1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bé 3 4 thông qua các hoạt động trong trường mầm non

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

3.1 Biện pháp 1: Khảo sát ngôn ngữ của trẻ để lập kế hoạch phù hợp 4

3.2 Biện pháp 2: Bản thân tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để nâng cao nhận thức sâu sắc về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ: 53.3 Biện pháp 3: Giáo viên tạo một môi trường lớp học thân thiện, cởi mở để kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ 6

3.4 Biện pháp 4: Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động 7

3.5 Biện pháp 5: Một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 11

3.6 Biện pháp 6: Phối hợp với các bậc phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ 13

4 Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 14

4.1 Bảng thống kê kết quả khảo sát trẻ sau khi thực hiện các biện pháp 15

3.2 Với trường mầm non: 19

3.3 Với giáo viên: 19

Trang 2

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói :

“ Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Sở dĩ Bác nói như vậy là để khẳng định với chúng ta rằng việc giáo dục trẻ đểtrẻ trở thành những công dân tốt cho xã hội cho đất nước là một nhiệm vụ quantrọng hàng đầu.

Như chúng ta đã biết phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mụctiêu quan trọng của giáo dục mầm non Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, họctập và vui chơi Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em.Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện baogồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá

Ông bà ta xưa có câu: “ Trẻ lên 3 cả nhà học nói” Thật đúng như thế dạytiếng mẹ đẻ cho trẻ 3 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ, bởingôn ngữ không chỉ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh màcòn là phương tiện để trẻ biểu hiện nhận thức của mình Nhờ có ngôn ngữ, trẻ đãnhận thức được về môi trường xung quanh, đồng thời trẻ cũng sử dụng ngônngữ để kể lại, miêu tả lại sự vật hiện tượng Không chỉ vậy ngôn ngữ còn làphương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh Thông quangôn ngữ, trẻ nhận thức được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh, trẻsẽ có nhiều ấn tượng đẹp và tâm hồn trẻ càng thêm phong phú.

Đối với trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi đặc điểm ngôn ngữ của trẻ rất rõ ràng.Trẻ học từ mới rất nhanh, vốn từ của trẻ phong phú, gồm nhiều loại từ Tuynhiên ta thấy trẻ nhỏ thường phát âm không chính xác chẳng hạn như : lá – ná ,cường – cườn , nhớ - nớ, … Việc trẻ phát âm không đúng của trẻ chủ yếu là docơ quan phát âm của trẻ chưa linh hoạt, chưa nhạy cảm và chưa chính xác, trẻchưa biết cách điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ và giọng nói cho phù hợp với nộidung nói Vì vậy, để trẻ phát âm đúng cần phải được luyện tập thường xuyên,mọi lúc mọi nơi và thời gian lâu dài

Là một giáo viên mầm non đang trực tiếp đứng lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổitôi đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo béthông qua các hoạt động hàng ngày nhằm khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữnghệ thuật, phát triển tai nghe ở trẻ, khả năng chú ý, tư duy tập trung, óc sángtạo ở trẻ và hiệu quả cao nhất đó là phát triển ngôn ngữ cho trẻ Sau một thờigian học hỏi, bạn bè đồng nghiệp, học hỏi những người đi trước, qua sưu tầm

sách báo, tư liệu tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển

ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 thông qua các hoạt động trong trườngmầm non” để đưa vào áp dụng thực hiện trong năm học này nhằm tạo điều kiện

thuận lợi cho trẻ tích cực hoạt động mang lại hiệu quả cao trong công tác chămsóc giáo dục trẻ mẫu giáo.

Trang 3

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1 Cơ sở lý luận:

Khoa học đã nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi chúng ta thấy trẻ3 tuổi phát triển rất nhanh về thể lực và tâm lý, ngôn ngữ ngày càng đóng vai tròquan trọng với trẻ Trẻ có thể sử dụng lời nói để trao đổi với mọi người xungquanh Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển của tư duy đã giúp trẻcó khả năng nhận thức thế giới bên ngoài, do đó ở trẻ luôn xuất hiện câu hỏi “tại sao” với chúng ta Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộcvào điều kiện sống, quan hệ giao tiếp với những người xung quanh Đây làgiai đoạn trẻ đang học nói hay bắt chước người lớn và chính thời điểm này côgiáo sẽ dạy trẻ, uốn nắn trẻ cách nói rõ câu, cách phát âm rõ ràng…Muốn làmđược điều đó người giáo viên phải có ý thức trau dồi ngôn ngữ, tự học, tự rènluyện cho mình cách nói rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, nói chuyện với trẻđúng đắn, thân ái, lịch sự.

Đối với trẻ mẫu giáo bé, ngôn ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng và cầnthiết Nếu trẻ có một vốn từ phong phú và không nói ngọng sẽ giúp cho việcgiao tiếp của trẻ với bạn cùng lứa tuổi và mọi người xung quanh thuận lợi Nếucô giáo chú ý, coi trọng việc làm giàu vốn từ, dạy trẻ phát âm đúng, diễn đạt rõràng, mạch lạc sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ trong tất cả mọi hoạtđộng ở trường mầm non.

Qua đó phát triển khả năng nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh và có ýnghĩa không nhỏ đối với các lĩnh vực phát triển của trẻ

2 Thực trạng vấn đề:

Năm học 2016-2017 này, tôi được nhà trường phân công dạy ở lớp mẫugiáo bé C2 Lớp tôi có 30 cháu, 14 cháu nam, 16 cháu nữ Đa số các phụ huynhđều mải đi làm kiếm tiền không chú ý đến việc rèn ngôn ngữ cho trẻ và một sốtrẻ lại nhút nhát quá không tham gia vào các hoạt động của trường, của lớp nênviệc phát triển ngôn ngữ cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn

Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một sốthuận lợi và khó khăn sau:

2.1 Thuận lợi:

* Nhà trường: Cơ sở vật chất của trường tương đối khang trang và đầy đủ

các điều kiện để đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dạy trẻ.

- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi họcnâng cao trình độ chuyên môn, được tham gia tập huấn, bồi dưỡng các chuyênđề cấp huyện, cấp trường,…để giáo viên được học tập, củng cố kiến thức nghiệp

Trang 4

vụ chuyên môn và luôn sát sao đôn đốc giáo viên xây dựng kế hoạch chươngtrình cả năm ngay từ đầu năm học.

- Lớp học được đầu tư cơ sở vật chất, được mua sắm các đồ dùng đồ chơihiện đại theo đúng thông tư 01… phòng học có diện tích rộng rãi, thoáng mát,có đủ ánh sáng đảm bảo cho trẻ tham gia vào các hoạt động.

- Đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, năng động,sáng tạo, nhiệt tình, luôn đoàn kết, thống nhất cao và có nhiều kinh nghiệmtrong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

- Phòng học có diện tích rộng rãi, thoáng mát có đầy đủ đồ dùng, dụng cụphục vụ cho việc vệ sinh, chăm sóc giáo dục trẻ.

- Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức triển khai kiến tập nhiều chuyên đềtrên cả 4 độ tuổi.

- Bản thân tôi có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, có lòng yêuthương trẻ, tận tình với công việc Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thườngxuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đếnviệc chăm sóc giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngàycho trẻ

- Giáo viên trong lớp đoàn kết biết cùng nhau đưa ra các biện pháp pháttriển ngôn ngữ cho trẻ sao cho phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ.

* Trẻ: Các cháu trong lớp cùng lứa tuổi Đa số trẻ trong lớp đều nhanhnhẹn, hoạt bát, thông minh và có sức khỏe tốt Đa số trẻ trong lớp đều được họcqua các khối nhà trẻ nên cũng khá mạnh dạn và tự tin tham gia vào các hoạtđộng ở lớp 100% trẻ học bán trú tại trường.

*Phụ huynh: Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp vềtình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên dành thời giantrao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.

2.2 Khó khăn:

* Đối với giáo viên: Công việc chăm sóc - giáo dục trẻ ở lớp chiếm nhiềuthời gian nên việc nghiên cứu vận dụng những kế hoạch định hướng chung đểphát triển ngôn ngữ cho trẻ trong lớp còn chưa linh hoạt

* Đối với trẻ: Một số trẻ ở nhà được bố mẹ nuông chiều, không để conphải làm bất cứ việc gì từ việc nhỏ nhất

- Đặc biệt có nhiều trẻ ở nhà bố mẹ cho xem ti vi, điện thoại nhiều nênđến lớp trẻ thụ động, không tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô và cácbạn trong lớp.

- Tuy cùng một độ tuổi nhưng có nhiều trẻ sinh cuối năm nên khả nănghoà nhập không đồng đều, còn nhút nhát và một số bé đi học chưa đều, do sức

Trang 5

khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như cháu: Minh Nhật, Thảo Nhi, Ngọc Diệp Một số bé lại quá hiếu động như cháu: Minh Khôi bên cạnh đấy lớp tôi còn có2 trẻ chậm cả về giao tiếp lẫn nhận thức là cháu Phúc An, Mạnh Hùng

Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữở lứa tuổi mầm non.

Xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn đó tôi đã áp dụng thực hiện mộtsố biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi tại lớp mình Cụ thể như sau:

3 Các biện pháp đã tiến hành.

3.1 Biện pháp 1: Khảo sát ngôn ngữ của trẻ để lập kế hoạch phù hợp.

Lứa tuổi mẫu giáo bé là lứa tuổi cần sự quan tâm và chăm sóc rất nhiều,ngoài việc quan tâm, chăm sóc trẻ tôi luôn dành thời gian để quan sát, tìm hiểuvà đánh giá trẻ về mặt phát triển ngôn ngữ Vì vậy mà ngay từ đầu năm tôi đãtiến hành khảo sát tình hình thực tế ở lớp mình và thấy: Ở trẻ 3-4 tuổi là lứa tuổikhủng hoảng về tâm lý, trẻ thích tìm hiểu về thế giới xung quanh theo cách riêngcủa trẻ, trẻ thích làm theo ý mình và rất hay bắt chước người lớn Trẻ rất dễhứng thú nhưng cũng rất dễ chán nản, trẻ thích và bị hấp dẫn bới những gì cụthể, có hình ảnh, màu sắc.

Cách phát âm của trẻ lớp tôi còn sai những âm thanh khó, còn nói ngọng,nói lắp và chưa tự tin khi nói Trẻ chỉ bày tỏ nhu cầu của mình bằng những hànhđộng, điệu bộ( lấy tay chỉ, khóc…) Những lúc như vậy cô không chiều theo trẻmà yêu cầu trẻ nói nhu cầu của mình hoặc cô có thể nói và cho trẻ lập lại.

Không chỉ vậy mà vốn từ trẻ rất ít, đa số trẻ sử dụng danh từ nhiều, trẻ chưabiết nhiều các từ khái niệm như: Hôm qua, hôm nay, ngày mai Các từ chỉ tínhchất không gian như: cao thấp, dài ngắn, rộng hẹp….

Đa số trẻ sử dụng câu đơn tuy nhiên còn thiếu bộ phận trong câu Từ việctìm hiểu rõ về đặc điểm sinh lí và đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở lứa tuổi mẫugiáo bé Hiểu trẻ là điều kiện tiên quyết để giáo dục trẻ có hiệu quả Do đó, đểnắm được tình hình, khả năng của trẻ, từ đó lên kế hoạch phát triển ngôn ngữcho trẻ, tôi đã tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với trẻ 3 – 4 tuổitrong 1 năm như sau:

Tháng 9 -10-11: luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác âm vịcho trẻ ( cho trẻ nghe bài hát, câu chuyện, ca dao, đồng dao ) tôi tạo điều kiệncho trẻ tập trung chú ý luyện khả năng thính giác thông qua các bài tập trò chơi :Tai ai tinh, ai đoán giỏi…

Tháng 12 - 01- 02: tôi tập trung vào tăng vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ phát âm rõràng, cho trẻ tập luyện phát âm với bài tập : Bà bảo bé, bé búp bê, giải thíchnghĩa từ khó Kết hợp các bài đồng dao, câu đố, ca dao tục ngữ gắn vào các chủđề, gắn vào các hoạt động của trẻ.

Trang 6

Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua trò chơi: kể chuyện, đố con gì kêu,Tháng 03 - 04 - 05: tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ cho trẻ thông qua các bàithơ, đồng dao Kết hợp cho trẻ vừa học vừa chơi, tạo cơ hội cho trẻ được nói đểphát triển ngôn ngữ cho trẻ

* Dưới đây là bảng khảo sát về phát ngôn ngữ của trẻ đầu năm khi chưa ápdụng các biện pháp

3.2 Biện pháp 2: Bản thân tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụsư phạm để nâng cao nhận thức sâu sắc về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ:

Đầu năm học, tôi cũng như các bạn đồng nghiệp đã được Ban Giám Hiệunhà trường phổ biến về nhiệm vụ năm học Chúng tôi còn tự học để nâng caotrình độ chuyên môn Ngoài ra chúng tôi được tiếp xúc và được tìm hiểu rõ hơnvề nhiệm vụ qua các tài liệu, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng từđó tôi hiểu được ngôn ngữ là gì? Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì cần làm gì? Một số tài liệu tôi dùng để tham khảo trong quá trình viết sáng kiến như là cuốnTâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, cuốn các hoạt động phát triển ngôn ngữ

cho trẻ mầm non Minh họa hình 1

Trang 7

Để có thể đạt được hiệu quả cao trong việc dạy trẻ thì trách nhiệm của ngườigiáo viên hết sức lớn Giáo viên cần xác định rõ những việc mình cần làm, cầndạy trẻ những gì? Và dạy như thế nào? Việc này đòi hỏi người giáo viên cần đưara một hệ thống các phương pháp, những hình thức cũng như lồng ghép nhiềutrong việc giáo dục trẻ Theo tôi, trước hết giáo viên cần tích cực đổi mớiphương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, giáoviên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ.

Tóm lại: Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ như thế nào

để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống Trẻ được tiếp xúcvới cô giáo trong suốt cả một ngày vì thế giáo viên rất thuận lợi trong việc tìmhiểu đặc điểm tính cách của mỗi trẻ từ đó có thể đưa ra những biện pháp giáodục với trẻ trong lớp của mình.dựa theo thời khóa biểu đã được phân công,giáoviên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục trẻmột cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: giúp trẻ phát triển đồng đều cáclĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm mỹ Phát huytính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi, biết vậndụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau Khiđã tạo được niềm hứng thú cho trẻ thì lúc này, giáo viên cần giúp trẻ có đượcnhững mối liên kết mật thiết với những bạn khác trong lớp, trẻ cần phải học vềcách hành xử, biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vàotrong các nhóm trẻ khác nhau, giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thửthách mới Điều này liên quan tới việc đứa trẻ có cảm thấy thoải mái, tự tin haykhông đối với mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanhchấp nhận đứa trẻ đó như thế nào? Cô chuẩn bị cho trẻ sự tự tin, thoải mái trongmọi trường hợp nhất là trong việc ăn uống để chúng ta không phải xấu hổ vìnhững hành vi không đẹp của trẻ.

Trong suốt quá trình thực hiện người giáo viên đừng quên việc thườngxuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụhuynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạccách giải quyết những khó khăn gặp phải Tạo một mối quan hệ qua lại giữa giađình và nhà trường đồng thời giúp người giáo viên có được niềm tin từ các bậcphụ huynh

3.3 Biện pháp 3: Giáo viên tạo một môi trường lớp học thân thiện, cởi mởđể kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thângiáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữagiáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ Nhận thức được điều đó, ngay từ đầu năm

Trang 8

học tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biệnpháp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp vớidiện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lýtrẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ Và kết quả thật đáng mừng, với sựcố gắng của cả cô và trẻ lớp Mẫu giáo bé C2 đã được xếp loại xuất sắc trongphong trào trang trí lớp năm học 2016-2017 Đây chính là một thuận lợi chonhững hoạt động của trẻ hằng ngày ở trên lớp như hoạt động học, hoạt độnggóc Môi trường lớp có nhiều góc mở cho trẻ hoạt động, trẻ được hoạt độngmột cách tích cực, được giao lưu, chia sẻ cùng với các bạn thể hiện tinh thầnđoàn kết, tính đồng đội với các bạn và với cô Trong lớp của tôi đã bố trí rấtnhiều góc chơi, tôi quan sát thấy trẻ trong lớp chơi rất hứng thú Bởi vì mỗi gócchơi là cô giáo đã bố trí và cùng trẻ làm rất nhiều đồ dùng, mỗi góc chơi mangmột tính chất và phong cách khác nhau Với cách trang trí và tổ chức như vậy trẻsẽ có nhiều sự lựa chọn cũng như các cách chơi khác nhau với mỗi góc chơi,điều này mang lại cho trẻ nhiều cảm xúc, nhiều trải nghiệm cho trẻ từ đó trẻ củatôi luôn linh động, sáng tạo với mỗi góc chơi của mình

Ví dụ ở góc sách truyện: Tôi đã sưu tầm kết hợp cùng phụ huynh tạo ramột góc đọc, xem sách truyện về ngôn ngữ cũng như nhiều câu chuyện sách

truyện cùng trao đổi và thảo luận cùng nhau rất vui Minh họa hình 2

3.4 Biện pháp 4: Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động.a- Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ đón, trả trẻ :

Giờ đón ,trả trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường ,tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ.Vì trò chuyện với trẻ làhình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ chotrẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thểcung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ.

VD: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:

+ Gia đình con mấy người,có những ai? Trong gia đình ai yêu con nhất? + Mẹ yêu con như thế nào? Buổi sáng ai đưa con đến lớp?

+ Bố con đưa đi bằng phương tiện gì?

+ Khí đến lớp con thích chơi với bạn nào nhất? Con đang chơi gì thế?

Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻnhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn Ngoài ra trong giờ đón trẻ , trả trẻtôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà, bố, mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọnvẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép, biết vâng lời.Minh họa hình 3

Trang 9

b- Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc:

Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cáchtoàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt độnggóc Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất , bởi giờ chơi có tác dụngrất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ.Thờigian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ hoạt động, là thời gian trẻđược chơi thoải mái nhất Trong quá trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khácnhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau.

VD1: Trò chơi trong góc “ Góc bán hàng” trẻ được chơi với các đồ chơi góc

bán hàng, trẻ được đóng vai người bán hàng và khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với cácbạn bằng ngôn ngữ hàng ngày.

+ Bác ơi bán cho tôi ? ( bác cần mua gì?) + Bao nhiêu tiền hả bác? ( 10 nghìn ạ…) + Bán cho tôi một kg cà chua ? (bác chờ tôi nhé)

Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ phát triển ngôn ngữ mà còndạy trẻ nghe, hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu

thương , gắn bó của con người Minh họa hình 4

VD2: Trong góc “ Bé cùng học toán” tôi đã cho trẻ ghép hình bằng nhiều miếng

c- Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời:

Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻđược gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như : Đu quay, cầu trượt, bậpbênh….Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở vườn trườngvà hỏi trẻ:

+ Cây rau gì đây?(Cây rau bắp cải ạ? Rau bắp cải có đặc điểm gì? + Lá rau như thế nào? ( Lá to, tròn) Vườn rau của trường do ai trồng? + Các con nhìn thấy trong vườn rau trồng những loại rau gì?

+ Muốn rau xanh tốt thì chúng mình cần làm g?

Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ tích luỹ được những vốn từ mớingoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc, rõ ràng hơn Ởlứa tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những câukhông có nghĩa Vì vậy bản thân tôi luôn chú ý lắng nghe và nhắc nhở trẻ, nóimẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhắc lại.

Trang 10

d- Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động học* Giờ khám phá khoa học:

Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấpvốn từ vựng cho trẻ Trẻ ở lứa tuổi 3-4 tuổi đang bắt đầu học nói, bộ máy phátâm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp Chonên trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứngthú cho trẻ Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọntrong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc.

VD1: Trong bài nhận khám phá “ Các loại quả” cô muốn cung cấp từ cho

trẻ cô phải chuẩn bị các loại quả thật để cho trẻ quan sát Trẻ sẽ sử dụng cácgiác quan như: sờ, nhìn… nhằm phát huy tính tích cực của tư duy, rèn khả năngghi nhớ có chủ đích.

- Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần đưa ra hệ thốngcâu hỏi:

+ Đây là quả gì? ( Qủa xoài ạ )

+ Các con nhìn xem quả xoài có đặc điểm gì? + Quả xoài có chứa nhiều vitamin gì?

- Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ Trẻ phải nói được cảcâu theo yêu cầu câu hỏi của cô Nếu trẻ nói cộc lốc, thiếu từ cô phải sửa ngaycho trẻ.

VD2 : Hoạt động khám phá “ Ô tô”

- Khi vào bài tôi đặt câu đố: “ Xe gì bốn bánh Chạy ở trên đường Còi kêu bim bim

Chở hàng chở khách” ( Ô tô)

- Trẻ trả lời đó là ô tô tôi đưa chiếc ô tô cho trẻ xem và hỏi:

+ Xe gì đây? ( Ô tô ạ + Ô tô có màu gì? ( Màu đỏ ạ )+ Ô tô đi ở đâu? ( Ô tô đi ở trên đường ạ)

+ Ô tô dùng để làm gì? ( Dùng để đi ạ) + Còi ô tô kêu như thế nào? (bíp bíp )+ Đây là cái gì? ( Cô hỏi từng bộ phận của ô tô và yêu cầu trẻ trả lời)

Cứ như vậy tôi đặt hệ thống câu hỏi từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lờinhằm kích thích trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ, qua đó lồng liên hệthực tế giáo dục trẻ về an toàn giao thông khi đi trên đường.

* Giờ LQ văn học

Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngônngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ ngôn ngữ nói mạch lạc mà

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w