1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo trong môn gdcd ở trường thcs

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC TRẢI NGHIỆMSÁNG TẠO TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở

Trang 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 2

II PHẦN NỘI DUNG 3

1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 5

3 Các giải pháp cụ thể trong tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo ở mônGiáo dục công dân 7

3.1 Tổ chức học tập trải nghiệm dưới hình thức học tập nhóm 7

3.2 Tổ chức học tập trải nghiệm dưới hình thức diễn thuyết 9

3.3 Tổ chức học tập trải nghiệm bằng hình thức sân khấu hóa lớp học 10

3.4 Tổ chức học tập trải nghiệm dưới hình thức cuộc thi 11

3.5 Tổ chức học tập trải nghiệm dưới hình thức câu lạc bộ 12

3.6 Tổ chức học tập trải nghiệm dưới hình thức trò chơi 13

3.7 Tổ chức học tập trải nghiệm dưới hình thức tham quan dã ngoại 14

3.8 Tổ chức học tập trải nghiệm dưới hình thức sinh hoạt tập thể 16

3 9 Tổ chức học tập trải nghiệm thông qua lao động công ích 17

4 Hiệu quả của sáng kiến 17

III.PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20

1 Kết luận 20

2 Kiến nghị: 20

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài:

Môn Giáo dục công dân vừa thuộc lĩnh vực khoa học xãhội, giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa họcGiáo dục, các ngành nghề có liên quan đến Giáo dục công dân,khả năng ứng dụng kiến thức Giáo dục công dân trong đờisống Môn Giáo dục công dân là một trong môn học quan trọng,góp phần trong việc hình thành năng lực và phẩm chất, hoànthiện nhân cách cho học sinh Tuy nhiên, một thực trạng rấtđáng buồn hiện nay là còn một số lượng không nhỏ học sinhđang quay lưng lại với môn học này Các em ít có hứng thútrong việc học Giáo dục công dân, cách tiếp cận, học tập mônhọc vẫn còn thụ động Điều này khiến cho mỗi thầy cô giáochúng ta rất trăn trở, buộc phải tìm ra giải pháp để giúp cácem có hứng thú hơn với môn học nhằm nâng cao hiêu quảgiảng dạy Bản thân là giáo viên trực tiếp dạy môn Giáo dụccông dân trong nhiều năm, với kinh nghiệm của mình tôi xinnêu một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy mônGiáo dục công dân mà tôi đã thực hiện trong thời gian qua,

Trong đó “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy vàhọc theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lốitruyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạycách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngườihọc tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Những năm qua nhằm đáp ứng được nội dung đổi mớichương trình phổ thông mới, trong đó có bộ môn Giáo dục côngdân (GDCD) nhiệm vụ của giáo dục phải thực hiện thành côngviệc chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống nặng về

Trang 4

truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiếnthức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.Trong phương pháp dạy học tích cực học sinh luôn được cuốnhút vào các hoạt động do giáo viên tổ chức và chỉ đạo Một

trong những hoạt động của tiến trình dạy học đó chính là « Tổ

chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong tiếtdạy môn giáo dục công dân ở trường THCS»

2 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích lớn nhất nghiên cứu đề tài này đó là mong muốnmang tới những cách tiếp cận mới để tổ chức các hoạt động trảinghiệm sáng tạo, cung cấp một số cơ sở lí luận về đổi mớiphương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học cho việc tổ chức hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo trong các bài dạy môn GDCD cấpTrung học cơ sở (THCS) nhằm thu hút học sinh chú tâm vàomôn học mà mình giảng dạy

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

a Xuất phát từ thực tế dạy học môn GDCD trong nhàtrường đề tài này tôi nghiên cứu giới hạn ở vấn đề 'Tổ chức hoạtđộng học tập trải nghiệm sáng tạo trong giờ dạy môn giáo dụccông dân ở trường THCS Thăng Long ».

b Phạm vi nghiên cứu: Với đề tài này tôi nghiên cứu học

sinh khối lớp 8 ở trường THCS Thăng Long

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa tài liệu môn Giáo dục công dân

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu- Phương pháp so sánh, đối chứng

Trang 5

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục của học sinh

- Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm- Phương pháp nghiên cứu lý luận

II PHẦN NỘI DUNG1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Thứ nhất: Xuất phát từ mục tiêu giáo dục của chương trìnhGD 2018 Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh

phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và pháttriển ở cấp Trung học cơ sở ; tự điều chỉnh bản thân theo cácchuẩn mực chung của xã hội; biết vận dụng các phương pháphọc tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng; cónhững hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướngnghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặctham gia vào cuộc sống lao động.

Thứ hai: Xuất phát từ việc đổi mới phương pháp dạy học.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnhmẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; khắc phục lốitruyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạycách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người

Trang 6

học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển nănglực ”.Và mục tiêu của giáo dục phổ thông là phải phát huyđược tính tích cực, chủ động của người học; phù hợp với đặcđiểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tựhọc, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đếntình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh Đâylà định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng làyếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy.

Thứ ba: Xuất phát từ vai trò của hoạt động trải nghiệmtrong môn GDCD .Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong mônGiáo dục công dân là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiếnhành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường THCS.Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của quá trìnhgiáo dục, được tổ chức trong giờ học và ngoài giờ học ở trên lớp,có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học Thôngqua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và cáchành động của học sinh, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là cáchoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức được thực hiệnnhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bảnthân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quantâm, chia sẻ tới những người xung quanh Thông qua việc thamgia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được pháthuy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạocủa bản thân Các em được chủ động tham gia vào tất cả cáckhâu của quá trình hoạt động: Từ thiết kế hoạt động đến chuẩnbị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặcđiểm lứa tuổi và khả năng của bản thân Các em được trảinghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựachọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân,

Trang 7

của nhóm mình và của bạn bè… Từ đó, hình thành và phát triểncho các em những giá trị đạo đức, ý thức chấp hành pháp luậtvà các năng lực cần thiết Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trongmôn Giáo dục công dân về cơ bản mang tính chất của hoạtđộng tập thể, hoạt động nhóm trên tinh thần tự chủ, với sự nỗlực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêngcủa mỗi cá nhân trong tập thể.

Thứ tư: Xuất phát từ thực tế dạy học

- Về phía giáo viên: Việc tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm

trong các giờ học trong nhà trường những năm gần đây đã được giáo viên nóichung và giáo viên bộ môn GDCD quan tâm hơn Tuy nhiên đó mới chỉ dừnglại ở sự chú trọng một cách đơn lẻ mà chưa thành một hệ thống Chính bởi lẽ đómà hiệu quả mang lại chưa thực sự cao Đa số giáo viên có thực hiện nhưng chỉđược tiến hành trong giờ thao giảng, dạy học chủ đề, dạy học minh họa, nghiêncứu bài học Giáo viên dành thời gian và tập trung cho hoạt động khai tháckiến thức mới nhiều hơn còn việc định hướng vào bài học chỉ thực hiện sơ qua.Nhiều giáo viên lúng túng khi tổ chức hoạt động do chưa nắm được các yêu cầu,mục tiêu cơ bản dẫn đến hiệu quả chưa cao.

- Về phía hoc sinh: Trong một lớp học khả năng tiếp thu củamỗi em học sinh là khác nhau, hứng thú của mỗi em trong mỗigiờ học cũng không giống nhau Có học sinh hào hứng đón nhậngiờ GDCD, các em tìm thấy những cảm xúc thẩm mỹ, những bàihọc cuộc sống giúp mình trưởng thành, hoặc cảm thấy nhẹnhõm, thoải mái hơn so với những tiết học khác Bên cạnh đóvẫn còn rất nhiều học sinh có thói quen thụ động trong học tập,không hứng thú, không tích cực.

Một thực trạng đáng buồn là có rất nhiều học sinh khôngnhận thức được hết tầm quan trọng của môn học này và chorằng môn giáo dục công dân là môn học phụ, ít tiết, không xuấthiện trong các kì thi nên ít quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc

Trang 8

học đặc biệt, có một số học sinh tỏ ra thực sự hờ hững, thiếunghiêm túc đối với môn học này Với suy nghĩ phiến diện, lệchlạc, phần lớn học sinh chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó với giáoviên Đến khi kiểm tra thì quay cóp, sử dụng tài liệu…Hiệntượng học sinh không mặn mà trong việc học môn giáo dụccông dân đã tồn tại từ lâu, trở thành “nếp”, tạo nên sức ì về mặttâm lí mà muốn khắc phục không phải dễ dàng.

Qua thực tế có thể nhận thấy, một bộ phận giáo viên vẫnlên lớp với tâm lý môn giáo dục công dân là môn phụ, ít tiết,không thi nên ít quan tâm, đầu tư về chuyên môn Nhiều giáoviên còn băn khoăn chưa tìm được cách tổ chức các hoạt độngdạy học như thế nào cho hiệu quả và hấp dẫn, sinh động làmcho các tiết học trở nên khô khan, nhàm chán, không gây đượcsự hứng thú đối với các em.

Hướng đến việc đổi mới phương pháp dạy học và chuẩn bịcho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, trongnhững năm gần đây vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho các emvà phương châm đẩy mạnh học đi đôi với hành đang đượcngành giáo dục đặc biệt quan tâm thực hiện thông qua các hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo ở các bộ môn trong đó có môn Giáodục công dân

Từ những lý do trên, tôi mong muốn được chia sẻ tới các

đồng nghiệp biện pháp: « Tổ chức hoạt động học tập trảinghiệm sáng tạo trong giờ dạy môn giáo dục công dân ở trườngTHCS»

Trang 9

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Trước khi tiến hành áp dụng đề tài này, tôi tiến hành khảo sát về nhậnthức và sự say mê, hứng thú trong giờ GDCD học sinh trong lớp 8 trường THCSThăng Long năm học; 2022 - 2023, năm học 2023 – 2024 đã cho kết quả sau:

+ Về nhận thức

Lớp 8năm học

Tổngsố học

HS có nhận thứcđúng về bài học

HS có nhận thứcsơ sài về bài học

HS chưa hiểubiết về bài học

Số lượng % Số lượng %Số lượng %

2023 – 2024 40 21 52,5 19 48,2 0 0

+ Về mức độ hứng thú

Lớp 8năm học

Tổng sốhọc sinh

Say mê, hứng thú họctập trong giờ GDCD

Chưa say mê, hứngthú học tập trong giờ

GDCDSố lượng % Số lượng %

- Nguyên nhân về phía giáo viên

Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong các giờ học trong nhà trườngnhững năm gần đây đã được giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn GDCDquan tâm hơn Tuy nhiên đó mới chỉ dừng lại ở sự chú trọng một cách đơn lẻ màchưa thành một hệ thống Chính bởi lẽ đó mà hiệu quả mang lại chưa thực sựcao Đa số giáo viên có thực hiện khởi động nhưng chỉ được tiến hành trong giờthao giảng, dạy học chủ đề, dạy học minh họa, nghiên cứu bài học GV dànhthời gian và tập trung cho hoạt động khai thác kiến thức mới nhiều hơn còn việcđịnh hướng vào bài học chỉ thực hiện sơ qua bằng một vài câu giới thiệu có liênquan đến bài học Nhiều giáo viên lúng túng khi tổ chức hoạt động khởi động dochưa nắm được các yêu cầu, mục tiêu cơ bản dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Trang 10

- Nguyên nhân về phía hoc sinh

Trong một lớp học khả năng tiếp thu của mỗi em học sinh là khác nhau,hứng thú của mỗi em trong mỗi giờ học cũng không giống nhau Có học sinhhào hứng đón nhận giờ GDCD, các em tìm thấy những cảm xúc thẩm mỹ,những bài học cuộc sống giúp mình trưởng thành, hoặc cảm thấy nhẹ nhõm,thoải mái hơn so với những tiết học khác Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều họcsinh có thói quen thụ động trong học tập, không hứng thú, không tích cực.

3 Các giải pháp cụ thể trong tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo ở môn Giáo dục công dân.

Căn cứ vào tình hình khảo sát về nhận thức và sự say mê, hứng thú tronggiờ GDCD của học sinh và phân tích những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêutrên tôi tiến hành những giải pháp thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học trảinghiệm trong dạy học môn Giáo dục công dân nhằm phát triển năng lực cho họcsinh lớp 6 trường Trung học cơ sở Thăng Long như sau:

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Giáo dục côngdân được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạtđộng nhóm, tổ chức trò chơi, diễn thuyết, sân khấu hóa, thamquan, chiến dịch… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ýnghĩa giáo dục nhất định Dưới đây là một số hình thức tổ chứccủa hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

3.1 Tổ chức học tập trải nghiệm dưới hình thức học tập nhóm.

Đây có lẽ là cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm đơngiản và dễ thực hiện nhất với điều kiện nước ta cũng như mặtbằng chung của các trường phổ thông hiện nay Thảo luận cóthể diễn ra trong phạm vi hẹp trong lớp học dưới sự hướng dẫnđiều khiển của giáo viên học sinh cùng nhau trao đổi tìm ranguyên nhân và giải pháp thực hiện chủ đề cùng trao đổi Quacách học này các em có thể trực tiếp trao đổi ý kiến, bày tỏ ý

Trang 11

kiến với những người xung quanh mà trực tiếp là thầy cô và bạnbè trong lớp.

Ví dụ 1: Khi dạy bài Bài 5: Tự lập - GDCD 6 Giáo viên giao

nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu trước bài ở nhà.

+ Nhóm 1: Sưu tầm tranh ảnh, clip, bài viết về các hìnhthức luyện tập thể dục, các môn thể thao và tác dụng của cácluyện tập thể dục, thể thao.

+ Nhóm 2: Sưu tầm tranh ảnh, clip, bài viết về việc tự giảiquyết các công việc của cá nhân.

+ Nhóm 3: Vẽ tranh về chủ đề vệ sinh cá nhân, bài viết vềbiện pháp vệ sinh cá nhân, tác dụng của vệ sinh cá nhân.

Khi đến tiết dạy giáo viên tổ chức cho các nhóm trình bàysản phẩm học tập theo nhóm và đại diện thuyết trình sản phẩmcủa nhóm Với sự chuẩn bị của các nhóm giáo viên ghép lại vàrút ra kết luận về ý nghĩa của tự lập và cần rèn tính tự lập nhưthế nào?

Với cách học nhóm như vậy học sinh được trải nghiệm vàothực tế và sáng tạo sản phẩm của mình theo nhiều cách khácnhau như tạo video, phòng tranh, thuyết trình, hùng biện chosản phẩm của nhóm mình.

Trang 12

Ví dụ 2: Khi dạy bài 2: “Quan tâm, cảm thông, chia sẻ

”-GDCD 7 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trướcbài ở nhà theo 3 nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu giúp đỡ một bạn trong lớp, trường cóhoàn cảnh khó khăn (đề ra được biện pháp giúp đỡ).

+ Nhóm 2: Tìm hiểu giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùnghoặc gia đình thương binh liệt sĩ ở thôn, xóm hoặc địa phươngem.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu giúp đỡ một người tàn tật ở trường,địa phương em.

Với sự chuẩn bị trước của các nhóm ở nhà, học sinh đượctham gia vào các hoạt động của nhóm mình, được trải nghiệmvào thực tế cuộc sống, học sinh sẽ tự đề ra được các biện phápđể giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc tới những người có hoàn cảnhkhó khăn ngay tại địa phương Từ thực tế học sinh có thể hiểuthế nào là yêu thương con người và yêu thương, quan tâm đếnnhững người xung quanh sẽ mang lại ý nghĩa như thế nào.

Hoạt động nhóm là nơi để học sinh được thực hành cácquyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền đượcvui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật;quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biếnthông tin… Thông qua hoạt động của các nhóm, giáo viên hiểuvà quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chínhđáng của các em.

3.2 Tổ chức học tập trải nghiệm dưới hình thức diễn thuyết.

Diễn thuyết là một hình thức tổ chức hoạt động được sửdụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc cácem trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạnbè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác

Trang 13

có liên quan Diễn thuyết là một trong những hình thức tổ chứcmang lại hiệu quả giáo dục thiết thực Thông qua diễn thuyết,học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay nhữngcâu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quanđến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em Đây cũng làdịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau Vì vậy,diễn thuyết như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh đượcbiểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạnbè và những người khác Diễn thuyết thường được tổ chức rấtlinh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt độngcụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh.

Mục đích của việc tổ chức diễn thuyết là để tạo cơ hội, môitrường cho học sinh được bày tỏ ý kiến về những vấn đề các emquan tâm, giúp các em khẳng định vai trò và tiếng nói củamình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng địnhvai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vitích cực để khẳng định mình Qua các diễn thuyết, thầy cô giáo,cha mẹ học sinh và những người lớn có liên quan nắm bắt đượcnhững băn khoăn, lo lắng và mong đợi của các em về bạn bè,thầy cô, nhà trường và gia đình,… tăng cường cơ hội giao lưugiữa người lớn và trẻ em, giữa trẻ em với trẻ em và thúc đẩyquyền trẻ em trong trường học Giúp học sinh thực hành quyềnđược bày tỏ ý kiến, quyền được lắng nghe và quyền được thamgia.

Ví dụ 1: Khi dạy Bài Ứng phó với tình huống nguy hiểm:

GDCD 6 Học sinh bước đầu nhận biết về những tình huống nguyhiểm có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào Nêu được các tình huốngnguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối vớitrẻ em

Trang 14

Ví dụ 2: Khi dạy bài “Phòng, chống tệ nạn xã hội”- GDCD 7.

Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội ; biết phòng ngừacho bản thân ; tích cực tham gia các hoạt động phòng ,chốngcác tệ nạn xã hội ở trường và địa phương

3.3 Tổ chức học tập trải nghiệm bằng hình thức sân khấu hóa lớp học.

Đây được đánh giá là một trong những phương pháp dạyhọc phát huy tối đa vai trò chủ động chiếm lĩnh kiến thức củahọc sinh Đây là hình thức dạy học thu hấp dẫn, thu hút họcsinh Thay vì tiếp nhận kiến thức một cách khô khan theo lốidạy học truyền thống, với hình thức sân khấu hóa, các em đượctrải nghiệm thực tế, được hóa thân vào nhân vật, có cảm xúc vàtự cảm nhận về nhân vật, từ đó hiểu nội dung bài học sâu sắchơn và thêm yêu môn học qua từng bài học Mục đích của hoạtđộng này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinhđưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặpphải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:14

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w