1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình tại trường mầm non thị trấn bút sơn 1

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Từ đó phát triển khả năng tri giác về hình thànhcấu trúc, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích.Trong trường mầm non hoạt động tạo hình chính là phương tiện để trẻthể hiện mìn

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI LỚP 5A3 TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TẠI TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN BÚT SƠN 1, HUYỆN

HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Lê Thu Hằng Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thị trấn Bút Sơn 1SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

STTNội dungTrang

Giải pháp 4: Xây dựng môi trường hoạt động gần gũi, tạođiều kiện cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình mọi lúc, mọinơi.

112.3.5 Giải pháp 5: Đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động tạo

hình trong giờ hoạt động chung.

152.3.6 Giải pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ 15

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáodục,với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 17

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Tôi từng nghe một câu nói nổi tiếng của Ralph Waldo Emerson: “ Love

of beauty is taste The creation of beautifyl is art” ( Yêu cái đẹp là thưởng thức.

Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật) Có thể nói tạo hình là một hoạt động mang tínhnghệ thuật, nó là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ, đạođức,trí tuệ, thể lực và lao động Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục pháttriển và hình thành nhân cách cho trẻ mầm non Giúp trẻ phát triển khả năng tâmlí hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp Ngoài ra, tạohình còn hình thành ở trẻ những kĩ năng, kĩ sảo, năng lực quan sát, phát triển trínhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo Từ đó phát triển khả năng tri giác về hình thànhcấu trúc, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích.

Trong trường mầm non hoạt động tạo hình chính là phương tiện để trẻthể hiện mình, thông qua nghệ thuật tạo hình trẻ được thử sức mình trong việcthể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình nhất là với trẻ mẫugiáo lớn 5- 6 tuổi Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫnnhất đối với trẻ mẫu giáo lớn, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện mộtcách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gìlàm trẻ rung động mạnh mẽ và tạo cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực.Thông qua họat động tạo hình đã góp phần đáng kể đến việc hình thành ở trẻnhững tri thức, ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển hoàn thiện cùng cảm xúc,thẩm mĩ, tính kiên trì, bền bỉ, khéo léo, giáo dục trẻ có ý thức tập thể, biếttương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cởi mở, hoà đồng, có tinh thần đoàn kết Hoạtđộng tạo hình của trẻ ở trường mầm non có mối liên hệ mật thiết với hoạtđộng vui chơi Hoạt động tạo hình của trẻ chính là quá trình lĩnh hội nhữngkinh nhiệm xã hội mang tính sáng tạo nghệ thuật Có thể nói hoạt động tạohình là một môn học giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, hình thành phẩmchất ban đầu của con người trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo.

Hiểu được tầm quan trọng của tạo hình với trẻ nhỏ nên tôi đã chọn đề tài:

“Một số giải pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi lớp 5A3 tích cực tham gia hoạt động tạohình tại trường mầm non thị trấn Bút Sơn 1, huyện Hoằng Hóa, tỉnh ThanhHóa” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Mục đích khi nghiên cứu đề tài này là nhằm nâng cao chất lượng hoạtđộng tạo hình giúp trẻ mẫu giáo lớn phát huy được tính tích cực, sáng tạo vàthẩm mỹ của mình thông qua hoạt động.

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Trẻ mẫu giáo lớp 5 - 6 tuổi A3 trường Mầm non thị trấn Bút Sơn 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu lí luận, đọc, thu thập, phân tích, khái quát hóa hệthống những tài liệu.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phươngpháp quan sát, nghiên cứu thực tế, đàm thoại, so sánh, phân tích, thực hành, trải nghiệm

Trang 4

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lí luận

Hoạt động tạo hình là món ăn tinh thần, một loại “ Thần dược” đặt biệtcho sự phát triển tâm lí trẻ Đây chính là một hoạt động nghệ thuật có tầm quan

trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, giáo dục trẻ biết khai thác, khám phá

thiên nhiên cuộc sống con người, cảnh vật biết đánh giá, nhận xét cái đẹp, cáixấu vì vậy trẻ cần được hướng dẫn tạo hình ngay từ nhỏ Giáo viên cần bồidưỡng khả năng của trẻ, tạo môi trường, cơ hội cho trẻ được tri giác, tìm tòi,khám phá thế giới xung quanh, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, khả năng tư duysáng tạo cho trẻ Như chúng ta đã biết, con người sinh ra không phải ai cũng cósẵn trong mình những năng khiếu thẩm mỹ, cũng không ai có sẵn những tàinăng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thực hành thìtừ đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển Đối với trẻnhỏ việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặtchẽ, mà học của trẻ ở đây thông qua “học mà chơi, chơi mà học”

Chính vì vậy để giờ học tạo hình được lôi cuốn trẻ, giáo viên nên sử dụngthủ thuật vào bài một cách linh hoạt, đổi mới nội dung cũng như phương pháp,tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ và cần được tiến hành đồng thời vào việc tíchluỹ có hệ thống những biểu tượng tạo hình Cô giáo cần đưa các nội dung tíchhợp lồng ghép sao cho phù hợp với từng bài một cách lôgic sinh động Ngoài ragiáo viên nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên sống động xungquanh, làm quen với các hình thức tạo hình dân gian và hiện đại, những nguyênvật liệu từ thiên nhiên hay từ nguyên vật liệu phế thải đó là cách thức làm giầucảm xúc cho trẻ nhanh chóng và phát triển những kĩ năng cần thiết cho trẻ trongcuộc sống Thực tế, ở trường mầm non hiện nay đa số trẻ chưa phát huy hết khảnăng sáng tạo Nhiều trẻ còn chưa hứng thú trong giờ học, trẻ không cảm thấyhứng thú say mê thực hiện ý tưởng của mình, vì vậy trẻ làm đại khái cho xong.

Vì vậy, là một giáo viên, tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm tìm tòiđể có thể giúp trẻ cảm nhận được nghệ thuật tạo hình từ đó trẻ yêu thích, hứngthú vào hoạt động nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ Từ đó góp phầnhình thành nhân cách cho trẻ, chuẩn bị kĩ năng cơ bản cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.2.2.1 Thuận lợi

Trường mầm non Thị trấn Bút sơn 1 là trường chuẩn quốc gia mức độ 2, cócơ sở vật chất khang trang, các trang thiết bị cho nhà trường và lớp học hiện đại.Các lớp đã được kết nối internet, thuận lợi trong việc tìm kiếm, cập nhật thông tin.Đội ngũ ban giám hiệu có trình độ chuyên môn vững vàng, tận tụy với côngviệc, luôn quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụcũng như thường xuyên tổ chức kiến tập chuyên đề thẫm mĩ để giáo viên địnhhướng áp dụng vào giảng dạy, thường xuyên thăm lớp dự giờ góp ý, rút kinh

nhiệm để giáo viên học hỏi nâng cao nghiệp vụ sư phạm Khuôn viên trường

rộng rãi, thoáng mát, có nhiều cây xanh, vườn hoa, vườn rau…góp phần làmgiàu cảm xúc tạo hình cho trẻ

Năm học 2023- 2024, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A2có 49 trẻ 100% trẻ cùng độ tuổi, tỉ lệ trẻ ra lớp thường xuyên đạt trên 96% Trẻ

Trang 5

ngoan, có nề nếp Lớp tôi có 2 giáo viên Cả 2 giáo viên đều có trình độ Đại học,Bản thân là một giáo viên được phân công dạy lớp lớn hai năm, được đào tạo bàibản, có trình độ trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, tôi rút ra được một số kinhnhiệm, và đây cũng là bộ môn tôi yêu thích Vì vậy tôi luôn cố gắng tìm hiểunhững nội dung đổi mới mang tính cập nhật trên các trang mạng, hay sách báoliên quan đến lĩnh vực tạo hình, đồng thời học hỏi ngay từ chính những chị emđồng nghiệp trong lớp, trên tổ khối Đồng thời thông qua các hội thi tổ chức ởtrường, tôi học hỏi những nội dung mới để áp dụng vào dạy trẻ Tôi được thamgia các lớp tập huấn về chuyên đề thẫm mĩ do phòng giáo dục tổ chức từ đó cónhững định hướng mới trong công tác giảng dạy.

Bản thân tôi luôn được sự quan tâm chia sẻ giúp đỡ từ phụ huynh trong tổchức các hoạt động tại lớp, thường ủng hộ các vỏ hộp, bìa giấy, len và một sốhọc liệu cho trẻ hoạt động tạo hình

2.2.2 Khó khăn:

Mặc dù được đầu tư nhiều đồ dùng, tuy nhiên các học liệu cho trẻ sử dụngtrong hoạt động tạo hình chưa được phong phú, đa dạng như: đất nặn, giấy vẽ,hột hạt, giấy màu, các loại tranh ảnh nghệ thuật, các nghệ sĩ nổi tiếng…Số trẻtrên nhóm lớp còn đông so với diện tích lớp, vì vậy rất khó khăn trong việc chotrẻ trong hoạt động tạo hình.

Là một giáo viên trẻ nên xử lí tình huống đôi khi còn hạn chế Bản thânchưa tận dụng tối đa môi trường xung quanh làm giàu vốn kinh nhiệm cho trẻ,chưa biết cách hướng trẻ để trẻ tham gia hoạt động tạo hình sáng tạo.

Vì điều kiện bố mẹ trẻ đi làm không có thời gian đưa đón con thườngxuyên mà nhờ ông bà nên công tác tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynhquan tâm đến trẻ trong hoạt động tạo hình đôi khi chưa thực sự hiệu quả Một sốphụ huynh không có điều kiện kinh tế, nhận thức chưa đồng đều, chỉ chú trọngvề đọc và viết, chưa quan tâm trong việc rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ.

Khả năng của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ được cưng chiều mọi thứ đềucó sẵn khiến trẻ ít nhiều bị thụ động thiếu đi sự tự lập, sáng tạo Một số trẻ nhútnhát, chưa mạnh dạn tham gia hoạt động, không dám nhận xét bài vì sợ sai Trẻchưa biết chia sẻ sản phẩm của mình với những người xung quanh, trẻ muốn nólà của riêng mình

Từ những thuận lợi, khó khăn trên ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựngcác tiêu chí để đánh giá trẻ khi tham gia hoạt động tạo hình Tôi đã đưa ra bảngkhảo sát một cách khách quan đánh giá thực trạng trên các tiêu chí đã xây dựng,để có những giải pháp khắc phục:

Bảng khảo sát kỹ năng tạo hình cho trẻ

Nội dung khảo sát số trẻTổng

Kết quả khảo sátSố trẻ

Tỷ lệ%

Trang 6

liệu sẵn có

Nêu được cảm xúc sau khi

Qua khảo sát, tôi thấy kĩ năng tạo hình của trẻ còn hạn chế Trước tìnhhình thực tế, tôi suy nghĩ và tìm ra một số giải pháp để cải thiện thực trạng trên.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Giải pháp 1: Tổ chức cho trẻ tiếp xúc tác phẩm nghệ thuật Mộtsố trường phái hội họa, một số họa sĩ nổi tiếng.

Tổ chức cho trẻ tiếp xúc tác phẩm nghệ thuật

Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với những tác phẩm nghệ thuật cũngnhư các trường phái nghệ thuật là mở ra trước mắt trẻ sự phong phú về màu sắc,sự muôn hình muôn vẻ và sống động của thế giới xung quanh, làm giàu vốn biểutượng cho trẻ Trong quá trình tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật đã phát triểnở trẻ khả năng quan sát và tri giác thẫm mĩ Tuy nhiên trong quá trình lựa chọntác phẩm nghệ thuật tôi luôn chú ý tìm những tác phẩm phải rõ ràng, truyền đạtmột cách mạch lạc, sinh động, những nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng vềhình dáng, màu sắc, kích thước, vị trí không gian…Với những bức tranh có cốttruyện cần thể hiện rõ đặc điểm của cốt truyện để trẻ có thể hiểu được bức tranhđó miêu tả ai? Họ đang làm gì? Ở đâu?

Cho trẻ làm quen với tranh minh họa

Với tranh minh họa, những bức tranh này thường gắn liền với lời văntrong tác phẩm văn học, giúp trẻ cảm nhận lời văn sâu sắc hơn, nhớ lâu hơn.

Ví dụ: Để trẻ học bài thơ: “ Cây dừa” tôi sử dụng tranh minh họa có hìnhảnh cây dừa hiên ngang nghiêng bóng bên cạnh một dòng sông.

Cho trẻ làm quen tranh hội họa và đồ họa

Với những bức tranh này tác động lên suy nghĩ và tình cảm của trẻ, đó lànhững bức tranh có chủ đề phản ánh cuộc sống của trẻ, cuộc sống lao động củacon người như tranh phong cảnh, thế giới động vật, câu chuyện cổ tích Trongquá trình dạy, tôi thấy lớp tôi trẻ rất thích những bức tranh hội họa, đây là loạihình khá phong phú vì vậy tôi cho trẻ sử dụng màu vẽ để tô trên các chất liệukhông chỉ thông thường là giấy mà còn trên mảnh tre.

Trẻ tô hình trên mành tre

Một số trường phái hội họa

Cho trẻ làm quen tranh dân gian

Khi công nghệ hiện đại, xã hội ngày càng phát triển thì loại hình dân gianngày càng mai một Chính vì vậy, để gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc tôi luôn rấttrăn trở vì vậy ngoài việc hướng dẫn trẻ trên lớp những tác phẩm hiện đại thì tôiluôn chú ý đến giới thiệu cho trẻ những bức tranh dân gian Nói đến tranh dângian chúng ta nghĩ luôn đến tranh Đông Hồ Đó là những tác phẩm nổi tiếng thểhiện tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam Hẳn chúng ta không quên đó làtranh: Đàn gà, đám cưới chuột, hứng dừa, Vinh hoa- Phú quý, Gà gáy năm canh,chăn trâu thổi sáo hay đàn lợn âm dương,…

Trang 7

Khi giới thiệu cho trẻ, tôi nhấn mạnh 4 loại tranh dân gian đó là: Tranhthờ được sử dụng ở các chùa, đền, điện,…như tranh: Ngũ Hổ, Táo quân, tranhlịch sử như : Truyện Kiều, Bà Triệu cưỡi voi, Ngô quyền, tranh chúc tụng chủyếu là tranh Tết như: Gà- Lợn, Tam Đa, Thất Đồng, tranh sinh hoạt như tranh:Tứ dân, hứng dừa, bịt mắt bắt dê

( Ví dụ: Trẻ trải nghiệm in tranh Đông Hồ)

Cho trẻ làm quen với tranh Đông Hồ

Cho trẻ làm quen nghệ thuật tạo hình hiện đại

Để trẻ phát triển toàn diện thì tôi luôn chú ý cho trẻ được trải nghiệmnhiều nhất với các loại hình tạo hình Tôi đặc biệt sử dụng những nguyên vậtliệu sẵn có, dễ tìm để dạy trẻ những nội dung mới, mang tính thời đại.

(Ví dụ: Tôi chuẩn bị khay cát và trẻ vẽ trên đó)Trẻ hứng thú vẽ tranh trên cát

Cho trẻ làm quen một số họa sĩ nổi tiếng

Tôi chọn lựa một số họa sĩ nổi tiếng trên thế giới để giới thiệu cho trẻnhư: Leonado da Vinci( họa sĩ nổi tiếng của Ilalia) ,Vincent van Gogh ( họa sĩngười Hà Lan),

Qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật từ sớm, trẻ được họchỏi và phát triển các kĩ năng cần thiết Điều này mang lại cho trẻ một góc nhìnthẩm mĩ về nghệ thuật, trẻ thích khám phá, thể hiện bản thân nâng cao trí tưởngtượng và sáng tạo Trẻ được trải nghiệm với nhiều loại hình nghệ thuật tạo, từđó trẻ sẽ phát triển tốt hơn khi chúng tự tạo ra, thử nghiệm và khám phá nhữngthứ mà chúng thích

2.3.2 Giải pháp 2: Lựa chọn các đề tài sáng tạo phù hợp với trẻ

Trong đời sống hàng ngày, mỗi chúng ta sau khi sử dụng sản phẩm còn

bỏ lại rất lớn lượng “ phế thải” như : vỏ hộp sữa, sữa chua, váng sữa, hộp bánh, bìa,giấy, chai nhựa, chai thủy tinh, vỏ lon bia, vỏ nước ngọt Đó là nguồn vật liệu phongphú, đa dạng Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó sẽ lànguồn nguyên liệu vô tận để làm đồ dùng, đồ chơi Từ những hộp sữa sẽ tạo thành tổchim hay ngôi nhà, vỏ chai nhựa thành những con vật xinh xắn Để tạo nguồn cảmhứng sáng tạo đầy nghệ thuật đó, tôi đã chuẩn bị mọi nguyên vật liệu thu lượm đượctrước mỗi chủ đề để làm làm đồ chơi cùng trẻ Trước khi làm một sản phẩm gì, tôiphải định hình trước những đồ dùng, đồ chơi đó có dạng hình gì, khối gì, cần phải cónhững nguyên vật liệu, phụ kiện gì để làm Chỉ khi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng thì khithực hiện mới không bị túng lúng Sau khi định hình sản phẩm nếu chưa có hoặcchưa đủ thì tôi kêu gọi phụ huynh đóng góp, trao đổi trong giờ đón- trả trẻ Côngviệc này tôi tiến hành trước 1 tuần Sau khi thu gom được nguyên vật liệu tôi tiếnhành vệ sinh làm sạch tránh gây mùi, ô nhiễm Tùy theo nội dung và thời điểm màtôi lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp.

Ví dụ: Để chuẩn bị cho ngày lễ giáng sinh, tôi hướng dẫn trẻ làm ngườituyết từ tất cũ Tôi kêu gọi phụ huynh mang những chiếc tất cũ, cúc áo cũ và gốicũ để lấy ruột bông của các con ở nhà không dùng đến mang đến lớp Khi cólượng tất, bông, cúc đủ yêu cầu tôi tiến hành cho trẻ làm Trẻ dùng bông nhồi

Trang 8

vào bên trong tất sau đó buộc dây chun lại làm đầu rồi tiếp tục nhồi làm thân.Dùng cúc nhỏ gắn bằng băng dính xốp làm mắt, cúc to làm miệng Để ngườituyết thêm sinh động tôi cho trẻ làm mũ bằng giấy xốp, dây duy băng làm khănvà trang trí thêm kim sa.

Nếu như nguyên vật liệu phế thải rất phong phú thì nguyên vật liệu thiênnhiên cũng rất đa dạng không kém Để trẻ thỏa sức sáng tạo tôi tận dụng nhữngnguyên liệu sẵn có trong trường như: cát, sỏi, cành cây, lá cây,

Ví dụ: Từ những cành cây khô mà cô và trẻ thu nhặt được, tôi còn hướngdẫn trẻ làm cây thông Tôi giúp trẻ bẻ ngắn bớt những cành dài, sau đó hướngdẫn trẻ dùng dây kẽm buộc những cành cây khô đó sao cho chặt chẽ và sắp xếpnhững cành nhỏ ở trên làm nhọn cây, cành to ở dưới làm thân Sau đó trẻ có thể

trang trí thêm theo ý tưởng của trẻ.

Trẻ làm cây thông bằng cành củi khô

Tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi thì sẽ rấttiết kiệm nguồn kinh phí mua đồ dùng, đồ chơi sẵn có mà còn tạo ra nhiều đồdùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, hấp dẫn, phong phú cho cô và trẻ Qua đóhình thành ý thức cho trẻ, tuyên truyền phụ huynh và cộng đồng về bảo vệ môitrường Đồng thời góp phần giảm lượng phế thải cũng như giảm chi phí cho việcxử lí rác cho ngành vệ sinh môi trường, góp phần cải thiện môi trường sống.

2.3.3 Giải pháp 3: Phát huy tính tích cực, sáng tạo cho trẻ trong tổchức hoạt động tạo hình trên tiết học

Khi cho trẻ thực hiện hoạt động tạo hình trên tiết học muốn phát huy đượctính tích cực sáng tạo của trẻ giáo viên chủ động lựa chọn phương pháp lên lớp,phương pháp rèn kỹ năng cho trẻ phù hợp với nhận thức, phù hợp với từng loạitiết, phù hợp chủ đề.

Phương pháp hướng dẫn phải lấy trẻ làm trung tâm:

Trước khi vào tiết học giáo viên cần gợi mở giúp trẻ lựa chọn nội dung,quá trình gợi mở phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm khi trẻ lựa chọn đượcnội dung cô động viên khích lệ trẻ thể hiện ý muốn, hiểu biết, cảm xúc, tìnhcảm của trẻ đối với nội dung trẻ đã lựa chọn Các câu hỏi gợi mở, hướng dẫncủa cô cần nhấn vào những kỹ năng mới và cùng trao đổi ý tưởng với trẻ

Cái trẻ muốn làm (nội dung)

Làm thế nào để đạt được (quá trình)

Khi hoàn thành sẽ như thế nào (kết quả, sản phẩm)

Mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hìnhkhác nhau Sự thể hiện mang tính cá nhân, cũng có thể mang tính tập thể ( cùngtạo ra sản phẩm chung) bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính riêng của mình.Chẳng hạn sau chuyến đi thăm quan “vườn hoa trong trường” một nhóm trẻđược khuyến khích hoạt động tạo hình, một trẻ vẽ bông hoa, 5 trẻ khác nặnnhững bông hoa, trẻ thì xé dán hoa, nhưng cũng có những trẻ cùng thực hiện làmra một bức tranh vườn hoa Mỗi trẻ tự lựa chọn bằng cách được phản ánh bằngxé dán, vẽ, lắp ghép và các hình thức khác nhau để thực hiện cái có ý nghĩa đốivới cá nhân trẻ.

Trang 9

Ngoài ra giáo viên tăng cường sử dụng các câu hỏi gợi mở giúp trẻ củngcố và vận dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội được trong các hoạt động khácnhau Khuyến khích trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề và thăm dò khảnăng của trẻ Hãy để trẻ tự miêu tả những gì trẻ sẽ, đang và đã làm.

Ví dụ: Cô có thể dùng những câu hỏi gợi mở như: “Hãy cho cô biết vìsao”, “Nếu như vậy thì sao”, “Vì sao con lại biết”, “con có suy nghĩ gì”, “conlàm như thế nào”

Bên cạnh đó giáo viên không nên lạm dụng các sản phẩm mẫu và làmmẫu nhiều, càng ít làm mẫu và càng ít sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tưduy và tìm kiếm cách thể hiện Thực tế cho thấy các sản phẩm mẫu sẽ làm tê liệtcác cảm xúc đã có trước của trẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ,vì các hoạt động cần thiết để tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ luôn ghi nhớ,bắt trước Nếu có trường hợp yêu cầu làm mẫu, phải gợi ý chứ đừng nên làmngay Bắt đầu xé từ đâu, xé hình gì, xé như thế nào,… Tạo tình huống để trẻ làmgiúp.

Trong khi làm mẫu tôi tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng suy nghĩ của mình và luôn khuyến khích, động viên giúp trẻ tự tin, tích cực chủ động thểhiện sự sáng tạo Qua sử dụng phương pháp hướng dẫn đó tôi đã phát huy đượctính tích cực sáng tạo của trẻ

Phương pháp rèn kỹ năng:

Muốn tiết tạo hình đạt được kết quả cao ngoài phương pháp hướng đẫncủa giáo viên trong quá trình trẻ thực hiện tôi chú trọng rèn các kỹ năng ở cácnội dung như: Vẽ nặn, xé dán, làm đồ dùng đồ chơi.

Đối với nội dung vẽ: Tôi luôn nhắc nhở trẻ cách bố cục tranh những chi

tiết ở xa vẽ nhỏ, những chi tiết ở gần vẽ to, khi tô màu các chi tiết chính đậmhơn và không tô ra ngoài đường viền, còn màu mảng thì tô nhạt hơn và phối hợpcác màu sắc khác nhau để bức tranh phong phú về màu sắc và nổi bật trọng tâm

Ví dụ: Tiết đề tài: Vẽ ngôi nhà chủ đề “ Bé và gia đình thân yêu” tôihướng dẫn trẻ kỹ năng vẽ chi tiết chính ngôi nhà ở giữa to hơn chi tiết phụ nhưcây, vườn hoa, đường đi Khi trẻ tô màu tôi rèn trẻ kỹ năng tô chi tiết chính sửdụng màu đậm hơn còn màu mảng như đường đi, nền không gian, nền trời sửdụng màu nhạt hơn Khi trẻ tô tôi chú ý rèn kỹ năng tô mịn đẹp không trườm rangoài đường viền.

Ngoài ra tôi còn rèn trẻ kỹ năng tô màu nước, sử dụng màu nước để vẽ.Ví dụ: Tiết “vẽ vườn cây ăn quả” chủ điểm “Thế giới thực vật” tôi cho trẻsử dụng màu nước thổi làm hình thân cây và cành cây, còn quả và lá tôi cho trẻdùng những chiếc bút lông chấm màu và tô Sau khi vẽ song trẻ sử dụng kỹ năngpha màu để tô màu mảng Khi tô cô hướng dẫn trẻ kỹ năng cầm bút lông tô, côchú ý hướng dẫn trẻ cách phết thật nhẹ nhàng và đều tay không có vết, độ đậmnhạt phù hợp.

Ở nội dung xé dán: tôi hướng dẫn trẻ kỹ năng xé dùng ngón trỏ, ngón cái

xé lần thì nét xé mới nhẵn và đẹp Ngoài ra tôi chú ý hướng dẫn trẻ cách sử dụngphối hợp các loại giấy màu, giấy nhăn, giấy báo và kết hợp thêm một sốnguyên vật liệu như: lá cây khô, hoa khô Bên cạnh đó tôi còn chú ý rèn kỹ năngxếp dán, phết hồ sao cho vừa phải không dây bẩn ra sách

Trang 10

Đối với nội dung nặn: Tôi luôn rèn kỹ năng xoay tròn, ấn dẹt, lăn dọc

vuốt đất để tạo ra các các đồ vật và con vật ngộ nghĩnh.

Ví dụ: Tiết đề tài: “Nặn cái bát – chủ đề nghề nghiệp” khi trẻ nặn tôihướng dẫn trẻ lăn và bóp đất cho mềm sau đó chia đất làm 2 phần, phần đất tohơn để nặn thân bát, phần đất nhỏ hơn để nặn đế bát Để nặn thân bát cô hướngdẫn trẻ xoay tròn sau đó dùng ngón cái ấn lõm vòng quanh để tạo thành thânbát Tiếp tục dùng 2 ngón cái và trỏ vuốt để tạo độ nhẵn cho phần thân bát.Cònphần đế bát tôi hướng dẫn trẻ kỹ năng lăn dọc sau đó uốn cong.

Với tiết làm đồ chơi: Từ nguyên vật liệu có sẵn tôi hướng dẫn trẻ cách

phối hợp các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra các sản phẩm sáng tạo và ngộnghĩnh:

Ví dụ: Tiết làm hoa ngày tết: Tôi chuẩn bị cho trẻ cành cây, giấy, vải,băng dính 2 mặt, 1 số loại lá cây để trẻ làm 1 số loại hoa như: Hoa đào, hoa mai,hoa hồng, hoa cúc sau đó trẻ cắm thành bình hoa hoặc bát hoa, lãng hoa trang tríngày tết.

Trẻ trang trí hoa đào, hoa mai ngày tết

Mặt khác trong quá trình dạy tôi luôn chú ý đến những trẻ có kỹ năng hạnchế và trẻ nhút nhát nhiều hơn để động viên nhắc nhở uốn nắn trẻ song bên cạnhđó tôi luôn khuyến khích khen ngợi những trẻ hoàn thành tốt và có những sángtạo.

Qua thực hiện một số phương pháp rèn kỹ năng cho trẻ trong các hoạtđộng tạo hình tôi nhận thấy kỹ nặng tạo hình của trẻ đã được nâng lên rõ rệt, trẻhứng thú tích cực tạo ra nhiều sản phẩm phong phú và sáng tạo.

2.3.4 Giải pháp 4: Xây dựng môi trường hoạt động gần gũi, tạo điềukiện cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình mọi lúc, mọi nơi.

Xây dựng môi trường hoạt động gần gũi.

Để trẻ có thể tạo ra được các sản phẩm tạo hình đẹp, có sự sáng tạo thìđiều quan trọng người giáo viên phải tạo được hứng thú hoạt động tạo hình vớitrẻ Một trong các cách tạo hứng thú tạo hình cho trẻ đó là tạo môi trường chotrẻ hoạt động Để lớp học có một môi trường tốt cho trẻ hoạt động, ngay từ đầunăm học, lớp tôi đã bắt tay vào việc trang trí lớp học, sưu tầm các nguyên vậtliệu khác nhau, bài trí các góc đa dạng, phong phú phù hợp với trẻ đặc biệt góctạo hình được thiết kế gần gũi và tạo hứng thú cho trẻ hoạt động Khi trang trí, tổchức cho trẻ hoạt động, tôi căn cứ vào mục tiêu giáo dục của từng sự kiện trongtháng, tận dụng tối đa môi trường xung quanh lớp học, khai thác các thiết bị, đồdùng sẵn có, bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng tự làm Việc sắp xếp, thay đổi đượctính toán để đảm tận dụng các nguyên liệu, bảo tính liên kết, tự nhiên biếnkhông gian lớp học trở nên gần gũi, thân thiện có ý nghĩa giáo dục Bởi vậy, tôiđã trang trí kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với yêu cầu phục vụ học tậpcủa trẻ lớp mình Trong góc tạo hình, tôi chú ý bố trí góc hoạt động cần yên tĩnh,

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w