1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi thông qua hoạt động văn học

18 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học

I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài:

Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ phát triển rất mạnhmẽ, tạo ra những điều kiện cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xãhội của nền văn hóa loài người Nó giúp trẻ tích lũy kiến thức, phát triển tư duy,giúp trẻ giao tiếp được với mọi người xung quanh, là phương tiện giúp trẻ điềuchỉnh lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực Ngày nay trong côngtác chăm sóc giáo dục trẻ chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việcphát triển toàn diện nhân cách trẻ Ngôn ngữ là tài sản quý báu, là công cụ để giaotiếp, học tập và vui chơi Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lí trẻ.Ngôn ngữ luyện phát âm, phát triển vốn từ, sử dụng câu đúng ngữ pháp, phát triểnngôn ngữ mạch lạc và phát triển ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ chính là mộtphương tiện thúc đẩy để trẻ trở thành một thành viên của xã hội Ngôn ngữ là mộtcông cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ đểngười lớn có thể chăm sóc giáo dục trẻ tham gia vào các hoạt động hàng ngày, từđó hình thành nhân cách cho trẻ Ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trongviệc giáo dục trí tuệ cho trẻ thông qua nhận thức về thế giới xung quanh một cáchsâu rộng, rõ ràng, chính xác Trong phát triển thẩm mĩ ngôn ngữ có vai trò quantrọng trong quá trình tác động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ nănglực cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục chotrẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp.

Ở trường mầm non phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ hết sức quantrọng giúp trẻ nói mạch lạc, tăng vốn từ, phát âm chuẩn Người giáo viên mầm noncó vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp trẻ phát âm đúng bởi ngay từ khi họcnói trẻ đã cần phải nhớ được phải nói như thế nào do đó nhiệm vụ của người giáoviên là tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức hoạt động để trẻ đượcnghe, được nói một cách chuẩn mực nhất.

Trong quá trình dạy trẻ tôi nhận thấy được đặc điểm của bộ môn văn học phùhợp với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Văn học giúp trẻ tích lũy được vốn từngữ phong phú, đa dạng giúp trẻ nói rõ ràng, nói chuẩn tiếng Việt, diễn đạt ngônngữ mạch lạc rõ ràng hơn Các tác phẩm văn học được giáo viên lựa chọn trongchương trình giáo dục trẻ đều ngắn gọn, giản dị, trong sáng, hình ảnh so sánh hếtsức sinh động, dễ đọc, dễ nhớ tạo hứng thú cho trẻ Qua điều tra thực trạng tìmnhững nguyên nhân, hạn chế nhằm tìm biện pháp phát huy và khắc phục khó khănđể phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học Khicho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trẻ có thể tìm thấy ở đó những hình tượng,

Trang 2

nhân vật điển hình, mỗi nhân vật mang một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng Chínhvì vậy mà tôi đi sâu vào nghiên cứu: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học” để phát triển ngôn ngữ cho trẻmột cách tốt nhất tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1.

2 Mục đích nghiên cứu:

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động cho trẻ làm quen văn học.

3 Đối tượng nghiên cứu:

Trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi trong trường mầm non Chu Minh

4 Kế hoạch nghiên cứu:

- Thời gian thực hiện: từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021- Kế hoạch nghiên cứu:

+ Tháng 9 + 10: Khảo sát tình hình thực tế

+ Tháng 11/2020 đến tháng 2/2021: Thực hiện các biện pháp+ Tháng 4/2021: Đánh giá kết quả

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Cơ sở lý luận:

Ngôn ngữ- thành tựu lớn nhất của con người- là hệ thống tín hiệu đặc biệt Nó làphương tiện giao tiếp quan trọng nhất của các thành viên trong xã hội loài ngườinhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, truyền chonhau những kinh nghiệm, bày tỏ với nhau những nguyện vọng, ý muốn và cùngnhau thực hiện những dự định tương lai.

Khả năng về sự phát âm của trẻ được tăng dần theo từng độ tuổi, trẻ 5- 6 có thểsử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ để giao tiếp Khả năng ngôn ngữ của trẻ liên quanchặt chẽ với sự phát triển trí tuệ và những trải nghiệm của trẻ Trẻ có thể sử dụngngôn ngữ để thể hiện các mối quan hệ qua lại nhiều mặt của các sự vật, hiện tượngtrong cuộc sống mà trẻ nhận thức được Trẻ đã định vị được các âm có cấu tạo đơngiản, những âm vị có cấu âm phức tạp trẻ dễ mắc lỗi, xong nếu kiên trì tập luyệnthì hầu hết trẻ đều có khả năng định vị được các âm vị của tiếng việt.

Đặc điểm vốn từ của trẻ 5-6 tuổi với trẻ mầm non: trẻ rất nhạy cảm với vốn từ,âm điệu, hình tượng của bào thơ, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tuổi thơ.Những câu chuyện cổ tích thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ chính vì hoạt động chotrẻ tiếp xúc với văn học là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quảnhất.

Trang 3

Trẻ ở lứa tuổi này rất thích sử dụng các từ mới biết hoặc với từ trẻ tự nghĩ ra.Trẻ đưa chúng vào các hoạt động ngôn ngữ sáng tạo như khi kể chuyện, đóng kịch,chơi trò chơi đóng vai.

Thông qua việc dạy trẻ đóng kịch giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, óc tưởngtượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp Khi trẻ kể chuyện ngônngữ cho trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc ngôn ngữ phong phú Trẻ biếtbày tỏ ý kiến, suy nghĩ về một sự vật, sự kiện bằng chính ngôn ngữ của trẻ.

Thông qua việc dạy trẻ tập kể chuyện sẽ giúp trẻ ở lứa tuổi này phát triển ngônngữ mạch lạc hơn, nói rõ ràng và đầy đủ câu hơn để tạo tiền đề cho trẻ bước vàotiểu học để trẻ học chữ cái được tốt hơn.

2 Thực trạng vấn đề

Tôi được làm việc tại trường có bề dày thành tích nhiều năm liền đạt trường tiêntiến cấp thành phố, cấp huyện Nhà trường được sự quan tâm sát sao của các cấplãnh đạo và các bậc phụ huynh.

Năm học 2020-2021, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ tráchlớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi với sĩ số 27 cháu Trong đó có: 14 nam và 13 nữ, lớp do2 cô phụ trách Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi đã gặp một số thuận lợivà khó khăn sau:

* Giáo viên

- Tôi là một giáo viên đã có nhiều năm công tác trong nghề, có trình độ cử nhânluôn nhiệt tình trong công việc được giao, biết sử dụng máy tính thành thạo, ứngdụng công nghệ thông tin trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.

- Hai giáo viên đều có trình độ đại học, năng động nhiệt tình, nhanh nhẹn, yêunghề tâm huyết trong công việc có tinh thần trách nhiệm.

- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức sáng tạo và vươnlên trong chuyên môn.

- Giáo viên nắm chắc phương pháp dạy trẻ từng bộ môn.

Trang 4

- Bản thân tôi luôn học hỏi nâng cao hiểu biết nhận thức về bộ môn và trao đổicùng đồng nghiệp, tìm ra những phương pháp hay, biện pháp mới, sáng tạo chủđộng trong các giờ học.

- Phụ huynh đến từ nhiều vùng miền, nghề nghiệp khác nhau, ngôn ngữ và giọngnói còn mang tính chất địa phương nhiều.

- Một số trẻ còn nhút nhát, phát âm còn ngọng, câu từ diễn đạt chưa mạch lạc, khảnăng tiếp thu bài còn hạn chế do chưa học qua lớp Mẫu Giáo Nhỡ.

- Với những thuận lợi và khó khăn trên tôi luôn luôn trăn trở phải làm thế nào đểtrẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất vì đây là giai đoạn quan trọng để trẻ bướcvào lớp 1 với tâm thế tốt nhất Tôi quyết tâm suy nghĩ tìm tòi và cuối cùng tìm

được hướng đi cho mình qua nội dung đề tài sau: “ Một số biện pháp phát triểnngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học”.

2.3 Khảo sát thực trạng về khả năng phát âm, diễn đạt ngôn ngữ của trẻ.

Khảo sát đầu năm về khả năng phát âm, diễn đạt ngôn ngữ là một việc làm vôcùng cần thiết giúp giáo viên nắm được khả năng phát âm, diễn đạt ngôn ngữ củatrẻ Mỗi một 1 đứa trẻ khác nhau có sự khác nhau về ngôn ngữ Việc khảo sát đầuvào về khả năng khả năng phát âm, diễn đạt ngôn ngữ của trẻ sẽ giúp cô giáo hiểurõ hơn về khả năng phát âm, diễn đạt ngôn ngữ của trẻ lớp mình đến đâu, khả năngcủa từng em cũng như nắm được mặt bằng chung của lớp Từ đó giáo viên lựachọn biện giáo dục phát triển ngôn ngữ để phù hợp với đặc của từng trẻ, tình hìnhthực tế của lớp phát huy được khả năng phát âm, diễn đạt ngôn ngữ của mỗi cá

Trang 5

nhân cũng như tập thể nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất, hiệuquả nhất.

* Cách thực hiện:

Qua nghiên cứu tôi đã lập một bảng điều tra khả năng phát âm, diễn đạt ngônngữ của trẻ theo các nội dung đó vào 3 thời điểm đó là đầu năm, cuối học kì I vàcuối học kì II.

Phiếu khảo sát: Khả năng phát âm, diễn đạt ngôn ngữ của trẻ.

Ngày… tháng… năm…….Tên trẻ:……….

1 Trẻ phát âm đúng, to, rõ ràng, mạch lạc.

2 Trẻ tự tin sử dụng linh hoạt từ ngữ trong giao tiếp vớimọi người xung quanh.3 Trẻ sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trong kể chuyệnsáng tạo và kể chuyện theo trí nhớ.4 Trẻ đọc thơ diễn cảm

5 Trẻ biết đặt các câu hỏi giải thích, phỏng đoán, suyluận.

Do số lượng cháu trong lớp đông tôi không thể trực tiếp kiểm tra từng cháu.Vậy nên tôi đã nhờ đên sự giúp đỡ của 2 cô trong lớp Chúng tôi chia ra mỗi côphụ trách đánh giá kiểm tra một nhóm trẻ.

Bảng kết quả kiểm tra khả năng phát âm, phát triển ngôn ngữ của trẻ tại lớp.

Tổng số trẻ là 27 trẻ.

1 Trẻ phát âm đúng, to, rõ ràng, mạch lạc 16 33% 32 67%2 Trẻ tự tin sử dụng linh hoạt từ ngữ tronggiao tiếp với mọi người xung quanh. 13 27% 35 73%3 Trẻ sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trong kểchuyện sáng tạo và kể chuyện theo trí nhớ. 11 23% 37 77%4 Trẻ đọc thơ diễn cảm 20 42% 28 58%5 Trẻ biết đặt các câu hỏi giải thích, phỏng 10 21% 38 79%

Trang 6

đoán, suy luận.

3 Các biện pháp thực hiện:

Dựa vào bảng điều tra thực tế trên tôi nhận thấy khả năng phát âm, từ ngữ diễnđạt của trẻ trong việc sử dụng ngôn ngữ chưa được linh hoạt, phong phú trong giaotiếp với mọi người còn hạn chế, việc sử dụng ngôn ngữ trong các tiết học làm quenvới tác phẩm văn học còn nghèo nàn Chính điều này giúp tôi thấy mình cần phảicố gắng hơn trong việc giúp trẻ phát âm và phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.

3.1 Biện pháp 1.Tạo môi trường hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn

Tạo môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tựnhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ởtrường mầm non Tạo môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầuvui chơi và hoạt động của trẻ Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và pháttriển toàn diện Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhấtvà có hiệu quả nhất thì tạo môi trường hoạt động làm quen văn học trong cáctrường mầm non là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu.

* Cách thực hiện:

Ngay từ đầu năm học tôi đã chú ý xây dựng “Góc văn học” ở đây trẻ được xemtranh truyện, tạp chí, họa báo, các hình ảnh của các nhân vật trong chuyện mà trẻyêu thích Khi xây dựng “Góc văn học” tôi muốn giới thiệu thêm thật nhiều các tácphẩm văn học trong chương trình giáo dục đến trẻ, bởi trong tiết học thì việc đượctiếp xúc với tác phẩm văn học cũng có nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu ham họccủa trẻ ở lứa tuổi này Qua “Góc văn học” tôi tổ chức các hoạt động đọc thơ, kểchuyện, cho trẻ tập đóng kịch để trẻ được nói những ngôn ngữ của các nhân vậttrong truyện để từ đó trẻ làm giàu vốn từ của bản thân Để gây được sự hứng thúcủa trẻ khi tham gia vào các hoạt động đó thì việc tạo không gian mang đậm tínhvăn học là rất cần thiết, ngay từ đầu năm học tôi đã vận động phụ huynh đóng góptranh thơ, truyện tranh ngoài chương trình để trẻ kể cho nhau nghe vào các hoạtđộng chiều và cho trẻ chơi trong giờ hoạt động góc.

Bản thân tôi luôn tìm tòi, sưu tầm sách truyện, các họa báo, tạp chí cũ, tìm tòicách làm rối từ các nguyên vật liệu bỏ đi như: vỏ chai, lõi chỉ, các mảnh vải dạ vụnlàm rối để làm các nhân vật trong truyện phục vụ cho tiết học.

Để tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động văn học thì việc tạo môi trườngvới các nhân vật ngộ nghĩnh cho trẻ được làm quen là cần thiết Tôi đã sử dụngnhững chiếc môi nhựa trắng để làm khuôn mặt của các cô gái, dùng những sợi chỉlen kết thành bím tóc,…

Trang 7

Để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động kể chuyện và tập đóng kịch ngay từ đầunăm học tôi đã dùng khung rối, cắt những chiếc lá cây, hoa, ghép để trang trí thànhmội sân khấu mi ni chỉ với một mảnh vải làm khung sân khấu đằng sau làm mộtbảng nhám dính để tôi có thể dễ dàng trang trí khung cảnh sao cho phù hợp vớitừng cảnh truyện.

* Kết quả thực hiện:

Qua việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học như vậy tôi thấy được trẻrất hào hứng tham gia các hoạt động đọc thơ, kể chuyện để từ đó ngôn ngữ của trẻđược phát triển một cách tự nhiên mà có hiệu quả cao nhất.

3.1.1 Sử dụng công nghệ thông tin trong giờ làm quen văn học.

Để giúp trẻ kể lại và nhớ lại nội dung truyện một cách tốt nhất ngoài việc đọc kểcho trẻ nghe tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy để mang lạikết quả tốt nhất.

VD: Câu chuyện: “ Chú thỏ Burine” tôi đã xây dựng đoạn phim hoạt hình về nộidung câu chuyện sau đó ghi âm lồng tiếng kể của tôi chèn vào đoạn phim đó kếthợp với nhạc đệm trẻ rất hứng thú Ngoài ra tôi còn tạo các câu hỏi trên máy chotrẻ trả lời.

Mục đích của việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là trẻ được trựctiếp xem các hành động, cử chỉ của các nhân vật và qua đó trẻ được tiếp xúc vớigiọng kể hay với ngôn từ phong phú và đúng với tính cách của các nhân vật Quacách làm quen như vậy trẻ biết nhận xét, đánh giá về đặc điểm tính cách của cácnhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình Bên cạnh việc kể chuyện cho trẻ nghevà cho trẻ xem băng truyện tôi còn chú ý đến việc giúp trẻ ghi nhớ cốt truyện vớinội dung và các tình tiết chính, các nhân vật chính của câu chuyện thông qua hệthống câu hỏi, nhắc trẻ logic của câu chuyện mối quan hệ và tác động của các nhânvật.

Ngoài việc sử dụng các hình ảnh sống động trên máy vi tính, lời ghi âm của cô tôicòn ghi âm giọng kể của trẻ khi trẻ kể chuyện Sau đó tôi dùng dây kết nối giữađiện thoại với loa để bật lại cho trẻ nghe Ngoài ghi âm giọng kể của trẻ bằng điệnthoại tôi còn tận dụng chức năng quay phim để quay lại những vở kịch mà cácnhân vật đã đóng Qua việc sử dụng điện thoại để quay phim và ghi âm giọng kểcủa trẻ tôi thấy được hiệu quả rõ ràng trẻ hào hứng tham gia tập kể và đóng kịchhơn, trẻ biết chau chuốt lời nói của nhân vật và nhập vai tốt hơn Sau đó tôi mở chotrẻ xem lại vở kịch mà trẻ đóng trẻ được nhận xét các giọng điệu của các nhân vậttừ đó trẻ có thể chỉnh sửa lại giọng điệu của mình hay hơn, phù hợp hơn.

Có rất nhiều hình thức dạy trẻ kể lại chuyện VD: Kể lại chuyện theo tranh, kể lạichuyện bằng rối tay,

Trang 8

3.1.2 Phát triển ngôn ngữ qua hình thức kể chuyện theo rối tay, rối ngón tay

Việc sử dụng rối tay, rối ngón tay trong tiết học gây được sự hứng thú, tò mò củatrẻ việc này tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối Ngoài ra việc sửdụng rối tay, rối ngón tay khi cho trẻ kể lại truyện không chỉ phát triển ngôn ngữcho trẻ qua việc kể chuyện mà còn giúp trẻ biết các cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếpđể tăng tính linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong giao tiếp.

Ví dụ: Với câu chuyện “Cáo Thỏ và Gà trống” tôi sử dụng khung rối kể chuyện.

Nhân vật trong truyện được cách điệu Khi dạy trẻ kể chuyện bằng rối trước tiêntôi cũng cung cấp nội dung câu chuyện cho trẻ nghe vào các hoạt động chiều, hoạtđộng góc Bên cạnh việc cung cấp nội dung chuyện cho trẻ tôi còn hướng dẫn trẻsử dụng rối tay, rối ngón tay điều khiển tay sao cho phù hợp với lời thoại nhân vậttrong truyện.

Thời gian đầu khi mới làm quen với rối tay trẻ rất lóng ngóng, khó thực hiện cácđộng tác theo ý muốn Tôi đã bày trí nhiều rối tay và rối ngón tay ở góc văn họccho trẻ thấy dễ dàng Khi hoạt động ở góc văn học trẻ thoải mái sử dụng rối tay.Ban đầu, trẻ sử dụng rối tay theo ý thích của mình có khi dùng rối tay để nóichuyện với bạn, từ đó việc sử dụng rối tay với trẻ trở nên dễ dàng hơn, dần dần tôinâng mức độ khó lên yêu cầu trẻ sử dụng rối tay vào từng câu chuyện.

Nhờ việc sử dụng rối tay mà số trẻ có khả năng cảm thụ văn học đạt cao, đa số trẻnhớ nội dung truyện, lời thoại của các nhân vật và qua đó trẻ biết dùng ngôn ngữmạch lạc.

3.1.3 Phát triển ngôn ngữ qua hình thức kể chuyện sáng tạo

Đây là một hình thức kể chuyện mới với hình thức kể chuyện sáng tạo giúp trẻphát triển khả năng ngôn ngữ, diễn đạt,…Bên cạnh đó trẻ còn phát triển khả năngtư duy, sáng tạo và khả năng giao tiếp nhận thức tốt hơn.

Ví dụ: Tôi vẽ 4 bức tranh minh họa cho một câu chuyện

+ Tranh 1: Thỏ mẹ và thỏ con+ Tranh 2: Thỏ mẹ cho thỏ con kẹo+ Tranh 3: Thỏ ngồi ăn kẹo

+ Tranh 4: Thỏ cho sóc kẹo.

Sau đó tôi cho trẻ về nhóm thảo luận Mỗi nhóm sẽ cử ra 1 bạn nhóm trưởng, trongnhóm sẽ sắp xếp các bức tranh theo câu chuyện của nhóm mình và nghĩ ra nộidung lời thoại cho 4 bức tranh đó.

Lúc này trẻ được hoạt động nhóm khả năng trình bày, khả năng tưởng tượng, xử lýtình huống của trẻ cũng sẽ tốt hơn.

Trang 9

3.1.4 Phát triển ngôn ngữ qua trò chơi đóng kịch cho trẻ

Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể Qua hoạtđộng đóng kịch, trẻ truyền đạt lại nội dung câu chuyện làm sống động lại tâmtrạng, hành động, ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện Khi đóng kịchtrẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa tác phẩm, nắm được nội dung, ý nghĩa tácphẩm, nắm được tính liên tục của câu chuyện, điều này góp phần đẩy mạnh pháttriển tư duy, cảm thụ các tác phẩm văn học một cách sâu sắc ở trẻ Để đạt đượcđiều đó thì trước khi cho trẻ đóng kịch tôi cho trẻ ôn luyện lại nội dung câuchuyện, đàm thoại về các nhân vật trong truyện để từ đó trẻ biết thể hiện những sắcthái khác nhau về ngữ điệu, tính cách, tâm trạng của các nhân vật trong truyện.Muốn trẻ nhớ được ngôn ngữ, lời thoại của các nhân vật sau đó cho trẻ đóng vaitheo tổ hoặc nhóm.

Ví dụ: Truyện “ Chú dê đen” Tôi cho tổ 1 làm dê trắng, tổ 2 làm dê đen, tổ 3 làm

chó sói để trẻ tự thể hiện hành động, điệu bộ của các nhân vật cho quen, thành thạosau đó cho trẻ nhắc lại lời thoại của các nhân vật trong truyện mà trẻ sẽ đóng.Nhiệm vụ của cô giáo lúc này là người dẫn chuyện và trẻ diễn theo nội dung câuchuyện Khi diễn xong tôi cho trẻ tự nhận xét vai chơi của mình từ đó trẻ xác địnhđược thái độ của nhân vật trong truyện là yêu hay ghét.

Trò chơi đóng kịch thực sự giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học và phát triển ngônngữ một cách sâu sắc và đề đạt được điều đó thì việc trang trí sân khấu và hóatrang cho trẻ rất quan trọng với câu truyện “Ba cô gái” tôi làm sân khấu có mànche, rồi trang trí cảnh phù hợp Bên cạnh việc làm mô hình sân khấu thì việc hóatrang cho trẻ đóng kịch cũng rất cần thiết với nhân vật người mẹ, sóc, 3 ngườicon.Tôi cho trẻ mặc quần áo nâu,…Việc hóa trang và bố trí sân khấu phù hợp,trang phục đẹp sẽ giúp trẻ tự tin nhập vai tạo cho trẻ hứng thú với vai diễn.

Việc xác định giọng nói của các nhân vật trong truyện có vai trò quan trọng trongviệc dạy trẻ tập đóng kịch, trẻ xác định được giọng của nhân vật thì sẽ nhập đượcvào vai chơi một cách tốt nhất.

Ví dụ: Truyện Ba cô gái

+ Tôi hỏi trẻ giọng của bà mẹ khi ốm nói với sóc như thế nào?(Chậm rãi, ấm)+ Giọng của sóc như thế nào?(nhanh nhẹn)

+ Giọng của cô chị cả, chị hai khi biết mẹ ốm như thế nào?( thong thả, hời hợt,thiếu quan tâm).

+ Giọng của cô ba khi biết tin mẹ ốm như thế nào?( giọng lo lắng, hốt hoảng thểhiện sự quan tâm).

Tôi cho trẻ đọc lời thoại trích dẫn các nhân vật trong truyện.

Trang 10

Thông qua việc tổ chức cho trẻ tập đóng kịch tôi thấy khả năng thể hiện ngôn ngữcủa trẻ trong giao tiếp bởi trong quá trình trẻ đóng kịch trẻ được trực tiếp giao lưu,đối thoại trực tiếp với bạn diễn từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách linh hoạtvà khéo léo.

3.1.5 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài đồng dao, ca dao.

Đồng dao, ca dao như một bức tranh với nhiều màu sắc thể hiện sự phong phú, đadạng của cuộc sống từ đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần, tình cảm của conngười, nó có giá trị về mặt trí tuệ, tình cảm và ngôn ngữ ảnh hưởng rất lớn đến việchình thành, phát triển nhân cách trẻ.

Các bài đồng dao có: 2, 3, 4, 6 chữ…có vần, với lối ngắt nhịp 1-1, 1-2, thường cólối kết cấu vòng tròn, trùng điệp Ngôn ngữ trong đồng dao, ca dao là ngôn ngữhát, kể giàu hính nhạc, giàu hình ảnh, có sức tạo hình Nó rất phù hợp với việc rèncho trẻ phát âm, tích lũy vốn từ, hiểu nghĩa từ, nắm ngữ pháp, lối nói trôi trảy,uyển chuyển.

Để phát huy tính tích cực của ngôn ngữ qua các bài đồng dao, ca dao đối với sựphát triển ngôn ngữ của trẻ thì việc tổ chức các hoạt động cho trẻ đọc thuộc đồngdao, ca dao là rất quan trọng Chính vì vậy mà tôi lồng ghép hoạt động đọc đồngdao, ca dao cho trẻ vào các hoạt động chơi trò chơi dân gian được tổ chức ở cácgiờ hoạt động ngoài trời, hoạt động đón trả trẻ, hoạt động sau khi ngủ dậy Bêncạnh việc dạy trẻ đọc thuộc những bài đồng dao, ca dao thì tôi luôn tìm tòi nhữngbài đồng dao, ca dao có nội dung, các bài thuộc sự kiện chủ đề mà trẻ đang học.

Ví dụ: Chủ đề sự kiện về gia đình: Dạy trẻ đọc bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.”

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w