1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp dạy học chủ đề thống kê và xác suất cho học sinh lớp 6 đạt hiệu quả cao

26 31 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Dạy Học Chủ Đề Thống Kê Và Xác Suất Cho Học Sinh Lớp 6 Đạt Hiệu Quả Cao
Tác giả Đỗ Trí Khởi
Trường học Trường THCS Thị trấn Lam Sơn
Chuyên ngành Toán
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hoá
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,14 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT CHO HỌC SINH LỚP 6 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Người t

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ THỐNG KÊ

VÀ XÁC SUẤT CHO HỌC SINH LỚP 6 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Người thực hiện: Đỗ Trí Khởi

Chức vụ: Phó Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường THCS Thị trấn Lam Sơn,

huyện Thọ Xuân

SKKN thuộc môn: Toán

THANH HOÁ NĂM 2024

Trang 2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5 2.3 Các biện pháp dạy học chủ đề Thống kê và Xác suất cho học

2.3.1 Tăng cường lấy ví dụ có thực trong đời sống trong quá trình

2.3.2 Khai thác một số mô hình trong dạy học nội dung Xác suất

2.3.3 Tạo cơ hội cho HS trải nghiệm; tăng cường các trò chơi học

tập, đồng thời nâng cao hiểu biết của HS về các trò chơi trên truyền hình,

các trò chơi may rủi

10

2.3.4 Lựa chọn các ví dụ trong dạy học thống kê tạo cơ hội hình

2.3.5 Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong quá trình luyện

tập cho HS biết thu thập và biểu diễn dữ liệu, rèn luyện kỹ năng đọc, hiểu

và phân tích biểu đồ

12

2.3.6 Giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp học hiệu quả

2.3.7 Vận dụng các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

theo hướng phát triển năng lực học tập của HS trong dạy học Thống kê,

Xác suất

17

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng cấp

Phòng GD&ĐT, cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại

C trở lên

24

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, thống kê và xácsuất là một mạch kiến thức quan trọng, được dạy xuyên suốt, liền mạch từ lớp 2đến lớp 12 Nội dung Thống kê và Xác suất gần gũi với đời sống thực tế vàđược ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, giúp người học có cái nhìn mới về khoahọc, có tiềm năng để người học phát triển toàn diện những phẩm chất và nănglực cần có hiện nay

Ở lớp 6, Thống kê và Xác suất là một nội dung mới và khó, đa phần giáoviên (GV) và học sinh (HS) đều gặp phải trở ngại, khó khăn trong quá trình dạyhọc Điều này có thể xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan như HSchưa nắm được phương pháp học tập, GV còn khó khăn về cơ sở lý luận trongviệc dạy học bộ môn, tài liệu tham khảo về dạy học Thống kê và Xác suất rấtnhiều nhưng chưa có tài liệu nào bàn sâu về các biện pháp tổ chức dạy học chủ

đề Thống kê và Xác suất cho học sinh cấp THCS giúp giáo viên có thể áp dụngnhằm nâng cao chất lượng dạy học Toán…

Qua ba năm được trực tiếp dạy học Toán lớp 6 theo CT GDPT 2018; tôi

đã nghiên cứu lí luận, thực hiện các biện pháp sư phạm nhằm đổi mới việc dạyhọc chủ đề Thống kê và Xác suất, nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi xin được trao đổi những kinh nghiệm nhỏnày cùng các bạn đồng nghiệp

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tìm các biện pháp dạy học chủ đề Thống kê và Xác suất cho HSlớp 6, áp dụng vào thực tiễn giảng dạy đạt hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượngdạy học môn Toán

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu các biện pháp dạy học chủ đề Thống kê và Xác suất cho

HS lớp 6 đạt kết quả cao

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu CT GDPT 2018 môn Toán; các tài liệu

về các phương pháp dạy học hiện đại, các kỹ thuật dạy học tích cực, tạp chí giáodục, các sách giáo khoa Toán 6, sách bài tập Toán 6, sách giáo viên, các sáchtham khảo khác

- Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu tình hình dạy học chủ đề Thống kê vàXác suất (theo CT GDPT 2018, môn Toán) cho HS lớp 6 ở trường THCS

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thực nghiệm để đánhgiá tính hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp dạy học chủ đề Thống kê vàXác suất cho HS lớp 6

Trang 4

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Thống kê và Xác suất được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực như kinh

tế, xã hội, khoa học kĩ thuật, y học,… Trong CT GDPT môn Toán 2018, Thống

kê và Xác suất là thành phần bắt buộc, được đưa vào giảng dạy từ lớp 2, nhằmgóp phần tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáo dục toán học;

đó là những bài học trực quan sinh động, đòi hỏi học sinh cần từ quan sát cuộcsống để đưa ra các nhận định

Nội dung Thống kê và Xác suất trong môn Toán ở lớp 6 bao gồm: thuthập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; phân tích dữ liệuthống kê thông qua tần số, tần số tương đối; nhận biết một số quy luật về thống

kê đơn giản trong thực tiễn; sử dụng thống kê để hiểu các khái niệm cơ bản vềxác suất thực nghiệm của một biến cố và xác suất của một biến cố; nhận biết ýnghĩa của xác suất trong thực tiễn Chủ đề Thống kê và Xác suất góp phần hìnhthành những hiểu biết ban đầu về ứng dụng của Toán học trong thực tiễn Phầnnội dung trong SGK Toán 6 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống về thống kê, xácsuất và yêu cầu về chuẩn đầu ra đối với từng phần kiến thức như sau:

loại, biểu diễn dữ

liệu theo các tiêu

chí cho trước

– Thực hiện được việc thu thập, phân loại dữ liệutheo các tiêu chí cho trước từ những nguồn: bảngbiểu, kiến thức trong các môn học khác

– Nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu theo cáctiêu chí đơn giản

– Nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu theo cáctiêu chí đơn giản

– Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê vớinhững kiến thức trong các môn học trong Chươngtrình lớp 6 (ví dụ: Lịch sử và Địa lí lớp 6, Khoa

Trang 5

học tự nhiên lớp 6,…) và trong thực tiễn (ví dụ:khí hậu, giá cả thị trường,…).

Một số yếu tố xác suất

– Làm quen với một số mô

hình xác suất đơn giản

– Làm quen với việc mô tả

xác suất (thực nghiệm) của

khả năng xảy ra nhiều lần

của một sự kiện trong một

số mô hình đơn giản

– Làm quen với mô hình xác suất trong một số tròchơi, thí nghiệm đơn giản (ví dụ: ở trò chơi tungđồng xu thì mô hình xác suất gồm hai khả năngứng với mặt xuất hiện của đồng xu…)

– Làm quen với việc mô tả xác suất (thực nghiệm)của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiệntrong một số mô hình xác suất đơn giản

– Mô tả xác suất (thực

nghiệm) của khả năng xảy

ra nhiều lần của một sự

kiện trong một số mô hình

xác suất đơn giản

– Sử dụng được phân số để mô tả xác suất (thựcnghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần thông quakiểm đếm số lần lặp lại của khả năng đó trong một

số mô hình xác suất đơn giản

Muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi Muốn dạy cho học sinhhiểu và vận dụng một vấn đề nào đó trước hết người thầy phải hiểu vấn đề mộtcách sâu sắc Muốn học sinh nắm vững kiến thức thì mỗi thầy giáo, cô giáo phảithực sự tâm huyết với nghề, phải kiên trì uốn nắn cho mỗi học sinh khi các emchưa nắm vững kiến thức Khi củng cố một nội dung kiến thức nào phải tuân thủtheo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Các dạng bài tập đưa

ra cho các em phải có hệ thống, mỗi dạng bài khi giải xong phải chốt đượcphương pháp giải

Trong dạy học nội dung Thống kê, Xác suất, GV cần tăng cường vận dụngcác phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực toánhọc của HS, trong đó có thể kể đến các phương pháp cốt lõi sau đây:

- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Toán giúp cho các tri

thức toán (khái niệm, định lí, hệ quả, tính chất…) được hình thành như là kếtquả của quá trình HS tích cực suy nghĩ để giải quyết một vấn đề toán học, chứkhông phải do GV tuyên bố

- Dạy học mô hình hoá toán học là dạy học cách thức xây dựng mô hình

toán học của thực tiễn, nhắm tới trả lời cho những câu hỏi, vấn đề nảy sinh từ

thực tiễn Dạy học bằng mô hình hoá toán học là dạy học toán thông qua dạy

học mô hình hoá Như vậy, tri thức toán học cần giảng dạy sẽ nảy sinh qua quátrình giải quyết các vấn đề thực tiễn

- Dạy học toán qua tranh luận khoa học là tổ chức lớp học toán như một

cộng đồng khoa học, trong đó HS sẽ đóng vai các nhà toán học nhằm thiết lậpchân lí cho các kiến thức toán học cần dạy dựa vào các quy tắc suy luận logic vànhững tri thức toán học đã biết Tranh luận khoa học đặc biệt hướng tới năng lựcgiao tiếp toán học GV cần phát triển cả bốn hình thức nghe, nói, đọc, viết về

Trang 6

toán học cho HS Đặc biệt, các biểu hiện của năng lực này bao gồm khả năng sửdụng ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ tự nhiên; khả năng trình bày cácthông tin liên quan đến toán học với sự tự tin; khả năng lập luận để thảo luận,tranh luận các vấn đề có sử dụng toán học.

- Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm GV tổ chức cho HS các hoạt

động học tập bằng hình thức trải nghiệm thực, cụ thể nhằm mục đích đi đến việchình thành tri thức toán học mới Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm tạo cơhội cho HS hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, đó làvận dụng kinh nghiệm mới một cách chủ động và linh hoạt vào tình huống mới,thúc đẩy sự sáng tạo ở HS

- Phương pháp dạy học theo dự án Đây là một phương pháp dạy học

phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của GV, HS thu nhận kiến thức, hìnhthành và phát triển năng lực thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống(dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa líthuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể (Huỳnh Văn Sơn, NguyễnKim Hồng, Nguyễn Thị Diễm My, 2018)

2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Nội dung môn Toán lớp 6 được viết theo nhiều cuốn sách khác nhau như

bộ sách Cánh diều, bộ sách Chân trời sáng tạo hay bộ sách Kết nối tri thức Chủ

đề Thống kê và Xác suất trong ba cuốn sách này đều được chia thành hai nộidung gồm một số yếu tố về thống kê (thu thập, tổ chức, biểu diễn và phân tích

dữ liệu, biểu đồ cột kép) và một số yếu tố về xác suất (mô hình xác suất và xácsuất thực nghiệm)

Việc thực hiện dạy học nội dung Thống kê và Xác suất trong Chươngtrình môn Toán 2018, lớp 6 có một số khó khăn, trở ngại đối với GV và HS, đólà:

Một là, so với Chương trình môn Toán 2006, mạch Thống kê và Xác suấttrong Chương trình môn Toán 2018 trở thành một trong ba mạch chính, có vị tríquan trọng trong chương trình, được dành nhiều thời lượng (16 tiết) Điều nàytạo ra khó khăn ban đầu cho GV về tâm thế, thái độ đối với việc dạy nội dungthống kê, vì thống kê trong chương trình 2006 đóng vai trò thứ yếu Ngoài ra,thống kê chưa có mặt thường xuyên trong các kì thi nên HS và GV chưa cónhiều động lực để dạy học nội dung này một cách bài bản, sâu sắc

Hai là, suy luận thống kê và suy luận toán học có những điểm khác nhau

Vì vậy, GV có thể gặp khó khăn khi rèn luyện cho HS suy luận thống kê khi dạyhọc nội dung này

Ba là, kiến thức thống kê thường liên quan đến các khái niệm toán học ởcác lớp dưới như phân số, số thập phân, các công thức đại số… Đây là các kiến

Trang 7

thức mà học sinh gặp những lập luận theo một kiểu lạ lẫm với kiểu họ biết từtrước, nhiều học sinh gặp khó khăn khi sử dụng trong học tập nên cũng góp phầncản trở việc học các nội dung thống kê

Bốn là, dạy học nội dung thống kê đòi hỏi gắn với các bối cảnh của cuộcsống và các khoa học khác Điều này liên quan đến kinh nghiệm của người học

Do đó, HS có thể gặp khó khăn khi tiếp xúc với các bài toán liên quan đếnthống kê có các bối cảnh không phù hợp với kinh nghiệm vốn có của bản thân,điều này cũng có thể dẫn đến những sai lầm trong lựa chọn các công cụ toán học

để giải quyết

Năm là, GV gặp khó khăn khi tổ chức dạy học nội dung này cho HS.Trình bày khái niệm xác suất như thế nào cho học sinh? Dường như các nhà lậpchương trình và tác giả viết sách giáo khoa chưa có được câu trả lời thỏa đáng.Hiểu khái niệm xác suất không phải là dễ “Hầu như người ta không thể đưa ramột định nghĩa hoàn hảo cho xác suất” (Poincare), “Không tồn tại xác suất”

(Finetti) Emile BOREL đã lưu ý rằng “phải xem xác suất tương tự như số đo

các đại lượng vật lý, nghĩa là không bao giờ có thể biết nó một cách chính xác

mà chỉ với một sự xấp xỉ nào đó”

Xác suất - Thống kê là một trong những phần hiếm hoi của toán học trong

đó người ta quan tâm nhiều đến thực tế Trong dạy học, để học sinh hiểuđược nghĩa của các khái niệm toán học thì cần phải tìm một mô hình thực tế

trước khi đi vào mô hình toán học Đây là một chủ đề khó, nếu trong giảng dạy

chỉ dừng lại ở việc áp dụng một chiều hay những bài giảng lí thuyết mà không

có những mô hình, những thí nghiệm sinh động thì không những mất thời gian

mà học sinh dễ hiểu sai và mắc sai lầm khi phân tích hay đưa ra những kết luận

về thống kê và xác suất không chính xác Việc sử dụng công nghệ thông tintrong dạy học chủ đề Thống kê và Xác suất còn một số khó khăn như: vẫn cònmột số giáo viên chưa có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin thành thạo, lúngtúng trong giảng dạy nên thường bỏ qua hoặc chưa khai thác được hết giá trị củacông nghệ thông tin trong dạy học Thống kê và Xác suất Vì vậy, sử dụng côngnghệ thông tin trong giảng dạy chủ đề Thống kê và Xác suất ở lớp 6 như thế nào

để có hiệu quả là vấn đề cần được quan tâm và hướng đến

2.3 CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT CHO HỌC SINH LỚP 6

2.3.1 Tăng cường lấy ví dụ có thực trong đời sống trong quá trình dạy học Thống kê, Xác suất

Những ví dụ có thực là những bối cảnh, tình huống có thể xảy ra trong cuộcsống thực, những ví dụ liên quan đến cuộc sống thực

Để thực hiện biện pháp này, GV sử dụng một số cách sau:

- Sử dụng các dữ liệu thống kê có thực trong đời sống

Trang 8

Có không ít những dữ liệu thống kê có sẵn trong đời sống thực gần gũi với

HS, như thống kê số điểm của bài kiểm tra, số chiều cao, cân nặng của một tổ HS,thống kê số người trong một nhóm gia đình… Khai thác từ mạng Internet, GVcũng có thể hướng dẫn HS khai thác được nhiều bảng dữ liệu có thực trong đờisống như số dân và diện tích của một số thủ đô, một số nước thuộc một châu lục, số

ca mắc bệnh, khỏi bệnh… Trên cơ sở các dữ liệu thống kê có thực trong đời sốngnhư thế, GV có thể lấy làm các ví dụ trong quá trình dạy học thống kê, xác suất

Ví dụ 1 Sử dụng bảng dữ liệu trong dạy học Bài 38 – Dữ liệu và thu thập dữ

liệu (Sách Toán 6, Kết nội tri thức với cuộc sống)

Bạn Tuấn liệt kê các đồ dùng học tập, được dãy dữ liệu như sau: Bút, thước

kẻ, com-pa, tẩy, bút chì, sách giáo khoa, thẻ tín dụng Câu hỏi:

+ Dữ liệu trên có phải là số liệu không?

+ Hãy chỉ ra dữ liệu không hợp lí (nếu có) trong liệt kê của bạn Tuấn

- Gợi động cơ từ những trò chơi, thí nghiệm, những câu chuyện vui trong thực tiễn hoặc từ lịch sử toán học.

Ví dụ 2 Gợi động cơ mở đầu bài học Bài 42- Kết quả có thể và sự kiện

trong trò chơi, thí nghiệm, GV nêu, trình chiếu hình ảnh:

“Trong trò chơi Ô cửa bí

mật, người ta đặt ba phần thưởng

gồm một chiếc ô tô và hai con dê

sau ba ô cửa Người chơi sẽ chọn

ngẫu nhiên một ô cửa và nhận

được phần thưởng sau ô cửa đó

Liệu người chơi có may

mắn nhận được phần thưởng là

chiếc ô tô không?”

- Tăng cường các bài toán vận dụng kiến thức Thống kê - Xác suất vào giải quyết vấn đề thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin, các công cụ công nghệthông tin (máy tính, Internet, phần mềm thống kê, vẽ đồ thị trên máy tính, và cácapplet web) hỗ trợ người dùng tìm kiếm các số liệu thống kê, xác suất và cácbiểu đồ thống kê đó Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, GV có thể dễ dàngkhai thác các bài toán về Thống kê và Xác suất có chứa nội dung gắn liền vớithực tiễn

Để khai thác các bài toán về Thống kê và Xác suất có chứa nội dung gắnliền với thực tiễn, giáo viên có thể sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ để khaithác, tìm hiểu các số liệu, các thông tin, hoặc các biểu đồ cột, biểu đồ tranh, biểu

đồ cột kép được đăng tải trên các website liên quan đến một số ngành nghề nhưgiáo dục, kinh tế, xã hội, y học, …

Bước 1: Xây dựng nguồn số liệu thống kê cho bài toán.

Trang 9

Giáo viên có thể sử dụng các dữ liệu được lưu trữ, hay tìm kiếm trên cácđịa chỉ website có uy tín để tìm kiếm dữ liệu như: điểm thi trung học phổ thôngquốc gia vể môn Toán, Ngữ văn, …, hay số huy chương vàng của Việt Nam quacác kì Seagame, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, GV và HS có thể dễ dàngthu thập các số liệu trên thông qua các văn bản lưu trữ, hệ thống thông tin khổng

lồ trên Internet Giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh trực tiếp thu thậpthông tin, cụ thể là: điều tra bằng bảng hỏi; điều tra với sự hỗ trợ của công nghệthông tin như menti, google forms, …

Bước 2: Thiết kế bài toán dựa trên số liệu thu thập được.

Khi đã có nguồn số liệu, GV thiết kế bài toán về các dạng sau:

Dạng 1: Vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét Trong dạng toán này, GV cung cấp

một bảng số liệu thống kế, nhiệm vụ của HS là vẽ biểu đồ từ đó rút ra nhận xét

Dạng 2: Đọc, hiểu và phân tích biểu đồ Trong dạng toán này, GV đưa ra

biểu đồ và các câu hỏi liên quan đến việc phân tích biểu đồ

Dạng 3: Xây dựng các tình huống Xác suất.

Ví dụ 3 Giáo viên truy cập website dantri.com.vn để tìm kiếm biểu đồ về

phổ điểm thi trung học phổ thông quốc gia môn Toán năm 2023 và GV có thểyêu cầu học sinh đọc hiểu biểu đồ qua các câu hỏi (xem Hình 1):

Hình 1 Biểu đồ phổ điểm thi môn Toán trung học phổ thông quốc gia 2023

(Nguồn:tuoitre.vn)

- Cả nước có bao nhiêu HS đạt điểm 10?

- Số HS đạt điểm dưới trung bình (dưới 5) là bao nhiêu?

- HS đạt điểm 1 chiếm bao nhiêu %?

Với sự khai thác các thông tin thực tiễn từ công nghệ thông tin, giúp HSkhông những hứng thú trong học tập mà còn giúp HS hiểu được các ứng dụngcủa toán học trong cuộc sống

Trang 10

2.3.2 Khai thác một số mô hình trong dạy học nội dung Xác suất trên phần mềm Geogebra

Để giúp HS có thể tiếp thu kiến thức một cách trực quan và sâu sắc, nângcao chất lượng dạy và học, GV cần biết cách khai thác, sử dụng một số mô hìnhđộng trên phần mềm Geogebra Hầu hết các phần của Geogebra là phần mềmmiễn phí cung cấp một số công cụ có thể được sử dụng để giảng dạy chủ đềThống kê và Xác suất Do đó, GV có thể được tích hợp Geogebra vào chươngtrình giảng dạy và quá trình học tập với nội dung Thống kê và Xác suất ở lớp 6

GV có thể sử dụng phần mềm GeoGebra khi giảng dạy phần nội dungThống kê và Xác suất ở lớp 6 theo 2 cách sau:

1) Các mô hình động được thiết kế trên GeoGebra được tích hợp vào bàigiảng để minh họa cụ thể các khái niệm;

2) HS sử dụng GeoGebra như một công cụ phần mềm để thực hiện phântích và suy luận để khám phá các mô hình xác suất

Ví dụ 1 Thí nghiệm Gieo đồng xu (Bài § 4 Xác suất thực nghiệm trong

một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản (sách Toán 6 bộ Cánh diều tập 2) Một

số hạn chế khi thí nghiệm trên vật thật là đồng xu: Khó quan sát với những lớp

sĩ số đông; Cần nhiều thời gian thực hiện khi làm việc trên một số lượng lớn cáckết quả Để khắc phục những hạn chế trên, giáo viên có thể xem xét sử dụngphần mềm Geogebra để hỗ trợ việc dạy học GV có thể thực hiện theo các bướcsau:

Bước 1: Xác định được mục tiêu của hoạt động dạy học là giúp HS làm

quen với mô hình xác suất “Thí nghiệm gieo đồng xu”

Bước 2: Thiết kế “Thí nghiệm gieo đồng xu” trên phần mềm Geogebra.

Giáo viên truy cập link: https://www.geogebra.org/

Tại góc trái mà hình, mục “Resources là kho tư liệu mà người dùng trước

đã thiết kế và lưu lại, giáo viên có thể tìm kiếm và sử dụng các nguồn tài nguyên

có sẵn (xem Hình 2)

Hình 2 Giao diện Geogebra

Trang 11

Tại mục tìm kiếm, GV gõ thí nghiệm cần tìm liên quan đến bài giảng và

thiết kế thí nghiệm (xem Hình 3) GV có thể tìm hiểu thông qua tài liệu Hướng dẫn Geogebra bản chính thức 3.0.

Hình 3 Thí nghiệm gieo đồng xu

Bước 3: Triển khai hoạt động dạy học Thực hiện gieo đồng xu 10 lần:

- GV thực hiện thí nghiệm gieo đồng xu trên phần mềm Geogebra và yêucầu HS quan sát số lần xuất hiện mặt sấp Khi đó học sinh sẽ:

1) Quan sát ghi lại kết quả vào bảng thống kê;

2) Kiểm đếm và ghi lại số lần xuất hiện mặt sấp (S) và số lần xuất hiệnmặt ngửa (N)

- Sau khi quan sát và ghi lại kết quả, học sinh báo kết quả đếm được: Cóhai khả năng xảy ra sự kiện tung đồng xu: xuất hiện mặt sấp và không xuất hiệnmặt sấp, chẳng hạn như sau:

2.3.3 Tạo cơ hội cho HS trải nghiệm; tăng cường các trò chơi học tập, đồng thời nâng cao hiểu biết của HS về các trò chơi trên truyền hình, các trò chơi may rủi

GV tổ chức cho HS các hoạt động học tập bằng hình thức trải nghiệmthực, cụ thể nhằm mục đích đi đến việc hình thành tri thức toán học mới Dạyhọc toán qua hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho HS hình thành và phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, đó là vận dụng kinh nghiệm mới mộtcách chủ động và linh hoạt vào tình huống mới, thúc đẩy sự sáng tạo ở HS

Ví dụ 3 Sử dụng phần mềm Yenka thực hành thí nghiệm ảo tung đồng xu,

hình thành định nghĩa thống kê của xác suất, bằng cách truy cập vào trang web

Trang 12

http://www.btwaters.com/probab/flip/coinmainD.html hoặc vào trang web:http://www.btwaters.com/probab/dice/dicemain3D.html để thực hiện gieo con súcsắc như hình sau (Hình 4):

Hình 4 Thí nghiệm gieo con súc sắc

Từ những thí nghiệm trên ta đi đến một kết luận: Khi số lần thí nghiệm càngtăng thì tỉ số của số lần xuất hiện một sự kiện và số lần thí nghiệm sẽ dao động từ 0đến 1, được gọi là xác suất thực nghiệm của sự kiện này

GV có thể thực hiện một số cách khác sau:

- Tổ chức trò chơi học tập nhằm kiểm nghiệm kết quả lập luận;

- Tổ chức cho HS thảo luận về các trò chơi trên truyền hình, trò chơi may rủi;

- Nâng cao nhận thức của HS về các trò chơi may rủi.

Ví dụ 4 Trò chơi Chiếc nón kì diệu.

GV giới thiệu: Trò chơi

Chiếc nón kì diệu từng là một trò

chơi truyền hình nổi tiếng ở Việt

Nam Trò chỏi này đã thu hút

lượng người xem kỉ lục những

năm 2000 Chiếc nón (Hình 5)

chính là yếu tố hấp dẫn người

xem nhất, bổi không ai đoán trước

được người chơi sẽ quay trúng ô

nào trong mỗi lượt chơi Hình 5 Chiếc nón kì diệu

GV cho HS quan sát Hình 5 và liệt kê tất cả các kết quả có thể khi quay chiếcnón kì diệu

2.3.4 Lựa chọn các ví dụ trong dạy học thống kê tạo cơ hội hình thành

và phát triển năng lực cho HS

Năng lực chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và bằnghoạt động Năng lực được thể hiện ở sự thành công trong hoạt động thực tiễn

Trang 13

Để phát triển năng lực môn Toán, cần tổ chức cho HS thực hành khám phá, vậndụng, luyện tập kiến thức, kĩ năng toán học Thông thường, người ta cần tìmkiếm các cơ hội giúp HS phát triển các thành tố của năng lực toán học (Bộ Giáodục và Đào tạo, 2019) Vì vậy, khi dạy học nội dung thống kê ở lớp 6 theo địnhhướng phát triển năng lực cho HS, GV cần thiết kế và lựa chọn các ví dụ tạo rađược các cơ hội đó.

Ví dụ 5 Biểu đồ Hình 6 cho biết số lượng quạt trần và quạt cây bán được

tại một cửa hàng điện máy trong năm 2023

Hình 6 Biểu đồ số lượng quạt trần và quán cây bán được năm 2023

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Liệt kê ba tháng cửa hàng bán được nhiều quạt trần nhất?

b) Liệt kê ba tháng cửa hàng bán được nhiều quạt cây nhất?

c) Tính tổng số lượng quạt cả hai loại bán được trong ba tháng 5, 6, 7 và

ba tháng 10, 11, 12 rồi so sánh

d) Các loại quạt có xu hướng bán chạy hơn vào mùa nào trong năm?

e) Từ biểu đồ, không thực hiện tính toán, loại quạt nào bán được với sốlượng nhiều hơn tại cửa hàng điện máy

Qua ví dụ này HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toánhọc (thông qua thực hiện được các thao tác tư duy đọc dữ liệu từ biểu đồ cộtkép); năng lực giao tiếp toán học (thông qua đọc và mô tả được dữ liệu từ biểu

đồ cột kép; tự tin trình bày, tranh luận kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập)

2.3.5 Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong quá trình luyện tập cho HS biết thu thập và biểu diễn dữ liệu, rèn luyện kỹ năng đọc, hiểu và phân tích biểu đồ.

Dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin không những gây hứngthú, tạo động lực cho học sinh mà còn giúp HS dễ dàng thực hiện các nhiệm vụhọc tập nhanh gọn mà không tốn nhiều thời gian ngồi đếm, sắp xếp lại tập dữliệu, thực hiện được nhiều nhiệm vụ một cách nhanh chóng

- Thu thập và biểu diễn dữ liệu

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Giáo dục phổ thôngtổng thể
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2018
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Giáo dục phổ thôngmôn Toán
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2018
5. Hà Huy Khoái (Tổng chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), (2021), Toán 6 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán 6 tập 2
Tác giả: Hà Huy Khoái (Tổng chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2021
7. Microsoft, (2008), Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Tác giả: Microsoft
Nhà XB: NXBGiáo dục Việt Nam
Năm: 2008
8. Doãn Minh Cường (Chủ biên), (2022), Để học tốt Toán 6 Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để học tốt Toán 6 Tập 2
Tác giả: Doãn Minh Cường (Chủ biên)
Nhà XB: NXBGiáo dục Việt Nam
Năm: 2022
9. Vũ Hữu Bình (Chủ biên), (2021), Bồi dưỡng Toán 6 Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng Toán 6 Tập 2
Tác giả: Vũ Hữu Bình (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáodục Việt Nam
Năm: 2021
10. Nguyễn Cao Cường – Doãn Minh Cường – Lưu Bá Thắng (Đồng chủ diên), (2022), Củng cố và ôn luyện Toán 6, Tập 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Củng cố và ôn luyện Toán 6, Tập 2
Tác giả: Nguyễn Cao Cường – Doãn Minh Cường – Lưu Bá Thắng (Đồng chủ diên)
Nhà XB: NXB Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 2022
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, (2004), Chỉ thị số 40/ CT-TW Khác
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2019), Công văn số 4966/ BGĐT-CNTT Khác
6. Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), (2021), Bài tập Toán 6, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w