1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi a3 thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu từ lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non hoằng phong

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu từ lá cây trong hoạt động tạo hình tại lớp 5-6 tuổi A3 trường mầm non Hoằng Phong
Tác giả Lê Thị Ánh
Trường học Trường Mầm non Hoằng Phong
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 68,84 KB

Nội dung

Tạo cho trẻ khă năng thích hoạt động tạo nên một sản phẩm đẹp do bảnthân trẻ tạo ra.Với chương trình giáo dục mầm non mới để đáp ứng các yêu cầu đó đòihỏi phát huy tính tích cực, sáng tạ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA VIỆC

SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TỪ LÁ CÂY TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TẠI LỚP 5-6 TUỔI A3

TRƯỜNG MẦM NON HOẰNG PHONG

Người thực hiện: Lê Thị Ánh

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoằng Phong SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

Trang 2

TT Nội dung Trang

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2 nghiệmThực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh 3

2.2.3 Kết quả khảo sát thực hiện 5 2.3 Các giải pháp tổ chức thực hiện 5 2.3.1 chú ý của trẻ vào hoạt động tạo hình.Giải pháp 1: Tạo tình huống, yếu tố bất ngờ để thu hút sự 5 2.3.2 Giải pháp 2: Cho trẻ quan sát các bức tranh được tạo từ lá 6 2.3.3 lá cây đa dạng phong phú trong lớp và ngoài trời.Giải pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động tạo hình với 8 2.3.4 khiếu.Giải pháp 4: Phân loại và phát hiện bồi dưỡng trẻ có năng 10 2.3.5 Giải pháp 5: Phân loại và phát hiện bồi dưỡng trẻ có năng khiếu 12 2.3.6 Giải pháp 6: Sưu tầm, trồng và chăm sóc nhiều cây xanh 13 2.3.7 Giải pháp 7: Sưu tầm, trồng và chăm sóc nhiều cây xanh 14 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 14

Danh mục tài liệu tham khảo

M NON EATUN

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài.

Cuộc sống hiện đại đem lại cho con người khá nhiều tiện ích, nhưng theo

đó là sự lãng quên dần những sản phẩm đồ chơi, trò chơi dân gian tự làm truyền thống từ lá cây như: con trâu lá mít, kèn lá chuối, đồng hồ lá dừa, chong chóng… Bây giờ, không chỉ ở những thành phố lớn mà ngay cả ở những vùng quê, những sản phẩm tạo hình tự tạo tận dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên (lá cây, cành cây, tre, nứa) dường như quá xa lạ đối với nhiều đứa trẻ Chúng bị những đồ chơi Trung Quốc, đồ chơi điện tử hiện đại nguy hiểm, điện thoại thông minh, game, thu hút mà quên dần đi những đồ chơi tự tạo hết sức hấp dẫn, gần gũi và thân thiện

Sản phẩm mà trẻ tạo ra từ lá cây được gắn liền với môi trường sống vốn gần gũi với thiên nhiên và con người Việt Nam Do đó, chúng không đơn thuần

là một sản phẩm chơi của trẻ nhỏ mà còn chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc độc đáo và giàu bản sắc

Đối với lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành, phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ và lao động Đối với con người nói chung và với trẻ độ tuổi mầm non nói riêng, hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, tính sáng tạo, phản ánh thế giới xung quanh một cách tích cực, biết yêu quý và trân trọng cái đẹp.Từ đó ham muốn tạo ra cái đẹp

Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác, hình thành ở trẻ khả năng tư duy, phát triển xúc cảm, tình cảm, nhân cách, trí tuệ, sự khéo léo, tính kiên trì Đặc biệt là phát triển thẩm mỹ, nghệ thuật Tạo cho trẻ khă năng thích hoạt động tạo nên một sản phẩm đẹp do bản thân trẻ tạo ra

Với chương trình giáo dục mầm non mới để đáp ứng các yêu cầu đó đòi hỏi phát huy tính tích cực, sáng tạo của cô và trẻ cao hơn, phương pháp dạy và học phong phú hơn và quan trọng hơn nữa trong mọi hoạt động đều lấy trẻ làm trung tâm, nhằm phát huy tính mạnh dạn, tự tin, sáng tạo, phối hợp, đoàn kết, học hỏi lẫn nhau, tự trải nghiệm Hoạt động tạo hình đối với trẻ mầm non là hoạt động không thể thiếu nó giúp trẻ phát triển toàn diện về các lĩnh vực giáo dục như: Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ; lĩnh vực phát triển nhận thức; lĩnh vực phát triển ngôn ngữ; lĩnh vực phát triển thể chất; lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội

Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em thì hoạt động tạo hình là hoạt động chiếm ưu thế, hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mầm non Nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động, sáng tạo những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, đó là các loại lá cây để tạo thành những đồ chơi gắn liền với trò chơi dân gian, với những bài đồng giao như: Con mèo, con châu chấu, con bọ dừa, con trâu, đồng hồ Đặt biệt lá cây có những ưu điểm của nguyên vật liệu thiên nhiên như: dễ tìm, phong phú, đa dạng về hình dạng màu sắc, dễ sử dụng trẻ

có thể dễ dàng xé, bứt, vô, cắt, xếp

Trang 4

Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu từ lá cây trong hoạt động tạo hình tại lớp 5-6 tuổi A3 trường mầm non Hoằng Phong "

1.2.Mục đích nghiên cứu

Tôi quyết định chọn đề tài này với mục đích bước đầu tìm hiểu thực trạng của hoạt động tạo hình và áp dụng các phương pháp trong việc dạy tạo hình để nâng cao chất lượng dạy hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo Từ đó vận dụng những những kiến thức có sẵn và qua học hỏi để nghiên cứu và áp dụng phương pháp vào môn tạo hình nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh phù hợp với mục đích giáo dục và trình độ nhận thức của trẻ

Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm ý thích vẻ đẹp kỳ diệu của cuộc sống Trẻ được tự tay làm ra những bức tranh, con vật, đồ chơi từ lá cây từ đó trẻ biết tạo ra cái đẹp từ chính những gì gần gũi xung quanh trẻ, làm cho nó trở nên có ý nghĩa, phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ, giúp bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ và hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống con người và nghệ thuật Đây cũng là lứa tuổi ham hiểu biết có nhu cầu lớn trong việc nhận thức khám phá thế giới xung quanh Từ đó trẻ biết những điều nên làm và không nên làm, yêu cái đẹp, sáng tạo cái đẹp

Trên thực tế, chất lượng các giờ dạy hoạt động tạo hình ở trường mầm non chưa cao, bởi các giờ học mang tính khuôn mẫu, áp đặt, thiếu đi sự mềm mại và ít có tính sáng tạo Trong đó, quá trình tổ chức các tiết học tạo hình của giáo viên còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn Việc vận dụng các yếu tố qua chơi mà học, qua học mà chơi vào tiết học sẽ làm tăng hứng thú cho trẻ, tạo lên tâm trạng phấn khởi mong muốn được tạo ra sản phẩm của mình thông qua các phương tiện tạo hình, hoa lá, thiên nhiên

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lớp A3

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phương pháp điều tra

Phương pháp quan sát

Phương pháp đàm thoại

Phương pháp thực hành trải nghiệm

Phương pháp tổng hợp

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Hoạt động tạo hình là một hoạt động văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ có ấn tượng về cái đẹp và những xúc cảm chân thật,

Trang 5

những phẩm chất tốt đẹp của con người, hình thành những đức tính tốt như: yêu thích cái đẹp, muốn tạo ra cái đẹp, quá trình thao tác giúp trẻ khéo léo, linh hoạt, hình thành cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ hình thành và rèn luyện ở trẻ khả năng đánh giá và tự đánh giá, tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ giúp cho lời nói truyền cảm hơn và ngôn ngữ được mạch lạc hơn, mặt khác hoạt động này còn giáo dục trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe, rèn luyện năng lực, điều khiển hành vi của mình nhờ có hoạt động này mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên

Sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non bao gồm nhiều lĩnh vực, các lĩnh vực phát triển của trẻ có liên quan chặc chẽ với nhau, sự cảm nhận và hiểu biết

về những biểu hiện tri giác những hình dạng không gian cũng như về những suy nghĩ, cảm nhận mĩ thuật, về cái đẹp của tác phẩm thông qua cảm giác và tri giác, vừa là quá trình tiếp nhận vào bên trong của những cảm xúc, những phán đoán, những đánh giá về những giá trị mang tính văn hóa, lịch sử, về cái đẹp của tác phẩm Trẻ em phải được nhìn nhận dưới góc độ khác với mĩ thuật của người lớn Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được tự do thể hiện những tình cảm suy nghĩ

và những kinh nghiệm của bản thân trẻ về con người cũng như mọi sự vật hiện tượng thế giới xung quanh

Tạo hình gồm rất nhiều hoạt động như: Vẽ, nặn, xếp, dán, chắp ghép, tạo hình tổng hợp Mỗi loại hoạt động tạo hình có các nguyên liệu khác nhau, không phải hoạt động tạo hình nào cũng sử dụng nguyên liệu lá cây Do vậy phải biết lựa chọn hoạt động cho phù hợp khi sử dụng với lá cây (Lá cây khô, lá cây vừa rụng, lá cây tươi, lá non xanh, lá già ) Có thể sử dụng lá cây trong các hoạt động như: xếp, dán tranh, chắp ghép làm đồ chơi, làm phụ liệu trong hoạt động nặn, tạo hình tổng hợp khi lựa chọn lá cây, đảm bảo vệ sinh an toàn, thẫm mĩ, lựa chọn lá có hình dáng, màu sắc đẹp, không bị rách nát

Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng cho nên hoạt động tạo hình có liên quan chặt chẽ với sự nhận thức cuộc sống xung quanh, bởi vì muốn thể hiện được cuộc sống xung quanh cần phải nhận thức được từng loại hình, hoạt động tạo hình Xếp dân tranh: Tạo những tranh theo mẫu, theo đề tài, ý thích Lựa chọn giấy nến, nhiều lá cây mỏng, (có thể lá khô, lá tươi, lá cây non, cánh hoa đã sử lí được ép khô vẫn giữ được màu ), phối hợp với nguyên liệu khác đựng trong rỗ, làn và được phân loại hoa, lá (Sử dụng đồ dùng: Kéo, keo sửa, hồ dán ) Chắp ghép làm đồ chơi: Con mèo, con châu chấu, con bọ dừa, con trâu đồng hồ, vương miệng, chiếc nhẫn từ lá dứa, lá dừa, cô, lá đa, lá mít đã được cắt từng đoạn để trẻ dễ sử dụng và đựng trong làn, rổ

Chính vì vậy hoạt động tạo hình với lá cây phù hợp với trẻ và có ý nghĩa giáo dục rất lớn, thông qua hoạt động này mà trẻ thể hiện được tính sáng tạo tưởng tượng, thể hiện khá đầy đủ kinh nghiệm sống của trẻ, thể hiện được sự tích cực tìm kiếm, khám phá về thế giới xung quanh

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1 Thuận lợi.

Trang 6

Trường Mầm non Hoằng Phong là trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2 và kiểm định chất lượng mức độ 3 Là một ngôi trường khang trang sạch đẹp, có chất lượng chăm sóc giáo dục tốt nên tạo được uy tín đối với phụ huynh và luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành về trang thiết bị, đồ dùng,

đồ chơi đầy đủ phục vụ cho dạy và học Hằng năm, tôi luôn được tham gia các lớp tập huấn chuyên đề do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

Bản thân tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và tập thể nhà trường Tôi luôn tìm tòi đổi mới các phương pháp giúp trẻ hứng thú, tích cực trong mọi hoạt động nên có thể giúp trẻ cảm nhận và yêu những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh

Đối với lớp 5 tuổi tôi trực tiếp phụ trách, trẻ học rất hăng say, tích cực khi được cô tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu và hướng dẫn tham gia hoạt động

Đa số trẻ có nề nếp tốt và rất mạnh dạn hứng thú tham gia vào các hoạt động Tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc hướng dẫn trẻ không những cung cấp kiến thức tạo hình mà còn mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về các sự vật hiện tượng xung quanh Bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để làm sao đưa ra phương pháp dạy, giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách có hiệu quả nhất

Các bậc phụ huynh trong lớp luôn ủng hộ và phối kết hợp với cô giáo rất tốt trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nên lớp tôi luôn đạt kết quả cao trong năm học

2.2.2 Khó khăn.

Một số phụ huynh muốn con mình phải được học với những phương tiện,

đồ dùng hiện đại, đắt tiền, sạch sẽ, màu sắc đẹp, ít quan tâm đến đồ dùng dân gian, sẵn có ở địa phương

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì hàng loạt những nguyên liệu hiện đại đắt tiền như: giấy màu các loại, mút sốp, nilon, vải, cước, nhựa cao cấp

đã thay thế các nguyên liệu dân gian, nguyên liệu từ thiên nhiên như: lá cây, vỏ cây, tre nứa, mây, cói, hạt, hột, vỏ sò, vỏ hến

Một số giáo viên ít quan tâm tới việc sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ mặc dù trong chương trình giáo dục mầm non, giáo trình tạo hình và phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non đã đề cập đến

Việc sử dụng lá cây để xếp, dán tranh chưa có giải pháp và hướng dẫn trẻ

cụ thể, vì thế giáo viên lúng túng khi thực hiện các hoạt động tạo hình có sử dụng lá cây

Trước khi thực hiện đề tài tôi đã có những tiết dạy cho trẻ hoạt động tạo hình với lá cây, tôi thấy trẻ không biết sử dụng lá cây vào tạo hình còn lúng túng, kĩ năng về tạo hình còn sơ sài, cảm nhận tác phẩm nghệ thuật còn đơn giản, chậm, chưa tập trung trẻ chưa có kỹ năng tạo hình từ những lá cây Ví dụ: khi cô phát lá cây để trẻ tạo hình thì trẻ đều xé nát ra, mặt khác kỹ năng tạo hình

Trang 7

của trẻ còn gặp nhiều khó khăn số liệu cụ thể qua tiết dạy được tổng hợp trong bảng sau:

2.2.3 Kết quả khảo sát thực hiện.

số trẻ

Kết quả

Tổng số

số

%

1 Trẻ thực hiện được một số kỹ

năng tạo hình từ lá cây

28 15 54 13 46

2 Trẻ nhớ tên, cách làm một số sản

phẩm

28 17 61 11 39

3 Trẻ mạnh dạn tự tin diễn đạt về

sản phẩm tạo hình của mình

28 14 50 14 50

4 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 28 17 61 11 39

2.3 Các giải pháp tổ chức thực hiện

2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch sáng tạo với lá cây trong hoạt động tạo hình của trẻ mầm non

Căn cứ vào nhiệm vụ của năm học, để nhằm rèn luyện kỹ năng, nâng cao chất lượng cho trẻ hoạt động tạo hình, nhằm hướng tới cái hay, cái đẹp, cái mới

lạ, hấp dẫn, trong đó sáng tạo nghệ thuật cho trẻ chiếm một vị trí quan trọng

Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm ý thích vẻ đẹp kỳ diệu của cuộc sống Đây cũng là lứa tuổi ham hiểu biết có nhu cầu lớn trong việc nhận thức khám phá thế giới xung quanh từ đó trẻ biết những điều nên làm và không nên làm, yêu cái đẹp, sáng tạo cái đẹp

Từ nhận thức trên tôi đã xây dựng kế hoạch sáng tạo với lá cây trong hoạt động tạo hình của trẻ qua các chủ đề như sau

1 Trường mầm non Làm kèn lá từ lá chuối

2 Bản thân Làm đồng hồ từ lá dừa

3 Gia đình Làm vòng cổ từ lá khoai lang

4 Nghề nghiệp Làm mũ bằng lá cây

5 Thế giới động vật Làm con trâu lá mít,lá đa

6 Thế giới thực vật Dán lá cây tạo thành bông hoa, intranh từ lá cây.

7 Phương tiện giao thông Làm thuyền từ lá cây

8 Hiện tượng tự nhiên Làm chong chóng

9 Quê hương đất nước-Bác Hồ Trang trí ảnh Bác bằng hoa, lá

10 Trường tiểu học Làm cặp sách từ lá chuối

Con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong mình những năng khiếu thẩm mỹ, những kiến thức hiểu biết về mọi mặt mà phải thông qua giáo dục và hoạt động thì từ đó những tài năng, khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển Nhất là đối với trẻ nhỏ, việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ

Trang 8

vào một khuôn phép chặc chẽ, mà việc học của trẻ ở đây là thông qua “ học mà chơi, chơi mà học” Vì thế tôi luôn tìm tòi và cố gắng lựa chọn những hoạt động phù hợp để giúp trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động tạo hình sáng tạo với lá cây Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ 5 tuổi tại trường lớp mầm non, đáp ứng được yêu cầu giáo dục mầm non với mục đích chung là phát triển một cách toàn diện cho trẻ

Trẻ hoạt động sáng tạo với lá cây

2.3.2 Giải pháp 2: Tạo tình huống, yếu tố bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động tạo hình.

Thực tế đồ chơi của trẻ có rất nhiều và phong phú nhưng làm thế nào để trẻ có thể hoạt động say mê với những chiếc lá cây lại là một vấn đề khó Những yếu tố bất ngờ bao giờ cũng gây được sự chú ý đặc biệt với trẻ Vì vậy, giáo viên cần tận dụng thời gian ở mọi lúc mọi nơi trong những hoàn cảnh khác nhau để tạo ra sự bất ngờ đối với trẻ Ví dụ: Sau giờ hoạt động ngoài trời, giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát những con cá vàng trong bể Trẻ đặc biệt ấn tượng với những chú cá vàng có cái đuôi rất to Trẻ hết sức ngạc nhiên khi thấy những chú cá vàng đáng yêu được tạo ra từ lá cây khô hay những cái bèo tây, lục bình do cô chuẩn bị trước trẻ ngắm nghía xem làm như thế nào, thậm chí cầm những chú cá đó điều khiển để cho nó bơi, điều này sẽ làm trẻ thích thú Sau đó, giáo viên hỏi trẻ có muốn tự mình làm ra những con cá như vậy không và hướng dẫn trẻ cách làm

Hoặc sinh nhật một trẻ trong lớp, giáo viên cùng trò chuyện, gợi ý trẻ hãy tạo thành những món quà đẹp để tặng bạn như: Chiếc đồng hồ, con châu chấu, được làm bằng lá dừa, con trâu được làm bằng lá mít, bưu thiếp được trang trí bằng những bông hoa, lá cây, cành khô Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có

cơ hội hay chờ cơ hội để đưa trẻ vào hoạt động mà giáo viên cũng cần suy nghĩ tạo ra những cơ hội hết sức tự nhiên, đơn giản như vốn dĩ nó có

Trẻ em rất nhạy cảm, mỗi một sự thay đổi dù chỉ rất nhỏ cũng gây sự chú

ý, nhất là sự thay đổi ấy tạo ra một cái mới lạ, chẳng hạn lớp học là nơi hằng ngày trẻ sống, được học tập, vui chơi Mọi trang trí trong phòng học cũng như

đồ dùng, đồ chơi quá đỗi quen thuộc trở nên bình thường, không có gì đáng chú

ý Nhưng chỉ cần có một sự xuất hiện mới là lập tức thu hút sự chú ý của trẻ Bởi vậy, tôi đã hướng trẻ như: cho trẻ phát hiện ra những chiếc kèn được xếp trên một cái bản nhỏ ngay cửa ra vào (mọi ngày nó được đặt ở góc Âm nhạc), úp mỗi một loa kèn nhựa lên một cái kèn nhỏ làm bằng lá chuối Những chiếc kèn này cái to, cái nhỏ, cái ngắn, cái dài Giáo viên tạo sự tò mò để trẻ cầm kèn lên thổi

và phát ra âm thanh Kết quả, chỉ trong ít phút trẻ đã xúm lại chuyên tay nhau những chiếc kèn bằng lá chuối, bỏ lại những chiếc kèn nhựa trên bàn, sau đó gợi

ý trẻ hãy tự làm cho mình một chiếc kèn giống cô

Việc tạo ra những yếu tố bất ngờ thu hút sự chú ý của trẻ đã khó song việc duy trì hứng thú của trẻ cũng đòi hỏi phải khéo léo Vì vậy, giáo viên phải biết khai thác những gì gần gủi với nhu cầu, hứng thú của trẻ và tuyệt đối tránh

gò ép, áp đặt trẻ theo ý mình

Trang 9

Cô giới thiệu tranh bông hoa được làm từ lá cây.

Ví dụ 1: Cô mở một cuộc vận động thi tìm kiếm các con vật cho vườn bách thú, cô sẽ tìm trước (giới thiệu tranh mẫu của cô trong đó có dán các con vật được làm bằng lá cây) Từ nhiệm vụ của bài học, cô giáo đã biến nó thành một cuộc vui, thành động cơ tích cực giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhẹ nhàng, thoải mái và tự nguyện Để động viên trẻ hoàn thành sản phẩm, cô giáo luôn là người quan sát quá trình hoạt động của trẻ, gợi hỏi ý định của trẻ, sau đó đưa ra những gợi ý khéo léo để “gỡ bí” cho trẻ những lúc cần thiết, tránh để trẻ gặp khó khăn trong quá trình thể hiện sẽ khiến trẻ chán nản

Ví dụ 2: Cô hỏi trẻ: “Con định dán con mèo đang làm gì? Nếu con muốn con mèo ngẩng mặt lên thì hãy chọn một chiếc lá tròn làm mặt, dán hơi nghiêng một chút cho cái đầu có vẻ điệu”; “Con thử nghĩ xem muốn làm tai mèo thì cần

gì ? ; “Bây giờ con ngắm lại xem chú mèo như thế nào?" Tất cả những sản phẩm do trẻ làm ra đã được cô và trẻ sử dụng trang trí vào các góc hoạt động

“Bé khéo tay hay làm”, “Góc thư viện của bé”, “Bé tập làm họa sĩ Trẻ cảm thấy vô cùng thích thú khi sản phẩm mình làm ra có ý nghĩa với cuộc sống, sinh hoạt và học tập của mình với những lời đề nghị dí dỏm: "Con hãy chia 10 con trâu này cho 2 bạn hoặc con hãy trang trí vào hai mặt tờ bưu thiếp này bằng 10 bông hoa nhỏ” Việc lựa chọn lá cây phù hợp để làm sẽ góp phần duy trì hứng thú cho trẻ giáo viên nhắc trẻ lưu ý đến các tính chất của lá cây cho phù hợp

Ví dụ: Trẻ thích làm đồng hồ đeo tay cô gợi ý cho trẻ lựa chọn lá chuối vừa dễ tìm, vừa mềm phù hợp với da trẻ

Trẻ làm đồng hồ lá chuối.

Đây là giải pháp thật sự mang lại hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ Giáo viên cần biết khéo léo vận dụng nó trong mọi hoàn cảnh khác nhau, khi thì tạo tình huống gây những yếu tố bất ngờ đối với trẻ, khi thì biết vận dụng những tình huống phát sinh trong đời sống hằng ngày Tất cả đều phải được khai thác một cách triệt để trên cơ sở hứng thú và xuất phát từ nhu cầu hoạt động của trẻ Có như vậy trẻ tích cực hưởng ứng và hoạt động mang lại hiệu quả cao

2.3.3 Giải pháp 3: Cho trẻ quan sát các bức tranh được tạo từ lá

Để trẻ từ chỗ xem những chiếc lá như một vật vô tri vô giác đến chỗ đã biết sử dụng nó vào trong hoạt động tạo hình, làm cho nó trở nên có ý nghĩa, trẻ yêu thích say mê với đủ các loại lá làm ra đồ chơi ngộ nghĩnh và những bức tranh đẹp, đòi hỏi giáo viên cần phải biết lựa chọn cách tiếp cận, tạo hứng thú với trẻ Đồng thời, giáo viên cần biết phối kết hợp các giải pháp với nhau nhằm mang lại những hoạt động hiệu quả, bổ ích và hào hứng cho trẻ Trong những buổi sinh hoạt chiều hoặc là ở hoạt động góc, cô cho các cháu cùng quan sát những bức tranh đẹp của các bạn trong lớp hoặc của lớp bạn

Cô và trẻ quan sát những bức tranh đẹp.

Có thể nói tranh làm bằng lá cây là một hình thức khó không chỉ với trẻ

mà ngay cả với giáo viên bởi nó đòi hỏi phải có trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo Một thực tế cho thấy nếu muốn vẽ một bức tranh phong cảnh

Trang 10

thì trẻ có thể vẽ đường đi, cánh đồng, những dãy núi, ngôi nhà, rừng cây, nhưng việc thực hiện bức tranh đó bằng lá cây lại rất khó với trẻ Lúc đầu cô giúp trẻ vận dụng trí tưởng tượng của mình từ việc liên hệ giữa những hình ảnh thực ngoài đời với những nét mang dán dấp của những hình ảnh ấy làm cho nó gần gũi, sống động, bằng cách đó dần dần trẻ biết tự mình “nhìn” ra các bức tranh khác, trên cơ sở đó, trẻ có được những kĩ năng cần thiết khi sắp xếp các lá cây với độ đậm nhạt khác nhau để dán được một bức tranh theo ý tưởng của mình

Mọi sự vật hiện tượng nếu nhìn ở các góc độ khác nhau sẽ cho ra những hình ảnh riêng, những gì ở gần nhìn thấy to, rõ nên khi hướng dẫn trẻ nhắc nhở trẻ để những lá to ở phía dưới, phía ngoài và chọn lá nhỏ để dán bố trí ở trên và phía trong Muốn cho bức tranh thật hơn, gần gũi và sinh động hơn thì khi dán lá cây để làm các con vật, cô dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản để thể hiện chúng ở trạng thái hoạt động Ví dụ: Dán con gà, trẻ không chỉ dán đơn thuần hai cái lá xếp liền nhau, lá to làm thân, lá nhỏ làm đầu mà làm sao giúp trẻ cũng có thể dán chồng lá nhỏ vào trong lá to để diễn tả con gà như được nhìn từ trên xuống

Để hoạt động tạo hình của trẻ thành công cô nên chia trẻ thành những nhóm nhỏ tạo điều kiện cho trẻ được trao đổi với nhau, được lắng nghe ý kiến của bạn, của cô, được đưa ra những ý kiến của mình, trên cơ sở đó trẻ sẽ tự chọn cho mình cách thể hiện riêng, một phong cách riêng phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ Không nhất thiết trong hoạt động tạo hình, mỗi trẻ sẽ làm ra một sản phẩm mà những sản phẩm ấy cùng được làm ra từ nhiều bàn tay nhỏ bé của các thành viên trong lớp, thậm chí có cả bàn tay của cô giáo Chẳng hạn, cô giáo dành một khoảng khá rộng ở lớp để trẻ làm một bức tranh về thuyền trên biển Trẻ sẽ cùng nhau trao đổi ý tưởng, lựa chọn lá cây và dán những con thuyền với những cánh buồm nâu, cái to, cái nhỏ hoặc nên dán thuyền to ở dưới, thuyền nhỏ

ở trên, nên chọn những chiếc lá nào thì sẽ giống như cánh buồm no gió một sản phẩm như vậy sẽ thu hút được rất nhiều trẻ tham gia một cách say sưa làm cho trẻ cảm thấy phấn khởi như tham gia vào trò chơi thú vị

Trẻ cùng trao đổi ý kiến tạo nên bức tranh

Thông qua đó cô khuyến khích trẻ phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, phát triển hứng thú của trẻ đối với hoạt động tạo hình Được quan sát nhiều trí tưởng tượng của trẻ tăng, trẻ có điều kiện được tích lũy làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về nghệ thuật, đó chính là nền tảng để phát triển tỉnh sáng tạo của trẻ

2.3.4.Giải pháp 4: Xây dựng môi trường hoạt động tạo hình với lá cây

đa dạng phong phú trong lớp và ngoài trời.

Bản thân mỗi trẻ đều có tính tò mò, thích khám phá Trẻ được sống và hoạt động trong môi trường phong phú sẽ kích thích sự ham hiểu biết cũng như khả năng vận dụng những kỹ năng tạo hình vào thực tế, trẻ thông minh và khéo léo hơn Vì vậy, việc tạo môi trường trong hoạt động ở góc nghệ thuật trong lớp

sẽ kích thích những gì trẻ học được từ thực tế xung quanh, trẻ được tự do thứ nghiệm, tự do sáng tác những “tác phẩm nghệ thuật” của mình Trong quá trình

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w