1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp phát triển tư duy phản biện khi dạy học kỹ năng nói nghe trong chương trình ngữ văn thpt

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp phát triển tư duy phản biện khi dạy học kỹ năng nói nghe trong chương trình Ngữ văn THPT
Tác giả Nguyễn Ngọc Bích
Trường học Trường THPT Hoằng Hoá 4
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hoá
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

Người học không chỉ họccách “Nghe tích cực với tư duy phản biện” mà còn phải biết tương tác, trao đổivới giáo viên, biết đặt câu hỏi, biết trình bày quan điểm của mình rõ àng tự tin,biết

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN

KHI DẠY HỌC KỸ NĂNG NÓI NGHE TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT

Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Bích Chức vụ: Tổ phó chuyên môn

Đơn vị công tác: Trường THPT Hoằng Hoá 4 SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

2.2 Thực trạng của việc dạy học kỹ năng nói nghe trước khi áp dụng đề

2.3 Một số biện pháp phát triển tư duy phản biện trong dạy học kỹ

năng nói nghe

10

2.3.1 Vận dụng phương pháp sư phạm phản biện 102.3.2 Rèn luyện khả năng mở rộng vấn đề 12

2.3.6 Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề 13

2.3.8 Thường xuyên trao dồi kiến thức 142.3.9 Tham gia thảo luận, tranh luận với mọi người 14 2.4 Gợi ý các mô hình tư duy giúp phát triển tư duy phản biện 15

Trang 3

1 PHẦN MỞ ĐẦU:

1.1 Lí do chọn đề tài:

1.1.1 So với Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2006,Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn 2018 chú trọng hơn tới việc rènluyện kĩ năng nói và nghe cho học sinh, giúp học sinh thực hiện hoạt động họctập hiệu quả ở tất cả các môn học, vì ngôn ngữ chính là công cụ của tư duy vàbản chất của hoạt động dạy học chính là hoạt động giao tiếp Hoạt động nàythiết lập nên mối quan hệ tương hỗ giữa người dạy và người học, đóng vai tròquyết định, nổi trội nhất trong việc tổ chức, triển khai hoạt động của một lớphọc Các tác giả Jean-Marc Denommé và Madeleine Roy đã phân tích: “Ngườihọc với tư cách là người nhận, đặc biệt cố gắng thích nghi với lời truyền đạt củangười dạy: anh ta giải mã, đánh giá và khoanh những phần khó hiểu lại Anh tasẵn sàng tham dự như một người phát bằng cách đặt câu hỏi hoặc mang đến mộtvài bình luận cá nhân Người học với chức năng kép của mình là người nhận vàngười phát phải đảm đương trách nhiệm là người thợ chính trong quá trình đàotạo mình” [1] Kết quả của hoạt động dạy học dựa trên sự giao tiếp đảm bảo quátrình truyền thông tin, hiểu thông tin và xử lí thông tin hiệu quả Người học phảibiết nghe và tư duy để tránh bất cứ một sự thu nhận sai lệch nào, phải học đượccách tận dụng tốt nhất những thông điệp truyền đến Người học không chỉ họccách “Nghe tích cực với tư duy phản biện” mà còn phải biết tương tác, trao đổivới giáo viên, biết đặt câu hỏi, biết trình bày quan điểm của mình rõ àng tự tin,biết thuyết phục người nghe với những lí lẽ và bằng chứng… Để thực hiện tốtnhững yêu cầu này, thì việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe cho học sinh một cáchbài bản trong nhà trường là điều hết sức cần thiết Không chỉ có tác dụng hỗ trợhọc sinh học tập tốt các môn học khác, việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe còngiúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp của bản thân để chuẩn bị hành trangbước vào cuộc sống Năng lực giao tiếp được các tổ chức tuyển dụng nhân sựtrên thế giới rất coi trọng, xem đó là một năng lực cốt lõi, cần thiết của conngười, giúp con người thành công trong công việc chuyên môn và các hoạt độngkhác của mọi tổ chức xã hội Cốt lõi của giao tiếp là nói và nghe Do đó, việcrèn luyện kĩ năng nói và nghe về bản chất chính là hướng tới phát triển năng lựcgiao tiếp cho học sinh - một năng lực chung cốt yếu của Chương trình Giáo dụcphổ thông 2018

1.1.2 Tư duy phản biện có vai trò to lớn trong đời sống xã hội: giúp conngười vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen có sẵn; hướng đếncái mới, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến; tìm hiểu, phát hiện những ýtưởng, giá trị mới của vấn đề; tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái tiến bộtrong suy nghĩ và hành động; có ý thức nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìnmới, đưa lại kết quả mới, kích thích khả năng sáng tạo

Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tư duy phản biện là một trong những kỹnăng quan trọng nhất và cũng khó nhất, đặc biệt là trong giáo dục - đào tạo hiệnđại Phương pháp giáo dục - đào tạo hiện đại bao hàm tư duy phản biện, cungcấp cho người học không chỉ cách giải quyết vấn đề mà cả cách nêu vấn đề Pháttriển năng lực tư duy phản biện cho người học là phát triển năng lực tư duy độclập, tiếp nhận và xử lý thông tin, tri thức Với tư duy phản biện, giáo dục - đào

Trang 4

tạo ngày càng chuyển từ phương pháp truyền thống sang phương pháp hiện đạivới việc: lấy người học và tư duy sáng tạo của họ làm trung tâm; chuyển từ hìnhthức học chủ yếu trên lớp sang hình thức tổ chức học tập đa dạng, chú ý các hoạtđộng xã hội, ngoại khóa; chuyển từ cung cấp tri thức, kỹ năng là chủ yếu sangcung cấp phương pháp nghiên cứu, học tập là chủ yếu; chuyển từ đánh giá trithức là chủ yếu sang đánh giá năng lực là chủ yếu; v.v nhằm giáo dục, đào tạonhững lớp người mới tích cực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Đề tài Phát triển tư duy phản biện trong dạy học kĩ năng nghe nói trong

chương trình ngữ văn THPT được thực hiện nhằm các mục đích chính là:

- Một mặt, bồi đắp kỹ năng hình thành phần nội dung của bài trình bày,một mặt tạo điều kiện bồi dưỡng thêm kỹ năng mềm cho học sinh

- Phát triển vốn từ và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ và các yếu tốngoài ngôn ngữ để nâng cao hiệu quả giao tiếp

- Tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, hấp dẫn cho học sinh

- Đưa các kiến thức Ngữ văn lại gần với đời sống, nâng cao tính ứng dụngthực tiễn của môn văn, từ đó tạo sự hấp dẫn với học sinh

Đề tài chọn đối tượng nghiên cứu là các kỹ năng của nghệ thuật hùngbiệncó thể lồng ghép với việc thực hiện trình bày một vấn đề nhằm đạt hiệu quảgiao tiếp cao nhất

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Đề tài Phát triển tư duy phản biện trong dạy học kỹ năng nói nghe trong chương trình Ngữ văn THPT hướng đối tượng vào học sinh cấp THPT

tại 2 lớp 10A9 và 10A11, là 2 lớp theo ban KHXH của trường THPT HoằngHóa 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp phân loại, phân tích, tổng hợp

1.5 Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm:

- Tập trung phát triển một trong những tư duy quan trọng của hoạt độngtranh biện- một hoạt động thường xuyên sử dụng trong đời sống và trong côngviệc

- Ngoài việc giúp học sinh thực hiện các yêu cầu theo chương trình, đề tàinày còn hướng vào phát triển một số kỹ năng mềm quan trọng cho học sinh

- Tư duy phản biện không chỉ cần thiết trong bộ môn ngữ văn mà còn rấtcần thiết và hữu ích trong nhiều hoạt động của đời sống và công việc sau này

2 PHẦN NỘI DUNG:

2.1.Cơ sở lí luận:

Từ xưa, dân gian đã tổng kết và truyền lại những bài học kinh nghiệm quýgiá về lời ăn tiếng nói, qua đó, đã gián tiếp cho thấy ý nghĩa của hoạt động nóiđối với việc hình thành nhân cách của con người cũng như thông qua các hoạtđộng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói để nhìn nhận, đánh giá phẩm chất, tính cách

Trang 5

và sự giáo dục của một cá nhân: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khônnói tiếng dịu dàng, dễ nghe”, “Đất tốt trồng cây rườm rà Những người thanhlịch nói ra dịu dàng”, “Vàng thời thử lửa, thử than Chuông kêu thử tiếng, ngườingoan thử lời”, “Đất xấu, trồng cây khẳng khiu Những người thô tục, nói điềuphàm phu”, “Một lời nói dối, sám hối bảy ngày”, Tương tự là những chiêmnghiệm, đúc kết của nhân dân lao động và các danh nhân về mối quan hệ giữahoạt động nói với hoạt động tư duy, trí tuệ của một người: “Ăn có nhai, nói cónghĩ”, “Hiểu sâu, nói đâu trúng đó Hiểu chưa tỏ nói đó mờ đây”, “Hiểu sâu nhớlâu muôn thuở Hiểu dở chưa nhớ đã quên”, “Nếu bạn muốn hiểu tư duy của ai

đó, hãy lắng nghe anh ta nói” (Johann Wolfgang von Goethe) Tuy những kinhnghiệm dân gian không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp và có thể chỉmang tính thời đại, tính lịch sử, gắn với những không gian nhất định nhưng ýnghĩa của nhiều câu ca dao, tục ngữ cũng như phát biểu của những triết gia, nhàvăn hóa,… nổi tiếng vẫn còn nguyên tính thời sự và có thể đúng với nhiềungười, ở nhiều thời kì khác nhau Ở đây, nhóm tác giả không đi sâu đánh giá giátrị lịch đại hay đồng đại của các câu nói dân gian hay những câu danh ngôn màtập trung làm rõ mối quan hệ giữa hoạt động nói của mỗi người với phẩm chất

và nhân cách của chính người đó Sự tồn tại và tính ứng dụng bền lâu của nhữngcâu tục ngữ, ca dao, danh ngôn đó - nhìn từ góc độ giáo dục - cho thấy vai trò,tầm quan trọng của việc dạy nói cho học sinh cũng như khẳng định những ảnhhưởng và tác động hai chiều giữa nói và tính cách, phẩm chất, trí tuệ của ngườinói Đó là lí do mỗi người nhất là các bạn trẻ cần phải “Học ăn học nói học góihọc mở” và nhà trường phải có trách nhiệm dạy học sinh biết nói và nói tốt bằngtiếng mẹ đẻ bên cạnh khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ Từ đó góp phần bồiđắp về thái độ, phẩm chất và năng lực cho người học

Với các mục tiêu của chương trình giáo dục, học sinh không phải và khôngnhất thiết phải nói ra mới thể hiện được lòng yêu nước, sự nhân ái, tính trungthực, trách nhiệm nhưng qua hoạt động nói (trình bày, trao đổi, bộc bạch,…)hiểu biết, suy nghĩ, tình cảm, thái độ của mình trước các vấn đề học tập và cuộcsống, học sinh sẽ thể hiện được những khía cạnh nhất định của các phẩm chấttrên Qua đó, học sinh được bồi đắp thêm những tình cảm nhân văn, lành mạnh.Tương tự như thế, các năng lực của học sinh cũng được rèn luyện thêm qua hoạtđộng nói, nhất là năng lực giao tiếp và hợp tác Nói chính là cầu nối, là phươngtiện để học sinh cùng làm việc, cùng phối hợp với những người xung quanh (bạn

bè, thầy, cô giáo, người thân,…) trong quá trình tổ chức, triển khai các hoạtđộng học tập và rèn luyện Cùng với nói là nghe Nói và nghe là hai hoạt độngkhác nhau nhưng luôn song hành, gắn bó với nhau Đây là hai hoạt động diễn rađồng thời, phụ thuộc, nương tựa vào nhau, trong đó hoạt động nói là cơ sở đểtiến hành hoạt động nghe và ngược lại Nếu nói là thuật ngữ chỉ một hành độnghoặc hành vi phát tin, truyền tin thông qua việc người nói sử dụng khẩu ngữ vàcác yếu tố phi ngôn ngữ đi kèm (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt,…) thì nghe là hoạtđộng thu nhận thông tin của người nghe, là “khả năng xác định và hiểu những gìngười khác đang nói”

Như vậy, nghe không chỉ đơn giản là một hành động hướng về phía có âmthanh mà bản chất của nghe là hiểu, cảm, đối thoại, giao tiếp và chuẩn bị cho các

Trang 6

hoạt động tương tác phù hợp, có ý nghĩa và giá trị sau đó Cho nên, trong quátrình nghe, cùng với sự vận hành của cơ quan thính giác (tai) là sự hoạt động củacác cơ quan não bộ với các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, phán đoán,suy luận, liên tưởng, tưởng tượng,… Đây là cơ sở để việc dạy nghe hướng đếncác mục tiêu về nhận thức, năng lực cho người học Nhưng nghe không chỉ chứađựng những thao tác của tư duy mà còn có cả những rung động, cảm xúc trongtrái tim của những người nghe Thực tế, kết quả của việc nghe hiểu gắn liền vớinhững đồng điệu về tâm hồn có sức thuyết phục và lan tỏa rất mạnh mẽ đối vớimỗi người Nó có thể làm thay đổi hoàn toàn một thói quen, một nếp nghĩ, nếpcảm đã ăn sâu bén rễ, thậm chí thay đổi một tình cảm, một quan niệm, mộtphong cách sống đã định hình “Sự sáng suốt không đến từ việc nói Nó đến từviệc lắng nghe” (Katrina Mayer) Vì thế, dạy học sinh biết lắng nghe chính làmột hoạt động giáo dục có nhiều ý nghĩa đối với việc hình thành và phát triểnphẩm chất cho học sinh.

Tóm lại, mục tiêu chung của dạy nói và nghe là góp phần phát triển phẩmchất, năng lực cho học sinh (năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học).Trong đó, với đặc trưng và thế mạnh riêng, dạy học nói và nghe tập trung pháttriển năng lực giao tiếp và hợp tác, đặc biệt là năng lực ngôn ngữ

2.1.1 Tư duy phản biện là gì?

Cô Gemma Archer, Trợ lý Hiệu phó Khối Trung học Trường Quốc tế AnhBIS Hà Nội, mô tả tư duy phản biện nhạy bén là quá trình suy nghĩ phản chiếu,đưa ra những suy luận có cơ sở hợp lý, với mục tiêu đưa ra quyết định về việcbản thân nên làm gì hoặc tin tưởng điều gì

“Về cơ bản, tư duy phản biện là suy nghĩ về những suy nghĩ của chínhmình,” cô Gemma nhấn mạnh “Trở thành một người có tư duy phản biện sẽkhiến cho bạn được làm chủ cuộc sống và tương lai của bản thân bằng việc đưa

ra những quyết định sáng suốt và hợp lý Chúng tôi nhận thấy rõ nhiều lợi íchcủa tư duy phản biện trong môi trường học tập tại BIS Hà Nội, nhưng dưới đây

là bốn lợi ích quan trọng của tư duy phản biện mà chúng tôi tập trung hướngtới.”

Trước hết, cần khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của năng lực tư duyphản biện đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của học sinh Loại hình nănglực này cần thiết cho học sinh trong quá trình tìm tòi, khám phá và vươn tới trithức khoa học; giúp các em suy nghĩ, xem xét lại một tình huống, vấn đề để qua

đó đưa ra những nhận định, kết luận về chúng theo quan điểm cá nhân trên cơ sởvận dụng chủ động, sáng tạo những tri thức, phương pháp

Học sinh có tư duy phản biện thường có suy luận tốt, giúp phát triển nhanhbản chất vấn đề, tìm kiếm chứng cứ phục vụ cho các lập luận đưa ra một cáchthuyết phục Theo đó, các em bảo vệ ý kiến của mình bằng những luận điểm,chứng cứ đúng đắn và thích đáng

Tư duy phản biện giúp học sinh có thể chủ động đặt ra câu hỏi, tự tìm cácthông tin liên quan để giải đáp vấn đề bản thân vướng mắc, chứ không ngồi chờlời giải đáp ở người khác Từ đó, các em sẽ mạnh dạn, vượt qua tính rụt rè, engại, tự ti để tôi luyện sự mạnh dạn, tự tin trình bày và bảo vệ quan điểm củamình…

Trang 7

Trong vài năm gần đây ở Việt Nam, đã có một số cuộc thi, gameshow tranhbiện VTV tổ chức, thu hút sự quan tâm của học sinh, giáo viên, tạo được hệthống lan tỏa trong cộng đồng về vai trò của tư duy phản biện Tuy nhiên, sựtriển khai đồng bộ trong toàn hệ thống giáo dục THPT và việc phát triển nănglực tư duy phản biện cho học sinh còn nhiều hạn chế.

Có thể thấy trên thực tế, tính tích cực chủ động của học sinh Việt Namchưa cao, kỹ năng phân tích giải quyết vấn đề chưa tốt, khả năng phản biệntrong đại bộ phận học sinh còn nhiều hạn chế Học sinh thụ động trong học tập,cùng tâm lý “thầy cô luôn đúng”, khiến năng lực tư duy phản biện chưa hìnhthành một cách tự giác… Bên cạnh đó, nhiều giáo viên vẫn sử dụng phươngpháp dạy học truyền thụ một chiều “thầy đọc - trò ghi”, chưa có sự tương tác,phản biện giữa thầy cô và trò, thầy cô chưa khơi dậy tính phản biện vấn đề họctập cho học sinh…

Tính mới và mở của Chương trình GDPT 2018 cho phép quá trình dạy vàhọc diễn ra linh hoạt, vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của người dạy, ngườihọc được phát huy tối đa Các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường ápdụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh

Trong đó, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho họcsinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề Cáchlàm này khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào học tập, tự phát hiện nănglực, nguyện vọng bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huytiềm năng và kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển

Học sinh tích cực chủ động tham gia hoạt động khởi động, khám phá vấn

đề, luyện tập và thực hành Quá trình đó, phương pháp thực hiện của giáo viên

và học sinh đóng vai trò quan trọng trong hình thành phẩm chất, năng lực cầnđạt, trong đó có năng lực tư duy phản biện

Như vậy, hai chủ thể quan trọng nhất, trực tiếp tham gia vào quá trình pháttriển năng lực tư duy phản biện chính là giáo viên, học sinh Với định hướnggiáo dục mới, giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức mà hướng dẫnngười học trên con đường tìm kiếm tri thức

Thầy cô là người tổ chức, thiết kế và hướng dẫn hoạt động độc lập hoặctheo nhóm để học sinh có thể tự mình chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạtcác mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình Họcsinh từ đó không thụ động lĩnh hội mà trở thành chủ thể của hoạt động học; chủđộng tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức

2.1.2 Tại sao tư duy phản biện lại quan trọng?

- Nâng cao thành tích học tập

Các kỹ năng phân tích thông tin một cách logic, đánh giá bằng chứng, đưa

ra kết luận có cơ sở và đưa ra những quyết định tối ưu đều dựa trên khả năng tưduy phản biện nhạy bén

Cô Gemma cho biết: “Khi chúng tôi được thấy các em học sinh BIS HàNội phát triển những kỹ năng chuyển đổi này, điều đó không chỉ giúp các emnâng cao kết quả học tập mà còn mang đến cho các em nhiều lựa chọn nghềnghiệp hơn”

- Vững bước trong thế giới nhiều thông tin sai lệch

Trang 8

Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa với vô vàn các phương tiệntruyền thông, tràn ngập thông tin chính xác cũng như thông tin sai lệch.

Cô Gemma cho biết: “Khả năng nhận định được những thông tin sai lệch,phát hiện các thủ thuật tu từ và thách thức những thành kiến trong nhận thức cóthể được sử dụng nhằm gây ảnh hưởng xấu hoặc lôi kéo chúng ta vào bẫy tư duy

là những kỹ năng vô cùng quan trọng” “Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo(AI), khả năng tư duy phản biện của chúng ta với tư cách là con người sẽ tiếptục trở thành công cụ giúp chúng ta tiến lên trong cuộc cách mạng công nghệnày”

- Khả năng thích ứng và phục hồi để thay đổi

Những năm gần đây đã cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của tư duyphản biện – giúp chúng ta đánh giá lại và thích ứng với những sự thay đổi vàkhông chắc chắn Thói quen suy nghĩ thấu đáo, đặt câu hỏi về các giả định, xemxét bằng chứng một cách khách quan và cởi mở với những ý tưởng mới sẽ giúprèn luyện sự linh hoạt về mặt tinh thần, đồng thời giúp học sinh thích nghi vàphản ứng mang tính xây dựng tích cực trước những thay đổi - giúp các em pháttriển bất kể trong tình huống nào

- Giải pháp cho hiện tại và tương lai

Khả năng chia nhỏ các vấn đề phức tạp, xác định các vấn đề cốt lõi, tháchthức các giả định và tìm ra những giải pháp thay thế là những lợi ích của tư duyphản biện,” cô Gemma nói “Và đây đều là những kỹ năng truyền cảm hứng chohọc sinh trường BIS Hà Nội tiếp tục phát triển và đóng góp cho cộng đồng củamình bằng những cách thức mang lại tác động lớn.”

Tìm hiểu các vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau và tưởng tượng ra nhữngkịch bản thay thế sẽ khơi dậy sự sáng tạo và cũng có thể được sử dụng đểkhuyến khích khả năng phối hợp nhóm và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn nhằmtạo nên những sự thay đổi bền vững

Tầm quan trọng của tư duy phản biện trong giáo dục đang được các tổ chứcgiáo dục quốc tế, như Tổ chức Tú tài Quốc tế IBO, công nhận và đề cao, baogồm – Sáng tạo, Hoạt động, Phục vụ cộng đồng, Lý thuyết Nhận thức và Bàiluận mở rộng – tạo nên những cơ hội thú vị cho học sinh tại Trường Quốc tếAnh BIS Hà Nội suy ngẫm về các giá trị và hành vi của chính mình Một lợi íchkhác của tư duy phản biện là khả năng phát triển sự tự nhận thức – ý thức về bảnsắc và sự hiểu biết về vị trí của mỗi cá nhân trên thế giới

“Một nền giáo dục xuất sắc không chỉ được đánh giá qua chương trìnhgiảng dạy; mà còn qua việc nuôi dưỡng sự sáng tạo, nâng cao tư duy phản biện

và xây dựng khả năng phục hồi,” cô Gemma cho biết “Nền giáo dục ngày naycần chuẩn bị cho các em học sinh tự tin đón nhận những cơ hội thú vị cũng nhưnhững tình huống khó khăn, nhằm trang bị cho các em những kỹ năng phù hợp

để phát triển trong một thế giới không ngừng thay đổi.”

Tư duy phản biện là tư duy phân tích, đánh giá thông tin về một vấn đề đã

có theo những cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tínhchính xác của vấn đề; là tư duy chất vấn các giả định, giả thiết nhằm tìm kiếm sựthật, lý lẽ rõ ràng, nhất quán về vấn đề nhất định; là sự khám phá những khíacạnh khác nhau của một vấn đề; là nhận định để khẳng định đúng sai, chứ không

Trang 9

đơn thuần là sự tiếp nhận, duy trì thông tin một cách thụ động Tư duy phản biệncòn là tìm cách lý giải hay tìm tòi giải pháp mới nhằm giải quyết vấn đề, phântích những giả định và chất lượng của những phương pháp mới hợp lý hơn vềmột giả thuyết nào đó, chứ không phải sự phản đối với nghĩa tiêu cực; thể hiện

sự nhạy cảm trước bối cảnh (nhận biết tình huống ngoại lệ, khác thường)

Ngoài ra, tư duy phản biện là mô hình tư duy về một vấn đề nhất định,trong đó chủ thể tư duy cải tiến chất lượng tư duy của mình bằng việc điều khiểnmột cách thành thạo các cấu trúc nền tảng có sẵn của tư duy và sử dụng các tiêuchuẩn của hành động trí tuệ vào quá trình tư duy của mình Tư duy phản biệncòn là sự suy nghĩ thấu đáo về một vấn đề, là sự hiểu biết về phương pháp điềutra và suy luận có lý và kỹ năng áp dụng các phương pháp ấy Tư duy phản biệnđòi hỏi phải xem xét mọi vấn đề, mọi thông tin liên quan trước khi đi đến kếtluận hoặc ra quyết định Tư duy phản biện còn được gọi là tư duy tự điều chỉnh(phát hiện mâu thuẫn, tính thiếu căn cứ trong tư duy của mình để hoàn thiện),

“tư duy về tư duy” hay “tư duy phê phán”

Quá trình tư duy phản biện gồm các giai đoạn: nhìn nhận lại (nhìn nhận vấn

đề dưới nhiều góc cạnh khác nhau); đánh giá (khảo sát những mâu thuẫn giữacác ý kiến, đo lường sức thuyết phục của những ý kiến); nêu những điểmchưa/không chuẩn xác trong lập luận đã có; nêu kết quả của quá trình tư duylôgích và đưa ra ý kiến mới; v.v Những thao tác của quá trình tư duy phản biệngồm: nêu quan điểm, bảo vệ quan điểm; sử dụng bằng chứng phù hợp, tạo mốiliên hệ giữa các ý kiến; đánh giá, phân tích, tổng hợp, phân loại, so sánh các ýkiến; chỉ ra khó khăn, cách khắc phục sự khác nhau giữa các ý kiến; v.v

Sản phẩm của tư duy phản biện là các phán đoán có cơ sở mang tính ứngdụng thực tiễn cao, đáng tin cậy Các tiêu chí đánh giá sản phẩm của tư duyphản biện là: sự rõ ràng, mạch lạc; sự chính xác, đầy đủ bằng chứng; sự thốngnhất, lôgích; sự khách quan, công tâm; sự toàn diện và sâu sắc; sự phù hợp; v.v.của các phán đoán

Nguyên tắc của tư duy phản biện bao gồm: không chủ quan chỉ trích quanđiểm của người khác khi thấy quan điểm đó khác với quan điểm của mình; cânnhắc, xem xét kỹ lưỡng; không chìm đắm trong các giả thiết của bản thân;không lý thuyết hóa một vấn đề trước khi có dữ liệu thực tế; sáng suốt, cẩntrọng, chưa khẳng định một giả thuyết khi chưa có kiểm chứng; hoàn thiện nhậnthức để có hành động (hành vi) đúng đắn, hiệu quả, v.v

Yêu cầu của tư duy phản biện bao gồm: sự nỗ lực bền bỉ để khảo sát niềmtin hay giả thuyết, xem xét các bằng chứng khẳng định để có những kết luận xahơn; suy nghĩ sâu sắc, nhạy cảm, thực tế và hữu ích để quyết định niềm tin hayhành động; đánh giá những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp,truyền thông và tranh luận; sự phê phán và sáng tạo; tìm kiếm những yếu tố cóliên quan cũng như thông tin mới; xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau,tiên đoán những khả năng có thể xảy ra trong tương lai; sự vận dụng các lýthuyết về tư duy vào thực tiễn và các tình huống có vấn đề; sự suy luận theo lối

mở, không giới hạn các giải pháp; xây dựng các quan điểm, ý tưởng và điều kiệnmới để kết luận vấn đề; tính chủ động và liên tục; không chỉ tri thức về lôgích

Trang 10

mà còn những tiêu chí trí tuệ khác như sự rõ ràng, đáng tin cậy, sự xác đáng, sựsâu sắc, tính thiết thực, chiều sâu, tầm rộng và tính công bằng; v.v

Đặc điểm của tư duy phản biện bao gồm: sử dụng bằng chứng một cáchđúng đắn; sắp xếp, diễn giải các ý tưởng một cách ngắn gọn, rõ ràng; phân biệtsuy diễn lôgích và không lôgích; không đưa ra phán đoán khi không có đủ cácbằng chứng; nỗ lực dự kiến các tình huống; vận dụng các kỹ năng giải quyết vấn

đề thích hợp; lắng nghe ý tưởng của người khác; tìm cách tiếp cận khác cho vấn

đề phức tạp; nhận biết sự khác biệt trong các kết luận, giả định, giả thuyết; pháthiện những khiếm khuyết trong quan điểm, ý kiến của người khác

Người có tư duy phản biện là người: không thành kiến (ham tìm hiểu, biếtlắng nghe, có thể chấp nhận ý kiến khác, đề cao giá trị công bằng, tôn trọngbằng chứng và lý lẽ, thích sự rõ ràng chính xác, biết xem xét các quan điểm khácnhau và có thể thay đổi ý kiến của mình); biết vận dụng các tiêu chuẩn (ý kiếnmới dựa trên thông tin tin cậy, rõ ràng, khách quan, hợp lý); có khả năng tranhluận (đưa ra lý lẽ có bằng chứng), suy luận (rút ra kết luận từ mối quan hệ lôgíchgiữa các dữ liệu), xem xét vấn đề từ nhiều phương diện (tiếp cận hiện tượng từnhiều quan điểm); v.v

Kỹ năng của tư duy phản biện bao gồm: thu thập thông tin thiết yếu và tổchức chúng theo một trật tự nhất định; quan sát, diễn giải, phân tích, đánh giá,giải thích, tổng hợp; có phương pháp hay kỹ thuật xây dựng nhận định, thiết lậpgiả định; lựa chọn và ghi lại các hoài nghi theo phương pháp khoa học; liên hệ,

so sánh các quan điểm; đặt ra câu hỏi sâu rộng quanh chủ đề; suy luận, tìm hiểumối quan hệ giữa các luận điểm; hiểu rõ tính ưu tiên của từng nội dung tronggiải quyết vấn đề; tìm ra được phương pháp mới để giải quyết vấn đề; nhận biếtgiá trị; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác; rút ra kết luận và khái quát hóa,kiểm nghiệm kết quả; xây dựng lại mô hình niềm tin, nhận định; v.v Như vậy,

để có tư duy phản biện, chủ thể phải rèn luyện khả năng quan sát, tìm kiếm câutrả lời, hoài nghi, tư duy lôgích, đưa ra quyết định đúng đắn; v.v

Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện bao gồm: động não (suy nghĩ,phân loại, so sánh, suy xét, ứng dụng, v.v.); tổ chức ý tưởng, rèn luyện, chỉnhsửa Việc rèn luyện tư duy phản biện phải qua các giai đoạn: chưa biết (chưanhận thức được những vấn đề mấu chốt trong suy nghĩ của mình) - bị thách thức(bắt đầu để ý đến những vấn đề trong suy nghĩ của mình) - bắt đầu (cố gắng cảithiện cách tư duy nhưng chưa thực hành thường xuyên) - thực hành (nhận ra sựcần thiết phải thực hành thường xuyên) - nâng cao (tiến bộ trong cách tư duysong song với việc thực hành) Nói khái quát, phương pháp rèn luyện tư duyphản biện bao gồm tự đặt câu hỏi cho bản thân, có cái nhìn khách quan, trau dồikiến thức

2.2 Thực trạng của việc học kỹ năng nói nghe trước khi áp dụng đề tài:

2.2.1 Dựa trên kết quả của các phiếu điều tra đối với đối tượng học sinh vàđối tượng người dạy là câc giáo viên cấp THPT, đồng thời trên cơ sở đánh giáchủ quan của người nghiên cứu qua các buổi giảng dạy thực tế trên lớp và cáccuộc trao đổi cùng sinh viên, có thể nhìn nhận thấy thực trạng học nghe cũngnhư việc rèn luyện kỹ năng nghe của học sinh hiện nay như sau: Hầu hết họcsinh đều cho rằng học kỹ năng nghe hiểu là khó khăn nhất, và một số học sinh

Trang 11

thì cho rằng kỹ năng nghe là khá mới Trong khi đó, giai đoạn đào tạo tại trườngphổ thông theo phân phối chương trình thời lượng sử dụng cho kỹ năng nghehiểu là quá ít Thời lượng dành cho việc tự học lại càng ít hơn Bên cạnh đó, tâm

lý mỗi học sinh đều mong muốn nghe và nhớ được 100% thông tin và hiểu từngcâu từng chữ mà không xác định được nội dung trọng tâm, không nắm bắt đượcthông tin cốt lõi trong quá trình nghe Chính vì vậy làm cho người học mệt mỏi

và có biểu hiện lo sợ trong giờ học nghe Tình trạng lớp đông và trình độ khôngđồng đều cũng gây không ít khó khăn cho người dạy trong việc xử lý các tìnhhuống trên lớp Một số học sinh có thái độ học tập thụ động và ỷ lại trong nhữnggiờ học và rèn luyện kỹ năng nghe Về trang thiết bị giảng dạy, hiện nay cáctrường chưa đồng bộ trang bị những phòng lab tương đối hiện đại cùng các thiết

bị khác như máy chiếu, máy tính v.v Việc đưa vào khai thác và sử dụng chưađạt hiệu quả cao Ngoài ra sự bảo trì bảo dưỡng chưa tốt, chưa kịp thời dẫn đến

có những thời điểm bị gián đoạn Một số trang thiết bị khác chưa đồng bộ,phong phú (băng, đĩa…)

2.2.2 Các rào cản khi xây dựng tư duy phản biện:

Dưới đây là các rào cản khi xây dựng tư duy phản biện có thể gặp phải đểbạn có thể tham khảo:

Sự lấn át của cảm xúc

Khi đối diện với vấn đề thách thức, cảm xúc như lo sợ, tức giận, hoặc sự lo

âu có thể làm mờ tầm nhìn và ảnh hưởng đến quá trình tư duy phản biện Điều

này có thể khiến bạn dựa vào cảm xúc thay vì dựa vào logic

Để vượt qua rào cản này, hãy học cách kiểm soát cảm xúc, giữ tinh thầnbình tĩnh để có thể suy nghĩ rõ ràng, khách quan hơn

Thói quen hằng ngày

Thói quen lặp đi lặp lại hàng ngày có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta tiếpcận, giải quyết vấn đề Nếu bạn có thói quen nhìn nhận vấn đề một cách vộivàng, không nhìn thấu bản chất bên trong thì có thể làm hạn chế khả năng tư duyphản biện của bạn

Để vượt qua rào cản này, bạn cần học cách nhìn nhận vấn đề từ nhiềuhướng, suy nghĩ thận trọng và tìm ra phương pháp tốt nhất

Sự kiêu căng

Sự kiêu căng có thể sinh ra khi bạn đạt được thành công, có vị thế và sức

ảnh hưởng Nó khiến bạn trở nên ngạo mạn và không sẵn lòng lắng nghe, tiếp

thu ý kiến của người khác

Chính điều này gây cản trở quá trình hình thành, phát triển tư duy phảnbiện vì bạn không thể tiếp nhận thêm tri thức, suy nghĩ thấu đáo và tư duy logic

Để vượt qua rào cản này, hãy giữ tâm hồn khiêm tốn, luôn sẵn lòng tiếp thu, họchỏi từ mọi nguồn tri thức xung quanh

Sự đánh giá thiên lệch

Đánh giá thiên lệch xảy ra khi bạn có khuynh hướng đánh giá thông tin dựatrên quan điểm, định kiến hoặc lợi ích cá nhân Điều này có thể làm mất tínhkhách quan, gây cản trở khả năng tư duy phản biện Để vượt qua rào cản này,hãy cố gắng đánh giá thông tin một cách khách quan, không để các quan điểm

cá nhân ảnh hưởng quá mức

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Gia Linh-Hoài Thu: Bí quyết thành công trong hùng biện đàm phán và thuyết trình, NXB thanh niên, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí quyết thành công trong hùng biện đàmphán và thuyết trình
Nhà XB: NXB thanh niên
2. Dave Lakhani: Phong thái của bậc thầy thuyết phục, NXB Dân Trí 2001 3. TS Lausa Suala: Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp, NXB công thương, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong thái của bậc thầy thuyết phục", NXB Dân Trí 20013. TS Lausa Suala: "Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp
Nhà XB: NXB Dân Trí 20013. TS Lausa Suala: "Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp"
4. Ân Á Mẫn: 21 ngày nâng cao sức hút phát biểu trước đám đông, NXB trẻ, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 21 ngày nâng cao sức hút phát biểu trước đám đông
Nhà XB: NXBtrẻ
5. Nhiều tác giả: Nghệ thuật nói trước công chúng, The New York Times, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật nói trước công chúng
6. Nhiều tác giả: Sách giáo khoa Ngữ văn 10, NXB GD, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Ngữ văn 10
Nhà XB: NXB GD

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w