1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 36 tháng tuổi thông qua các hoạt động hằng ngày ở trường mầm non phùng minh năm học 2023 2024

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

TRƯỜNG MẦM NON PHÙNG MINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 25-36 THÁNG TUỔI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY TRƯỜNG MẦM NON PHÙNG MINH NĂM HỌC 2023-202

Trang 1

TRƯỜNG MẦM NON PHÙNG MINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 25-36 THÁNG TUỔI

THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY TRƯỜNG

MẦM NON PHÙNG MINH NĂM HỌC 2023-2024

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Phùng Minh SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

Trang 2

Thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36

tháng tuổi thông qua các hoạt động ở trường mầm non

Phùng Minh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36

tháng tuổi thông qua các hoạt động ở trường mầm non

Phùng Minh

4-15

a Lồng ghép các nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động mọi lúc mọi nơi 5-7

b Lựa chọn lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ thôngqua các hoạt động chơi - tập có chủ định 7-11

c Lựa chọn một số trò chơi phù hợp để phát triển ngôn ngữcho trẻ. 11-12

d Kết hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 12-13

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài.

Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý

báu của dân tộc Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”[1], đặc biệt là trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện

nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ

Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cáchcủa trẻ Ngôn ngữ là phương tiện gìn giữ, bảo tồn, truyền đạt và phát triển nhữngkinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người Ngôn ngữ được sử dụng như mộtphương tiện tư duy hay còn gọi là “cái vỏ” của tư duy Ngôn ngữ là phương thứcbiểu đạt ý muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, những nhu cầu vàmong muốn của bản thân thông qua lời nói Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trởthành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người, xây dựng

xã hội ngày càng phát triển hơn Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuậnlợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích lũy nhiều vốn từ vàtrên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “sốvốn” đó một cách thành thạo

Trường mầm non là nơi có phương tiện và điều kiện phát triển ngôn ngữtốt nhất Chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhằm mục đích phát triểnngôn ngữ kỹ năng một cách toàn diện, giúp trẻ nói thành thạo trước khi đếntrường phổ thông Chương trình còn khắc phục những khuyết tật của trẻ em vềmặt ngôn ngữ

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mọi người đều lo làm ăn,kiếm sống, các bậc cha mẹ còn ít thời gian chăm sóc và trò chuyện với con trẻ

để phát triển vốn từ , do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển còn hạn chế,bởi tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế, trẻ nhanh nhớchóng quên Trẻ chỉ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnh…chưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn Trẻ hay nói trống không, nóikhông đúng ngữ pháp

Chính vì vậy mà qua các hoạt động của trẻ trên lớp, tôi thấy rằng trẻ rấtthích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngônngữ của trẻ còn ít, các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên tôi thấymình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ pháttriển Việc phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nóimạch lạc, nói đủ câu… không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạtđộng của trẻ Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, cónghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng Vì vậy nội dung vốn

từ cung cấp cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năngtiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ

Từ những lý do trên nên tôi đã trăn trở và chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi thông qua các hoạt động hằng ngày ở trường mầm non Phùng Minh năm học 2023-2024” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu:

Trang 4

tháng tuổi thông qua các hoạt động hằng ngày ở trường mầm non Phùng

Trang 5

Minh năm học 2023-2024” nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu, trả lời

câu hỏi một cách có lôgic, có trình tự, chính xác, mạch lạc

- Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người

- Làm phong phú vốn từ cho trẻ

- Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữcho trẻ từ đó có những kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ

3 Đối tượng nghiên cứu:

Trẻ nhà trẻ 25 - 36 tháng tuổi A ở trường mầm non Phùng Minh

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết:

Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lư luận về đặc điểm phát triểntâm lý, phát triển ngôn ngữ của trẻ 25 - 36 tháng tuổi qua các tài liệu, sách báo

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:

Khảo sát tình hình thực tế trên trẻ, các biện pháp đó tác động trên trẻ, kếtquả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó lựa chọn các biệnpháp phù hợp

- Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu:

Lựa chọn các biện pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế Đánh giá kết quảđạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Như chúng ta đó biết, ngôn ngữ được hình thành rất sớm Trẻ em không

có ý thức về ngôn ngữ nhưng bằng cách bắt chước có tính chất bản năng, trẻ sẽhọc được cách nói của những người xung quanh mình

Ngôn ngữ giúp trẻ bày tỏ ý kiến, đặt câu hỏi, phân loại và phát triển cách

tư duy và tạo nên câu hỏi giữa quá khứ, hiện tại và tương lai Vygotsky đã nhấn

mạnh rằng: “Ngôn ngữ nói rất quan trọng trong việc giải quyết nhiệm vụ khó,

tạo mối quan hệ xã hội và kiểm soát hành vi của bản thân Chúng ta thường nghe thấy trẻ tự nói thành tiếng lớn khi chúng chơi cùng nhau và tương tác với các trẻ khác”[2].

Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyệnvọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáodục trẻ là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạtđộng hình thành nhân cách trẻ Ngôn ngữ phát triển làm cho tư duy phát triển,ngôn ngữ phát triển toàn diện bao gồm cả sự phát triển về đạo đức, chuẩn mựchành vi văn hóa, ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu thành giá trị thẩm mĩtrong thơ ca, truyện kể những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người lớn cóthể đem đến cho trẻ từ những ngày thơ ấu, sự tác động của lời nói nghệ thuậtnhư một phương tiện hữu hiệu giáo dục thẩm mĩ cho trẻ

Nhà tâm lý học: Nguyễn Ánh Tuyết đã nêu:

Số lượng từ ngữ trong giai đoạn 25 – 36 tháng tuổi khoảng từ 800 - 1926

từ (nghiên cứu của E.Arkin) Những đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này là:

Trang 6

+ Ngôn ngữ của trẻ được xây dựng từ câu ngắn đến câu có nhiều âm tiết + Ngôn ngữ của trẻ thể hiện giọng điệu rõ rệt.

+ Ngôn ngữ của trẻ thường kèm theo các hình thức hoạt động tư duy khác nhau, kích thích hành động.

+ Thường nhắc đi nhắc lại một từ trong câu trọn vẹn.[3]

Ngôn ngữ mang màu sắc cảm xúc rõ rệt

Ngôn ngữ của trẻ có ưu thế rõ nét thể hiện hứng thú cá nhân, hoạt động cánhân của trẻ

Tác giả Trịnh Thị Hà Bắc đó nhấn mạnh: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

thực chất là phát triển hoạt động lời nói Quá trình phát triển lời nói của trẻ gắn bó rất chặt chẽ với 2 cơ chế của hoạt động lời nói là sản sinh ngôn ngữ và tiếp nhận ngôn ngữ Quá trình hình thành lời nói ở trẻ gắn bó rất chặt chẽ với hoạt động của tư duy Sự mạch lạc trong lời nói của trẻ thực chất là sự mạch lạc của tư duy Việc tiếp thu ngôn ngữ có nhiều đặc điểm khác với việc tiếp thu kiến thức trong các lĩnh vực khác Ngôn ngữ được hình thành từ rất sớm Ban đầu trẻ không có ý thức về ngôn ngữ và học nói theo cách tự nhiên, về sau, khi

tư duy phát triển thì có thể tổ chức học nói có ý thức hơn” [4].

Chương trình giáo dục mầm non là một chương trình xây dựng môitrường lấy trẻ làm trung tâm Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú,nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ Chương trình này sẽ tạo cơ hội chotrẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà cònnuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ

Trên đây là những cơ sở lý luận của đề tài, đó giúp tôi căn cứ vào đó đểtìm ra những biện pháp dạy trẻ sao cho thật phù hợp để tăng cường phát triểnngôn ngữ cho trẻ

2 Thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi thông qua các hoạt động ở trường mầm non Phùng Minh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Năm học 2023 - 2024 tôi được phân công chủ nhiệm lớp nhà trẻ 25 - 36 tháng tuổi A có tổng số 14 cháu qua việc tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ hằngngày và tổ chức các hoạt động đặc biệt là hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:

- Được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên đề do phòng Giáo dục vàĐào tạo mở, từ đó tôi nắm vững phương pháp dạy học của từng môn học Đâycũng là yếu tố thuận lợi để tôi có thể áp dụng một số biện pháp phát triển ngônngữ cho trẻ Bên cạnh những thuận lợi thì cũng gặp phải một số khó khăn

b Khó khăn:

Trang 7

- Trong lớp tôi 100% các cháu năm nay mới bắt đầu đi học nên còn quấykhóc nhiều, chưa quen với các hoạt động của trường mầm non, cũng như cácthói quen học tập dẫn đến việc cung cấp ngôn ngữ cho trẻ còn gặp khó khăn.

- Vì chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ chotrẻ cho nên trong quá trình chăm sóc, giáo dục hầu như tôi chưa chú ý đến việcthay đổi nội dung và cách thức trò chuyện, tạo các tình huống cho trẻ thể hiệnnhững tình cảm và yêu cầu của mình bằng các âm từ

- Tôi chưa chú ý luyện câu, từ cho trẻ, nhiều trẻ nói thiếu, nói ngọng, nóilặp, cô chưa kịp thời điều chỉnh và sửa sai Tôi chưa chú trọng lồng ghép pháttriển ngôn ngữ vào các hoạt động trong ngày, lựa chọn trò chơi vào hoạt độngchưa phù hợp

- Chưa chú trọng trong công tác phối hợp với phụ huynh trong việc pháttriển ngôn ngữ cho trẻ

1 Khả năng nghe, hiểu lời nói 14 6 42 8 58

2 Khả năng nghe và nhắc lại cácâm, các tiếng và các câu. 14 6 42 8 583

Cần phải làm gì để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất Đó làtrẻ phải có kĩ năng nghe, kĩ năng phát âm, được làm giàu vốn từ cho trẻ và pháttriển khả năng sử dụng câu từ, tự tin trong giao tiếp.Từ đó tôi đã miệt màinghiên cứu tài liệu, các chuyên đề bồi dưỡng, các tập san giáo dục mầm non vàhọc hỏi đồng nghiệp, từ đó tôi đưa một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

từ 25 - 36 tháng tuổi

3 Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi thông qua các hoạt động ở trường mầm non Phùng Minh.

Sự lĩnh hội ngôn ngữ là rất cần thiết cho việc phát triển tình cảm, xã hội

và nhận thức Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ảnh hưởng đến khả năng học tập và

cả tương lai sau này, ngôn ngữ nói và khả năng đọc viết là rất quan trọng chonhững thành công trong tương lai của con người Ngôn ngữ của trẻ nhà trẻ làngôn ngữ đầu tiên mà trẻ sử dụng để thiết lập mối quan hệ và giao tiếp vớingười khác, để tạo dựng tri thức và học tập Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là giáodục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, biết sử dụng ngôn ngữ để

Trang 8

giao tiếp, có thể nói rõ ràng, mạch lạc Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻtôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ như sau:

a Lồng ghép các nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động mọi lúc mọi nơi

Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày làrất cần thiết, bởi lẽ ngôn ngữ nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và nhận thức, nóilên những suy nghĩ của mình, chia sẻ kinh nghiệm, thông qua các hoạt động nàygiúp trẻ thực hành ngôn ngữ, trẻ được trực tiếp tham gia vào các hoạt động giaotiếp, mở rộng được vốn từ cho trẻ

* Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ đón trẻ.

Tôi luôn niềm nở, ân cần tích cực trò chuyện với trẻ thông qua giờ đóntrả trẻ để trẻ nói nhiều, trả lời cô, qua đó cung cấp vốn từ và phát triển ngônngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ nói mạch lạc, bởi qua trò chuyện cùng cô, trẻđược cung cấp vốn từ, trẻ nói nhiều, vốn từ sẽ phong phú, trẻ sẽ khắc sâu hơnnhững kiến thức mà cô truyền đạt cho trẻ Từ đó mà kinh nghiệm sống của trẻ

sẽ tốt hơn

Ví dụ: Tùy thuộc từng chủ đề tôi trò chuyện với trẻ về những vấn đề liên

quan gần gũi với trẻ

- Hôm nay ai đưa con đi học?

- Trong gia đình con có những ai?

- Bố con đưa con đi học bằng phương tiện gì?

- Ở nhà ai thường nấu cơm cho con ăn?

- Ai hay đưa con đi chơi?

Như vậy, lúc đầu, ngôn ngữ của trẻ chỉ là những từ riêng lẻ xuất phát từnhận thức thế giới xung quanh trẻ chưa thể nói thành câu hoàn chỉnh Qua quátrình tiếp xúc với mọi người, với cô giáo, với bạn bè, vốn ngôn ngữ của trẻ tănglên, trẻ học được cách nói của người lớn, lúc đó trẻ mới nói được thành câu hoànchỉnh Như vậy thông qua việc trò chuyện trong giờ đón trẻ, trẻ sẽ mạnh dạn, tựtin hơn, ngôn ngữ của trẻ ngày càng rõ ràng, mạch lạc hơn

* Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi ở các góc.

Hoạt động chơi với đồ chơi ở các góc giúp trẻ được khám phá rất nhiềuthứ từ môi trường xung quanh, phát triển các giác quan, tìm hiểu sở thích củabản thân

Qua chơi trẻ học và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, vốn sống cho mình,giờ hoạt động ở các góc trẻ được chơi và giao tiếp cùng bạn bè, phối hợp chơicùng nhau Chính vì vậy, ngôn ngữ nói của trẻ được tăng lên Qua chơi ở cácgóc cô có thể cung cấp thêm cho trẻ từ mới và nắm bắt được khả năng về ngônngữ của trẻ

Ví dụ : Trong góc: Hoạt động với đồ vật

Tôi hỏi trẻ:

- Con đang xâu gì vậy?

- Con xâu vòng tặng ai?

- Vòng con xâu màu gì?

- Muốn xâu được vòng, con phải xâu như thế nào?

Trang 9

Tương tự vậy, tôi đặt ra nhiều câu hỏi để trẻ trả lời Qua câu trả lời của trẻtôi có thể chỉnh sửa kịp thời cho trẻ về cách phát âm, cách dùng từ

Hình ảnh: Trẻ chơi xâu hạt tại góc chơi

Như vậy, qua việc tổ chức cho trẻ chơi ở các góc, các biểu tượng mà trẻthu nhận trước đây được chính xác hóa bằng ngôn ngữ Qua chơi đã giúp trẻ nhớngôn ngữ, được sử dụng ngôn ngữ nhiều hơn để trao đổi với bạn, với cô, đồngthời tạo ra các tình huống để trẻ sử dụng vốn từ đã tích luỹ được

* Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời.

Hoạt động dạo chơi ngoài trời cũng là một hoạt động không thể thiếu trongchế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ Thông qua hoạt động ngoài trời, trẻ đượctiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, được khámphá thỏa mãn trí tò mò của trẻ, không những thế còn phát triển ngôn ngữ chotrẻ Chính vì vậy, tôi lựa chọn những nội dung trò chuyện với trẻ thật nhẹ nhàng,thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ gọi tên các đồ chơi ngoài trời, các cây cối, mọivật xung quanh trẻ Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ mọi vấn đề đang diễn raxung quanh trẻ mà trẻ chưa khám phá tới

Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát cây hoa Tôi hỏi:

- Đây là cây hoa gì?

- Tôi chỉ vào từng bộ phận của cây để cho trẻ gọi tên

Hoạt động dạo chơi, tham quan có tác dụng rất lớn đối với việc mở rộngtầm hiểu biết của trẻ Thiên nhiên không chỉ mang đến cho trẻ những thứ cầnthiết, mà còn hấp dẫn trẻ bởi những điều kỳ diệu mà không có gì thay thế nổi.Đồng thời trong quá trình dạo chơi trẻ được đặt nhiều câu hỏi về tên gọi, côngdụng… của sự vật mà trẻ được tiếp xúc Vì vậy, dạo chơi, tham quan có tácdụng lớn trong việc phát triển vốn từ cho trẻ

Trang 10

(Hình ảnh: Cô và trẻ quan sát hoa ngoài trời)

Như vậy qua việc lồng ghép phát triển ngôn ngữ qua các hoạt độngngoài trời phù hợp đã mang lại hiệu quả cao Trẻ đã mạnh dạn, tự tin tronggiao tiếp, trẻ không còn nói trống không, nói ngọng, trẻ nói lắp, nói tiếng địaphương đã giảm Từ đó vốn từ của trẻ được tăng lên, trẻ nói đúng câu, diễnđạt mạch lạc

b Lựa chọn lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động chơi - tập có chủ định

Việc lựa chọn nội dung lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ tronghoạt động chơi - tập có chủ định rất quan trọng vì qua giờ học trẻ được trigiác các sự vật hiện tượng, được trao đổi với cô giáo, bạn bè theo một trình tự

có hệ thống, sắp xếp từ dễ đến khó, từ chi tiết đến tổng thể, giúp trẻ củng cố,

hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học Vì vậy mà tôi đã lựa chọn và lồngghép phát triển ngôn ngữ trong từng hoạt động sao cho phù hợp, đem lại hiệuquả cao

* Phát triển ngôn ngữ qua giờ nhận biết:

Thông qua giờ nhận biết nhằm hướng dẫn trẻ xem xét sự vật, hiện tượngxung quanh gần gũi với trẻ, giúp trẻ nhận biết được sự vật, những đặc điểm, cấutạo của sự vật, hành động với sự vật trên cơ sở đó cung cấp những từ tương

ứng, từ đó rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và

đặc biệt là tăng nhanh vốn từ của trẻ

Trẻ lứa tuổi 25 - 36 tháng tuổi bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoànchỉnh, ngôn ngữ hay nói ngọng, nói lắp, nói không gọn câu, không đủ câu Trẻnhanh nhớ, chóng quên, chính vì vậy, để trẻ nói nhiều, khắc sâu được biểutượng, từ mới cung cấp cho trẻ, thì trước tiên đồ dùng cô chuẩn bị phải đẹp, hấpdẫn đễ thu hút trẻ Bên cạnh đó, hệ thống câu hỏi cô đưa ra phải ngắn gọn, dễhiểu, giúp trẻ nói đúng, nói đủ câu

Ví dụ 1: Giờ nhận biết: “Quả chuối ” muốn cung cấp từ cho trẻ, cô cần

chuẩn bị một quả chuối, thật để cho trẻ quan sát Tôi cung cấp các từ: Quảchuối, quả chuối có dạng dài, quả chuối chưa chín thì màu xanh, quả chuối khichín thì có màu vàng

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w