Lí do chọn đề tài: Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Dạy trẻ phát âm chính xác, làm giàu vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, mạ
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng
thông qua hoạt động với văn học.
Lĩnh vực : Giáo dục nhà trẻ Cấp học : Mầm non
Tên tác giả:
Đơn vị : Trường mầm non
Chức vụ : Giáo viên
Năm học:
MÃ SKKN
………
…………
Trang 2MỤC LỤC
A ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I Mục đích nghiên cứu 1
II Lí do chọn đề tài 1
III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I Cơ sở lí luận 1
II Thực trạng của vấn đề 1
1 Thuận lợi 1
2 Khó khăn 1
III Các biện pháp thực hiện 2
C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14
Trang 3TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
(Thạc sĩ Nguyễn thị phương Nga – NXB Đại học sư phạm)
2 Giáo trình Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (PGS.TS Lã Thị Bắc Lí và PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết – NXB Giáo dục Việt Nam)
3 Giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
(Thạc sĩ Nguyễn thị phương Nga – NXB Đại học sư phạm)
4 Tuyển tập thơ ca truyện kể câu đố dành cho trẻ mầm non
(Nhiều tác giả – NXB Giáo dục Việt Nam)
5 Phương pháp giáo dục Montessori
(Marria Montessori - NXB Đại học sư phạm)
Trang 5A ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lí do chọn đề tài:
Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Dạy trẻ phát âm chính xác, làm giàu vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt
rõ ràng, mạch lạc Giúp trẻ có trí nhớ tốt, có tư duy sáng tạo Xuất phát từ những
lí do đó, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 thông qua hoạt động văn học”
II Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học góp phần hoàn thiện hệ thống phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục của hoạt động phát triển ngôn ngữ với tác phẩm văn học cho trẻ 24-36 tháng tuổi
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: …
IV Thời gian thực hiện: ….
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Cơ sở lí luận
Văn học là một loại hình nghệ thuật có tính giáo dục cao và đến với trẻ thơ rất sớm Ngay từ thủa ấu thơ các bé đã được làm quen với những giai điệu nhẹ nhàng thiết tha trong lời ru “ầu ơ” của bà, của mẹ Lớn lên một chút các câu chuyện kể, các bài thơ, bài ca dao, đồng dao gieo vào tâm hồn ngây thơ trong trắng của trẻ sự yêu mến thế giới xung quanh
Tiếp xúc với tác phẩm văn học, các em con được làm quen với vốn từ giàu đẹp của dân tộc Đây là điều kiện để các em phát triển vốn từ, rèn luyện cách nói mạch lạc, diễn cảm
II Thực trạng vấn đề trước khi thực hiện đề tài
1 Thuận lợi:
- Được sự bồi dưỡng chuyên môn của nhà trường và phòng giáo dục Quận Hà Đông Được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp về mọi mặt
- Trường có cơ sở vật chất phục vụ tốt cho các hoạt động của cô và trẻ
- Lớp học khang trang, sạch đẹp
- Các bậc phụ huynh tin tưởng mến yêu, quan tâm đến cô và trẻ
- Đa số trẻ đi học đều
2 Khó khăn:
- Do trình độ nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều
Trang 6- Một số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến lớp còn chưa quen bạn, cô, còn quấy khóc nhiều nên việc rèn nề nếp, dạy dỗ gặp nhiều khó khăn,
- Số trẻ trong lớp khá đông
- Còn nhiều trẻ nói ngọng, chưa nói đủ câu
- Một số phụ huynh bận công việc ít quan tâm trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói
để uốn nắn cho trẻ về ngôn ngữ
3 Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
Lớp có 30 cháu, trong đó: Trẻ nam = 16 cháu Trẻ nữ = 14 cháu
Bảng khảo sát đầu năm
Nội dung đánh giá
Kết quả xếp loại đầu năm Đạt Chưa đạt
Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
1 Khả năng nghe hiểu 10 33% 20 67%
2 Khả năng nói đủ câu
trong giao tiếp
3 Vốn từ phong phú 6 19,8% 24 80,2%
III CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
* Biện pháp 1: Phát triển ngôn ngữ qua việc xây dựng môi trường văn
học “Lấy trẻ làm trung tâm”
Môi trường tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ tốt
Chính vì thế, khi xây dựng môi trường để trẻ làm quen với tác phẩm văn học thì mục đích chính của tôi là giúp trẻ bước vào thể giới văn học một cách tự nhiên bằng chính niềm yêu thích của trẻ Bởi đó là động lực lớn để trẻ muốn được nói và học nói
Để làm được như vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã chú ý xây dựng “Góc văn học” theo hướng “lấy trẻ làm trung tâm”:
+ Tất cả đồ dùng đồ chơi được để ở vị trí vừa tầm với trẻ giúp trẻ dễ dàng
tự lấy theo ý thích để hoạt động
+ Đồ dùng đồ chơi được sắp xếp riêng theo từng loại và có kí hiệu cho trẻ nhận biết
+ Góc có không gian thoáng mà vẫn tạo cảm giác gần gũi khiến cho trẻ muốn được vào đó để khám phá
+ Những câu chuyện, bài thơ được treo trên các mảng tường trong không gian to giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được tự khám phá, nói chuyện với nhau về câu chuyện, bài thơ đó Không những vậy đồ dùng còn thường xuyên được thay đổi theo kế hoạch giáo dục khiến trẻ luôn tìm ra được những điều mới lạ, hấp dẫn
Trang 7Để góc văn học phong phú hơn, tôi vận động phụ huynh đóng góp thêm tranh thơ, truyện tranh ngoài chương trình Bản thân tôi cũng luôn tìm tòi, làm một số đồ dùng trực quan từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau nhằm tạo hứng thú cho trẻ hoạt động:
Ví dụ:
+ Từ nguyên vật liệu thiên nhiên: lá cây khô, cỏ khô…tôi tạo thành hình những những con vật nghộ nghĩnh (gà, cá, chim,…) và gắn vào giấy làm tranh truyện, sách truyện…
+ Từ phế liệu: vải vụn, đồ nhựa, giấy bìa…tôi làm một số con rối dẹt, rối tay… Khuôn mặt rối từ các quả bóng, đĩa nhựa đồ chơi để có thể thay đổi tuỳ theo nội dung, nhân vật của câu chuyện trẻ kể
Những truyện tranh đã cũ không sử dụng được, tôi tận dụng bằng cách cắt những hình ảnh sau đó bồi bìa cứng cho trẻ ghép tranh kể chuyện, đọc thơ, hoặc để dời cho trẻ tự chọn để kể chuyện theo ý tưởng của mình…
Hiệu quả sau khi thực hiện biện pháp: Qua việc tạo môi trường cho trẻ
làm quen với văn học như vậy tôi thấy được trẻ rất hào hứng tự giác tham gia các hoạt động đọc thơ, kể chuyện Trẻ gia tăng được sự sáng tạo cũng như sự linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ của mình
* Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ qua việc lựa chọn tác phẩm văn học
Nội dung tác phẩm văn học góp phần quan trọng vào việc định hướng phát triển nhân cách và ngôn ngữ của trẻ Bởi vậy, tôi luôn lựa chọn các tác phẩm văn học phù hợp với lứa tuổi 24 – 36 tháng:
+ Ngắn gọn, ngôn từ trong sáng
+ Nội dung gần gũi với trẻ, giáo dục các em những hành vi đạo đức tốt đẹp
Ví dụ:
+ Biết lễ phép: cháu chào ông ạ!
+ Biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn: Thỏ ngoan, Đôi bạn nhỏ… + Biết yêu thiên nhiên: Hoa nở…
+ Đồng dao, ca dao: Nu na nu nống, mười ngón tay…
Ngoài ra, tôi còn cho trẻ làm quen với một số tác phẩm văn học của nước ngoài để làm phong phú vốn hiểu biết và phong cách ngôn ngữ của trẻ, như bộ sách Ehon của Nhật bản…
Hiệu quả sau khi thực hiện biện pháp: Trẻ có những biểu hiện tích cực
trong lời nói, hành động Ví dụ như sau khi học bài thơ “Cháu chào ông ạ!” trẻ biết sử dụng lời chào với thái độ lễ phép, ngoan ngoãn
Trang 8* Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ qua một số phương pháp sử dụng trong hoạt động văn học
1.Giới thiệu nội dung tác phẩm văn học theo hướng mở
Việc này có tác dụng khơi dậy cho trẻ sự tò mò về nội dung cùng sự chú ý vào ngôn ngữ trong tác phẩm, tạo cơ hội rèn luyện phát âm chính xác
Ví dụ: Truyện “Hai chú dê con” Cô cho trẻ xem bức tranh có cảnh hai chú
dê con đang húc nhau rồi hỏi trẻ: Đây là ai? Hai chú dê con đang làm gì? Các con có muốn biết vì sao hai chú dê con lại húc nhau không? Muốn biết vì sao lại
có chuyện đó xảy ra, cô mời các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện sau đây nhé!
Trong khi kể cô dừng lại ở đoạn nổi bật của câu chuyện: “Hai chú dê chẳng
ai chịu nhường ai cả!” rồi hỏi trẻ: Theo các con sẽ có chuyện gì xảy ra? Tôi kể tiếp đến hết rồi hỏi trẻ tên truyện
Tôi chú ý rèn luyện phát âm cho trẻ như: Úc – Húc Ai chú dê con – Hai chú dê con Mỗi câu cô nói mẫu 1- 2 lần, cho trẻ nhắc lại, cả lớp nhắc lại
2 Đọc, kể tác phẩm văn học
a Nghệ thuật đọc, kể diễn cảm của cô
Ngôn ngữ trong văn học là ngôn ngữ nghệ thuật, rất giàu ý nghĩa, chỉ khi trẻ lắng nghe tác phẩm bằng sự say mê, yêu thích thì trẻ mới thâm nhập được vào vốn từ, vốn câu đa dạng phong phú Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải rèn luyện nghệ thuật đọc, kể diễn cảm thật tốt Nghĩa là biết vận dụng các thủ thuật đọc kể diễn cảm (thanh điệu, ngữ điệu, nhịp điệu, cường độ, ngắt giọng, cử chỉ, nét mặt ) vào trong tác phẩm thật hợp lí, lôi cuốn trẻ, nhằm khơi dậy ở trẻ mong muốn được nghe đọc kể lại tác phẩm Nhưng vấn đề đặt ra là làm như thế nào? Bản thân tôi đã có những cách làm sau:
Trước khi đọc, kể tác phẩm cho trẻ nghe:
- Nghiên cứu kĩ tác phẩm:
Để hiểu nội dung ý nghĩa của tác phẩm cũng như tính cách, đặc điểm của các nhân vật, hình tượng văn học trong tác phẩm
- Xác định cách đọc, kể phù hợp:
- Học thuộc tác phẩm Luyện đọc, kể diễn cảm bằng cách:
+ Đọc thầm (đọc bằng mắt) vài lần toàn bộ tác phẩm So với việc đọc thành tiếng ngay từ đầu, tôi nhận thấy cách làm này khiến tôi dễ thâm nhập vào tác phẩm hơn, dễ tưởng tượng ra âm thanh phù hợp với từng từ, từng câu hơn
+ Đánh dấu các từ, đoạn cần ngắt giọng hoặc nhấn mạnh
Trang 9+ Dù đọc hay kể, tôi đều học thuộc để nắm thật vững tác phẩm Bởi, nếu như trong lúc truyền đạt tác phẩm mà cứ phải nhớ từng từ, từng câu thì sẽ giảm sức biểu cảm của ngôn ngữ, khó duy trì sự tập trung lắng nghe của trẻ
* Cảm xúc chân thật: Khi đọc kể bất kì tác phẩm văn học nào, tôi tránh
cách thể hiện cảm xúc thái quá như: khóc thật, kêu thật, cười nói quá to hoặc thờ ơ, lãnh đạm mà luôn truyền cảm một cách nhẹ nhàng, tự nhiên bằng chính cảm xúc chân thật sâu sắc của mình với tác phẩm
Tôi nhận ra điều quan trọng rằng, chỉ khi người giáo viên có những rung cảm đúng đắn, sâu sắc với tác phẩm văn học và biết đặt mình vào trong suy nghĩ, cảm xúc của trẻ thì mới khơi dậy được cảm xúc tích cực ở các con Thanh điệu, ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt… sẽ theo đó xuất hiện rất tự nhiên, có hồn
Ví dụ1: Bài thơ “ Hoa nở” – Cao Ngọc Hà
+ Nghiên cứu kĩ nội dung, ý nghĩa của tác phẩm: Nói về vẻ đẹp riêng của mỗi loài hoa (hoa cà, hoa huệ, hoa nhài), vẻ đẹp đó được nhân lên khi tất cả
“cùng đua nhau nở” Giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, qua đó biết yêu bạn bè, cùng chơi với bạn
+ Xây dựng cách đọc thơ diễn cảm như sau: Giọng nền của toàn bài thơ là chậm rãi, nhẹ nhàng, vui tươi
Ba câu đầu nhấn vào các từ láy “tim tím”, “xinh xinh” và tính từ “trắng tinh” gợi lên sự xúc động trước vẻ đẹp riêng của các loài hoa Khuôn mặt, ánh mắt cô thể hiện sự ngỡ ngàng thích thú
Ở câu cuối cô đọc với ngữ điệu cao hơn, nhịp điệu nhanh hơn như lời reo thầm khi khám phá ra một điều thú vị: tất cả các loài hoa đều “cùng đua nhau nở” làm cả khu vườn bừng sáng lên Khuôn mặt, ánh mắt cô thể hiện cảm xúc hạnh phúc, tươi vui
Ví dụ 2: Câu chuyện “Thỏ ngoan” Sau khi nghiên cứu kĩ tác phẩm tôi xây dựng cách đọc kể phù hợp như sau:
- Giọng Bác gấu: Ồm ồm Khi gọi Cáo, gọi Thỏ giúp: gấp gáp, run run vì bị mưa rét Khi khen thỏ: nhẹ nhàng, xúc động
- Giọng Cáo: gắt gỏng, nét mặt kênh kiệu
- Giọng thỏ: Ân cần, nét mặt sốt sắng lo cho Bác gấu
- Giọng người dẫn truyện: Đầm ấm, nhẹ nhàng, thấp hơn so với các nhân vật trong truyện
Nhịp điệu giọng kể của cô hòa vào trong nhịp điệu của sự việc trong tác phẩm: Nhịp điệu nhanh hơn khi diễn tả “trời đổ mưa ào ào”, đến đoạn “Bác gấu
Trang 10lại phải ra đi” cô kể chậm rãi phù hợp với dáng đi nặng nề, mệt mỏi của Bác gấu
Tôi chú ý ngắt giọng tâm lí ở những chỗ như tiếng gõ cửa “Cốc /cốc//” nhằm truyền cảm xúc hồi hộp đến với trẻ, khiến trẻ tập trung nghe xem sẽ có chuyện gì sau đó Khi kể, tôi đưa mình vào trong tác phẩm tựa hồ như một nhân chứng về những sự việc đang diễn ra, truyền tải cảm xúc của mình trong giọng nói: vừa phê phán, vừa thông cảm xúc động
như trên tôi nhận thấy, trẻ rất tập trung, say sưa lắng nghe, quan sát cô Điều đó chứng tỏ trẻ đang hòa mình vào tác phẩm và chú ý đến ngôn ngữ cô truyền đạt
b Dạy trẻ đọc, kể cùng cô
Đọc, kể cùng cô góp phần thúc đẩy năng lực biểu cảm bằng lời nói, giúp trẻ
tự tin trong giao tiếp Với mong muốn phát triển khả năng đọc, kể của trẻ tôi đã
áp dụng những cách sau:
* Đối với hoạt động đọc thơ:
+ Khơi gợi ý muốn đọc thơ của trẻ
+ Dạy trẻ tập đọc diễn cảm
+ Tổ chức thành chương trình, ngày hội
Cách thực hiện:
+ Khơi gợi ý muốn đọc thơ của trẻ Ví dụ:
Trước khi dạy trẻ đọc thơ cùng cô, tôi tạo tình huống: Bài thơ được đọc như thế nào nhỉ? Bạn nào có thể giúp cô? Tùy theo hứng thú của trẻ mà tôi sử dụng ở lần một, lần hai hay lần ba trong quá trình dạy trẻ đọc thơ
+ Lựa chọn cách dạy đọc thơ tùy theo khả năng của trẻ:
Cô đọc lần lượt từng câu - trẻ đọc theo Cô gợi ý mở đầu câu thơ và khuyến khích trẻ đọc tiếp Cô gợi ý bằng câu hỏi, trẻ đọc bằng cách trả lời (ví dụ: Trong bài thơ “Đi dép” cô sử dụng đầu câu thơ để hỏi: Chân được đi gì? - Chân được
đi dép Thấy làm sao nhỉ? - Thấy êm êm là….)
+ Dạy trẻ tập đọc diễn cảm
Ví dụ: Trong bài thơ “Con cá vàng” tôi dạy trẻ nhấn giọng vào tính từ “nhẹ nhàng”…
+ Tổ chức thành chương trình, ngày hội: Khiến trẻ hào hứng, học mà như
được chơi Ví dụ : Ngày hội “Bé yêu thơ”, Chương trình “Bông hoa nhỏ”…
* Đối với hoạt động dạy trẻ kể chuyện cùng cô
+ Dạy trẻ đóng kịch
Trang 11+ Tạo tình huống để trẻ kể lại truyện cùng cô (truyện ngắn hoặc đoạn truyện nổi bật)
Cách thực hiện:
+ Dạy trẻ đóng kịch: Việc hóa thân vào nhân vật khiến trẻ rất thích thú, dễ
khắc sâu vốn từ Ví dụ Truyện “Chú Ếch Xanh và bạn Rùa nhỏ” Tôi cho trẻ đóng là Ếch Xanh, Rùa nhỏ Cô giáo là người dẫn truyện Cô gợi ý để trẻ biết đóng kịch:
Dạy trẻ bắt chước động tác của Ếch Xanh: nhảy Rùa nhỏ: nằm im, lưng nhô lên…
Nếu trẻ chưa làm được, cô làm mẫu và khuyến khích trẻ bắt chước làm theo hoặc trẻ làm cùng cô
Trong quá trình trẻ tập đóng kịch tôi sửa lại cho trẻ những câu, từ bị ngọng như: Ết chanh - Ếch Xanh Rùa nhọ - Rùa nhỏ…
+ Tạo tình huống để trẻ kể lại truyện cùng cô (truyện ngắn hoặc đoạn
truyện nổi bật)
Ví dụ: Truyện “ Sinh nhật của Thỏ con” Cô kể từ đầu đến đoạn Thỏ gặp gà con thì dừng lại và hỏi trẻ: “Thỏ con đã nói gì với Gà con?”…
Đối với trẻ nhút nhát, tôi tạo hứng thú để trẻ tham gia vào hoạt động đọc
kể, hỏi trẻ những câu hỏi dễ, giao cho trẻ những việc làm dễ, nâng dần độ khó theo sự tiến bộ của trẻ Tôi luôn khuyến khích động viên trẻ bằng cử chỉ, thái độ, lời nói ân cần
như trên rất hiệu quả trong việc kích thích khả năng nói của trẻ Đọc, kể lời của bài thơ, câu chuyện trở thành nhu cầu của trẻ và cô giáo là người bạn phối hợp nhiệt tình với trẻ Mỗi khi trẻ nói được một câu, một từ nào đó giống như trẻ vừa được khám phá ra một điều thú vị!
3 Sử dụng đồ dùng trực quan
Trẻ 24 - 36 tư duy theo lối trực quan hình tượng, do vậy để giúp trẻ hiểu ý nghĩa của từ, việc sử dụng đồ dùng trực quan sinh động, đẹp mắt là không thể thiếu Nhưng sử dụng như thế nào để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ tốt nhất?
Trong quá trình dạy trẻ, tôi đã tìm tòi một số cách sử dụng đồ dùng trực quan mang lại hiệu quả cao như sau:
a Sử dụng đồ dùng trực quan hòa quyện với lời đọc, kể tác phẩm văn học