MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO KHI HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 7 I.. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn trăn
Trang 1MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO KHI HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN LỚP 7
I LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP
1 Vai trò của biện pháp
Hiện nay, việc đổi mới giáo dục đã và đang được tiến hành một cách toàn diện cả về nội dung, chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy Đi tiên phong trong vấn đề đổi mới chính là việc đổi mới phương pháp từ phía giáo viên- yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục một cách hiệu quả
Ngữ Văn là môn học bản lề trong hệ thống các môn học của nhà trường,
môn học rèn nhân cách cho HS, giáo dục cho các em những tình cảm, suy nghĩ, cách sống chân, thiện, mĩ; đồng thời cùng các môn học khác góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung
Nhìn vào thực trạng dạy học môn văn trước đây nhất là khi dạy phần Đọc hiểu văn bản văn học, có một tồn tại phổ biến: phần lớn hoạt động trên lớp được
Trang 2tổ chức bằng hình thức thầy cô cảm thụ “hộ”, thậm chí cảm thụ “hết phần” của học sinh, các em không cần đọc, không cần hiểu, chỉ cần làm một vài thao tác đơn thuần: ghi, nhớ và nhắc lại! Hệ quả đáng ngại là học sinh hầu như ít có cơ hội được “sống” với tác phẩm, “vô cảm” trước các sáng tác nghệ thuật
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy phân môn Ngữ văn 7 tại trường THCS Chu Minh ( Ba Vì- Hà Nội), tôi nhận thấy học sinh lứa tuổi này rất sáng tạo, thích được làm chủ công việc học tập và muốn được khẳng định những giá trị của bản thân trước tập thể Hơn nữa, các em có khả năng tìm tòi kiến thức và
có khả năng tự học khá tốt Trong quá trình giảng dạy tôi luôn trăn trở suy nghĩ
về việc làm thế nào để các em hiểu sâu kiến thức, học tập năng động, sáng tạo, phát huy tốt nhất khả năng riêng biệt của từng em, biến những kiến thức lí thuyết thành thực tiễn trải nghiệm sinh động, giàu cảm xúc Từ những trăn trở
và thực tiễn nêu trên tôi đã tìm ra và sử dụng có hiệu quả “Một số biện pháp phát huy năng lực của học sinh qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo khi học đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ Văn 7”
Với biện pháp này, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thiết kế phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, giúp các em có cơ hội thể hiện mình, được phát triển các năng lực khác nhau và được trang bị những kĩ năng cần thiết Mỗi học
2
Trang 3sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên các em không những tích cực hóa bản thân, điều chỉnh bản thân
mà còn biết cách tổ chức hoạt động, biết cách làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm Như vậy, có thể khẳng định việc áp dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong thực tiễn dạy và học có giá trị, hiệu quả rất thiết thực, tạo hứng thú say mê trong quá trình học tập bộ môn, đặc biệt là các tiết học văn bản cho học sinh
II NỘI DUNG BIỆN PHÁP
Trải nghiệm sáng tạo trong môn ngữ văn được hiểu là vận dụng những đơn vị kiến thức trong môn ngữ văn vào thực tế, sau đó để học sinh tự trải nghiệm, rút
ra kiến thức, kinh nghiệm Từ đó, học sinh được kích thích tính chủ động, sáng tạo tiếp cận kiến thức và tăng niềm yêu thích với môn học Bằng kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân sau khi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy, tôi xin đưa ra một số biện pháp giúp học sinh phát huy năng lực khi được trải nghiệm sáng tạo trong các hoạt động khi dạy các bài Đọc hiểu văn bản như sau:
1 Sử dụng HĐTNST trong việc định hướng nhận thức của học sinh, dùng vào phần khởi động tiết học để vào bài mới.
3
Trang 4Đây là phần tạo hứng thú cho học sinh, tạo tâm thế và cảm xúc rất tốt cho các em khi sắp bước vào tìm hiểu, nghiên cứu một tác phẩm văn học, là tiền đề cho việc nắm chắc, nhớ lâu tác phẩm và để lại ấn tượng không phai mờ trong tâm trí về giờ học Ngữ Văn của các em Với bước này, tôi có thể áp dụng nhiều HĐTNST khác nhau Trên thực tế, tôi đã áp dụng rất thành công phương pháp giao dự án cho học sinh tập hát những bài hát có cùng chủ đề, hoặc cho các nhóm học sinh đóng tiểu phẩm để khởi động tiết học
(Hình ảnh trích từ dự án của nhóm Mặt trời xanh lớp 7A
với tiểu phẩm “ Thầy bói xem voi”)
2 Sử dụng HĐTNST trong khai thác nội dung kiến thức mới
4
Trang 5Đây là phần GV và HS có thể sử dụng được rất đa dạng các hình thức trải nghiệm như: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, làm bài thuyết trình bằng phần mềm Power point, ứng dụng CanVa, tập làm phóng viên, chơi trò chơi, hoạt động văn nghệ (hát, múa, ngâm thơ, đóng tiểu phẩm…) Cái khó của phần này là cần chuẩn bị rất kĩ lưỡng từ trước cả về nội dung và hình thức của hoạt động để đạt được các yêu cầu về khung thời gian tiết học, đảm bảo tính chuẩn xác của các đơn vị kiến thức cần hình thành Bởi vậy GV cần có kịch bản và gợi ý cách tiến hành cho các em tham khảo từ đó có kế hoạch tập luyện phù hợp Giáo viên phải kiểm duyệt sản phẩm rồi mới tiến hành đưa vào tiết học
Một số hình thức trải nghiệm sáng tạo tôi đã sử dụng đạt hiệu quả cao trong mục tiêu phát huy năng lực của học sinh:
2.1 Sử dụng trò chơi trong giờ dạy để tạo sự hứng thú và niềm vui của học sinh trước và trong giờ học
Giáo viên thiết kế và tổ chức các trò chơi liên quan đến nội dung bài học, từ
đó gây hứng thú học tập, phát huy khả năng tích cực nhân thức cho học sinh Qua trò chơi, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên Tôi thường thiết kế câu hỏi liên quan đến bài học trên nền tảng các trò chơi nổi tiếng
5
Trang 6trên truyền hình như: Ai là triệu phú, Chiếc nón kì diệu; các trò chơi học sinh được đóng vai là người hùng đi giải cứu thế giới,…
(Hình ảnh một số trò chơi học sinh rất hứng thú được trải nghiệm trong giờ học)
6
Trang 9( Học sinh lớp 7A và 7C rất hào hứng xung phong tham gia trò chơi)
2.2 Học sinh thuyết trình một phần đơn vị kiến thức trong nội dung bài học.
Rất nhiều tiết học đọc hiểu văn bản tôi đã mạnh dạn cho học sinh áp dụng phương pháp này để tìm hiểu trước các vấn đề của văn bản thông qua việc đọc tài liệu, tham khảo mạng Internet, xây dựng kiến thức đã tìm hiểu thành bài thuyết trình để trình bày trên lớp, dưới sự kiểm tra độ chính xác trong các thông tin của giáo viên Các em tham gia hoạt động này rất hào hứng, nhiều em có khả năng thuyết trình rất tốt và bộc lộ năng khiếu sư phạm, năng khiếu làm MC đáng ngạc nhiên
( Học sinh làm bài chuẩn bị thuyết trình theo nhóm)
9
Trang 10( Học sinh thuyết trình nội dung bài học)
c Sưu tầm, vẽ tranh minh họa cho tác phẩm:
Hoạt động này giúp HS cảm thụ tác phẩm, trau dồi khả năng hội họa, diễn tả cảm xúc từ câu chữ chuyển sang hình ảnh một cách tự nhiên, sinh động
(có thể tiến hành theo nhóm hoặc cá nhân)
Ví dụ: Em ấn tượng với chi tiết hoặc hình ảnh nào nhất trong văn bản
“Người đàn ông cô độc giữa rừng” Bằng trí tưởng tượng của mình em hãy vẽ tranh minh hoạ cho chi tiết, hình ảnh đó
10
Trang 11Hình ảnh học sinh lớp 7A và 7C đang say mê sáng tạo
Sản phẩm của học sinh
11
Trang 123.3 Sử dụng HĐTNST trong việc luyện tập, vận dụng, sáng tạo.
Đây là khâu tổng hợp kiến thức và luyện tập cho học sinh Thông thường với khâu này, tôi thường thực hiện phương pháp trải nghiệm cho học sinh vẽ sơ
đồ tư duy khái quát nội dung bài học với cách làm này, các em vừa thành thạo
kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng thể hiện các kiến thức dưới dạng sơ đồ, vừa
tự mình ôn tập, nắm chốt kiến thức cơ bản của bài học một cách chủ động và hứng thú
Học sinh vẽ sơ đồ tư duy một số tác phẩm văn học, cây văn học
12
Trang 13Một số sản phẩm của học sinh
III HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC
TẾ DẠY HỌC
So sánh 2 tiết dạy có sử dụng HĐTNST và không sử dụng HĐTNST
Tiêu chí đánh giá
Tiết học có sử dụng HĐTNST
Tiết học không sử dụng
HĐTNST
Mức độ hứng thú học Số HS tham gia xây Số HS tham gia xây
13
Trang 14tập của học sinh
dựng bài nhiều hơn, khoảng 40-50% hs trong 1 lớp
dựng bài ít hơn, khoảng 20-25% hs trong lớp Kết quả nhớ kiến thức,
hiểu và vận dụng kiến
thức thông qua bài
kiểm tra
Tỷ lệ HS nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức cao hơn, khoảng 45-55% hs trong lớp
Tỷ lệ HS nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức thấp hơn , khoảng 20-25% hs trong lớp
Sau đây là kết quả minh chứng bằng số liệu cụ thể ở hai lớp 7A và 7C tôi trực tiếp giảng dạy trước và sau khi áp dụng biện pháp HĐTNST ( kết quả :
Lớp Sĩ số Trước khi sử dụng phương pháp HĐTNST
( KQ giữa HKI )
2
18 21
9
40 48
9
Sau khi sử dụng phương pháp HĐTNST
( KQ cuối HKI )
21 25
6
22 26,
9
38 46,
3
1 1,2
14
Trang 15Qua kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy từ khi sử dụng biện pháp HĐTNST thường xuyên hơn, thuần thục hơn đã có sự thay đổi rõ rệt về kết quả học tập của học sinh Số học sinh khá giỏi tăng lên; số học sinh yếu, lười học đã
có nhiều chuyển biến tích cực Có nhiều em kết quả bài kiểm tra chưa cao nhưng các em cũng đã hăng hái, thích thú và tích cực hơn trong các giờ học
IV KẾT LUẬN
Để việc sử dụng biện pháp rộng rãi, hiệu quả, đem lại chất lượng cao hơn, tôi xin có một số kiến nghị như sau:
- Đối với giáo viên: Để nâng cao chất lượng môn học, giáo viên phải sử dụng tổng hợp, linh hoạt nhiều phương pháp dạy học tích cực Đặc biệt với việc
sử dụng biện pháp HĐTNST, giáo viên phải tâm huyết, biết ứng dụng CNTT trong giảng dạy
- Đối với lãnh đạo nhà trường: Tôi xin được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục nghiên cứu, phát triển biện pháp HĐTNST thành sáng kiến kinh nghiệm, áp dụng rộng rãi cho môn Ngữ Văn cũng như các môn học khác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2022 - 2023 cũng như các năm học tiếp theo
15
Trang 16Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để hoàn
thiện hơn báo cáo của mình, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn
Ngữ Văn trong trường phổ thông Tôi xin trân thành cảm ơn!
Ba Vì, ngày 02 tháng 03 năm 2023
XÁC NHẬN CỦA BGH NGƯỜI VIẾT BIỆN PHÁP Tạ Thị Bích Loan
16
Trang 17
17