skkn cấp tỉnh một số biện pháp giúp học sinh khối 12 của trường thpt bá thước nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn cấp tỉnh một số biện pháp giúp học sinh khối 12 của trường thpt bá thước nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

VIẾT TẮTVIẾT ĐẦY ĐỦ

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

Trang 2

PHẦN 1 MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây nền giáo dục phổ thông của nước ta đang từng bướcchuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa làchuyển từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinhvận dụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải chuyển

từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận

dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phảichuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánhgiá đánh giá năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề Dạy và học môn NgữVăn cũng vậy!

Thế nhưng, một thực trạng đáng lo ngại là nhiều học sinh không hứng thú,không đam mê với việc học Văn; thậm chí các em còn hiểu sai ý nghĩa của môn họcnày Thiết nghĩ, học Văn không đơn thuần chỉ để phục vụ cho các kì thi mà Văn họccòn là món ăn tinh thần giúp các em làm đẹp tâm hồn, sống hữu ích, biết rung độngtrước cuộc đời và sống biết yêu thương, sẻ chia.

Từ khi tiến hành cải cách chương trình và sách giáo khoa bậc THPT (năm2006) đến nay, nhiều giáo viên đã rất nỗ lực trong việc dạy- học để mang lại cho họcsinh những phương pháp học Văn tích cực Song việc học sinh học yếu môn Văn hiệnvẫn đang là một thách thức không nhỏ Khách quan mà nói, có điều này một phần làdo lỗi của giáo viên Bởi lẽ, vẫn có thầy cô chưa quan tâm và biết phân hóa đối tượnghọc sinh; chưa giúp đỡ các em kịp thời khi các em gặp khó khăn trong lĩnh hội kiếnthức, nhất là những học sinh yếu kém trong quá trình dạy- học; chưa hình thành đượcnhững kĩ năng cần thiết cho các em trong quá trình làm bài, nên dẫn đến các emchưa có phương pháp học hiệu quả; còn lúng túng trong việc áp dụng các kĩ năng cầnthiết Mặt khác, do chính bản thân các em có tâm lí ngại học môn Ngữ Văn vì phảihọc thuộc lòng nhiều; một số em chưa tìm ra được phương pháp học tập hiệu quả nêndẫn đến kết quả học tập còn thấp Trong khi đó môn Văn là môn thi bắt buộc trongcác kì thi tốt nghiệp và là môn duy nhất thi theo hình thức tự luận Đây là một tháchthức không nhỏ và đòi hỏi cần phải có những giải pháp kịp thời.

Từ thực tế trên, vấn đề được quan tâm hiện nay là: Làm thế nào để các em yêuthích bộ môn để có thể nâng cao chất lượng, kết quả học tập và đặc biệt là kết quảđiểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn ? Quả thật, việc giúp các em học sinh khối12 học và ôn tập thi tốt nghiệp môn Ngữ văn đạt hiệu quả là việc làm hết sức cầnthiết, cần được nhà trường và đặc biệt là giáo viên bộ môn quan tâm nhiều nhất Vậy,phải làm gì để trong vòng một thời gian ngắn có thể giúp học sinh vừa nắm vững kiếnthức, kĩ năng môn học; vừa giúp các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệpTHPT năm 2024 ? Chính điều đó đã thôi thúc người viết quyết định lựa chọn đề tài:

“ Một số biện pháp giúp học sinh khối 12 của Trường THPT Bá Thước nâng caohiệu quả ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tôi chọn đề tài này với mục đích đề ra được những biện pháp phù hợp nhất vớiđối tượng học sinh của một trường miền núi nơi tôi đang công tác và mong muốnđược trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp nhằm: Giúp học sinh đạt được kĩ năngcao nhất đối với phần đọc hiểu, phần viết đoạn văn 200 chữ về một khía cạnh của vấn

Trang 3

đề xã hội và kĩ năng làm bài văn phân tích một đoạn trích trong một tác phẩm vănhọc dựa trên cấu trúc đề thi.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Trong đề tài này tôi sẽ tập trung trình bày: “ Một số biện pháp giúp học sinhkhối 12 của Trường THPT Bá Thước nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp mônNgữ Văn” Trong quá trình ôn luyện tốt nghiệp tôi đã chọn 02 lớp để nghiên cứu:12A1, 12A2 (năm học 2023-2024).

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.4.1 Về lí thuyết

- Phương pháp nghiên cứu lí luận.- Phương pháp so sánh.

1.4.2 Về thực tiễn

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

- Sử dụng phương pháp thống kê, xử lý số liệu

PHẦN 2 NỘI DUNG2.1 Cơ sở lí luận

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số

16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưngmôn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng chohọc sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiếnthức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệmhọc tập cho học sinh” Trong các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học

Văn, hầu hết các phương pháp được đặt ra với đối tượng học sinh một cách chungchung Tất cả tùy thuộc vào vai trò dẫn dắt của người giáo viên trong giờ học Song,

theo quan điểm của PGS.TS Phạm Quang Trung: "Phương pháp dạy học hiện đạikhông cho phép người dạy hình dung đối tượng một cách chung chung Phải quantâm đến từng cá nhân học sinh, mỗi em một tính nết, sự hiểu biết cũng khác nhau nênkhông thể có một đối tượng học sinh chung chung trong giờ học được" Trong tài liệu:"Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông", GS Phan TrọngLuận cũng nhấn mạnh: “Giờ học mới phải là một kết cấu logic chặt chẽ khoa học màuyển chuyển linh hoạt, hệ thống đơn vị tình huống học tập được đặt ra từ bản thântác phẩm phù hợp với sự tiếp nhận của học sinh Và song song tương ứng là một hệthống việc làm, thao tác do giáo viên dự tính tổ chức để dẫn dắt từng cá thể học sinhtự chiếm lĩnh tác phẩm một cách hứng thú” Như vậy, dù không phát biểu trực tiếp

song ý kiến trên cũng đã nhấn mạnh sự dẫn dắt khéo léo của giáo viên trong giờ họcNgữ Văn sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh như tác giả Nguyễn Kế Hào đã

từng nhấn mạnh: "Dạy học theo phương pháp mới phải đảm bảo tính đồng loạt, pháthuy được mọi đối tượng" Vậy, làm thế nào để có thể phát huy được mọi đối tượng học

sinh trong quá trình dạy- học, nhất là các em học yếu môn Ngữ Văn 12 để giúp cácem đạt được kết quả khả quan trong học tập và trong kỳ thi tốt nghiệp THPT cuốinăm?

2.2 Thực trạng của vấn đề2.2.1 Thực trạng chung

Trang 4

Ngữ Văn là một môn học rất quan trọng trong nhà trường phổ thông Học Vănchính là học cách làm người, môn Văn cung cấp cho người học những kiến thức vềcuộc sống, những điều ẩn sâu trong tâm hồn con người, hơn thế nữa Văn học ngàynay còn tác động trực tiếp đến tâm tư tình cảm của con người, nó làm cho cuộc sốngcủa con người có ý nghĩa hơn, lạc quan hơn, yêu đời hơn Mỗi tác phẩm văn họctrong chương trình phổ thông là một bài học giáo dục đạo đức cho học sinh, nó gópphần bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho các em Ngữ Văn là một môn học còngiúp học sinh học tốt các môn học khác

Tuy nhiên, trong nhà trường phổ thông hiện nay hiện tượng giáo viên, phụhuynh và học sinh xem nhẹ môn Văn ngày càng trở nên phổ biến Bên cạnh đó, hầuhết học sinh hiện nay đều nghĩ học môn Văn sẽ khó chọn ngành nghề sau này Do đótrong những năm gần đây, môn Văn thực sự không còn là niềm yêu thích đối với mộtbộ phận học sinh Đa số các em không còn hứng thú học và rất ngại học văn Rấtnhiều em học sinh tỏ ra lúng túng, không biết cách giải quyết vấn đề đặt ra trong đềbài như thế nào, đặc biệt đối với học sinh yếu, trung bình, các em sẽ gặp rất nhiềukhăn khi làm bài Cụ thể là các em thường viết sơ sài, hoặc không đáp ứng được vớiyêu cầu của đề bài, không nắm được kĩ năng, không xây dựng được công thức làmbài; Cho nên đây là điều mà các giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn trong trườngphổ thông hiện nay luôn trăn trở.

2.2.2 Thực trạng tại trường THPT Bá Thước

Đối với trường THPT Bá Thước, qua quá trình công tác, giảng dạy môn NgữVăn tôi nhận thấy:

- Học sinh ở trường THPT Bá Thước nhiều em không say mê học môn Ngữ Vănmặc dù đây là một môn học chính và là môn thi tốt nghiệp Vì thế , một bộ phậnkhông nhỏ học sinh không chịu học bài, soạn bài, chuẩn bị bài mang tính đối phótrước khi đến lớp Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu bài học ở lớp củacác em

- Bên cạnh đó, do đặc thù của một trường miền núi cao nên lâu nay nhiều giáo viênkhông chỉ ở bộ môn Ngữ Văn có quan điểm là học sinh miền núi chỉ cần dạy theophương pháp truyền thống là phù hợp nên đã không tích cực trong quá trình tìm tòivà đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển chung của nền giáodục, cũng như sự phát triển tư duy của học sinh nên tạo cho học sinh sự nhàm chánkhi học bộ môn.

- Mặt khác, do trình độ dân trí còn chưa cao, chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấpnên nhiều học sinh vẫn còn quá yếu về kĩ năng đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận xãhội, đặc biệt là phần nghị luận về một một đoạn trích trong tác phẩm Vì vậy, khi gặpnhững dạng đề có yêu cầu cao là các em thường lúng túng, không định hướng đượccách làm bài

Xuất phát từ thực trạng trên tôi đưa ra: “ Một số biện pháp giúp học sinh khối

12 của Trường THPT Bá Thước nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn” mà qua thực tế tôi thấy phát huy được tính thực tiễn, giúp học sinh vận dụng kĩnăng linh hoạt, không còn lúng túng và phát huy được sự sáng tạo của mình.

2.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp bộ môn Ngữ Văn

Trang 5

2.3.1 Biện pháp 1: Ôn tập theo định hướng cấu trúc đề thi minh họa và tuân thủnghiêm ngặt hướng dẫn chấm, thang điểm và việc phân chia thời gian trả lời cáccâu hỏi của đề thi

* Tuân thủ cấu trúc của Bộ GD&ĐT:

- Ngày 22/03/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố đề thi minh họa cho các môn trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024 Trong đó, môn Ngữ Văn về cơbản giữ ổn định cấu trúc như kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Vẫn trong thời lượng120 phút, đề thi giữ nguyên cấu trúc hai phần là:

+ Phần I Đọc hiểu ( 3,0 điểm)

Đề thi sẽ đưa ra một đoạn văn nghị luận hoặc một đoạn thơ và từ đó đặt ra bốncâu hỏi với bốn mức độ từ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp đến vận dụng cao;được phân hóa theo từng câu hỏi.

+ Phần II Làm văn (7,0 điểm)Câu 1 Nghị luận xã hội (2,0 điểm)

Vận dụng kiến thức hiểu biết về xã hội và đời sống để viết đoạn văn nghị luận xã

hội ngắn (khoảng 200 chữ) dựa trên ngữ liệu đọc hiểu với hai dạng đề: Nghị luận vềmột tư tưởng, đạo lí hoặc nghị luận về một hiện tượng trong đời sống.

Câu 2 Nghị luận văn học (5,0 điểm)

Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn họcvề một đoạn trích trong một bài thơ hoặc một tác phẩm văn xuôi.

- Tuy nhiên, để tăng cường kĩ năng trả lời đa dạng các câu hỏi đọc hiểu sẽ linh hoạtđể học sinh được tiếp cận nhiều hơn các dạng câu hỏi, ngoài câu hỏi theo cấu trúc đềminh họa

* Tuân thủ đáp án chấm hoặc hướng dẫn chấm và thang điểm

- Theo như hướng dẫn chấm của kì thi tốt nghiệp chính thức năm 2022, 2023 yêu cầu về hình thức, nội dung, thang điểm cơ bản vẫn ổn định Vì thế, trong quá trình ôntập tôi luôn nhắc nhở HS chú ý thang điểm để tuân thủ các bước trong bài làm Dưới đây là một minh chứng cho hướng dẫn chấm và biểu điểm:

Trang 6

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triểnkhai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ điều bảnthân cần làm để tạo ra, cơ hội trong cuộc sống.của con người trongcuộc sống Có thể triển khai theo hướng:

a Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài nêu

được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát

được vấn đề.

c Triển khai vấn đề thành các luận điểm

Thí sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách, nhưng cầnvận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ vàdẫn chứng; cần đảm bảo những ý sau:

1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nêu vị trí đoạnthơ ( đoạn văn ); khái quát chung về tác phẩm hoặc đoạn tríchđứng trước

d Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ

pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.

* Tuân thủ nghiêm ngặt thời gian làm bài: Đọc hiểu ( tối đa 25 phút); Nghị luận

xã hội ( tối đa 25 phút); Nghị luận văn học ( 70 phút).

2.3.2 Biện pháp 2: Chú trọng nâng cao kĩ năng và công thức làm bài

Theo cấu trúc đề thi, hướng dẫn chấm, thang điểm tôi chú trọng ôn tập bộ môn theo chuyên đề: Đọc hiểu, Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học Trong mỗi chuyên đề tôi chú trọng rất cao kĩ năng và công thức làm bài Theo đó, các kĩ năng và công thức mà tôi chú trọng cho học sinh ôn tập sẽ được cụ thể như sau:

Trang 7

2.3.2.1 Đối với ôn tập phần Đọc hiểu

2.3.2.1.1 Hệ thống hóa kiến thức lí thuyết đọc hiểu ( Phụ lục 1)

2.3.2.1.2 Tuân thủ cấu trúc phần thi đọc hiểu trong đề thi tốt nghiệp

- Ngữ liệu đọc hiểu: thường là một văn bản ( đoạn trích) thơ, một văn bản ( đoạntrích) nghị luận, ngoài chương trình,

- Các câu hỏi được đưa ra lần lượt theo cấp độ: Câu 1,2 ( Nhận biết ); Câu 3 (Thônghiểu) và Câu 4 (Vận dụng)

- Nội dung các câu hỏi được chia theo mức độ từ dễ đến khó, đòi hỏi học sinh phảinâng cao kĩ năng đọc hiểu, phân tích và xử lý nội dung văn bản, trả lời chính xác vàđúng trọng tâm.

- Học sinh cần phải nắm vững các kiến thức nền về:

+ Phương thức biểu đạt (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chínhcông vụ)

+ Phong cách ngôn ngữ (Sinh hoạt, khoa học, nghệ thuật, chính luận, hành chính, báochí)

+ Các biện pháp tu từ thường hay gặp (Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hoá, nói quá…)+ Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật (Làm cho câu văn câu thơ tăng sức gợi hìnhgợi cảm, hình ảnh thơ thêm sinh động, hấp dẫn, nếu là điệp ngữ thì tăng thêm phầnnhịp điệu trong bài…)

2.3.2.1.3 Trả lời câu hỏi theo “ mẹo” và tuân thủ tuyệt đối kĩ năng trả lời cácdạng câu hỏi

* Mẹo xử lí đề đọc hiểu không bị mất điểm

- Bước 1: Không nên đọc nội dung văn bản đầu tiên, khi nhận được đề đọc hiểu thì

cần đọc nội dung câu hỏi trước.

- Bước 2: Gạch chân những từ khoá chính trong nội dung câu hỏi, rồi bắt đầu đọc

lướt qua nội dung chính của đoạn trích.

- Bước 3: Căn chỉnh thời gian để làm bài cho hợp lý, thời gian dành cho phần đọc

hiểu sẽ nằm từ khoảng 15 phút đến 20 phút; tối đa 25 phút.

* Mẹo xử lý các dạng câu hỏi:- Dạng câu hỏi 0,75 điểm

+ Xác định phương thức biểu đạt chính, thao tác lập luận chính; phong cáchngôn ngữ chủ yếu: học sinh chỉ cần nêu một phương thức biểu đạt, một thao tác

chính một phong cách chủ yếu nhất; không cần phải giải thích hay nêu biểu hiện.

+ Nếu đề bài xác định thể thơ: Học sinh cần dựa vào số chữ trên một câu và số câu

thơ, dòng thơ để xác định và gọi tên thể thơ.

+ Nếu yêu cầu nhận biết từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, từ loại: Cần đọc kĩ đoạn trích

xem từ ngữ, hình ảnh, đó đáp ứng yêu cầu đề như thế nào Thực tế nhiều học sinhrất hay nhầm lần từ ngữ, hình ảnh, chi tiết Thay bằng việc các em phải chỉ ra các từngữ, chi tiết, hình ảnh như đề bài yêu cầu thì các em lại trích lại câu thơ, câu văn

xuôi Giáo viên cần giúp học sinh phân biệt:

Từ: Từ đơn, từ ghép, từ láy, tính từ, động từ Ngữ: Là một cụm từ

Chi tiết, hình ảnh: Thường gắn với các hình tượng thiên nhiên, con người, có đặcđiểm, phẩm chất, gợi cảm xúc

Trang 8

+ Nếu đề bài yêu cầu khai thác thông tin văn bản: Theo tác giả, theo văn bản, theo

đoạn trích thì học sinh căn cứ vào văn bản đã cho để trả lời.

- Dạng câu hỏi 1,0 điểm

+ Dạng nêu nội dung chính, đặt nhan đề và ý nghĩa của một ngữ liệu trong vănbản Chúng ta cần:

Đọc kĩ văn bản;

Nếu đề yêu cầu xác định nội dung văn bản thì căn cứ vào câu chủ đề hoặc nhanđề của văn bản Nếu không có thì căn cứ vào những từ cùng trường nghĩa được lặplại nhiều lần trong văn bản Xác định văn bản viết về đối tượng nào? Đối tượng đó

thể hiện những đặc điểm gì, tính chất như thế nào trong đoạn ngữ liệu? Qua đó tác

giả muốn gửi gắm điều gì? Bộc lộ tình cảm, cảm xúc gì? Nếu đề yêu cầu đặt nhanđề cho văn bản thì cần căn cứ vào nội dung hoặc đề tài của văn bản Nhan đề cần

Thứ ba: Căn cứ vào sự hiểu biết của chúng ta

+ Câu hỏi nêu tác dụng của các phép tu từ hay việc sử dụng kết hợp các phươngthức biểu đạt, sử dụng từ ngữ trong văn bản, cần tuân thủ ba bước:

Bước 1: Gọi tên biện pháp tu từ, chỉ rõ dấu hiệu.

Bước 2: Chỉ rõ tác dụng về nội dung ( Biện pháp đó giúp làm rõ nội dung như thế

nào, thể hiện tình cảm gì của tác giả, gợi cho người đọc cảm xúc gì?).

Bước 3: Chỉ rõ tác dụng về hình thức ( làm cho câu văn, câu thơ thêm sinh động,

hấp dẫn, giàu hình ảnh, tạo sự cân đối nhịp nhàng…)

- Câu hỏi 0,5 điểm

+ Rút ra thông điệp, lí giải

Có hai cách rút ra thông điệp:

Một là: Chọn ngay một câu trong văn bản đac cho có ý nghĩa nhất làm thông điệp.

( thường chọn câu có chữ hãy, phải, )

Hai là: Tự rút ra ý nghĩa của văn bản rồi chọn đó làm thông điệp Sau đó đều phải

lí giải vì sao anh/ chị chọn thông điệp đó, liên hệ bài học thông điệp cho bản thân

+ Nếu yêu cầu nêu lên điều anh/chị tâm đắc, hoặc một số việc làm cụ thể: Câu trả

lời hoàn toàn dựa trên sự hiểu biết của HS, cần nêu được ít nhất ba nội dung, rõ ràng,

tránh dài dòng và rút ra liên hệ bài học cho bản thân

+ Nếu đề bài bày tỏ quan điểm, thái độ hoặc liên hệ thực tế cuộc sống: Câu trả lời

sẽ là đồng tình, không đồng tình hoặc cả hai Cần lí giải vì sao lại đồng tình, khôngđồng tình hoặc cả hai Trường hợp chọn đồng tình thì phải khẳng định quan điểm củatác giả là đúng đắn Sau cùng học sinh liên hệ ngắn gọn bài học cho bản thân.

Trang 9

* Ví dụ: Đề khảo sát tốt nghiệp môn Ngữ Văn lần 1 tỉnh Thanh Hóa năm 2024

- Đáp án phần đọc hiểu

Trang 10

- Bài làm của học sinh: Hà Phương Dung lớp 12A1 đạt 2,75 điểm

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:45