Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu về nhân cách con người mới, làm cho trẻphát triển toàn diện, hài hòa và cân đối, tạo điều kiện tốt cho nhữn
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ BẢN THÂN CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI-KHU MÝ, TRƯỜNG MẦM NON ÁI THƯỢNG, HUYỆN BÁ THƯỚC,
TỈNH THANH HÓA
Người thực hiện: Lê Thị Thảo
Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Aí Thượng
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2024
Trang 2STT NỘI DUNG TRANG
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 22.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinhnghiệm 3
2.3 Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề 42.3.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục thói quen tự phục vụ bản 42.3.2 Giáo dục thói quen tự phục vụ bản thân ở mọi lúc, mọi nơi. 52.3.3 Xây dựng môi trường tự phục vụ bản thân 122.3.4 Tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ trẻ 132.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 15
Trang 31 Mở đầu.
1.1 Lí do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên - bậc học nền tảng trong hệ thống giáodục quốc dân Mục tiêu của giáo dục mầm non là xây dựng cơ sở ban đầu về nhâncách con người phát triển toàn diện Những cơ sở ban đầu này ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển nhân cách sau này Giáo dục mầm non chưa cần phải trang bị cho trẻmột cách đầy đủ và hoàn chỉnh những gì mà một người cần có để tham gia vào đờisống xã hội như một người lớn thực thụ Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục mầm non
là hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu về nhân cách con người mới, làm cho trẻphát triển toàn diện, hài hòa và cân đối, tạo điều kiện tốt cho những bước phát triểnsau này; xây dựng cho mỗi đứa trẻ một nền tảng nhân cách vừa khỏe khoắn, vừamềm mại, đầy sức sống về cả thể chất lẫn tinh thần.[1]
Chính vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện những thói quen tốtcho trẻ ngay từ nhỏ Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nềnkinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đếncon Và cũng không ít trẻ mầm non vì quá được cưng chiều, bố mẹ làm thay hếtmọi việc nên trẻ có thói quen ỷ lại và chỉ biết trông chờ người khác phục vụ Thiếu
kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến trẻ lười biếng, thụ động và sẽ gặp khó khăn khitham gia vào các hoạt động của tập thể Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống nóichung và kỹ năng tự phục vụ nói riêng là vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non.Như ông bà xưa thường nói “ dạy trẻ từ thưở lên ba”
Nếu trẻ biết tự phục vụ bản thân, trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡngnhững giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ,giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ
và tinh thần, từ đó sẽ xây dựng những kỹ năng sống hòa nhập với môi trường xungquanh Ở mỗi lứa tuổi, trẻ rất cần những tác động khác nhau đến kỹ năng sống củatrẻ Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúptrẻ phát triển toàn diện, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non là điều rất quan trọng, đặc biệt là kỹnăng tự phục vụ bản thân Rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ rất cần thiết cho quátrình phát triển sau này của trẻ “Giáo dục kĩ năng sống là quá trình tác động sưphạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, cóliên quan với kiến thức và thái độ, giúp cá nhân ý thức về bản thân, quan hệ xã hội,giao tiếp, thực hiện công việc, ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức củacuộc sống hàng ngày, thông qua những mối quan hệ liên nhân cách trong điều kiệnsống cụ thể
Trang 4Kĩ năng sống thuộc nhóm tâm lí- xã hội Một người có kĩ năng sống là người
có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với những người khác và với xãhội, làm việc hiệu quả và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống đểnâng cao sức khỏe về thể chất, tinh thần và xã hội” [2]
Nhưng thực tế với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, khu Mý trường mầm non Ái Thượng
do tôi phụ trách thì đa số trẻ chưa có kĩ năng tự phục vụ như: khi ăn còn chờ côđút, chỗ ngồi còn chờ cô sắp ghế cho, khi chơi xong trẻ chưa biết dọn và cất đồdùng đồ chơi đúng nơi quy định, trẻ chưa thể tự cất cặp vào tủ đựng đồ cá nhân màcòn chờ cô làm giúp, khi đến lớp trẻ chưa thể tự thay dép đi trong lớp mà còn chờ
bố mẹ làm giúp,
Là một giáo viên tuổi đời còn ít, nhưng luôn yêu nghề, mến trẻ, tôi luôn trăntrở làm thế nào để hình thành ở trẻ thói quen tự phục vụ và tôi đã mạnh dạn lựa
chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ
mẫu giáo 3- 4 tuổi, khu Mý trường mầm non Ái Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa” Với mong muốn lớn nhất là giúp các con trang bị cho mình những kĩ
năng tự phục vụ bản thân nhằm đem lại phẩm chất đạo đức cao đẹp, giúp các con
có cuộc sống hạnh phúc tương lai sau này
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Nhằm tìm ra một số giải pháp rèn kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mẫugiáo 3- 4 tuổi, khu Mý trường mầm non Ái Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh ThanhHóa
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp rèn kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi,khu Mý trường mầm non Ái Thượng huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thực hành trải nghiệm
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thống kê xử lí số liệu
2 Nội dung.
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
“Kĩ năng sống là một trong những kĩ năng nền tảng giúp trẻ mẫu giáo hìnhthành và phát triển toàn diện nhân cách, sẵn sàng vào lớp một Giáo dục kĩ năngsống là một trong những nội dung giáo dục quan trọng cho trẻ mẫu giáo
Chưa bao giờ giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo được giáo viên mầmnon và các bậc cha mẹ quan tâm nhiều như hiện nay Tuy nhiên, vẫn còn giáo viênmầm non và các bậc cha mẹ lúng túng về kiến thức và phương pháp giáo dục kĩnăng sống cho trẻ
Những năm gần đây, các trung tâm đào tạo kĩ năng sống cho trẻ em được mở
Trang 5ra rất nhiều Thế nhưng, có phải trẻ nào cũng có điều kiện tham gia, và liệu cứtham gia vào các trung tâm đó là trẻ có kĩ năng sống tốt hay không?
Chính trường mầm non và gia đình là môi trường rèn luyện tốt nhất, giáo viênmầm non và cha mẹ là những người hướng dẫn tốt nhất các kĩ năng sống cho trẻmẫu giáo” [2]
Mỗi đứa trẻ khi được sinh ra mang theo ước mơ và hy vọng của cha mẹ vàngười thân mong mỏi chờ đợi ở đứa con của mình trong tương lai đó là con mình
sẽ trở thành một người ngoan, có tính tự lập, biết quan tâm chia sẻ công việc vớingười thân Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân hơn, nuôi dưỡngnhững giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng tích cực, giúp trẻ cânbằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần
Từ đó xây dựng cho trẻ những kĩ năng sớm hòa nhập với môi trường xung quanh
Kĩ năng tự phục vụ bản thân ở trẻ mầm non là kĩ năng tự chăm sóc bản thân:
tự xúc cơm ăn, tự mặc quần áo… và làm quen với những thói quen sinh hoạtthường ngày Việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ giúp trẻ có thể tựlập, giúp trẻ phát triển tốt mọi mặt
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Đầu năm học tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớpMẫu giáo bé 3 – 4 tuổi khu Mý với tổng số trẻ là 18 trẻ Trong đó có 11 trẻ nam và
7 trẻ nữ Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ bản thân tôi gặp những thuận lợi vàkhó khăn sau:
Trẻ trong lớp có cùng một độ tuổi Đa số trẻ ngoan ngoãn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ và tình cảm xã hội, biết cảm thụ cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ
Một số ít cha mẹ trẻ quan tâm đến việc rèn luyện thói quen lao động tự phục
vụ cho trẻ
2.2.2 Khó khăn.
Lớp tôi có 100% trẻ là người dân tộc thiểu số, bố mẹ làm xa nhà thường ở vớiông bà Lớp chiếm đến 70% trẻ chưa đi học nhà trẻ, đa số trẻ chưa bạo dạn, cònnhút nhát, ít giao tiếp với bạn, chưa thành tạo tiếng phổ thông, chưa thành thạo khihoạt động với các đồ vật, đồ chơi trong quá trình học và chơi, thậm chí có cháungại, trẻ chưa dám sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, vốn ngôn ngữ của trẻ còn hạnchế Chưa có thói quen lao động tự phục vụ như: cất dép và đồ dùng đúng nơi quyđịnh, chưa tự xúc ăn, ăn xong chưa bê bát về đúng nơi quy định, chưa biết chủđộng đi vệ sinh khi có nhu cầu, chưa biết tự rửa tay khi tay bẩn, chưa biết chuẩn bị
đồ dùng khi ngủ như tự lấy gối của mình, chưa biết tự mặc áo, đi dép Chưa biết tự
Trang 6lấy đồ dùng đồ chơi, khi chơi xong chưa biết cất vào đúng nơi quy định.
Tuy trẻ có cùng một độ tuổi nhưng nhận thức không đồng đều Có trẻ hiếuđộng ít nghe lời, có trẻ thì nhút nhát
Một số phụ huynh nuông chiều con hay làm hộ con, chưa rèn ý thức tự phục
vụ của con ở nhà, chưa phối hợp với cô trong cách giáo dục trẻ
Từ các thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng và thu được kếtquả như sau:
Kết quả khảo sát trước khi áp dụng các giải pháp:
ST
Số trẻ được khảo sát
Trẻ biết tự xúc cơm ăn, ăn hết
xuất, biết cất bát đúng nơi quy
Trẻ biết tự đi vệ sinh khi có nhu
cầu, biết tự rửa tay khi bị bẩn, trẻ
biết tự mặc quần áo
5 Trẻ biết tự chuẩn bị đồ dùng khingủ. 18
6
Phụ huynh quan tâm đến giáo dục
kĩ năng tự phục vụ cho trẻ khi ở
nhà
Sau khi khảo sát tôi nhận thấy kĩ năng tự phục vụ bản thân ở trẻ chất lượngđạt được còn thấp, cụ thể cho thấy kết quả khảo sát 7 nội dung đưa ra như: Trẻ biết
tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, số lượng trẻ đạt 38%; Trẻ biết lấy và cất
đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, số lượng trẻ đạt 44%; Trẻ biết tự xúc cơm ăn,
ăn hết xuất biết cất bát đúng nơi quy định, trẻ biết tự mặc quần áo số lượng trẻ đạt33% Trẻ biết tự đi vệ sinh khi có nhu cầu, biết tự rửa tay khi bị bẩn, số lượng trẻ
Trang 7đạt 44%; Trẻ biết tự chuẩn bị đồ dùng khi ngủ, số lượng trẻ đạt 33%; Phụ huynhquan tâm đến giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ khi ở nhà, số lượng trẻ đạt 44%
Đứng trước tình hình trên tôi băn khoăn, trăn trở làm thế nào để giúp trẻ cónhững kĩ năng cơ bản để phục vụ chính mình trong cuộc sống không còn lệ thuộcvào cô giáo vào người lớn vì vậy tôi đã đưa ra một số giải pháp rèn kĩ năng tựphục vụ bản thân cho trẻ
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục thói quen tự phục vụ bản thân
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục thói quen tự phục vụ bản thân cho trẻ mẫugiáo 3- 4 tuổi cần lựa chọn các nội dung phù hợp với khả năng của trẻ, phù hợp vớitừng tháng trong năm học theo từng cấp độ từ dễ đến khó
Tôi đã khảo sát thực trạng thói quen trước khi xây dựng kế hoạch tự phục vụbản thân của trẻ để xây dựng kế hoạch sát với khả năng của trẻ Tôi đã xây dựng kếhoạch cụ thể theo tháng như sau:
Tháng 9
- Giáo dục thói quen chàohỏi, thói quen nhận biết kýhiệu cá nhân, cất đồ dùng cánhân
- Giáo dục thói quen tự xúccơm ăn, ăn hết xuất
- Cô chào cha mẹ trẻ trước một cách
lễ phép, niềm nở Cô đón trẻ từ tay bố
mẹ trẻ và cùng trẻ cất đồ dùng theo
ký hiệu cá nhân
- Cô dạy trẻ cách cầm thìa bằng tayphải Trong khi ăn cô khuyến khích,động viên trẻ ăn hết xuất
Tháng 10
- Giáo dục thói quen khi ănxong biết cất bát và ghếđúng nơi quy định
- Giáo dục thói quen biết đi
vệ sinh khi có nhu cầu
- Cô trò chuyện về lợi ích của việcrửa ta, cô hướng dẫn trẻ rửa tay đúngcách và cùng trẻ rửa tay
- Cô nhẹ nhàng, thường xuyên nhắctrẻ đi vệ sinh
Xây dựng kế hoach cụ thể theo từng tháng tôi nhận thấy rằng qua mỗi tháng
kĩ năng lao động tự phục vụ của trẻ lớp tôi tiến bộ rõ rệt, trẻ thích thú, hào hứnghọc hỏi cái mới từ những kĩ năng mà cô dạy Đây là những kĩ năng tự phục vụ bảnthân đơn giản nhất là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này
2.3.2 Giáo dục thói quen tự phục vụ bản thân ở mọi lúc, mọi nơi.
Đối với trẻ 3- 4 tuổi khi mới bắt đầu đi học mầm non, phần lớn trẻ ở với ông
bà nên đa số được nuông chiều tạo cho trẻ có thói quen ỷ lại, nên những kĩ năng cơbản hầu như trẻ không có Khi tham gia vào các hoạt động ở trên lớp cùng cô trẻluôn bị động, nhút nhát, rụt rè và trông chờ vào cô Chính vì vậy, rèn các thói quen
Trang 8tự phục vụ bản thân cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi là rất cần thiết.
Những thói quen tự phục vụ bản thân này đòi hỏi giáo viên phải rèn luyện chotrẻ từng bước, thường xuyên và không nên vội vàng Bằng những lời nói nhẹnhàng, ân cần, những hướng dẫn chỉ dạy của cô giáo đối với mỗi trẻ dần dần sẽhình thành những kĩ năng tự phục vụ bản thân cần thiết, và tôi đã tiến hành rèn các
kĩ năng đó cho trẻ qua một số hoạt động như:
* Phát triển kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ thông qua giờ đón, trả trẻ
Ngay từ đầu năm học thông qua giờ đón trẻ vào lớp, tôi nhận thấy đa số trẻchưa biết chào hỏi ông, bà, bố, mẹ và cô giáo Khi đến lớp được ông, bà, bố, mẹ bếtrên tay chưa thể tự thay dép đi trong lớp mà đang còn phụ thuộc người thân làmgiúp, chưa biết cất đồ dùng cá nhân vào tủ mà còn chờ cô làm hộ Chính vì vậy đểrèn kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ ngay từ khi đến lớp tôi đã chủ động niềm
nở chào hỏi ông, bà, bố, mẹ trẻ trước, nhắc trẻ lễ phép chào người thân và chào côgiáo trước khi vào lớp; tôi hướng dẫn trẻ thay dép để ngay ngắn lên giá dép và lấydép đi trong lớp của mình Khi cất đồ dùng cá nhân vào tủ đựng đồ tôi dạy trẻ nhậnbiết ký hiệu ngăn tủ của mình, sau đó hướng dẫn trẻ thao tác mở và đóng tủ để cấthay lấy đồ dùng cá nhân đúng ngăn tủ của mình Từ đó hình thành cho trẻ các thóiquen tự phục vụ bản thân
Trang 9Hình ảnh: Trẻ chào cô, cất đồ dùng trước khi vào lớp
Trước giờ trả trẻ tôi hướng dẫn trẻ cách nhận biết khăn mặt của mình bằng ký
hiệu riêng, tự cho trẻ đi rửa mặt và để khăn mặt đúng chỗ Tôi hướng dẫn trẻ tự lên
lấy đồ dùng cá nhân ở ô tủ có kí hiệu của mình Hướng dẫn trẻ đội mũ, đeo cặp,đeo khẩu trang trước khi ra về Tôi nhắc trẻ khi ra về đổi dép đi trong lớp và cấtgọn gàng lên kệ dép Một số trẻ đã biết cách mặc quần áo, với những trẻ chưa biếtcách mặc quần áo tôi sẽ vừa mặc cho trẻ vừa dạy trẻ cách mặc, đến lần hai hay lần
ba tôi để trẻ tự mặc với sự hướng dẫn, quan sát của tôi và các lần tiếp sau nữa trẻ
có thể tự mặc được quần áo của mình
Trang 10Hình ảnh: Trẻ chuẩn bị trước khi ra về
Với những việc làm tuy đơn giản nhưng đã rèn cho trẻ thêm nhiều kĩ năng tựphục vụ bản thân, giúp trẻ hình thành ý thức giữ gìn đồ dùng cá nhân của mình, rèncho trẻ tính tự lập để trẻ nhận thấy rằng mình cũng có thể tự phục vụ bản thân màkhông còn phụ thuộc lại vào người lớn nữa
* Phát triển kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ thông qua giờ học
Trong giờ học phần lớn trẻ là năm đầu tiên làm quen với môi trường mầm nonnên vẫn đang còn bỡ ngỡ, chưa biết làm việc gì trước, việc gì sau còn thụ động,trông chờ vào cô Để rèn cho trẻ kĩ năng tự phục vụ trong mỗi tiết dạy tôi luôn chútrọng đến việc chuẩn bị chu đáo đồ dùng trực quan cho cô và trẻ Tôi xây dựng cáctiết học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm để rèn các kĩ năng tự phục vụ bảnthân cho trẻ tốt hơn
Khi tham gia vào các tiết học khác với trước đây tôi luôn phải chuẩn bị sẵn đồdùng cho trẻ thì bây giờ tôi tạo cơ hội để trẻ tham gia chuẩn bị đồ dùng cùng cô.Trong quá trình tham gia hoạt động học tôi hướng cho trẻ tự đi lấy đồ dùng, đồchơi của mình và khi học xong hướng cho trẻ biết tự đi cất đồ dùng, đồ chơi vàođúng nơi quy định ngăn nắp, gọn gàng
Trang 11Hình ảnh: Cô hướng dẫn trẻ tự đi lấy đồ dùng trong giờ học
Với sự hướng dẫn, động viên của tôi, tôi nhận thấy rằng chỉ trong thời gianngắn trẻ đã quen dần với việc chủ động đi lấy và cất đồ dùng của mình Thay vì bịđộng như trước đây Điều đó đã hình thành một kĩ năng tự phục cho trẻ
Hình ảnh: Trẻ đi lấy đồ dùng trong giờ học