+ Một số giáo viên gặp khó khăn, lúng túng trong việc sử dụng công nghệ thôngtin CNTT, lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học và thiết kế bài học cho tiết nói vànghe.- Về phía học sinh:
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
TÊN SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC PHẨM CHẤT HỌC SINH
QUA GIỜ DẠY NÓI VÀ NGHE TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục (Bộ môn Ngữ văn lớp 10 – sách Cánh diều)
2 Nội dung
Năm học 2022-2023 học sinh lớp 10 - đầu cấp THPT chính thức sử dụng chươngtrình Giáo dục phổ thông tổng thể mới 2018 Chương trình Sách giáo khoa mới xuấtphát dựa trên năng lực, phẩm chất người học với những mạch kiến thức và kỹ năng cơbản, thiết yếu về văn học và Tiếng Việt Bên cạnh đó, chương trình Ngữ văn mới đã lấy
kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằmđáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và đảm bảo tính chỉnh thể,
sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học Hoạt động nói và nghe tập trung vào việctrình bày một nội dung dựa trên kết quả hoạt động viết hoặc đọc Bằng cách đó, họcsinh được nói và nghe, thảo luận, trao đổi và tương tác trên cơ sở những gì mình đã viếthoặc đọc Chương trình Ngữ văn 10 đặc biệt quan tâm tổ chức dạy học kỹ năng nói vànghe cho HS vì nó không chỉ tạo cơ hội cho các em phát triển năng lực giao tiếp mà cònphát triển hiệu quả năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở ngườihọc
n
Trang 3Với CT Ngữ văn 2018, số tiết dành cho kĩ năng nói và nghe rất ít, chỉ 7% tổng
số thời lượng (khoảng 8 tiết/ năm) Tuy nhiên cần lưu ý việc rèn luyện kĩ năng nói vànghe được thực hiện ở nhiều hình thức khác nhau: kiểm tra bài cũ, phát biểu ý kiến xâydựng bài, trao đổi thảo luận, sinh hoạt lớp Có thể coi đó là nội dung rèn luyện nói vànghe tự do với kĩ năng giao tiếp thông thường Số tiết 7% mà CT quy định được hiểu làdạy nói nghe có nội dung theo đề tài, chủ đề bắt buộc Cụ thể đề tài, chủ đề nói nghe ấyphụ thuộc vào nội dung đọc và viết trong mỗi bài học Đọc hiểu và viết nội dung gì thìnói nghe sẽ tổ chức để HS rèn luyện theo nội dung ấy Điều này vừa thực hiện tích hợpnội dung các kĩ năng, vừa góp phần củng cố nội dung đã học ở đọc và viết
Sáng kiến đưa ra các biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lựcphẩm chất của học sinh trong giờ học nói và nghe nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữvăn ở trường THPT, tạo ra sự hứng thú, niềm say mê yêu thích môn học và rèn kĩ năngnói – nghe tốt nhất của học sinh Qua giờ học nói nghe phát triển năng lực cốt lõi củahọc sinh bao gồm cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt Những năng lực đó lànăng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực quản
lý, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ văn học, năng lực sử dụng công nghệthông tin…Từ đó giúp các em thêm yêu tiếng Việt cũng như nâng cao năng lực sử dụngngôn ngữ, năng lực trình bày trước tập thể góp phần hình thành và phát triển năng lực,phẩm chất
sự mạnh dạn trước đám đông, chưa tự tin thể hiện mình trước tập thể Tâm lý sợ sai, engại đã khiến các tiết nói và nghe trở nên trầm hơn Bên cạnh đó, việc chuẩn bị bài tạinhà chưa tốt, các em chưa biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể kết hợp phương tiện, đồdùng trực quan để nói
Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là:
- Về phía giáo viên:
+ Một số giáo viên còn xem nhẹ việc dạy kỹ năng nghe, nói cho học sinh
+ Một số giáo viên gặp khó khăn, lúng túng trong việc sử dụng công nghệ thôngtin (CNTT), lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học và thiết kế bài học cho tiết nói vànghe
- Về phía học sinh:
+ Ngại giao tiếp, rụt rè chưa tự tin nói trước mọi người và chưa được rèn kĩ năngnói trước tập thể
+ Thiếu kỹ năng thuyết trình
+ Thiếu kỹ năng nghe
+ Thiếu kỹ năng tương tác
+ Chưa có nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ năng nghe nói trước tập thể
n
Trang 4+ Tâm lý e dè, ngại nói.
Từ đó, tiết nói và nghe trở thành “chán” nhất đối với giáo viên và học sinh.Chính vì vậy, chúng tôi nhận thấy vấn đề đặt ra là phải tạo cho học sinh tính tự tin,mạnh dạn, tinh thần chủ động; bồi dưỡng cho học sinh thêm vốn từ, rèn luyện kĩ năngnói và hình thành những chuẩn mực trong bài nói, nhằm nâng cao chất lượng tiết luyệnnói đạt hiệu quả
Tiến hành khảo sát thực trạng về kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp 10 tạitrường THPT Trần Hưng Đạo đầu năm học 2022 – 2023 cho kết quả như sau: hơn 50%
học sinh tham gia khảo sát ở mức trung bình và còn đuối ( Phụ lục 1 Phiếu khảo sát thực trạng về kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp 10)
Vì vậy, hiệu quả các tiết nói và nghe còn chưa cao, chưa phát huy được tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập Sử dụng kinh nghiệm giảng dạytrong các tiết Luyện nói trước đây, áp dụng và điều chỉnh trong các tiết nói và nghe củachương trình Giáo dục phổ thông 2018 hiện nay, chúng tôi đã tổ chức được một số tiếthọc nói và nghe thực sự có hiệu quả
Chúng tôi mạnh dạn chia sẻ tới quý đồng nghiệp đề tài: “ Một số biện pháp phát huy năng lực phẩm chất học sinh qua giờ dạy nói và nghe trong chương trình Ngữ văn lớp 10” với một số giải pháp được cải tiến như sau:
2.2 Giải pháp mới cải tiến
a Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp mới:
Giải pháp 1: Giáo viên giao nhiệm vụ chuẩn bị cho học sinh tại nhà
Phần chuẩn bị ở nhà là vô cùng quan trọng để tổ chức thành công một tiết dạyluyện nói Công việc của phần này chủ yếu là của học sinh nhưng để học sinh chuẩn bịtốt góp phần vào sự thành công của tiết dạy thì giáo viên phải hướng dẫn học sinhchuẩn bị ở nhà đúng yêu cầu Nếu như là tiết đầu tiên của chương trình Ngữ văn lớp 10,yêu cầu hướng dẫn của giáo viên càng cần thiết hơn Sự hướng dẫn giúp học sinh chuẩn
bị tốt hơn, có cơ sở hơn và tạo thói quen cho học sinh ở những tiết học sau
Khi chuẩn bị cần chú ý:
* Chuẩn bị nội dung nói cho đầy đủ và cẩn thận
- Nội dung nói là yếu tố đầu tiên và vô cùng quan trọng Người có năng khiếuthế nào đi nữa nhưng vốn kiến thức và hiểu biết nghèo nàn thì khó mà nói hay được
- Muốn có nội dung để nói hay, cần thường xuyên học kỹ những kiến thức Vănhọc, tiếng Việt, những kiểu bài, kỹ năng Tập làm văn trong sách giáo khoa Nếu có điềukiện hãy đọc thêm những cuốn sách và báo chí phù hợp với lứa tuổi của mình
* Cần viết ra giấy những điều sẽ nói thành một dàn bài:
- Phải là chính mình lập dàn bài Nhờ một người khác lập dàn bài thay mình thì
khó mà nói hay được Chỉ nên làm một dàn bài ngắn gọn Dàn ý phải đủ các phần: Mở
bài, thân bài, kết bài với các ý trong từng phần
* Chuẩn bị nội dung sẽ nói ra giấy, chỉ nên ghi vắn tắt các ý và các chi tiết (gạchđầu dòng):
- Sau khi lập dàn bài học sinh cần nghiền ngẫm về chính dàn bài đó và có thểtriển khai dàn ý thành một bài văn với các gợi ý ở trong sách giáo khoa, không nên viếtthành một bài nói hoàn chỉnh để học thuộc, bởi như thế sẽ thường hay bị quên
n
Trang 5- Chuẩn bị nội dung nói càng kỹ, càng cẩn thận thì khi nói càng vững vàng, tựtin, không bị cuống, bị lặp hay bí từ
Cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh
Cách 1: Giao nhiệm vụ cá nhân thông qua phiếu học tập.
Để việc chuẩn bị của học sinh được hiệu quả, GV có thể yêu cầu HS hoàn thànhphiếu học tập từ nhà (hoàn thiện phiếu học tập theo từng chủ đề bài nói và nghe) Để sửdụng phiếu học tập hiệu quả, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập củahọc sinh, chúng tôi đã áp dụng linh hoạt phương pháp lớp học đảo ngược và chuyển đổi
GV Đồng thời GV ứng dụng công nghệ số để giám sát, kiểm tra bài làm của các em
- Sau đó HS lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo (HS có thể báocáo sản phẩm học tập qua bản mềm gửi Zalo; quay video; làm powerpoi…)
Cách 2: Giao nhiệm vụ cho nhóm thông qua phương pháp dự án hoặc hoàn tất một nhiệm vụ.
- Cách thức giao nhiệm vụ:
+ Chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm về xác định nội dung
dự định sẽ trình bày, tìm ý cho nội dung nói và nghe
+ Hướng dẫn các nhóm thống nhất và lập dàn ý theo kỹ thuật sơ đồ tư duy
+ Từ hệ thống sơ đồ tư duy thống nhất của nhóm, các thành viên sẽ chuẩn bị bàinói theo cách của riêng mình
Hay giáo viên cũng có thể giao nhiệm vụ cho học sinh các nhóm thống nhất dàn
ý chung trong bài nói và nghe với 3 nội dung cơ bản như: Xác định yêu cầu, tìm ý, lậpdàn ý Sau đó, mỗi nhóm học sinh sẽ lựa chọn hình thức trình bày để chia sẻ bài nói củamình trước lớp
Giải pháp 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện đảm bảo cấu trúc cơ bản của một bài nói.
Một bài nói hoàn thiện sẽ bao gồm có 3 phần cơ bản:
Phần mở đầu bài nói.
+ Cần phải có lời chào hỏi trước khi nói: Chào cô giáo, chào các bạn, giới thiệu
về bản thân
Ví dụ: Em xin kính chào cô giáo, tôi xin chào tất cả các bạn Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là … học sinh lớp…
+ Giới thiệu về nội dung nói và nghe mình định trình bày
Phần nội dung chính của bài nói: trình bày và sắp xếp các ý theo một trình tự
nhất định
Phần kết thúc bài nói.
n
Trang 6+ Người nói cần phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của mình trước nội dung đề cập tớitrong bài nói.
+ Thể hiện mong muốn được chia sẻ, tham gia đóng góp ý kiến của người nghe
Ví dụ: Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe những chia sẻ của tôi Rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của thầy cô và các bạn về bài nói của tôi để lần sau tôi sẽ trình bày bài nói tốt hơn!
Giải pháp 3: Đa dạng các hình thức tổ chức cho HS nói.
Bước 1: Nói trong nhóm
Bước 2: Nói trước tập thể
HS dựa trên dàn ý đã xây dựng, HS luyện nói với nhau trong nhóm Các bạntrong nhóm sẽ nhận xét, góp ý về nội dung bài nói
GV gọi một số HS lên trình bày bài nói của mình trước lớp
HS trong lớp theo dõi và nhận xét
GV theo dõi, nhận xét cụ thể, nêu hướng khắc phục và cho điểm đối với những
HS có bài nói tốt
Để cho bài nói của học sinh thêm phần sinh động, hấp đẫn ta có thể lựa chọnthêm nhiều hình thức khác để huy động được nhiều đối tượng học sinh nói đạt hiệu quả.Tùy theo mỗi đề bài mà ta áp dụng hình thức trình bày bài nói phù hợp
Thi nói tiếp sức đồng đội
Có thể dùng hình thức này đối với lớp dạy có nhiều học sinh trung bình, chưaquen nói trước tập thể, lại ít có nhân tố tích cực (HS khá giỏi, lanh lợi, hoạt bát) làmnòng cốt Cách nói này yêu cầu nói trong phạm vi thời gian nhất định, tạo không khí sôinổi, kích thích sự mạnh dạn, tự tin
Bước 1: Nói trong nhóm
Giáo viên phân loại học sinh (giỏi, khá, trung bình, ) trong mỗi nhóm Ở cácnhóm đều thống nhất phần nói:
- Phần mở bài: học sinh trung bình, yếu
- Một phần của thân bài: học sinh khá, giỏi
- Phần kết bài: học sinh trung bình, yếu
- HS dựa trên dàn ý đã xây dựng, luyện nói với nhau trong nhóm Các bạn trongnhóm nhận xét, góp ý về nội dung bài nói và cách thức nói (Bài nói đã đủ ý chưa? Bàinói có mạch lạc không? Ngôn ngữ diễn dạt như thế nào? Phong cách nói ra sao? Giọngnói có rõ ràng, tự nhiên không? )
- Bước 2: Nói trước tập thể lớp
- Mỗi nhóm lần lượt lên nói theo hình thức tiếp sức Cụ thể nhóm 1: Hs trungbình, yếu nói phần mở bài; học sinh khá giỏi nói một phần của thân bài; học sinh trungbình, yếu nói phần kết bài Tiếp theo nhóm 2 tưong tự như vậy
- Học sinh trong lớp theo dõi, nhận xét
- Gv nhận xét chung về nội dung nói và cách nói đổi với các nhóm và cho điểm
GV lưu ý nhấn mạnh phần cho điểm đối với nhóm có học sinh trung bình, yếu nói khátốt, mạnh dạn, tự tin; học sinh khá giỏi nói tốt kèm giọng điệu, thái độ, cử chỉ
Thi nói có hình ảnh minh họa
Cách nói này dành cho nhiều đối tượng học sinh, có những học sinh trung bình,yếu; những học sinh tuy có khả năng viết bài nhưng chưa mạnh dạn tự tin nói trước tập
n
Trang 7thể Cách này tương tự như cách thi nói tiếp sức nhưng có vật dụng trực quan, hình ảnh
minh họa phần nào giúp các em tự tin nói hơn ( Phụ lục 3: Thi nói có hình ảnh minh họa).
Thi nói khi học sinh được vào vai
Cách nói này nhằm khơi nguồn sáng tạo, tạo hứng thú cho học sinh Gv địnhhướng cho học sinh khâu dựng “kịch bản”, “diễn xuất”, để các em thực hiện bài nói tốthơn
Áp dụng hình thức này cho những học sinh khá, giỏi làm “đầu tàu”, sau đó làhọc sinh trung bình Ví dụ HS vào vai phóng viên để nói về chủ đề: ô nhiễm môitrường; vào vai hướng dẫn viên du lịch để thuyết minh về một danh lam thắng cảnh;vào vai nhà văn để giới thiệu về một tác phẩm văn học (truyện, thơ đặc sắc)
Khi HS được vào vai các em sẽ không những rèn luyện năng lực giao tiếp màcòn khiến HS thấy mình chững chạc, lớn khôn, có hiểu biết…
Việc linh hoạt sử dụng một số hình thức luyện nói khác nhau nhằm thay đổikhông khí giờ luyện nói cũng như tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện khả năngcủa mình tùy vào năng lực mỗi em Điều đạt đến cuối cùng là dù ít hay nhiều mỗi họcsinh đều được trưởng thành về khả năng giao tiếp lựa chọn từ ngữ để phục vụ cho hiệuquả giao tiếp tốt hơn trong cuộc sống sau này
Giải pháp 4: Thiết kế chuỗi hoạt động bám sát mục tiêu yêu cầu cần đạt (nói, nghe, tương tác).
Để nói, nghe hiệu quả, người nói và người nghe cần có nhiều loại kiến thức nhưkiến thức về chủ đề muốn nói, ngôn ngữ, hiểu biết về các loại văn phong của ngôn ngữnói, đối tượng giao tiếp, cách giao tiếp với những đối tượng khác nhau, sự khác biệtgiữa ngôn ngữ nói và viết, hiệu quả của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ Khôngchỉ học cách nói, nghe mà học sinh còn học cách giao tiếp có văn hóa
Học sinh học cách nói và nghe trong quá trình học sinh đọc và viết, trong tiết nói
và nghe qua các hoạt động thảo luận, chia sẻ những gì đã đọc và viết Giáo viên cần tổchức cho học sinh đóng vai là người nghe, người nói để hình dung được cảm xúc, suynghĩ của người nói, người nghe Qua đó, không chỉ học cách nói mà còn học được dựđoán tâm lí người nghe, cách đồng cảm với người nói, cách phản hồi phù hợp
Dạy kỹ năng nói:
- Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi như người nghe của tôi là ai, họ muốnbiết những gì về điều tôi sẽ nói, mục đích của tôi là gì? Từ đó, hướng dẫn học sinh xácđịnh nội dung nói và cách nói
- Hướng dẫn cách thức, quy trình chuẩn bị một bài nói (dựa trên bài viết đã viết)
về nội dung và về cách nói (cách thức và quy trình chuẩn bị một cuộc thảo luận, tranhluận) Trong trường hợp học sinh đã có bài viết thì hướng dẫn học sinh chuyển nội dungbài viết thành bài nói
- Hướng dẫn học sinh dùng bảng kiểm để kiểm soát bài nói của bản thân (Phụ lục 4: Bảng kiểm đánh giá bài nói của bản thân).
Dạy kỹ năng nghe:
Khi dạy học sinh nghe, giáo viên cũng nên:
n
Trang 8- Làm mẫu cách lắng nghe người nói bằng cách: nhìn vào mặt người nói, nêu câuhỏi cho người nói về những gì chưa rõ, nhắc lại điều người nói vừa trình bày để đảmbảo hiểu đúng ý người nói.
- Dùng mảnh giấy nhỏ ghi chép vắn tắt những gì đã nghe
- Dùng bảng kiểm để góp ý cho bài nói của bạn bằng giọng điệu nhẹ nhàng vàbằng những mẫu câu như: Bài nói của bạn rất hay nhưng nếu có thể, bạn làm rõ thêm,
…; Nếu là tôi, tôi sẽ, …; Nên chăng bạn tập trung vào nội dung…
Dạy kỹ năng nói – nghe tương tác:
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
- Kiên nhẫn chờ đến lượt mình nói, không ngắt lời người nói
- Nối tiếp cuộc hội thoại bằng những câu hỏi, lời nhận xét, bổ sung gắn với chủ
đề cuộc thảo luận/tranh luận/đối thoại
- Tôn trọng người nói và những ý kiến khác biệt
- Hợp tác, giải quyết vấn đề với thái độ tích cực
Lưu ý: Bản thân cách nói của giáo viên trong quá trình dạy chính là “mẫu” mà
học sinh hằng ngày quan sát, học hỏi Vì thế, giáo viên phải học cách nói sao cho gãygọn, rõ ràng, phù hợp đối tượng người nghe
Một số gợi ý về cách thức tổ chức hoạt động nói và nghe:
QUY TRÌNH
DẠY NÓI VÀ
NGHE
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC VÀ GỢI Ý VỀ PP, KTDH
HÌNH THỨC DẠY HỌC
Bước 1: Xác
định đề tài, người
nghe, mục đích,
không gian và
thời gian nói
- Trả lời câu hỏi để xác định các nhân tố của hoạtđộng giao tiếp: đàm thoại, gợi mở, phiếu học tập(sơ đồ 5WH),
- Trao đổi câu trả lời: hợp tác (cặp đôi, …)
- Cá nhân/cặp đôi/nhóm
- Tìm kiếm tư liệu: đàm thoại gợi mở, phiếu họctập,
- Tìm ý + lập dàn ý: động não, viết tự do, sơ đồ tưduy, …
- Trao đổi, thảo luận về dàn ý: hợp tác (cặp đôi,nhóm, …)
-Cá nhân/cặp đôi/nhóm
kĩ thuật đặt câu hỏi, …
- Tìm hiểu về tiêu chí đánh giá hoạt động nói vànghe (vd: bảng kiểm): đàm thoại gợi mở
- Thực hành luyện tập; dạy học theo mẫu (rènluyện theo mẫu); hợp tác (cặp đôi), …
- Cá nhân/cặp đôi/nhóm
- Trên lớp/ở nhà
- Tăng cường ứng dụng CNTTn
Trang 9- Trình bày bài nói: đóng vai, …
Bước 4: Trao
đổi, đánh giá
- Tổ chức cho học sinh trao đổi, đánh giá (tự đánhgiá và đánh giá lẫn nhau): kĩ thuật 321, kĩ thuậtđặt câu hỏi, kĩ thuật phòng tranh, …
- Tổng kết, rút kinh nghiệm về (những) kĩ nănglĩnh hội qua bài học: đàm thoại gợi mở, …
- Toàn lớp
Quy trình tiết dạy nói và nghe có thể thực hiện theo trình tự:
- Hướng dẫn học sinh thực hiện bước 1, bước 2 và phần luyện tập (phần một của bước 3) ở nhà
- Tổ chức cho học sinh trình bày (phần 2 của bước 3) và bước 4 trên lớp theo tiến trình sau:
+ Lần lượt cho học sinh trình bày bài nói và trao đổi, đánh giá về bài nói của bạntrong nhóm nhỏ dựa trên các bảng kiểm
+ Mời một vài học sinh đại diện cho các nhóm trình bày bài nói
+ Hướng dẫn học sinh góp ý cho bạn
+ Rút kinh nghiệm chung trên lớp
Giải pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện trực quan trong bài nói để thu hút người nghe.
Để bài nói của mình trở nên hấp dẫn hơn, chúng tôi đã hướng dẫn các em có thểứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện bài nói để thu hút người nghe hơn.Vậy, ứng dụng công nghệ bằng cách nào?
- Hướng dẫn học sinh sử dụng trang Google hoặc Youtobe để tải và nghe các bàinói mới Từ đó học sinh có thể học cách thức điều chỉnh giọng nói, tác phong, nét mặt, cửchỉ của bản thân khi tham gia nói
- Hướng dẫn học sinh cách sử dụng âm nhạc phù hợp với bài nói mà mình lựa chọn
để tăng thêm tính hấp dẫn cho bài nói (nên lựa chọn âm thanh ở mức vừa phải, nhạc điệulựa chọn cần phù hợp với chủ đề trong bài nói)
Ví dụ: đường link nhạc nền kể chuyện rất hấp dẫn người nghe:
- Sử dụng phương tiện trực quan như hình ảnh, đồ dùng để thu hút người nghe
Giải pháp 6: Hướng dẫn học sinh cách tập luyện trước khi trình bày trước lớp.
Việc hướng dẫn học sinh cách tập luyện trước khi trình bày trước lớp rất quantrọng Bởi khi các em được tập luyện, các em sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn và hiệu quảphần nói sẽ tốt hơn
- Tập luyện cách điều chỉnh giọng nói và tốc độ nói.
+ Âm lượng giọng nói: thay đổi phù hợp lúc to, lúc nhỏ
+ Tốc độ nói: Có thể nhanh hay chậm phù hợp với từng chi tiết, sự việc trong bài.+ Cách thể hiện: Giọng nói cần thay đổi phù hợp với giọng kể, giọng nhân vật,giọng vui hay buồn, sôi nổi hay suy tư
+ Cao độ: Cách lên xuống giọng
n
Trang 10- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả.
+ Sử dụng cử chỉ tay trong khi nói: Việc kết hợp nhiều cử chỉ tay phù hợp sẽ tạocho người nói một dáng vẻ thân thiện và thu hút người nghe tập trung hơn vào hệ thốngtri thức mà họ đang chinh phục Tuy nhiên cần phải tránh những cử chỉ tay tiêu cực như:bối rối, khua chân múa tay liên tục, khoanh tay, cho tay vào túi quần… Các cử chỉ tay cầnphù hợp với nội dung của bài nói
+ Tư thế của người nói: Tự tin đứng thẳng, có thể di chuyển đi lại, đi lên, xuống.+ Thể hiện trên gương mặt: Vui, buồn, tươi cười, ngạc nhiên cần phù hợp với nộidung nói
+ Giao tiếp bằng mắt: Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn Giao tiếp bằng mắt đúng cách
sẽ giúp cho bài nói hấp dẫn hơn Có thể là dùng ánh mắt vui, hạnh phúc, thích thú trướcnhững chi tiết, sự việc vui Thậm chí là ánh mắt sợ hãi, buồn khổ trước những sự kiệnbuồn Đôi mắt sẽ có giá trị thay cho những lời nói
- Luyện nói trước gương hoặc trước người thân.
+ Trước khi luyện nói cần ghi nhớ những nội dung cơ bản
+ Nhìn vào gương để tự điều chỉnh cử chỉ, điệu bộ, phong thái của bản thân
+ Nhờ người thân lắng nghe và nhận xét cho mình
- Luyên nói bằng cách quay lại video.
+ Việc quay lại video giúp chúng ta có thể xem lại video để tự điều chỉnh cả về tốc
độ, giọng điệu hay cử chỉ
+ Gửi video cho bạn bè nhờ bạn bè nhận xét giúp mình
Giải pháp 7: Kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa.
- Học sinh tự kiểm tra và chỉnh sửa bản thân như:
+ Người nói kiểm tra: So với yêu cầu của người nói, em đã đạt được những điều gì?
Em cần thay đổi điều gì trong bài nói đó?
+ Người nghe: So với yêu cầu của người nghe, em đã đạt được những gì? Em thấybài nói của bạn có thuyết phục không? Vì sao?
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa cho cả người nói và người nghe
- Khung tự đánh giá người nói và người nghe, giáo viên có thể chỉnh sửa các tiêu
chí dựa trên yêu cầu của tiết học, bài học đó ( Phụ lục 5: Bảng kiểm đánh giá bài nói của bạn theo tiêu chí Phụ lục 6: Bảng tự kiểm tra kỹ năng nói Phụ lục 7: Bảng tự kiểm tra kỹ năng nghe ).
b Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
Trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 10, cụ thể là dạycác tiết nói và nghe theo phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tạo cho học sinh cótâm thế nhẹ nhàng, thoải mái khi tiếp nhận kiến thức Góp phần tích cực vào đổi mớiphương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đây cũng là cách để giáo viên chúng tôi tiếpcận những phương pháp, những mô hình dạy học mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,toàn diện trong dạy học, đáp ứng Chương trình GDPT 2018, thực hiện tốt cho việc giảngdạy SGK mới năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo
Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ học nói vànghe nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Hưng Đạo tạo ra sựhứng thú, niềm say mê yêu thích môn học và rèn kĩ năng nói – nghe tốt nhất của học sinh.Qua giờ học nói nghe phát triển năng lực cốt lõi của học sinh bao gồm cả năng lực chung
n
Trang 11và năng lực chuyên biệt Đó là năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực sáng tạo,năng lực hợp tác, năng lực quản lý, năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực cảm thụ vănhọc; năng lực sử dụng công nghệ thông tin…
Chính vì vậy, áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinhtrong giờ nói nghe để cả lớp tích cực tham gia và được thể hiện năng lực, góp phần làmcho tiếng Việt trở nên giàu đẹp Từ đó giúp các em thêm yêu tiếng Việt cũng như nâng caonăng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực trình bày trước tập thể góp phần hình thành và pháttriển năng lực, phẩm chất học sinh
3 Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
3 1 Hiệu quả kinh tế: không có.
3 2 Hiệu quả xã hội
Sau khi áp dụng những phương pháp như đã nêu, học sinh đã có sự chuyển biếntương đối tốt Cụ thể:
Về mặt nhận thức: Các em học sinh bước đầu có những cảm nhận hứng thú khi
học tiết nói và nghe, lên lớp chú ý nghe giáo viên hướng dẫn, giảng bài, về nhà học bài vàlàm bài khá tốt Các em không còn sợ, không còn coi tiết học nói và nghe là một giờ học
khô khan, buồn tẻ, nhàm chán ( Phụ lục 8: Kết quả khảo sát mức độ hứng thú học tiết nói
và nghe của học sinh).
Về mặt kiến thức: Các em nắm được các kiến thức cơ bản trong từng bài, từng thể
loại, hoàn thành khá tốt các bài tập trong sách giáo khoa cũng như trong sách bài tập màtrước đó các em không thể hoàn thành
Về mặt kĩ năng: Chính vì nắm được các kiến thức cơ bản nên từ đó kĩ năng làm
bài, kĩ năng trình bày, kĩ năng nhận dạng kiến thức không chỉ đối với môn Ngữ văn màcác môn học khác cũng có sự tiến bộ rõ rệt Học sinh được rèn nhiều về các kĩ năng nói, kĩnăng nghe – ghi - hiểu, kĩ năng suy luận, kĩ năng phân tích tổng hợp, …qua đó rèn luyệncho học sinh sự sáng tạo và các phẩm chất trí tuệ khác, xóa đi cảm giác ngại khó và phứctạp, sự rụt rè, nhút nhát, khô khan khi học tiết nói và nghe cho học sinh
Với những biến chuyển trên đây của các em đã làm cho chất lương bộ môn dầnđược nâng cao, tỉ lệ trung bình, yếu kém giảm hơn so với trước khi áp dụng giải pháp
- Các em không còn rụt rè, e ngại, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông để luyệnnói mà thay vào đó là sự mạnh dạn, tự tin, thái độ cởi mở hơn
- Không khí lớp học có sự hào hứng, sôi nổi, các em thích được học những tiếtluyện nói hơn
- Nội dung nói do có sự chuẩn bị chu đáo nên khi trình bày các em không có sựngập ngừng, ấp úng, nội dung cũng trọn vẹn, đầy đủ hơn Do đó, đa số bài nói đều hoànchỉnh hơn lúc trước
- Kỹ năng nói của các em đã có sự tiến bộ: các em biết chào khi mở đầu và khi kếtthúc, biết giới thiệu đề tài, cách nói cũng trôi chảy, gãy gọn, đúng chính âm, có kết hợpnhững yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, thái độ…)
- Số lượng học sinh có thể tự tin lên lớp trình bày đã không còn dừng lại ở con sốban đầu mà đã tăng lên rõ rệt
Để đánh giá được chính xác và khách quan kết quả thu được, sau khi áp dụng các
biện pháp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ( Phụ lục 9: Kết quả khảo sát trước và sau tác động Phụ lục 10: Kết quả khảo sát, đánh giá sau 1 học kỳ áp dụng).
n
Trang 124 Điều kiện và khả năng áp dụng:
Trong quá trình giảng dạy, áp dụng giải pháp rèn luyện kĩ năng nói và nghe cho họcsinh, qua thực tiễn bản thân chúng tôi rút ra được những kinh nghiệm, điều kiện để ápdụng hiệu quả các biện pháp trên là:
- Bản thân giáo viên không ngừng học tập, học hỏi đồng nghiệp, khảo sát học sinh
để rút ra cho mình thêm nhiều kinh nghiệm trong việc rèn kĩ năng nói cho học sinh
- Điều quan trọng nhất là giáo viên chú ý thật kĩ việc chuẩn bị tư thế nói của họcsinh: Tư thế thoải mái, tự nhiên; kết hợp nói kèm với cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu để bài nóisinh động hơn (đây là khâu quan trọng nhất của tiết luyện nói nên giáo viên yêu cầu họcsinh phải luyện tập trước ở nhà)
- Giáo viên chú ý việc ra đề cho học sinh về nhà chuẩn bị cần linh hoạt: Dễ, gầngũi, thiết thực không nhất thiết phải là những đề bài ở tiết luyện nói mà sách giáo khoa yêucầu; thuận lợi nhất là giáo viên chọn những đề mà học sinh đã tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn
- Khi tổ chức cho học sinh luyện nói, giáo viên cần chú ý đến nhiều đối tượng họcsinh, linh hoạt áp dụng tổ chức bằng nhiều hình thức trình bày bài nói cho học sinh để tạo
n
Trang 13Tiết: 49 NÓI VÀ NGHE
THUYẾT TRÌNH VÀ THẢO LUẬN VỀ MỘT ĐỊA CHỈ VĂN HÓA
I Mục tiêu
1 Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực tư duy phản biện; năng lực giải
quyết vấn đề; năng lực sáng tạo
- Trân trọng, giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Tự tin thể hiện ý kiến của bản thân
- Biết lắng nghe
II Thiết bị và học liệu
1 Thiết bị: Máy chiếu, máy tính,
2 Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập, rubric đánh giá.
III.Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về
kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học
b Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Kĩ thuật động não
Yêu cầu: Trong 01 phút, hãy nói những hiểu
biết của em về một địa chỉ văn hoá mà em
biết hoặc địa chỉ văn hoá ở nơi em đang sinh
sống (lễ hội, di tích,…)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
GV gọi 1 số HS thực hiện nhiệm vụ theo
HS thực hiện xong, có thể chỉ bạn tiếp nối
GV quan sát, hỗ trợ nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV dẫn dắt vào nội dung tiết học:
Đất nước Việt Nam với ngàn năm văn
hiến tự hào là một quốc gia có rất nhiều
những lễ hội dân gian, những di tích lịch sử,
văn hoá ở khắp các vùng miền từ bắc chí
nam Điều đó đã làm nên sự phong phú, độc
- Câu trả lời của học sinhn
Trang 14đáo trong văn hoá Việt Nam Trong tiết học
hôm nay, chúng ta cùng thuyết trình và thảo
luận về một địa chỉ văn hoá mà em biết hoặc
nơi em sinh sống
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2.1 Tìm hiểu các yêu cầu của bài thuyết trình về địa chỉ văn hoá
a Mục tiêu: HS hiểu được định nghĩa, mục đích và các yêu cầu chung của việc thuyết
trình về một địa chỉ văn hoá
b Tổ chức thực hiện:
Bước 1:GV giao nhiệm vụ:
+ Thế nào là thuyết trình về một địa chỉ
văn hoá?
+ Mục đích của việc thuyết trình về một
địa chỉ văn hoá là gì?
+ Để thuyết trinh về một địa chỉ văn
hoá, các em cần làm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Tổ chức chia sẻ cặp đôi theo câu hỏi
(dựa vào phần định hướng trong SGK)
+ GV quan sát, khuyến khích
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Đại diện một số cặp đôi phát biểu
+ Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét,
bổ sung nếu cần
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức.
I Tìm hiểu chung về thuyết trình về một địa chỉ văn hoá
1 Định nghĩa: Thuyết trình về một địa chỉ
văn hoá là trình bày bằng lời nói và cácphương tiện hỗ trợ khác (nếu có) về một lễhội, phong tục, tập quán, di tích lịch sử, vănhoá,… ở một địa phương, dân tộc, quốc gia,thế giới
2 Mục đích: Nhằm cung cấp thông tin về địa
chỉ văn hoá, quảng bá hoặc giáo dục ý thựcbảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tăngcường hoạt động giao lưu, hội nhập quốc tế vàtiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá củanhân loại
2 Yêu cầu chung: Để thuyết trình về một địa
chỉ văn hoá, các em cần:
- Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình
- Xác định rõ đối tượng nghe thuyết trình(người nghe là ai, đã có hiểu biết gì về địa chỉvăn hoá đó chưa, bao nhiêu người tham dự?)
- Xác định những thông tin quan trọng mà emmuốn người nghe sẽ nắm bắt về địa chỉ vănhoá đó Từ đó, nhấn mạnh những thông tinnày trong lúc thuyết trình hoặc tìm kiếm cácphương thức làm chúng trở nên nổi bật, gây
ấn tượng với người nghe
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết trình vềđịa chỉ văn hoá
- Xác định thời lượng, cách nói từng phầntrong bài thuyết trình để duy trì sự chú ý, thuhút với người nghe
- Một số lưu ý khác:
+ Chọn trang phục phù hợp với văn hoá đượcn
Trang 15trình bày để tạo nên ấn tượng tốt với ngườinghe và giúp các em tự tin hơn.
+ Sử dụng kết hợp với ngôn ngữ cơ thể khithuyết trình: tư thế, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,
… một cách phù hợp và hiệu quả
2.2 Thực hành nói và nghe
a.Mục tiêu:
- Biết cách thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hoá.
- Luyện kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lắng nghe và phản hồi nội dung trình bày của bạn
- Biết đóng góp ý kiến thảo luận về một địa chỉ văn hoá
b Tổ chức thực hiện
GV hướng dẫn HS thuyết trình và thảo luận với đề bài 3.
Đề 3 : Hãy thuyết trình về Di tích lịch sử văn hoá Hoàng Thành Thăng Long.
TRƯỚC KHI THUYẾT TRÌNH
a Mục tiêu: HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài thuyết trình, có kĩ năng, tự
tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp
b Tổ chức thực hiện:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đề bài: Hãy thuyết trình về Di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
Tìm ý bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
Tên địa chỉ văn hoá là gì, ở địa
Mục đích và nội dung chính sẽ trình bày
là gì?
………
Đặc điểm của địa chỉ văn hoá đó thế nào? ………
Ý nghĩa của địa chỉ văn hoá đó đối với
cuộc sống, con người ra sao?
………
? Trước khi nói, hãy
trả lời các câu hỏi
- Vấn đề thuyết trình: thuyết trình về Di tích lịch sử văn hoá
Hoàng Thành Thăng Long
- Mục đích: Cung cấp cho người nghe những hiểu biết về ditích văn hoá Hoàng Thành Thăng Long, qua đó nhằm nâng cao
ý thức bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
- Người nghe: cô (thầy) giáo và các bạn trong lớp
- Không gian: lớp học
- Thời gian: khoảng 3- 5 phút
- Hinh thức thuyết trình:lời nói kết hợp với trình chiếu slide,kết hợp tranh, ảnh, video liên quan, (nếu có) để bài nói thêmsinh động và hấp dẫn hơn
- Chọn trang phục; xác định giọng kể, ngữ điệu, điệu bộ, nét
n
Trang 16sẽ chuẩn bị bài nói
theo cách của riêng
mặt,… cho phù hợp với nội dung thuyết trình
- Tìm hiểu các tài liệu khác về di tích Hoàng Thành ThăngLong qua sách, báo hoặc nguồn tài liệu Internet
2 Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
*Tìm ý cho bài thuyết trình:
Tên địa chỉ văn hoá là gì, ở địa phương/vùng miền nào?
- Hoàng Thành Thăng Long nay thuộc địabàn của phường Điện Biên và phườngQuán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội
- Di tích Hoàng Thành Thăng Long làquần thể di tích gắn với lịch sử kinhthành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnhthành Hà Nội bắt đầu từ thời kìtiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế
kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, pháttriển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê vàthành Hà Nội dưới triều Nguyễn
Mục đích và nội dung chính sẽ trình bày là gì?
- Mục đích: Cung cấp cho người nghenhững hiểu biết về di tích văn hoá HoàngThành Thăng Long, qua đó nhằm nângcao ý thức bảo vệ, phát huy bản sắc vănhoá dân tộc
- Nội dung chính: Trình bày về lịch sửphát triển của di tích; các giá trị nổi bật;các địa điểm tham quan,…
Đặc điểm của địa chỉ văn hoá đó thế nào?
- Là quần thể di tích gắn với lịch sử kinhthành Thăng Long Hà Nội; được các triềuvua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch
sử, trở thành di tích quan trọng bậc nhấttrong hệ thống các di tích Việt Nam
- Khu di tích có tổng diện tích là18.395ha bao gồm các khu khảo cổ 18Hoàng Diệu và các di tích khác còn sótlại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội nhưĐoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện KínhThiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu,tường thành và 8 cổng hành cung dướithời Nguyễn
- Năm 2010, khu di tích Hoàng thànhThăng Long của Việt nam đã được Tổchức khoa học và giáo dục của Liên HợpQuốc ( UNESCO) công nhận là Di sảnvăn hóa thế giới
- Cùng với những di tích kiến trúc độcn