng khi diễn đạt Nhiều đoạn văn học sinh viết lủng củng, các câu sắp xếp chưa có trình tự, viết chưa thành câu, sử dụng dấu chấm, dấu phẩy chưa đúng, đánh dấu câu tùy tiện, viết sai chính tả, chưa chú ý nhiều đến việc tập viết câu có hình ảnh, có cảm xúc Khả năng nối câu, tạo đoạn của các em còn hạn chế

Một số học sinh còn nhầm lẫn giữa dạng bài nêu tình cảm cảm xúc với tả

sự vật, kể về một sự vật

Một bộ phận giáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học, chưa pháp huy được vai trò chủ động sáng tạo, tiềm năng sẵn có của các em, chưa thu hút được học sinh tham gia vào các hoạt động học tập Trong các tiết đọc, nói

và nghe chưa khơi gợi để các em phát huy hết khả năng của mình như: Tìm hiểu nội dung bài, nhận xét đánh giá nhân vật, nêu cảm nghĩ của mình trước bài đọc, Giáo viên chưa chú ý đến dạy cho học sinh cách viết một đoạn văn, chưa

Trang 6

uốn nắn kịp thời cách dùng từ, viết câu, sử dụng dấu câu cho các em

Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa chú trọng nhiều đến việc chấm chữa bài cho học sinh, chưa giúp học sinh phát hiện ra những hạn chế và hướng dẫn cách sửa cụ thể

2.2.3 Thực trạng dạy học ở Trường Tiểu học Kiên Thọ 1, năm học

2023-2024

Ở lớp Ba các em sẽ được thực hành viết đoạn văn ngắn với 4 dạng bài + Dạng1: Kể về một sự việc, một hoạt động

+ Dạng 2: Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một sự vật

+ Dạng 3: Giới thiệu một sự vật, sự việc

+ Dạng 4: Tả sự vật

Trong đó dạng bài “ Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một sự vật là dạng bài mới do đó các em rất bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn nhận thấy đây là dạng bài khó đối với học sinh Tôi đã tiến hành điều tra đối tượng học sinh của lớp 3A1qua khảo sát bài làm của học sinh, tôi nhận thấy học sinh thường mắc một số lỗi cơ bản như: lỗi xác định sai yêu cầu; lỗi về lựa chọn sắp xếp ý; lỗi chưa biết dùng từ ngữ phù hợp với tình cảm của bản thân với sự vật nói đến trong đoạn văn; Thường bài làm của các em chỉ mang tính liệt kê, trả lời câu hỏi Kết quả khảo sát học sinh lớp 3A1 thời điểm tháng 9, năm học 2023 - 2024

Đề bàì: Em hãy viết một đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc của em đối với cô

giáo dạy em năm học trước

Trang 7

2.2.4 Nguyên nhân của những thực trạng trên

- Kiên Thọ là một trong những xã Miền núi còn nhiều khó khăn HS chủ yếu là người dân tộc thiểu số Bố mẹ đi làm xa hoặc đi làm công nhân Một bộ phận con gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt (bố mẹ bỏ nhau ở với ông bà già,) (2 em bố mất sớm)

- Trong các giờ Đọc giáo viên mới chỉ dừng lại ở phần luyện kĩ năng đọc đúng và trả lời các câu hỏi trong bài mà chưa vận dụng để học sinh bày tỏ tình cảm với bài đọc chẳng hạn như: Vì sao con thích bài đọc này Trong bài con thích hình ảnh nào, chi tiết nào nhất,

- Một số giáo viên chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức, cách viết câu, viết đoạn một cách máy móc, theo khuôn mẫu, ít sáng tạo Đặc biệt, không ít giáo viên chỉ đọc văn mẫu để học sinh bắt chước và làm theo

- Giáo viên chưa khơi gợi được sự yêu thích khám khá, thể hiện cảm xúc của bản thân

- Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của dạng bài Nêu tình cảm, cảm xúc của em với một sự vật, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa Nêu tình cảm, cảm xúc với kể hoặc tả

- Khả năng quan sát lựa chọn hình ảnh, điểm nổi bật của sự vật để bày tỏ cảm xúc chưa tốt

- Vốn ngôn ngữ diễn đạt ít Chưa có thói quen tích lũy từ ngữ gợi tả, gợi cảm

- Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kĩ năng diễn đạt còn hạn chế Các em chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng, chưa khoa học

- Khả năng giao cảm với sự vật còn hạn chế; cảm xúc, tình cảm không tự nhiên, có sự gượng ép

- Các em ngại suy nghĩ, ngại viết dài nên thường viết đủ số câu quy định mặc dù có thể viết dài hơn

2.3 Các giải pháp thực hiện dạy học

Giải pháp 1: Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm của dạng bài “Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một sự vật”

Tình cảm của học sinh là những thái độ thể hiện sự rung cảm của học sinh đối với học tập, các dạng hoạt động khác, với người khác và bản thân mình

Tình cảm của học sinh mang tính cụ thể, trực tiếp Đối tượng gây cảm xúc cho các em thường là những sự vật, hiện tượng, việc làm, con người cụ thể, sinh động mà học sinh đã nhìn thấy hoặc đã tiếp xúc

Học sinh Tiểu học có tình cảm hồn nhiên, mang nặng màu sắc cảm tính Cùng với quá trình học tập và phát triển tâm lý, tình cảm đó được củng cố và phát triển trên cơ sở nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn đối tượng

và chuẩn mực của các mối quan hệ trong cuộc sống của các em Học sinh Tiểu học dễ thể hiện tình cảm, cảm xúc chân thật, không vòng vo hoặc che dấu cảm

Trang 8

xúc Các em thường biểu hiện cảm xúc trong khi tri giác trực tiếp các sự vật, hiện tượng cụ thể cường độ cảm xúc mạnh mẽ, dễ xúc động, khó kìm hãm và khó làm chủ tình cảm của mình Tuy nhiên tình cảm của học sinh Tiểu học chưa bền vững: Các em thường hay thay đổi tâm trạng, thiên về xúc động, biểu hiện khá mạnh và trong chốc lát sự vui mừng, tự hào, lo sợ, hờn giận Tóm lại, các

em ở tuổi này giàu cảm xúc, nhiều tình cảm mới được hình thành nhưng chưa bền vững Vì vậy trong quá trình dạy học tiếng Việt, thầy cô phải quan sát hướng dẫn Học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm của mình khi đọc bài, tìm hiểu bài đọc và thể hiện tình cảm của bản thân chứ không bị tác động từ bên ngoài (Chẳng hạn: bạn bên cạnh là người rất tốt song vì hôm nay bạn không nhắc bài cho hoặc không chơi cùng mình vậy là nói xấu bạn hoặc chê bạn hoặc nhìn thấy một cảnh đẹp, nó nhiều điều em thích thú xong vì bạn không thích nên em cũng không thích theo,

bài bộc lộ tâm tư tình cảm của người viết về sự việc hoặc về người, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh nhằm khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc

Dạng bài này bao gồm các yêu cầu sau:

* Nêu tình cảm cảm xúc của em đối với người bạn, người thân mà em yêu quý

* Nêu lí do em thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc,

+ Nhân vật, cảnh vật đó có đặc điểm rất riêng, nổi bật

+ Nhân vật, cảnh vật đó đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc

Từ đó các em mới vận dụng viết bài theo đúng yêu cầu mà không bị lạc

đề hoặc sa đà vào viết đoạn văn tả sự vật hoặc kể về sự vật (Đây là lỗi cơ bản nhất mà các em thường mắc phải)

Giải pháp 2 Hướng dẫn học sinh nhận biết và phân tích đề bài

Một trong những hạn chế của các em khi làm bài là không xác định được bài yêu cầu mình làm gì Do đó bài của các em viết không nổi bật trong tâm, đôi khi còn không đúng yêu cầu, sa vào kể hoặc tả sự vật Để học sinh có thể dễ dàng hiểu được yêu cầu bài và xác định được cách làm tôi đã hướng dẫn các em lần lượt theo từng bước đó là nhận biết dạng bài sau đó phân tích đề

Chẳng hạn,

Tuần 9: Giới thiệu về một người trong trường mà em yêu quý

Trang 9

Bước 1: Nhận biết

a) Sử dụng bài tập nối để gợi ý cho học sinh những người làm việc trong trường

+ Bạn trong trường; cô lao công; cô giáo; bác bảo vệ

b) Em hãy kể tên 3 người trong trường học mà em biết?

Bước 2: Phân tích đề bài

- Bài viết có hình thức như thế nào?( Viết một đoạn văn)

- Đây là dạng bài gì? ( Nêu tình cảm , cảm xúc, )

- Người trong trường mà em yêu quý là ai? ( )

Tuần 15: Nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện

đã đọc

Bước 1: Nhận biết

Tôi sẽ trình chiếu lên bảng hình ảnh một số nhân vật trong các câu truyện

mà các em đã được đọc, yêu cầu các em đánh dấu cộng vào nhân vật mình thích, dấu – vào nhân vật mình không thích

Bước 2: Phân tích đề bài

- Bài viết có hình thức như thế nào? ( Viết một đoạn văn ngắn)

- Đây là dạng bài gì?( Nêu tình cảm, cảm xúc của em)

- Nhân vật mà em thích hoặc không thích là ai? trong câu chuyện nào? Với cách hướng dẫn từng bước như vậy, khi các em nhân biết rõ sự vật mình sẽ bày tỏ thái độ tình cảm, biết được cần phải trình bày từng ý theo trình tự câu hỏi sẽ giúp các em dễ dàng trình bày được suy nghĩ của mình một cách mạch lạc Diễn đạt hết suy nghĩ của bản thân theo một trình tự logic hợp lí

Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh tìm ý, từ ngữ then chốt bằng sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp ghi chép nhanh chóng, tận dụng

khả năng nghe, nhìn, xử lý thông tin và hệ thống hóa chúng lại Trong dạy học

và học tập sử dụng Sơ đồ tư duy là phương pháp sử dụng những ký hiệu, hình

ảnh sinh động minh họa giúp cho chúng ta ghi nhớ bài dễ dàng và hiệu quả hơn

Sơ đồ tư duy giúp học sinh gợi nhớ lại những kinh nghiệm đã có, làm cho

ý tưởng của các em thêm phong phú sáng tạo Đây cũng là phương pháp cực kỳ tốt để các em có thể sắp xếp những ý tưởng và xâu chuỗi những kiến thức mà các em đã học trong các môn học đặc biệt là khi thực hành kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3

* Bài minh họa: Luyện tập nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh

Trang 10

+ Khi ngắm nhìn cảnh vật đó em có cảm nghĩ như thế nào? (Tự hào, yêu quê hương, giữ gìn cảnh vật)

Bài minh hoạ: Luyện tập tuần 30

Sắp xếp các câu hỏi theo sơ đồ tư duy để tìm từ ngữ then chốt

+ Nhân vật mà em yêu thích nhất là nhân vật nào? Ở trong câu chuyện nào? (Nhân vật Thạch Sanh trong Truyện cổ tích Thạch Sanh/ Nhân vật Mai An Tiêm trong Truyện Sự tích dưa hấu.)

+ Em thích điều gì ở những nhân vật đó? (Tài giỏi, dũng cảm, nhân hậu,

độ lượng/ cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm, thông minh, sáng tạo, hiếu thảo.)

+ Những điều đó được thể hiện như thế nào? (Tài giỏi, dũng cảm tiêu diệt chân tinh đại bàng Nhân hậu độ lượng tha cho mẹ con Lí Thông/ săn bắt, trồng giống cây lạ Khắc tên trên quả dưa thả xuống biển )

Dưới đây là một trong những Sơ đồ tư duy- Từ ngữ then chốt mà tôi soạn powerpoint để dạy cho học sinh trong các tiết luyện tập viết đoạn văn

Giải pháp 4 : Rèn kĩ năng sắp xếp đoạn văn có sự logic và theo bố cục

Rèn kĩ năng sắp xếp đoạn văn theo trình tự đúng giúp cho các ý trong bài

có sự logic về mặt nội dung và hoàn chỉnh đoạn văn theo đúng yêu cầu của bài

Để sắp xếp được các câu theo trình tự đúng đối với các em học sinh là tương đối khó khăn Vì vậy, muốn các em có thể sắp xếp đúng được thì cần phải chia theo chủ đề và hướng dẫn học sinh theo từng chủ đề

Trang 11

Khi hướng dẫn học sinh sắp xếp được câu theo trình tự nội dung thì giáo viên cũng cần hướng dẫn các em tạo sự liên kết giữa các câu văn với nhau Để tạo sự liên kết giữa các câu văn, giáo viên có thể hướng dẫn các em dùng những

từ ngữ để nối câu hay từ ngữ để thay thế…có như vậy thì các câu trong đoạn, trong bài mới có sự liên kết chặt chẽ và thể hiện được sự logic trong bài viết Mặc dù bài viết của học sinh lớp 3 chưa yêu cầu cao về mặt bố cục nhưng trong quá trình hướng dẫn các em học sinh viết, tôi luôn định hướng cho học sinh hình thành bố cục trong đoạn (Câu mở đầu, nội dung và câu kết) bằng cách hướng dẫn học sinh viết câu mở (câu giới thiệu) và câu kết (câu nêu cảm xúc suy nghĩ) sau đó tách làm 3 phần chính trong đoạn Để giúp các em có thể dễ dàng viết theo đúng trình tự mà không bị lẫn câu, lẫn ý tôi hướng dẫn các em lập

sơ đồ dàn ý (Sơ đồ tư duy) Sau đó sắp xếp các câu trả lời của bài theo các phần của đoạn văn thì các em đã làm tốt và tạo thành thói quen khi viết đoạn văn Đây cũng là nền tảng rất tốt để các em sẵn sàng với phần luyện viết văn trong chương trình lớp 4 và lớp 5 yêu cầu cao về mặt bố cục cũng như khả năng diễn đạt

Chẳng hạn như bài luyện tập tuần 29 (Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước.)

Dựa vào nhận biết và phân tích đề bài, học sinh sẽ tìm từ ngữ hình ảnh then chốt từ Sơ đồ tư duy Từ đó viết thành câu văn, đoạn hoàn chỉnh

+ “Thành phố Huế”- Vào kì nghỉ hè năm ngoái, cả gia đình em được đến thăm thành phố Huế thơ mộng

+ “Đẹp như tranh, thơ mộng, núi Bạch Mã, chùa Thiên Mụ”- Khung

cảnh nơi đây đẹp như một bức tranh Em được ghé thăm nhiều địa điểm nổi tiếng như núi Bạch Mã, chùa Thiên Mụ.”

+ “Yêu thích, tự hào” Em yêu thích nhất là vẻ đẹp của con sông Hương thơ mộng cùng với cây cầu Tràng Tiền bắc qua sông Tất cả những điều đó đã tạo nên một thành phố Huế mộng mơ Em yêu thành phố Huế và càng yêu biết bao đất nước Việt Nam tươi đẹp

Với cách hướng dẫn như vậy học sinh không chỉ dễ dàng tìm được từ ngữ then chốt, chọn được những câu văn phù hợp mà còn viết theo trình tự không bị lẫn ý, lẫn câu

Giải pháp 5: Dạy học phát huy tính tích cực của HS trong các giờ, học

Môn Tiếng Việt ở lớp Ba có thời lượng 7 tiết/tuần Tiết viết đoạn văn được thiết kế ở tiết thứ 7 Tất cả nội dung học tập trong các bài học trong tuần đều góp phần làm phong phú vốn từ ngữ và vốn sống trải nghiệm cho học sinh Giúp học sinh có thể thực hiện tốt yêu cầu viết đoạn văn

*Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc cho học sinh trong các tiết Đọc hiểu

Trong chương trình mới môn tiếng Việt không còn phân môn tách rời mà

có sự liên kết chặt chẽ giữa các kĩ năng Đọc viết nói nghe Vì vậy nếu đọc tốt, hiểu văn bản tốt các em có thể có nhiều cảm xúc, tình cảm với bài đọc, với các nhân vật hoặc hình ảnh đẹp trong mỗi bài mà các em đọc Biết được điều đó, ngay từ những bài đọc đầu tiên của tuần một ngoài việc hướng cho học sinh đọc

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w