1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp phát triển năng lực giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi khu mý trường mầm non aí thượng huyện bá thước

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp phát triển năng lực giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi khu mý trường mầm non Aí Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Dương Thị Vân
Trường học Trường mầm non Aí Thượng
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bá Thước
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,42 MB

Nội dung

1 Mở đầu 12.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 42.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 52.3.1 Tổ chức các trò chơi tập thể, hoạt động vui chơi và các

Trang 1

SỞ GIÁO GIỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI KHU MÝ TRƯỜNG MẦM NON ÁI THƯỢNG, HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA.

Người thực hiện: Dương Thị Vân

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường mầm non Aí Thượng

SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

BÁ THƯỚC, NĂM 2024

MỤC LỤC

Trang 2

1 Mở đầu 1

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 42.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 52.3.1

Tổ chức các trò chơi tập thể, hoạt động vui chơi và các hoạt

động lễ hội thật hấp dẫn, thân thiện, bổ ích giúp trẻ thể hiện

mình với cô và các bạn trong lớp

5

2.3.2

Tham khảo nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm nâng cao

nghiệp vụ chuyên môn để rèn luyện cho trẻ tính mạnh dạn, tự

tin

13

2.3.3 Tạo môi trường học tập giao tiếp gần gũi, thân thiện giúp trẻthể hiện mình với cô và các bạn trong lớp. 152.3.4 Quan tâm tới từng cá nhân trẻ, đặc biệt là trẻ nhút nhát thụ động 182.3.5 Đổi mới, thay đổi hình thức nêu gương bé ngoan trong ngày, trong tuần 202.3.6 Tăng cường công tác phối kết hợp với phụ huynh để rèn tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 222.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 24

Tài liệu tham khảo

Danh mục các sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại

Phụ lục

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ở, biết học hành là ngoan”

Đúng vậy trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần,nhưng chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấuvào những tâm hồn non nớt đó Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩavật chất có thể biến các trẻ thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình,không chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh, vì vậy dạy trẻ tính mạnhdạn tự tin ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để trẻ trở thành những người có nhân cáchtốt trong tương lai

Các yếu tố tạo nên sự thành công hay thất bại một phần nằm ở giáo dục.Một nền giáo dục toàn diện, phù hợp giúp tạo ra một con người có hiểu biết,vănminh, có đạo đức, có lối sống lành mạnh và thích nghi được với cuộc sống, đạtđược những thành công trong cuộc sống Bàn về phạm vi hẹp hơn trong giáodục, việc có được nền tảng kiến thức hay kỹ năng thôi là chưa đủ, biết cách vậndụng, ứng dụng và tự tin để làm việc đó mới là điều quan trọng.[2]

Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ lànhững đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh,chủ động sáng tạo tự tin trong mọi tìnhhuống Nhưng không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin Tự tin là nguồn khích lệ lớnđối với hầu hết mọi người, là động lực để có gắng đạt được mục tiêu Đúng nhưnhà giáo Đặng Lệ Thủy có nói: “Trẻ em như những hạt mầm chứa đựng bêntrong bao nhiêu tiềm năng, sức mạnh và khát khao vươn lên Hãy tạo cho hạtmầm đó mảnh đất tốt lành, mạch nguồn và ánh sáng! Đó là công việc của tất cảmọi người chúng ta”

Trẻ mẫu giáo rất cần có tính mạnh dạn, tự tin vì: Ở lứa tuổi này là tiền đểcho trẻ phát triển nhân cách, là tiền để giúp trẻ trở thành con người tự tin, năngđộng sáng tạo và chủ động trong cuộc sống, biết phân biệt rõ cái đúng cái sai.Hơn lúc nào hết chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì sự mạnh dạn tựtin vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua sự nhút nhát, gò bó mà trẻ

sẽ hòa đồng với bạn bè với mọi người xung quanh Trẻ học cách làm chủ ngônngữ, học cách nhận biết và đối phó cảm xúc của mình cũng như của người khác.Trẻ học cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh Trẻ mầm noncần phải biết mạnh dạn, tự tin, chủ động để chơi với nhau, sống hòa thuận vớitrẻ khác trong nhóm, tuy nhiên điều này không dễ dàng với một số trẻ Trẻ cầnnhững kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế nào để mạnh dạn tự tin với mọingười, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn Sự mạnh dạn tự tin có thể đượcbiểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộcsống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quý của người khác

để trân trọng và học tập

Nhưng dưới thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, cha mẹdường như cũng bị cuốn vào guồng quay của xã hội, ít có thời gian chăm sóc trẻ.Sáng bố mẹ đi làm, tối về mỗi người một cái điện thoại thông minh, ngay cả concũng có một cái để chơi Hay thay vì được ở cùng bố mẹ thì các con sẽ ở cùngvới ông bà, hoặc cô dì chú bác là những người luôn cưng chiều cháu vô điềukiện Vì vậy, mà thời gian bố mẹ giao lưu, trò chuyện với con cái dường như

Trang 4

không có mà thời gian ở trường của trẻ thì rất lâu.

Vậy làm thế nào để giúp trẻ có nề nếp, ngoan ngoãn, hiểu biết mà vẫn hồnnhiên, mạnh dạn, linh hoạt, có một kỹ năng giao tiếp tốt tránh bị bắt nạt hay bịtẩy chay ngay trong lớp Đó là nhiệm vụ rất khó khăn của một giáo viên mầmnon phụ trách nhóm lớp

Là giáo viên mầm non tuy đã đi học ở trường sư phạm về có đầy đủchuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để xây dựng, phát triển nhân cách toàn diệncho trẻ phù hợp với việc phát triển tâm sinh lý lứa tuổi nhưng trong thực tế hầuhết giáo viên hay chú trọng tới việc rèn nề nếp lớp, nề nếp trẻ để trẻ luôn trật tự,không được tự do đi lại, làm theo ý trẻ, trẻ luôn bị gò bó, áp đặt làm theo sự sắpđặt của cô

Năm học 2023-2024 tôi chủ nhiệm lớp mẫu giáo nhỡ, Trẻ lớp tôi phụtrách tương đối ngoan nhưng còn thụ động và được bao bọc bởi gia đình quánhiều Đầu năm, tôi nhận thấy các cháu rất thụ động, nhút nhát, thiếu tự tin vàrất ngại giao tiếp với người lạ Nhiều phụ huynh còn than phiền rằng trẻ ở nhàrất ít nói và mỗi khi nhà có khách là trẻ sẽ không chơi và giao tiếp với người lạ.Nhận thức được tầm quan trọng của sự mạnh dạn, tự tin đối với sự phát triển củatrẻ Từ những thực tế của lớp mình phụ trách tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:

“Một số giải pháp phát triển năng lực giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khu

mý trường mầm non Aí Thượng, huyện Bá Thước”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đưa ra các giải pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo nhỡ mạnh dạn, tự tin tronggiao tiếp Đồng thời giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như là: Ngôn ngữ, đạo đức,trí tuệ, thẩm mỹ, kỹ năng sống, thể lực… tăng cường kỹ năng giao tiếp của trẻ,trẻ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong lớp từ đó giúp trẻ mạnh dạn

và tự tin hơn trong giao tiếp và bày tỏ nguyện vọng của mình tạo được sự hứngthú, sự đoàn kết, tích cực tham gia hoạt động của trẻ

Nhằm giúp giáo viên chủ động, sáng tạo, đổi mới, linh hoạt trong tổ chứchoạt động giúp trẻ mẫu giáo tự tin mạnh dạn trong giao tiếp

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp nâng cao tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cho trẻmẫu giáo 4 - 5 tại trường Mầm non Aí Thượng, huyện Bá Thước Đề ra một sốgiải pháp cụ thể để nâng cao giúp trẻ mạnh dạn, tự tin Đánh giá kết quả và có ýkiến đề nghị nâng cao chất lượng giáo dục giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong tất cảmọi hoạt động

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp đánh giá kết quả

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trang 5

Ngay từ xa xưa những người có khả năng mạnh dạn, tự tin trong giao tiếptốt đã nhận được những đánh giá tích cực từ phía mọi người, dù bạn là ai, dù bạnlàm công việc gì hay làm công việc quan trọng như thế nào thì việc mạnh dạn tựtin trong giao tiếp là điều rất cần thiết và đối với trẻ

Mạnh dạn tự tin trong giao tiếp là điều vô cùng quan trọng để phát triển trítuệ, ngôn ngữ nhận thứ của một đứa trẻ Tuy nhiên trẻ mẫu giáo khả năng giaotiếp còn hạn chế trước cô giáo, trước các bạn và mọi người xung quanh Ngườixưa thường nói uốn cây từ thủa còn non, dạy con từ thủa vẫn còn thơ ngây Pháttriển tình cảm và kỹ năng xã hội trong việc giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giaotiếp, sẽ giúp trẻ thích nghi, hòa nhập với xã hội và là một phần trong cuộc sốnghàng ngày của mỗi con người Bằng những cử chỉ, thái độ đơn giản và gầntrong cuộc sống, song lại giúp trẻ phát triển một cách toàn diện

Tự tin được thể hiện bên ngoài là mạnh dạn, dám thể hiện mình trước đámđông, không sợ nói trước đông người Tự tin là dám làm điều mình nghĩ, bày tỏcảm xúc của mình với người khác mà không e ngại Tự tin là một đức tính chỉ

có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi Sự tự tin lớn dần lên nhờ vàocảm giác được yêu thương

Có thể nói mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cátính và những mong muốn độc lập của riêng mình Bất kể là cô giáo hay bố mẹđều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của trẻ Vì vậy, việc ápdụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sựlinh hoạt, mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ Giao tiếpcũng là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của mỗi người trong cuộcsống, với trẻ nhỏ thì điều đó cũng không phải là ngoại lệ Những đưa trẻ mạnhdạn, hiếu động thường tự tin và thoải mái hơn trong giao tiếp với bạn bè cũngnhư người lớn, trẻ nhút nhát thường kém tự tin và khó hòa nhập hơn

Lứa tuổi mầm non là bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi đứa trẻ Chínhkhoảng thời gian này là thời điểm mà mỗi bạn nhỏ phải tập xa rời với sự bao bọccủa gia đình bước vào trường mầm non, vào với một xã hội thu nhỏ đầu tiên Ởtrường mầm non trẻ dần học được thế nào là tình bạn, sự sẻ chia và quan tâm

Bé cũng sẽ hiểu rằng mình phải làm chủ cảm xúc hành vi của bản thân, tuân thủnội quy chung mới có thể trưởng thành, mạnh dạn, tự tin, thành công sau này

Và thực tế cho thấy khi trưởng thành, những đứa trẻ càng tự tin trong giao tiếp,thì càng có khả năng đạt được địa vị cao trong xã hội, phát triển mạng lưới bạn

bè, thành công trong cuộc sống.[1]

Chính vì thế trẻ cần được giáo dục một cách đúng đắn trẻ không nhữngchỉ lĩnh hội tri thức về sự vật, hiện tượng xung quanh, mà còn học được sự tựtin, mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người.Có thể nói giáodục sự tự tin, mạnh dạn cho trẻ chính là bồi dưỡng nhân cách cho trẻ

Giáo dục sự tin mạnh dạn cho trẻ là một phần quan trọng trong giáo dụcphát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, là những yêu cầu thiết yếu, đầy thử tháchtrong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ Những năng lực về tình cảm, kỹ năng xãhội là viên gạch đặt nền tảngcho sự phát triển toàn diện và sự gắn kết xã hội củamỗi cá nhân trẻ.[3]

Trang 6

Với vai trò là một giáo viên dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi, tôi nhận thấy việcgiúp trẻ tự tin mạnh dạn trong giao tiếp là rất cần thiết, giúp giáo viên gần gũitrẻ, quan tâm trẻ và gắn kết hơn giữa phụ huynh với giáo viên và nhà trường, từ

đó giúp trẻ ngày một mạnh dạn hơn, tự tin hơn

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Xã Ái Thượng là vùng giữa của huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa với diệntích 2.699.77ha là một xã được thành lập và chia tách từ xã long vân về kinh tế

xã hội dân trí còn thấp chủ yếu là dân tộc sinh sống

Trường mầm non Aí Thượng năm trên QL217 Hiện nay có 37 cán bộnhân viên trong đó có 3 quản lý, 6 nhân viên và 26 giáo viên, 2 giáo viên đi biệtphái Trường có 15 nhóm lớp với 1 điểm chính và 3 điểm lẻ

Năm học 2023-2024 tôi được phân công giảng dạy ở lớp mẫu giáo 4 – 5tuổi Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi nhận thấy những thuận lợi và khókhăn sau:

* Thuận lợi:

Được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệunhà trường, Ủy ban nhân dân xã Aí Thượng xin nguồn hỗ trợ đã xây dựngphòng học rộng giải thoáng mát, các bậc phụ huynh học sinh mua sắm trangthiết bị phục vụ công tác dạy và học, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốtchương trình giáo dục mầm non

Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, có nhiệt huyết, có trình độ chuyên môn,luôn cố gắng trong việc tự học , tự rèn luyện và tổ chức tốt các hoạt động chămsóc – giáo dục trẻ

Lớp tôi có tổng số 20 trẻ cùng độ tuổi và được học qua lớp mẫu giáo bénên đã có nhận thức được người quen, người lạ

Đa số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình củatrẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với côgiáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ

100% trẻ là người dân tộc thiểu số nên kỹ năng giao tiếp cũng như ngôn ngữphổ thông của trẻ còn hạn chế

Tổ chức các trò chơi tập thể, hoạt động vui chơi và các hoạt động lễ hộichưa thật sự hấp dẫn trẻ

Giáo viên chưa chú trọng đến cách xây dựng môi trường giáo dục thânthiện, an toàn

Trẻ nhút nhát thụ động chưa được quan tâm

Trang 7

* Kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trước khi áp dụng các giải phápTổng số

trẻ khảo sát

Đạt Tỉ lệ % Chưa đạt Tỉ lệ %

1 Trẻ mạnh dạn giao tiếp với mọi người 20 4 20 % 16 80%

2 Trẻ biết bày tỏ cảm xúc với người khác 20 5 25 % 15 75%

3 Quan tâm, giúp đỡ chia sẻ, hợp tác 20 6 30% 14 70%

mý như sau:

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.2.Tổ chức các trò chơi tập thể, hoạt động vui chơi và các hoạt động lễ hội, thân thiện, bổ ích giúp trẻ thể hiện mình với cô và các bạn trong lớp.

Tổ chức hoạt động vui chơi và hoạt động lễ hội giữ vai trò quan trọngtrong quá trình trẻ tiếp thu kiến thức Bởi vừa để thoả mãn nhu cầu vui chơi,giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻđược chơi và hoạt động theo sở thích tích cực, độc lập, sáng tạo Việc tổ chứccác hoạt động vui chơi và các hoạt động lễ hội thật hấp dẫn, thân thiện, bổ ích sẽ

là phương tiện, là điều kiện giúp trẻ hình thành các kỹ năng quan sát, phân tích,

và những đam mê tìm hiểu khám phá

*Thông qua trò chơi tập thể

Với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thíchnghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những

Trang 8

đòi hỏi mới của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh đượcnhững xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảysinh ở trẻ tính mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và trên

cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻvới những người xung quanh Tất cả những điều này tác động một cách tích cựclên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô,bạn bè và muốn học tập

Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Bạn hãy làm giống tôi

Cô và trẻ ngồi cùng nhau Trước tiên cô giáo nói tên của mình, nơi ở…Sau đó chuyển micro cho một trẻ bất kỳ, trẻ nhận được micro từ cô giáo sẽ đứnglên nói tên mình, mình bao nhiêu tuổi, học lớp nào, trường nào Cứ như vậycho đến khi tất cả trẻ đều mạnh dạn đứng lên giới thiệu về bản thân

Ở trò chơi này rèn luyện kỹ năng thuyết trình, mạnh dạn tự tin giao tiếpthể hiện trước đám đông

(Hình ảnh: Bé Gia Hân đứng giới thiệu về bản thân )

Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng

Cho trẻ nắm tay nhau tạo thành vòng tròn vừa đi vừa hát các bài hát trongchủ đề, khi bản nhạc kết thúc trẻ sẽ tạo dáng theo yêu cầu của cô như tạo dángngười mẫu, tạo dáng các con vật…

Tổ chức cho trẻ chơi rê dắt (dẫn) bóng bằng 1 bộ phận của cơ thể

Mỗi trẻ sử dụng một trái bóng và bắt đầu dẫn bóng trong một khu vựcgiới hạn Các bạn cố gắng kiểm soát bóng mà không chạm vào bất kỳ bạn khác.Trong khi các bạn đang dẫn bóng, cô giáo sẽ gọi ra một bộ phận cơ thể và cáccác bạn nhỏ phải dừng bóng bằng bộ phận đó của mình Tôi có thể gọi là: Taytrái, tay phải, chân trái, chân phải, cằm, 2 tay ôm bóng …

Trang 9

(Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi tạo dáng )

Thông qua trò chơi này giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe và quan sátnhững gì cô giáo đang nói, tăng khả năng phản xạ Từ đó giúp trẻ dần gắn kếthơn, hoà đồng, mạnh dạn, tự tin với nhau

* Hoạt động vui chơi

Trò chơi là hoạt động có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ em, đáp ứng nhu cầuhoạt động tích cực của chúng Trò chơi tạo điều kiện để trẻ thể hiện nhu cầu tựnhiên về hoạt động Đối với trẻ chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậy trongmình những cảm giác và ước mơ, là cố gắng để thực hiện những ước mơ đó, làcảm giác, tri giác và phản ánh một cách sáng tạo thế giới vào trong tưởng tượng

của mình “Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng

đang sống và là cái chúng sẽ nhận thấy phải thay đổi” (A.M.Goroki).

Vui chơi là hoạt động rất cần thiết để trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh

và học cách để sống thích ứng với thế giới đó Vui chơi không chỉ là một phầntuổi thơ của trẻ mà còn là cách để trẻ học hỏi và phát triển toàn diện Hoạt độngvui chơi góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữagiáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ

Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi kéo co Ở trò chơi này cô giáo chialớp làm hai đội mỗi đội đứng so le về 2 phía của sợi dây Khi có hiệu lệnh “bắtđầu” trẻ của mỗi đội ra sức kéo sợi dây về phía mình làm sao cho phần đánh dấu

đỏ trên dây kéo càng sang bên đội mình càng nhiều thì đội đó thắng cuộc

Trang 10

(Hình ảnh trẻ chơi trò chơi kéo co – Phụ lục 3)

Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi ở các góc

Hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạtđộng chủ đạo của trẻ mẫu giáo Thông qua trò chơi giúp trẻ hình thành và pháttriển cấu trúc tâm lý trong nhân cách của trẻ Hoạt động chơi gây ra những biếnđổi về chất có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo

và chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo

Ở những trò chơi, tôi là những người bạn của trẻ, luôn gần gũi cùng cáccon chơi theo các nhóm Tôi luôn tích hợp, cho trẻ học và chơi theo các nhóm,khi chơi các nhóm tình bạn của trẻ nảy sinh, chúng sẵn sàng giao lưu chia sẻ vớibạn Và tình bạn trở lên quan trọng với trẻ Ngoài ra, khi chơi theo nhóm, nhóm

có những bạn mạnh dạn và bạn nhút nhát, làm nảy sinh sự mạnh dạn và chủđộng trong giao tiếp đối với bạn nhút nhát Tôi dạy trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện

kỹ năng giao tiếp qua các trò chơi phân vai như (bán hàng, bác sỹ, thợ xây )Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi “ người bán – người mua, bác sỹ - bệnhnhân ” Trong quá trình chơi trẻ được nhập vai chơi thành các nhân vật các mốiquan hệ xã hội được thu nhỏ trong các trò chơi ấy, từ đó giúp trẻ mạnh dạn tự tinhơn, góp phần vào sự phát triển hài hòa cho trẻ qua đó còn giúp trẻ củng cốthêm những kiến thức mà mình có, qua đó còn dạy trẻ biết thể hiện thái độ âncần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiết giữatrẻ với trẻ khi chơi

Bên cạnh đó tôi luôn động viên, khích lệ trẻ tự tin mạnh dạn biểu lộ cảmxúc, ý thích, băn khoăn, của mình qua các vai chơi

Trang 11

(Hình ảnh trẻ chơi ở các góc – Phụ lục 4)

Từ việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ giúp hình thành và rèn luyệncho trẻ một cách tự nhiên những phẩm chất, năng lực cần thiết Từ đó, hướngđến sự phát triển toàn diện Giúp trẻ tương tác, gắn kết tốt với mọi người, tăng

kỹ năng hoạt động đội, nhóm, tăng khả năng tương tác với cộng đồng

*Thông qua hoạt động lễ hội

Xuất phát từ những mục tiêu của ngành giáo dục mầm non là chăm sóc vàgiáo dục trẻ Bản thân tôi nhận thấy việc tổ chức các hoạt động lễ hội và làkhông thể thiếu trong suốt một quãng thời gian của một năm học Bắt đầu từngày khai giảng, ngày tết Trung Thu, các hoạt động ngày lễ lớn, để lại cho trẻ

Trang 12

những ấn tượng sâu sắc, niềm vui trọn vẹn Giúp trẻ tự tin vào bản thân, tự tinbiểu diễn trước mọi người.

Trong kế hoạch hoạt động hàng tháng ở trường mầm non, mỗi tháng đều

có ngày lễ, ngày hội với đặc thù khác nhau Có thể nói, hoạt động trong ngày lễ,ngày hội là một hoạt động giáo dục cần thiết trong chương trình chăm sóc giáodục trẻ mầm non Việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ là một hình thứcgiáo dục hiệu quả và sinh động nhất, trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực.Qua đó trẻ được học và giao tiếp với cô giáo, bạn bè và cha mẹ Hiểu được ýnghĩa hoạt động âm nhạc trong ngày hội, ngày lễ Hàng ngày tôi luôn chú ý rèn

kỹ năng vận động theo nhạc Khi nhà trường có kế hoạch tổ chức tôi lựa chọncác nội dung phù hợp để luyện tập, chuẩn bị trang phục cho trẻ Khi biểu diễntôi nhận thấy ở trẻ rất hào hứng, tự tin, có ý thức trong khi biểu diễn Ngày lễ,hội là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàn trường giao lưu, hiểu biết nhau hơn,đồng thời tạo cơ hội cho trẻ nâng cao các kỹ năng hoạt động nghệ thuật

Trong các giờ học âm nhạc biểu diễn văn nghệ, hay các hoạt động giaolưu âm nhạc, biểu diễn văn nghệ tại các sự kiện của trường, của lớp… sẽ tạo chotrẻ sự tự tin, vui tươi và hồn nhiên

Ví dụ: Ngày Tết trung thu

Trước ngày tổ chức lễ hội tôi nêu ra hình thức tổ chức, tuyên truyền cha

mẹ trẻ, các nhà tài trợ về việc ủng hộ các cháu cả về vật chất và tinh thần: Quàbánh, hoa quả, đồ chơi trong dịp tết trung thu Sau đó cùng trẻ trò chuyện về ýnghĩa ngày tết trung thu, tập văn nghệ: Múa hát các bài có nội dung về tết trungthu Ngày tổ chức cho các cháu vui đón tết trung thu, chúng tôi có mời toàn thểcha mẹ trẻ tới dự với các cháu

(Hình ảnh: Tổ chức Trung thu cho trẻ )

Trang 13

Như vậy qua tham gia vào các ngày lễ, ngày hội trẻ được giao lưu, tiếpxúc với các cô, các bạn, các anh, các chị, các em trong toàn trường, với mọingười xung quanh

Ví dụ: Vẽ hoa tặng cô trong ngày lễ 20/11

(Hình ảnh: Trẻ vẽ hoa tặng cô nhân ngày 20/11 )

Ngoài vẽ tranh các bé được tập luyện những bài hát, bài thơ hay về cô giáo, thầy giáo thể hiện niềm vui niềm tự hào trên những khuôn mặt ngây thơ Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những thầy cô giáo luôn yêu thương, chăm sóc các con hàng ngàỳ.Cô luôn động viên trẻ nhút nhát tham gia biểu diễn văn nghệ cùng các bạn để trẻ tự tin hơn

Sau mỗi lần trẻ biểu diễn văn nghệ xong cô cùng cả lớp khuyến khích, động viên trẻ để lần sau trẻ tự tin hơn, hăng hái tham gia cùng các bạn

Ví dụ: Tổ chức biễu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11

Trang 14

( Hảnh trẻ tham gia văn nghệ múa hát chào mừng ngày 20/11)

Ví dụ: Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động trải nhiệm thực tế

Trang 15

(Hình ảnh trẻ làm quen trải nghiệm tết nguyên đán )

Khi trẻ tham gia vào các hoạt động ngày lễ, ngày hội, giúp trẻ tìm hiểu,khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, về cuộc sống của con người,

sự quan tâm chia sẻ của trẻ đối với người thân, với các bạn và tất cả mọi người

từ đó trẻ có kiến thức về cuộc sống, có những kỹ năng cơ bản về cuộc sống khichính bản thân trẻ được trực tiếp tham gia Ngoài ra khi trẻ tham gia vào ngày lễhội giúp cho trẻ phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ Trẻ được giao lưu vớicác bạn lớp khác, với các bác, các cô chú, với mọi người ở những lứa tuổi khácnhau giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong cuộc sống

2.3.2.Tham khảo nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để rèn luyện cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin.

Ngay từ đầu năm học, tôi đã tập trung sưu tầm và tham khảo nhiều tài liệuGiáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, dành nhiều thời gian đọc các tài liệu

về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi trẻ mẫu giáo nhỡ và tìm hiểu cácnguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng Internet, để nắm bắtchuyên môn một cách vững vàng, có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáodục cho trẻ đặc biệt là rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ

Không chỉ dành thời gian nghiên cứu, tự học tập trong lúc ở trường bảnthân không ngừng phấn đấu, có tinh thần học tập mọi lúc, mọi nơi, học tập từđồng nghiệp xung quanh, từ ban giám hiệu trường, từ đó nắm được đặc điểmtừng trẻ trong lớp để áp dụng các biện pháp phù hợp

Tham gia tốt các đợt thao giảng, dự giờ đồng nghiệp để học hỏi thêm kinhnghiệm về việc rèn tính mạnh dạn tự tin cho bản thân Bản thân tôi thườngxuyên rèn luyện mạnh dạn tự tin cho trẻ, tổ chức các hoạt động phù hợp,đúngquy trình của độ tuổi 4-5 tuổi Dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụngmọitình huống và hoạt động có thể tích hợp

Trang 16

(Hình ảnh: Học tập tham khảo các nguồn tài liệu )

Đây là biện pháp quan trọng trong việc rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ

Để thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả thì đòi hỏi giáo viên phải trang

bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác và trải nghiệm các kỹ nănggiáo dục thực tế Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng tôi hiểu rằng Để dạy trẻtính mạnh dạn tự tin cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ bằngcách: Tôn trọng trẻ, giúp trẻ nhận thức được bản thân Tăng cường sự tự tin chotrẻ bằng những lời cổ vũ,tìm hiểu khuyến khích trẻ thể hiện bản thân Hướngdẫn trẻ cách tự giải quyết vấn đề, không được làm thay trẻ hay bao bọc trẻ khiếntrẻ ỷ lại và không thể tự lập Luyện tập sự tự tin cho trẻ mọi lúc mọi nơi

Ví dụ: Tăng cường sự tự tin cho trẻ bằng những lời cỗ vũ: Trong giờ hoạtđộng tạo hình bé Anh Kiệt vẽ to nhưng chưa được đẹp nhưng tôi không quát hay

la mắng trẻ mà tôi vẫn gần gũi động viên khích lệ trẻ bằng lời nói nhẹ nhàng, cửchỉ ân cần: “Cô thấy con vẽ tiến bộ hơn rồi, lần sau con sẽ vẽ đẹp hơn đấy nếucon chăm chỉ luyên tập.”

Ví dụ: Hướng dẫn trẻ cách tự giải quyết vấn đề, không làm thay trẻ haybao bọc trẻ: Khi đón trẻ buổi sáng thay vì mở tủ cất túi cho trẻ hay cất dép cho

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Tham khảo chuyên đề: “Tăng cường bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên 1mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non”“Tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường bồi dưỡng cảm xúc tích cực chogiáo viên 1mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non”“Tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mầmnon phù hợp với bối cảnh địa phương
1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn ( 4 - 5 tuổi) TS. Lê Thu Hương - TS. Trần Thị Ngọc Trâm - PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết đồng chủ biên Khác
3. Luật giáo dục, Số: 38/2005/QH11, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 Khác
4. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam ,nhóm tác giả: CaoThị Hồng Nhung, Lương Thị Bình, Nguyễn Thị Quyên,Chu Thị Hồng Nhung,Vũ Ngọc Dự Khác
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Năm học2021-2022 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w