1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhóm 24- 36 tháng
Trường học Trường Mầm non Chu Minh
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sang kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Nếu cô giáo và người lớn không dạy trẻ một cách có khoa học thì sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến học tập, đến sự lĩnh hội kinh nghiệm sau này.Ngôn ngữ của tr

Trang 1

PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Trẻ em là tương lai, sự phồn vinh của đất nước, là niềm hi vọng tự hào của cha mẹ Hãy dành cho con chúng ta một sự chăm sóc chu đáo và một nền giáo dục toàn diện để trẻ lớn lên có đủ đức, đủ tài,trẻ trở thành con người mới

xã hội chủ nghĩa Để làm được điều này quả không phải đơn giản, đó là một công trình lớn lao của gia đình, trường học và xã hội

Đối với trẻ việc đến trường mầm non là một bước ngoặt lớn, ở đó trẻ được học được chơi với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục ân cần Mong muốn của các cô là làm sao, để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội

Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khoá của nhận thức Ngôn ngữ

là một hiện tượng xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của con người Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất hữu hiệu nhất, con người không thể trở thành con người nếu không thông qua giao tiếp với mọi người xung quanh

Trẻ em không phải sinh ra, lớn lên rồi tự nhiên mà nói được Muốn sử dụng được ngôn ngữ trẻ phải trải qua một quá trình giao tiếp khá phức tạp với môi trường xung quanh trong một môi trường ngôn ngữ nào đó Vì vậy phát triển ngụn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ giáo dục quan trọng cho trẻ lứa tuổi mầm non và đặc biệt quan trọng đối với trẻ 24 - 36 tháng, vì đây là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ của trẻ Nếu cô giáo và người lớn không dạy trẻ một cách có khoa học thì sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến học tập, đến sự lĩnh hội kinh nghiệm sau này.Ngôn ngữ của trẻ càng phát triển phong phú thì tư duy của trẻ càng phát triển nhạy cảm

Giáo dục ngôn ngữ là một trong những nội dung quan trọng nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, trước hết lời nói phải đi đôi với hành, nếu làm được mà không nói được, thì cũng không diễn đạt được trí tuệ và cảm xúc mong muốn của mình để người khác hiểu, thì trí tuệ đó không phát triển được

Hiện nay việc rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ

đã được chú ý nhưng giáo viên vẫn còn mắc phải những khó khăn, lúng túng trong việc tổ chức hướng dẫn trẻ Tổ chức các hoạt động còn khô cứng, thiếu linh hoạt và còn gò bó Trong công tác giáo dục mầm non hiện nay chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc đào tạo các cháu trở thành con

Trang 2

người phát triển về mọi mặt: Đức – Trí – Thể – Mỹ và hình thành những cơ sở nhân cách con người

Với vai trò là một giáo viên dạy trẻ ở lứa tuổi 24 – 36 tháng tôi thấy mình có trách nhiệm rất quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ, vì thời gian trẻ hoạt động ở lớp nhiều hơn thời gian ở nhà Là một người làm công tác giáo dục, bản thân thấy rõ được tầm quan trọng cũng như yêu cầu

của vấn đề nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Một số biện pháp phát triển

ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng” làm đề tài sang kiến kinh nghiệm cho năm

học 2020- 2021 tại trường mầm non Chu Minh

2 Mục đích nghiên cứu:

Nhận thấy tầm quan trọng của môn học, ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ nói đến sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ , tôi đưa ra và đề xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường Mầm non trong việc tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia vào tất cả các hoạt động trong ngày ở lớp

3 Đối tượng nghiên cứu:

“ Một số phương pháp và biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36

tháng

4 Đối tượng khảo sát , thực nghiện:

- Trẻ 24- 36 tháng Trường mầm non Chu Minh

5 Phương pháp nghiên cứu:

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Tìm tài liệu

- Phân tích tổng quát hóa cơ sở lý luận

- phương pháp thực nghiện ( khảo sát)

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp tuyên truyền

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

- Đề tài thực hiện và áp dụng tại lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi D1, trường mầm non Chu Minh - Ba Vì- Hà Nội

- Số trẻ nghiên cứu là 28 trẻ

- Thời gian thực hiện: từ tháng 9/2020 đến tháng 5/2021

Trang 3

PHẦN THỨ HAI NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận.

Trong trương trình giáo dục mầm non mới hiện nay trẻ được học một cách thỏa mái thông qua các hình thức” Chơi mà học, học mà chơi” nên trẻ hào hứng hoạt động Ở lứa tuổi 24 -36 tháng, trẻ đang trong thời kì phát triển

và hoàn thiện về mọi mặt trẻ thích khám phá với đồ vật, đồ chơi thông qua vốn từ trẻ đã học để nói lên ý nghĩa của trẻ vậy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sớm hoàn thiện rõ ràng phát âm chuẩn, chính vì vậy sự kèm cặp, uốn nắn của

cô giáo là điều hết sức quan trọng Hoạt động nhận biết ở lứa tuổi nhà trẻ chúng ta đều biết trẻ từ 24- 36 tháng là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Có câu “ Trẻ lên ba cả nhà học nói” điều này thật đúng Do đặc điểm và nhu cầu giao tiếp nên trẻ 24-36 tháng có số lượng từ tăng rất nhanh, lời nói của trẻ phát triển với một tốc độ mạnh mẽ nhất Đồng thời ở lứa tuổi này cũng xuất hiện một số tật ngôn ngữ Nên đây là thời điểm tốt cần thiết nhất để dạy trẻ nói nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Vì phát triển ngôn ngữ cho trẻ sẽ giúp trẻ có được phương tiện để lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để giao lưu với những người xung quanh, để tư duy, tiếp thu khoa học và bồi bổ tâm hồn, giúp hình thành và phát triển nhân cách

trẻ Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn

ngữ cho trẻ nhóm 24 – 36 tháng”

2 Khảo sát thực trạng

Trong năm học 2020- 2021, tôi được nhà trường phân công làm giáo viên chủ nhiệm nhóm trẻ 24-36 tháng D1 với 28 trẻ, tôi nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:

2.1 Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài.

* Thuận lợi:

- Dưới sự chỉ đạo của phòng giáo dục, của ban giám hiệu nhà trường, tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp huyện cho giáo viên tham dự để nâng cao kiến thức chuyên môn, bản thân tôi luôn được sự quan tâm của Phòng Giáo Dục huyện Ba Vì Là trường đạt danh hiệu chuẩn quốc gia cấp độ I, có khung cảnh

sư phạm sạch đẹp, có sân chơi rộng với nhiều thiết bị đồ chơi ngoài trời, có vườn rau của bé

- Được sự giúp đỡ của BGH, của bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt là giáo viên cùng đứng lớp Được sự quan tâm, tin tưởng của các bậc phụ huynh và

Trang 4

được sự ủng hộ của trẻ Bản thân luôn ý thức được trách nhiệm và nhiệm vụ của một cô giáo Mầm non

* Khó khăn:

- Bên cạnh những thuận lợi khi thực hiện đề tài này tôi cũng gặp không ít những khó khăn:

- Về giáo viên: còn nhiều giáo viên nói tiếng địa phương, hay ngọng ở các âm l,n, x,s d,r….nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự giao tiếp với trẻ

- Lớp tôi chỉ có 5% phụ huynh là cán bộ giáo viên, còn lại 95% phụ huynh làm sản xuất nông nghiệp và chủ yếu đi làm xa Do nhận thức của nhiều phụ huynh về hoạt động giáo dục cho con ở độ tuổi mầm non còn hạn chế, vì vậy còn nhiều phụ huynh chưa quan tâm phối hợp

- Về trẻ: Một số trẻ chưa tích cực tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ, trẻ còn nhút nhát trong giao tiếp, kỹ năng của trẻ còn kém

2.2 Số liệu điều tra:

Số trẻ được khảo sát là 28 trẻ:

- Trước khi thực hiện đề tài này, đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát 100% trẻ Đánh giá theo lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trẻ nhà trẻ:

Số lượng học

sinh

Số trẻ phát âm chưa rõ

chuẩn

Từ những thuận lợi và khó khăn trên, ứng dụng đề tài vào giảng dạy tôi đã đưa ra được một số biện pháp để khắc phục những hạn chế như sau:

3.Những biện pháp thực hiện.

3.1 Tạo niềm tin và sự gần gũi giữa cô và trẻ.

3.2 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các hoạt động học.

3.3 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.

3.4.Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh

4 Biện pháp thực hiện( Biện pháp từng phần):

4.1 Tạo niềm tin và sự gần gũi giữa cô và trẻ:

Do đặc điểm của trẻ mới đến lớp lần đâu tiên còn lạ cô, lạ bạn, quấy khóc nhiều, mọi cố gắng của cô để dỗ trẻ ngoan cũng đã khó thì việc dạy của

cô và việc học của trẻ lại càng khó hơn Chính vì vậy tôi nhận thấy, nhiệm vụ đầu tiên của người giáo viên mầm non đối với trẻ mới đến lớp đó là phải tạo được niềm tin cho trẻ để trẻ thấy an tâm và cảm nhận được trường học là ngôi nhà thứ 2 của trẻ và cô giáo cũng yêu quí mình như mẹ của mình Muốn làm được điều này cô giáo phải thực sự gần gũi với trẻ để lắm được đặc điểm tâm

lý của từng trẻ Cô cần thuyết phục trẻ với lời nói nhẹ nhàng, ân cần, luôn

Trang 5

động viên, khuyến khích trẻ, luôn là bạn đồng hành cùng với trẻ trong tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ ở lớp.Cô như là mẹ ân cần âu yếm tạo cho trẻ cảm giác ấm áp tình mẹ Cô luôn ân cần trò chuyện với trẻ

VD: Con xem kìa lớp mình có rất nhiều đồ chơi, con thích đồ chơi gì nào? Con hãy đi lấy đồ chơi mà con thích Hay khen trẻ: Ôi hôm nay bạn Quỳnh Anh mặc áo đẹp thế Trước áo có hình gì đây nhỉ? À hình con gấu thật đáng yêu Ai mua áo đẹp cho con đấy? Con đi lớp ngoan sẽ được mẹ mua cho nhiều

áo đẹp

Bằng sự ân cần, quan tâm tạo cho trẻ niềm tin được âu yếm che chở Trẻ

sẽ nhanh quen cô, không quấy khóc, tự nguyện tham gia vào các hoạt động của lớp.Từ đó việc chăm sóc dạy dỗ trẻ sẽ tốt hơn

4.2 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các hoạt động học.

Với bất kì một hoạt động học nào cũng có thể đạt được mục đích rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ

* Riêng ở nhà trẻ có bộ môn NB là môn học mang tính chuyên biệt trong việc rèn luyện phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ Qua loại hoạt động này trẻ được phát âm đúng các từ, dùng từ chính xác, trẻ được dạy nói đúng ngữ pháp, nói đúng mẫu câu, nói đủ câu và đặc biệt là trẻ được làm giàu vốn từ

VD: Khi dạy trẻ đề tài: Những người thân yêu của bé.Tôi cho trẻ xem tranh ảnh hay cảnh quay về gia đình trẻ, cho trẻ quan sát và đặt câu hỏi với trẻ bằng hệ thống câu hỏi mở như: Đây là gia đình nhà bạn nào? Bố đang làm gì?

Mẹ đang làm gì? Cô khuyến khích trẻ nói, nhiều trẻ được nói cùng cô và trả lời các câu hỏi Đây là cơ họi tốt để cô dạy trẻ nói,sửa sai cho trẻ, luyện phát

âm từ khó và khả năng nói mạch lạc

* Ở hoạt động học làm quen với văn học: Đề tài truyện: Thỏ ngoan

*Ổn định tổ chức: Cô phụ đóng thành bác gấu xuất hiện

- Cô hỏi trẻ: “ Với nhân vật vừa xuất hiện các con đoán xem cô sẽ kể cho các con nghe câu truyện nói về ai?”

- Cô giới thiệu tên truyện: “ Thỏ Ngoan”

* Hoạt động 1: Cô kể truyện:

+ Lần 1: Cô kể kết hợp tranh

- Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện gì? Tóm tắt nội dung câu

chuyện

+ Lần 2: Cô kể truyện kết hợp với rối bao tay: Đàm thoại, trích dần giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện: ( Cô sử dụng sa bàn và rối bao tay)

+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?

+ Trong truyện có những ai?

Trang 6

+ Ai đang dạo chơi trong rừng?

+ Các con ơi bác gấu đang dạo chơi trong rừng thì bỗng trời như thế nào? + Bác gấu bị làm sao?

- Các con ơi lúc này cáo có mở cửa cho bác gấu vào nhà k?

-Tôi đặt câu hỏi cho trẻ trả lời sau đó tôi trích dẫn lại, tôi dựa vào khả năng của trẻ để đặt câu hỏi mở: VD: Tôi hỏi trẻ nếu là con con sẽ làm gì? (Con mở cửa cho Bác Gấu ạ!) để cho trẻ tự phát triển khả năng ngôn ngữ của mình

- Vậy cáo đã nói như thế nào với bác gấu?

- Khi cáo không cho bác Gấu vào nhà thì bác gấu đã đi đến nhà ai? Bạn Thỏ ạ

- Thỏ có mở cửa cho bác Gấu không?

- Thỏ đã làm gì cho bác gấu sưởi?

- Bác gấu đã khen thỏ như thế nào?

- Trong câu truyện các con thích nhân vật nào? Vì sao?

=> Giáo dục: Các con ơi chúng mình sẽ học tập như bạn thỏ nhé! Biết yêu

thương, chia sẻ và giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn

*Hoạt động 2: VĐ chuyển tiếp: Cho trẻ làm những chú thỏ đáng yêu vận

động theo bài hát “ Trời nắng trời mưa”

*Hoạt động 3: Cô đóng kịch cho trẻ xem

VD: Đề tài Nhận biết “ Củ cà rốt, củ su hào” Ở loại hoạt động này tôi vẫn tuân thủ theo các bước như ổn định tổ chức, giới thiệu chủ đề gây hứng thú, cho trẻ quan sát, đàm thoại gọi tên và đặc điểm của củ cà rốt, so sánh, ôn luyện củng cố bằng trò chơi, và nội dung kết hợp NDKH Nhưng khi cho trẻ

quan sát và đàm thoại về củ cà rốt tôi hỏi trẻ: Đây là củ gì nhỉ?( Củ cà rốt ạ! )

Đúng rồi, đây là củ cà rốt! Các con cùng nói “Củ cà rốt” nào! Cả lớp gọi tên,

nhiều cá nhân trẻ gọi tên

- Cô hỏi trẻ về các đặc điểm của củ cà rốt

Tôi mở hình ảnh phần lá của củ cà rốt rồi hỏi:

Các con ơi! Đây là phần nào của củ cà rốt? (Phần lá ạ!) Lá có màu

gì đây? ( Cô chỉ vào cái lá ) Cái lá ạ! Lá có màu gì ? “Cái lá màu xanh ạ!”

( cô gọi nhóm, cá nhân trả lời )

- Con gì hay ăn củ cà rốt nhỉ? Con thỏ ạ! ( Cô mời nhiều trẻ gọi ) Con

thỏ có bộ lông màu trắng đấy các con có biết chơi trò chơi trời nắng trời mưa làm các bạn thỏ không? (trẻ cùng nhau hát và làm chú thỏ nhảy múa trời nắng trời nắng thỏ đi tắm nắng

- Các phần thân, của củ cà rốt có màu cam, mọc ở dưới mặt đất đấy!

Trang 7

- Trẻ được làm giàu vốn từ: “ củ cà rốt có màu cam, có lá màu xanh,

dùng để nấu các món canh như món rau củ thập cẩm mà các con được ăn ở trường ”

- Qua các hoạt động học tạo cho trẻ tình đoàn kết thân ái giữa bạn trai, bạn gái, trẻ thích tham gia vào hoạt động tập thể, tạo cho trẻ có cơ hội giao tiếp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc

* Các hoạt động học khác như: Tạo hình; Giáo dục Âm Nhạc; Hoạt động học phát triển vận động cũng đều có điều kiện để phát triển lời nói cho trẻ

tiến hành theo phương pháp bộ môn, đặc biệt chú trọng đến phương pháp quan sát nhằm giúp trẻ quan sát và nêu nhận xét về cách xếp, xếp chồng lên nhau

giải thích và nắm được cách xếp Đây chính là biện pháp rèn luyện khả năng nghe - hiểu cho trẻ

Bất kì tiết học nào cũng đều cần đến sự hướng dẫn của cô và quá trình đàm thoại giữa cô và trẻ

Với hoạt động học âm nhạc: Tôi dạy trẻ hát bằng nhiều hình thức, khi trẻ đã thuộc bài hát tôi động viên khuyến khích những trẻ mạnh dạn lên hát biểu diễn

4.3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.

* Trong giờ đón trả trẻ: Tôi thường trò chuyện với trẻ về những vấn đề gần gũi với trẻ, xảy ra trực tiếp với trẻ VD: Khi thực hiện chủ đề, sự kiện

“Mẹ và những người thân yêu của bé” Tôi luôn ân cần trò chuyện với trẻ Hôm nay ai đưa con đến lớp? Nhà con có những ai? Con yêu ai nhất? Ngoài ra kết hợp cho trẻ xem tranh ảnh về gia đình, trò chuyện về nội dung hình ảnh qua đó mở rộng vốn từ cho trẻ

Khi trẻ có bố( mẹ) đón tôi yêu cầu trẻ: “Con chào các cô, các bạn để ra

về với bố( mẹ)” Sau đó quay ra chào bố, chào mẹ Hoặc hỏi trẻ “Lúc nãy uống nước xong con cất cốc ở đâu?” Con để trên giá cốc ạ! Con ra lấy để đi về nào.

Ngoài ra tôi còn làm thêm một số đĩa VCD quay cảnh các phương tiện giao thông đi lại trên đường, cảnh hoạt động các con vật, một số loại hoa, cây

ăn quả, cảnh lao động của người lớn, cảnh sinh hoạt trong trường Mầm non,…

Để cho trẻ xem qua đó trò chuyện về nội dung hình ảnh, tìm hiểu thêm các hoạt động xung quanh, mở rộng vốn từ và phát triển lời nói tích cực cho trẻ Khoảng thời gian này trẻ đang dần hoàn thiện về bộ máy phát âm, chính

vì vậy phải tăng cường khả năng diễn đạt cho trẻ, tôi luôn luôn chú ý lắng nghe trẻ thể hiện tình cảm suy nghĩ của mình Tôi đã áp dụng các “bài tập”

Trang 8

như tập thể dục buổi sáng trẻ vừa nói vừa tập lưu loát hơn theo các mức độ từ

dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

Và kịp thời chỉnh sửa các lỗi dùng từ hoặc phong cách không hợp lý Mới đầu tôi hướng dẫn trẻ “Tự giới thiệu về mình, về gia đình mình” Sau đó tôi dạy trẻ sử dụng các ngôn từ trong giao tiếp hàng ngày như: cảm ơn, xin lỗi, chào cô, các bạn, người lớn tuổi , tập cho trẻ thành phản xạ nói tự nhiên Và

từ đó trẻ có thể thể hiện bản thân như: hát, đọc thơ những bài cô đã dạy Qua những cách tập nói đó tôi thấy các cháu mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ

* Ở hoạt động chơi tập.

VD: Khi cho trẻ chơi ở các góc như góc chơi với búp bê, trẻ chơi nấu cháo và cho em búp bê ăn

Trẻ về góc chơi, cô đến gần và đóng vai chơi cùng trẻ:

“Hôm nay, con sẽ chơi gì với em búp bê nào?” Con nấu cháo cho em ạ!

Con định nấu cháo gì cho em ăn bữa trưa nay nào? Cháo sườn ạ

Cứ như vậy vừa trò chuỵên vừa gợi mở cho trẻ thêm ý tưởng chơi( tùy vào vốn kỹ năng chơi, ngôn ngữ của trẻ)

Nếu kỹ năng chơi của trẻ còn hạn chế cô làm mẫu và nói cho trẻ dễ bắt

chước…

Khi cô hỏi nếu trẻ trả lời nói ngọng, nói không đủ câu hoặc chưa đúng thì

tôi sẽ sửa ngọng cho trẻ, gợi ý câu trả lời và dạy trẻ nói đủ câu

* Trong giờ vệ sinh cá nhân cho trẻ ( rửa mặt, rửa tay).

- Mỗi lần rửa mặt cho trẻ tôi thường nói chuyện với trẻ: Bạn Thu Anh ơi! Lên cô Thúy rửa mặt cho con thật xinh nào, con có thích không? Hoặc các con xem cô Thúy đang làm gì cho bạn đây? Các con thấy bạn đã sạch sẽ và xinh hơn chưa? Chúng mình có thích không?

- Khi rửa tay tôi nói: Bạn Bảo Lâm ơi cô Thúy sẽ rửa tay sạch đẹp cho

con nhé! Thế ở nhà ai rửa tay sạch cho con? Trước khi ăn các con phải làm

gì nhỉ? Rửa tay ạ.

* Trong giờ ăn trưa.

Cho trẻ hát một số bài đồng dao, bài thơ trước khi ăn nhằm giúp trẻ có hứng thú với giờ ăn Cô luôn tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, gần gũi để giúp trẻ ăn ngon miệng Khi ăn nhắc trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn, khi hết cơm phải biết đưa bát cho cô bằng hai tay và nói “ Con xin cô bát cơm ạ!”

* Trong giờ ngủ:

Trang 9

Khi cho trẻ ngủ tôi thường cho trẻ đọc bài thơ “ Giờ đi ngủ” Sau đó hát

cho trẻ bằng những làn điệu dân ca Những bài hát ru ….đọc truyện, kể truyện cho trẻ nghe…

Qua đó nhằm phát triển tri giác nghe, luyện tai nghe âm nhạc, khiến trẻ

có khả năng nghe tinh tế hơn, nhạy cảm hơn, giúp trẻ tri giác được ngôn ngữ

* Giờ hoạt động ngoài trời : Ngoài các giờ học trên lớp thì đi dạo chơi, tham quan là một hoạt động mà trẻ rất thích, nhưng việc đi dạo, đi tham quan đối với trẻ nhà trẻ rất hạn chế, trẻ thường chỉ đi dạo quanh sân trường, tham quan lớp các anh, các chị, thăm quan bếp

VD: Có lần tôi cho trẻ đi họat động ngoài trời đi thăm vườn hoa Đến nơi

tôi hỏi: Các con ơi ! Chúng mình nhìn thấy gì? Hoa Huệ có màu gì? Hoa cúc

có màu gì? Hoa đồng tiền có màu gì?

Như vậy là khi tổ chức hoạt động ngoài trời cô giáo cùng cần phải linh hoạt để tận dụng hoạt động này nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ Đặc biệt là những trẻ yếu kém, nhút nhát tôi luôn quan tâm gần gũi để tạo niềm tin cho trẻ, để trẻ hòa nhịp với bạn bè, vui chơi, trò chuyện cùng bạn

Trong các hoạt động tôi thường sử dụng các câu hỏi mở rộng câu hình ảnh khích lệ, câu nói tính cực hóa, câu nói mẫu để trẻ bắt trước tôi luôn Đặc biệt chú ý đến các từ mà trẻ hay nói sai, nói ngọng nói không đủ câu… Những trẻ yếu kém, nhút nhát tôi luôn quan tâm, gần gũi tạo niềm tin cho trẻ để trẻ hòa nhịp với bạn bè, tích cực tham gia vào các hoạt động ở lớp

VD: Khi dạy chủ đề PTGT, tôi cho trẻ đến thăm nhà xe và hỏi trẻ Các con nhìn xem trong nhà xe có gì? Xe đạp, xe máy ạ Khi trẻ trả lời tôi luôn chú

ý sửa cho trẻ nói đúng mẫu câu

4.4: Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh.

nghề phụ rất phát triển nên đa số phụ huynh chỉ mải làm nghề và chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, phần lớn cho rằng đó là qui luật của tự nhiên

Mà chúng ta đều biết đến câu nói “ Trẻ lên ba cả nhà học nói” Từ 24

-36 tháng là thời điểm quan trọng nhất để dạy trẻ nói Khi trẻ nói, trẻ dễ dàng giao tiếp với mọi người cũng như trẻ có được khả năng điều chỉnh hành vi của mình Bằng ngôn ngữ của mình trẻ có thể biểu đạt được sự hiểu biết của mình, mong muốn của mình cho người lớn hiểu và hiểu được ý của người lớn muốn gì

từ đó giúp trẻ tích cực hoạt động giao tiếp với mọi người Giúp trẻ tránh khỏi nguy cơ trở thành trẻ “ chậm phát triển” Vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc và kịp thời là nhiệm vụ nặng nề của cả gia đình và nhà trường

Trang 10

Để làm tốt công tác phối kết hợp, trước tiên tôi phải làm tốt công tác tuyên truyền

* Công tác tuyên truyền:

cho các bậc phụ huynh với nhan đề “Cha mẹ cần biết” Nhìn vào bảng đó là phụ huynh biết trong tuần các con được học những gì? Bài hát gì, câu chuyện bài thơ, câu đố gì? Giúp phụ huynh nắm được là con mình đang học và bé cần biết được những gì, có khả năng làm gì Các cách phòng và tránh các loại bệnh tật Từ đó phụ huynh sẽ dạy con thêm ở nhà

- Ngoài ra tôi còn tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ như: Trong lớp, các góc cũng như đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ nhìn,

dễ lấy Qua đó tạo điều kiện, môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Các mảng tường trong lớp tôi trang trí theo chủ đề,tạo góc mở cho trẻ hoạt đông khám phá, để mọi người nhìn vào là thấy được trẻ đang được khám phá, tìm hiểu về cái gì Đây cũng là hình thức hữu hiệu nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

* Công tác phối hợp với gia đình:

Nơi tôi công tác các con đều nói tiếng địa phương Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy trẻ nói và giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ Đòi hỏi chúng

ta phải có kiến thức, kĩ năng, có biện pháp phù hợp với lứa tuổi Trẻ luôn bắt chước người lớn nói, vì vậy người lớn khi nói các mẫu câu phải chính xác, mạch lạc

Sự chăm sóc, giáo dục trẻ của gia đình có một vai trò đặc biệt quan trọng Gia đình chính là trường học đầu tiên dạy trẻ học nói, học cách làm người Chính vì vậy cô giáo cần phối kết hợp chặt chẽ với gia đình để tạo môi trường tốt nhất nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành họp phụ huynh để thông qua kế hoạch năm học và đi sâu nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ Qua đó phụ huynh tránh được những lỗi về ngôn ngữ khi giao tiếp như:

ton- con; mẹ sương- mẹ thương

+ Hoặc nói tiếng địa phương: cái mủ- cái mũ; hộp sửa- hộp sữa;

bạn Dỳng- bạn Dũng; mẹ yêu con nhắm- mẹ yêu con lắm

- Đề nghị phụ huynh ở nhà có thể mua cho trẻ tranh chuyện, tranh ảnh, tuyển tập có hình ảnh hấp dẫn cho trẻ xem Qua đó trẻ có cơ hội để rèn luyện

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w