1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi lá 1 ở trường mầm non thị trấn 1 vào lớp 1

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ 5 - 6 tuổi lớp Lá 1 Trường mầm non Thị Trấn 1 Nga Sơn vào học lớp 1
Tác giả Phạm Thị Hiền
Trường học Trường MN Thị Trấn 1
Chuyên ngành Chuyên môn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 330 KB

Nội dung

Vì vậy, ngay từ trường mầm non cần phải giáo dục hình thành và phát triểncác tố chất tâm lý, trí tuệ và đặc biệt hơn là hoàn thiện 5 lĩnh vực phát triển của trẻ.Đó là thông qua các hoạt

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ TÂM THẾ SẴN SÀNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI LỚP LÁ 1 TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 1 - NGA SƠN VÀO LỚP 1

Người thực hiện: Phạm Thị Hiền Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường MN Thị Trấn 1 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết: “Mục tiêu của Giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của

nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1” [1]

Vậy làm thế nào để trẻ mầm non 5 tuổi có đủ kiến thức, hành trang vững vànggiúp trẻ mạnh dạn, tự tin bước vào lớp 1 với một môi trường học tập hoàn toàn mới

lạ khác với môi trường ở trường mầm non mà trẻ không bỡ ngỡ, không bị hoangmang, lo sợ, dao động, hụt hẫng về mặt tâm lý

Chính vì vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ 5 tuổi tôi luôn đặt câuhỏi: Phải chuẩn bị những gì để trẻ có một tâm thế tốt bước vào lớp 1?; Tư vấn chocha mẹ như thế nào để chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vững vàng vào lớp 1 là tốt nhất ?

Vì thế, nhiệm vụ của cô giáo mầm non là phải tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổimột tâm thế vững vàng sẵn sàng bước vào lớp 1 để trẻ tiếp cận môi trường mớimột cách tốt nhất giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở bậc học Phổ thông một cách hiệuquả

Vì bản chất của quá trình dạy học ở hai bậc học Mầm non và Tiểu học kháchẳn nhau: Ở Mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi

“học bằng chơi, chơi mà học”, trẻ hoạt động thoải mái, không bắt buộc, gò bó, từhoạt động vui chơi hình thành ở trẻ những kỹ năng, phẩm chất theo đặc trưng lứatuổi, có thể nói trẻ mẫu giáo học theo phương châm “Học mà chơi, chơi bằng học”,học trong thời gian ngắn theo quy định Ở Tiểu học khi bước vào lớp 1 việc học làchủ đạo, học tập trung trong thời gian dài hơn, học nhằm mục đích tiếp thu kiếnthức một cách nghiêm túc, một hoạt động mang tính bắt buộc, có kế hoạch, có mụcđích, có tổ chức chặt chẽ, có ý nghĩa xã hội Và quá trình học tập đòi hỏi trẻ phải

có khả năng duy trì sự tập trung chú ý, tự giác, biết nỗ lực, cố gắng và có một số kĩnăng học tập nhất định mới có thể đạt được kết quả tốt nhất

Bên cạnh đó, chúng ta thấy trẻ mẫu giáo đang được chăm sóc giáo dục trongvòng tay yêu thương của các cô giáo Mầm non, mối quan hệ cô giáo là người mẹthứ hai của trẻ Còn khi vào học lớp 1, quan hệ giữa giáo viên với trẻ mang tínhchất thầy - trò Bởi vậy, trong một môi trường hoàn toàn mới lạ trẻ sẽ khó tiếp cận

và thích nghi ngay được

Ngoài ra, tôi còn thấy nhiều cha mẹ trẻ đều có những nỗi lo riêng cho conmình, họ lo lắng con không theo kịp bạn khi vào lớp 1, nên thường tập trung nhấtvẫn là việc cho con làm quen chữ viết, nhận mặt chữ cái và 10 con số Ngoài ra,trong lớp tôi nhiều trẻ còn được cha mẹ cho theo học các lớp luyện viết chữ, toán

tư duy sau giờ tan học ở trường về Chính sự kì vọng quá ở trẻ, sợ trẻ không theokịp bạn vào lớp 1 của nhiều cha mẹ đã vô tình tạo áp lực, lo lắng về mặt tâm lí củatrẻ, trẻ sợ phải học Còn một số phụ huynh thì đi làm công ty đi sớm về khuya nên

sự sát sao cho con còn hạn chế, làm cho trẻ chỉnh mảng kiến thức sơ đẳng ở trườngmầm non Cũng có phần lớn phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của giaiđoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học Họ nghĩ rằng tất cả trẻ đến 6 tuổi đươngnhiên đều được vào học lớp 1, nên không ít cha mẹ phó mặc con em họ cho trườngmầm non và tiểu học Mà họ quên đi mất rằng, trẻ phải được trải qua giai đoạnchuẩn bị tâm thế sẵn sàng về mọi mặt ở lớp 5 tuổi mới vững vàng bước vào lớp 1

Trang 3

Vì vậy, ngay từ trường mầm non cần phải giáo dục hình thành và phát triểncác tố chất tâm lý, trí tuệ và đặc biệt hơn là hoàn thiện 5 lĩnh vực phát triển của trẻ.

Đó là thông qua các hoạt động giúp trẻ lĩnh hội được hệ thống kiến thức sơ đẳng,tiền khoa học như: Làm quen với văn học, Khám phá khoa học, Tạo hình, Âmnhạc, làm quen với toán nhận biết các số trong phạm vi 10, nhận biết và phát âm

29 chữ cái, một số kĩ năng cần thiết cho trẻ, Tất cả các kiến thức đó nó liên thôngvới các môn học ở trường tiểu học sau này Mà việc chuẩn bị đó không phải mộtsớm một chiều mà là cả một quá trình lâu dài Những sự chuẩn bị đó phải đảm bảođược tính khoa học, có sự kế thừa và phát triển Những kiến thức đã được hìnhthành ở trường mầm non cần phải được củng cố, mở rộng, hoàn thiện và phát triển

ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị thay đổi đột ngột khi chuyển sang hoạt độngchủ đạo, hay từ hoạt động vui chơi sang họat động học tập ở trường tiểu học trẻ sẽkhông bỡ ngỡ, không hụt hẫng hay lo sợ

Xuất phát từ các lý do trên, bản thân tôi thấy việc chuẩn bị tâm thế cho trẻmầm non 5 tuổi vào lớp 1 là vô cùng quan trọng và cần thiết Chính vì vậy, nên tôi

đã mạnh dạn lựa chọn và thực hiện “Một số giải pháp chuẩn bị tâm thế sẵn sàng

cho trẻ 5 - 6 tuổi lớp Lá 1 Trường mầm non Thị Trấn 1 Nga Sơn vào học lớp 1”.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Tôi chọn đề tài này nhằm nghiên cứu “Một số giải pháp chuẩn bị tâm thế sẵnsàng cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường mầm non Thị Trấn 1 - Nga Sơn vào học lớp 1”

- Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu lên học lớp 1 của trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1

- Nghiên cứu trên trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường mầm non Thị Trấn 1 với mongmuốn trang bị cho trẻ những kiến thức, những kỹ năng cơ bản cần thiết chuẩn bị sẵnsàng cho trẻ vào học lớp 1 về mọi phương diện

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đề việc nghiên cứu đề tài trên đạt kết quả tốt nhất tôi đã sử dụng các phươngpháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận: Nghiên cứu sách, tài liệu

có liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu Từ đó nắm được lý luận cơ bản chọn lọc

để xây dựng nên cơ sở lí luận cho đề tài về công tác chuẩn bị mọi mặt cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi vào lớp 1

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu nhập thông tin: Thông qua cáctiết học, qua chế độ sinh hoạt hằng ngày, quan sát theo dõi, khảo sát trẻ… biếtđược mức độ kiến thức, những kỹ năng của trẻ để tìm ra những giải pháp giúp trẻ5-6 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1

- Phương pháp thống kê xử lý số liệu: để so sánh sự tiến bộ của trẻ trước vàsau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

- Phương pháp trao đổi, đàm thoại, sử dụng hệ thống câu hỏi:

Trang 4

+ Tôi đặt ra câu hỏi đối với cha mẹ trẻ để nắm được mức độ nhận thức của họđối với việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 để từ đó có biện pháp phối kết hợpphù hợp.

+ Tôi đặt câu hỏi đối với trẻ để tìm hiểu về kết quả của công tác chuẩn bị tâmthế cho trẻ vào lớp 1

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Chương trình giáo dục Mầm non theo thông tư 51/2020/TT - BGDĐT ngày31/12/2020 sửa đổi, bổ sung thì: “Mục tiêu của chương trình giáo dục mẫu giáo:nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về thể chất, nhận thức, ngôn

ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học” [1]

Ngày 15/12/2022 Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo “Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1”.Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Bá Minh Vụ trưởng Vụ GD Mầm non, chorằng: Đối với trẻ em, việc bắt đầu đi học lớp 1 ở Tiểu học là bước ngoặt quan trọngtrong cuộc sống, là sự chuyển qua một giai đoạn mới - một môi trường sống mới

và những điều kiện hoạt động mới Nếu trẻ có được những tiền đề cần thiết haycòn gọi là sự chuẩn bị sẵn sàng vào học lớp 1, trẻ sẽ dễ dàng thích ứng với nhữngđiều kiện mới của môi trường học tập ở trường phổ thông Chuẩn bị cho trẻ vàolớp 1 là nhiệm vụ quan trọng của GDMN, điều này thể hiện rõ trong mục tiêu củaGDMN, nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ,

hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1 [2]

Khoa học giáo dục mầm non đã khẳng định để giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi họctập một cách có hiệu quả khi bước vào lớp 1 ở trường tiểu học, trẻ cần phải đượcchuẩn bị một cách toàn diện về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ và giao tiếp - xã hội.Trong đó, việc chuẩn bị cho trẻ kĩ năng giao tiếp - xã hội đóng vai trò hết sức quantrọng Nếu trẻ được chuẩn bị tốt về các kĩ năng giao tiếp, các em sẽ dễ dàng hòanhập với môi trường mới, có khả năng kết bạn tốt Và một khi trẻ đã sẵn sàng đểbắt đầu cuộc sống mới ở trường học một cách vui vẻ, cảm thấy tự tin và có tinhthần trách nhiệm thì việc học tập không còn là vấn đề lớn nữa Để làm được điềunày cần có sự thống nhất giữa hai bậc học và sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường

Như vậy, chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1 rất quan trọng, không chỉ làdạy trẻ biết viết, biết đọc các chữ cái hay tính toán mà quan trọng là chuẩn bị chotrẻ những kĩ năng thích ứng xã hội như sự tự tin, sự hợp tác, tính độc lập, thấu hiểu

và chia sẻ, hơn thế là tự điều khiển mình hòa nhập trong mọi môi trường khácnhau Ngoài ra còn phải quan tâm đến sức khỏe và đời sống tinh thần của trẻ Đúngvậy, cho dù trẻ tự tin đến đâu thì trẻ cũng sẽ gặp phải một số vấn đề trong giai đoạn

Trang 5

đầu tiên hòa nhập với một môi trường hoàn toàn mới mẻ Hiểu được điều này vớivai trò là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi thiết nghĩ mình phải tìm giải pháp cụ thể

để hỗ trợ trẻ một cách tốt nhất, giúp trẻ sẵn sàng vào học lớp 1 với một tâm thế chủđộng, đầy vững vàng và tự tin

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1 Thuận lợi

- Học sinh đến trường chuyên cần, trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dụctrong điều kiện tốt nhất, trẻ trong lớp cùng một độ tuổi, đa số trẻ khỏe mạnh, thôngminh, nhanh nhẹn, rất thích khám phá những điều mới lạ trong mọi hoạt động

- Là cô giáo trẻ nhiệt tình, sáng tạo, luôn quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ vềthể chất, tinh thần Luôn tạo cho trẻ môi trường học tập vui chơi phong phú, hấpdẫn thu hút học sinh tham gia

- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện về mọi mặt để trẻ được trảinghiệm và hoạt động nhằm phát triển về mọi mặt tâm sinh lý một cách toàn diện,tạo tiền đề cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1

- Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và thườngxuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình ở nhà cũng nhưtrên lớp để cùng phối kết hợp

- Một số trẻ còn ngọng, nói tiếng địa phương ảnh hưởng đến việc phát âm chữcái, khả năng ghi nhớ của một số trẻ chưa cao nên ghi nhớ nhận biết chữ cái và chữ

số của trẻ còn nhiều hạn chế

- Nhiều trẻ được bố mẹ nuông chiều nên trẻ chưa có kỹ năng xã hội cần thiết,chưa có tính tự lập, chưa mạnh dạn, tự tin vào bản thân mình dẫn đến việc chủđộng thực hiện các nhiệm vụ khi cô yêu cầu còn kém, chưa nhanh nhẹn

- Nhiều phụ huynh vẫn còn quan niệm sai lệch, họ cho rằng chuẩn bị cho convào lớp 1 là chuẩn bị cho con biết đọc, biết viết, biết làm toán,…Nhiều phụ huynh vìquá lo lắng, hay nôn nóng đã cho con đi học thêm trước chương trình lớp 1 Họ chưathấy được tầm quan trọng của việc chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết vàtâm lý tốt để giúp trẻ vào lớp 1 một cách vững vàng, tự tin Do đó chưa phối hợpnhịp nhàng cùng với cô giáo trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1

2.2.3 Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát

Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng, ngay từ đầu năm học tháng 9 tôi đãxây dựng kế hoạch tiến hành khảo sát chất lượng trên trẻ trong các hoạt động hàngngày nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý và khả năng của trẻ ở lớp tôi phụ trách

Tổng số cháu được tiến hành khảo sát là 28 cháu Và kết quả khảo sát thựctrạng chất lượng trẻ đầu năm tháng 9 năm 2023 đạt được như sau:

Bảng 1: Kết quả khảo sát chất lượng tháng 9 năm 2023 (Xem phụ lục 1)

Qua bảng khảo sát thực trạng đầu năm học, tôi nhận thấy tỷ lệ trẻ đạt qua cácnội dung khảo sát chưa cao, chiếm tỷ lệ 78,5% Từ thực tế đó tôi luôn băn khoăn,

Trang 6

trăn trở phải làm thế nào có những giải pháp phù hợp để chuẩn bị tâm thế cho trẻvào học lớp 1 Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi

có một tâm thế vững vàng để bước vào học lớp 1 một cách tốt nhất

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Như chúng ta đã biết, đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đây là giai đoạn chuyểntiếp từ mầm non lên tiểu học, là khoảng thời gian trẻ phải đối đầu với nhiều thayđổi và được cho là điểm khởi đầu của việc học tập có chủ đích Vì thế, để giúp trẻmẫu giáo 5-6 tuổi học tập một cách có hiệu quả trước khi bước vào lớp 1 ởtrường tiểu học thì trẻ cần được chuẩn bị một cách toàn diện về thể chất, trí tuệ,ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử xã hội, một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học, tínhkiên trì, sự tự tin và tính độc lập… Chính vì vậy, để giúp trẻ 5-6 tuổi sẵn sàngbước vào học lớp 1 là vô cùng quan trọng, do đó để thực hiện được điều này, tôi đãthực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể như sau:

2.3.1 Giải pháp 1: Chuẩn bị sẵn sàng về thể lực cho trẻ

Có thể nói, thể lực phát triển tốt là tiền đề vật chất của sự phát triển về mọimặt Trẻ có thể lực tốt, khỏe mạnh, tăng cân đều, da dẻ hồng hào, tất cả các yều tốnày giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi đạt kết quảtốt Để có được thể lực tốt, cần tạo cho trẻ một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉngơi, luyện tập một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian cũng như phù hợp vớiđặc điểm phát triển riêng của từng trẻ, giúp trẻ tích cực tham gia vào tất cả các hoạtđộng để đạt kết quả tốt nhất

Chính vì vậy, xác định được tầm quan trọng của vấn đề này ngay từ đầu nămtôi đã kết hợp với ban giám hiệu nhà trường tham mưu với trạm y tế sắp xếp bác

sĩ, y tá đến trường cân, đo khám sức khoẻ cho trẻ theo đúng quy định (Khám sứckhỏe 2 lần trên năm học; cân đo 3 tháng 1 lần) theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng,nhằm phát hiện kịp thời những trẻ có biểu hiện bị bệnh để có giải pháp can thiệpsớm nhằm tránh những triệu chứng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe Từ đó có chế

độ dinh dưỡng, chăm sóc phù hợp góp phần nâng cao chất lượng công tác chămsóc sức khỏe phòng chống duy dinh dưỡng và vệ sinh phòng bệnh cho trẻ

Hình ảnh 1: Phối hợp với trạm y tế cân đo khám sức khỏe cho trẻ (Xem phụ lục 2)

Sau khi có kết quả cân đo, khám sức khỏe tôi tổng hợp thông báo tới từngphụ huynh cũng như dán bảng tổng hợp tại góc tuyên truyền với phụ huynh ở lớp

để mọi cha mẹ được biết Đồng thời qua những giờ đón trả trẻ tôi gặp trực tiếpnhững phụ huynh có trẻ bị ốm, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị bệnh để trao đổi vớiphụ huynh từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời

Ví dụ: Cháu Đào Gia Bảo, cháu mắc bệnh về viên mũi họng, viêm A, ăn hay

nôn trớ, cháu hay sốt, ốm, nên cháu không tăng cân và bị kênh suy dinh dưỡng nhẹcân, người luôn trong trạng thái mệt mỏi, không muốn tham gia vào các hoạt độngcủa lớp Tôi đã kết hợp cùng phụ huynh quan tâm, để ý đến tình hình sửc khỏe củacháu: luôn giữ ấm cho cháu vào mùa đông, thường xuyên lau mồ hôi cho cháu vàomùa hè, nhắc nhở ăn uống hợp lý và đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng hàngngày, nhằm giảm bớt số lần mắc bệnh cho cháu Qua một học kỳ cháu đã đỡ ốm,lên cân, tích cực hơn khi tham gia vào hoạt động chung của lớp Điều này làm cho gia đình cháu cũng như cô ở lớp rất vui và phấn khởi

Ví dụ: Lớp tôi có 3 trẻ bị sâu răng, đau khóc qua trao đổi với phụ huynh tôi

Trang 7

được biết các cháu rất thích ăn kẹo và không thường xuyên đánh răng Biết đượctình trạng như vậy, tôi đã gặp trực tiếp phụ huynh và trao đổi nên không cho trẻ

ăn vặt, tập cho trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng, nên ăn bổ sung rau xanh đồngthời bổ sung thêm canxy cho con ở nhà Đồng thời tạo cho trẻ thói quen thườngxuyên đánh răng sau khi ăn xong và trước khi ngủ dậy để tập cho trẻ ý thức tựlập, giữ gìn vệ sinh răng miệng Từ đó răng của trẻ cũng đỡ sâu răng hơn và trẻbiết vệ sinh răng miệng thường xuyên

Ngoài ra, tôi còn luôn chú ý quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ, thườngxuyên tham mưu với tổ dinh dưỡng thay đổi thực đơn phù hợp theo mùa, thay đổicác hình thức chế biến và các bữa ăn của trẻ, đa dạng nguồn thực phẩm để kíchthích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất và trẻ có thể tiếp nhận nguồn dinh dưỡng tối

đa một cách hứng thú nhất

Trong giờ ăn tôi đặc biệt quan tâm đối với những trẻ ăn quá chậm, còn có rấtnhiều cháu yếu, ăn chậm, lười ăn, tôi luôn chú ý quan tâm nhắc nhở trẻ thườngxuyên trong bữa ăn, động viên để trẻ tự xúc ăn, khi cả lớp đã gần ăn xong tôi đếnbên xúc cơm giúp cháu ăn, động viên trẻ nhai nhanh để cơm không bị vữa

Đối với những cháu ăn hay bị nôn, tôi luôn chú ý nhắc trẻ không xúc cơm đầymiệng, nếu trẻ bị nôn tôi không bắt trẻ tiếp tục ăn ngay vì trẻ vẫn còn có cảm giáckhó chịu, mà tôi sẽ cho trẻ nghỉ ăn một lúc, rồi cho ăn hay cho trẻ uống thêm sữa.Bên cạnh đó, tôi còn trao đổi tình hình cụ thể với gia đình một số cháu ăn quákhoẻ, sẽ có nguy cơ béo phì để cùng phụ huynh thông nhất chỉ cho trẻ đó ăn vừa

đủ, không ăn theo nhu cầu của cháu, tích cực cho trẻ được hoạt động, nhằm giảmnguy cơ béo phì ở trẻ và đây là một trong những căn bệnh của trẻ em hiện nay.Đặc biệt hơn, tôi thường xuyên quan tâm tới những cháu suy dinh dưỡng,động viên khích lệ để các cháu ăn ngon miệng

Ví dụ: Để giúp cơ thể phát triển cân đối hài hòa chúng mình cùng phối hợp

nhiều loại thức ăn nhé! Như thế mới cao lớn khỏe mạnh được Bạn Diệp Anh hãy

ăn thi cùng bạn Thanh Nhàn xem ai ăn hết xuất nhé Hay da bạn Yến Nhi có trắngđẹp không các con? Bạn Trung Quang cao, đẹp trai, da dẻ hồng hào còn chúngmình có muốn đẹp trai như bạn Trung Quang không? Muốn vậy chúng ta phải làmgì? Các con hãy thi đua ăn hết xuất của mình nhé

Hình ảnh 2: Tổ chức bữa ăn cho trẻ tại phòng ăn của nhà trường (Xem phụ lục 2)

Song song với việc theo dõi sức khỏe, chế độ ăn của trẻ, tôi còn luôn chú ýđến đến giấc ngủ của trẻ như: Trong giờ ngủ để cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ,ngủ sâu và đủ giấc Ngay từ đầu năm học nắm bắt những trẻ hay nói chuyện tronggiờ ngủ, khó ngủ tôi xếp nằm cạnh cô để cô động viên trẻ ngủ, mở nhạc có giaiđiệu nhẹ nhàng, du dương tạo cho trẻ có giấc ngủ sâu nhưng vẫn đảm bảo yên tĩnh

để không làm ảnh hưởng đến trẻ khác

Ví dụ: Với một số cháu khó ngủ như: Anh Thư, Minh Chiến, Trọng Hùng tôi

trao đổi với gia đình để kết hợp nhắc nhở động viên trẻ kịp thời, nhắc trẻ buổi tối

đi ngủ sớm, để sáng mai đến lớp đúng giờ

Ngoài ra, tôi còn cho trẻ được vận động hợp lý giúp trẻ phát triển hài hòa, cânđối Bởi vì có vận động hợp lý sẽ kích thích cho trẻ ăn ngon miệng và ngủ sâu hơn,giúp tinh thần trẻ sảng khoái và tích cực tham gia các hoạt động học tập khác Vìthế, tôi thực hiện nghiêm túc các hoạt động của trẻ trong một ngày, tôi tổ chức cho

Trang 8

các cháu được vận động vui chơi ở tất cả các hoạt động trong ngày như: hoạt độngthể dục sáng, hoạt động thể chất, hoạt động ngoài trời, các trò chơi vận động,….Với hoạt động thể dục sáng: Đây là hoạt động không thể thiếu trong các hoạtđộng hàng ngày của trẻ, nó được tổ chức thường xuyên tạo cho trẻ có thói quen tốttrong tập luyện bởi vì khi tập thể dục sáng sẽ tạo cho trẻ thấy sự thoải mái, đầyphấn khởi cho một ngày hoạt động mới tràn đầy năng lượng Vì thế, tôi luôn sángtạo, linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động thể dục sáng cho trẻ như: Tôi phối hợpvới cô giáo trực loa đài mở nhạc tập thể dục sáng của toàn trường lựa chọn nhữngbản nhạc phù hợp

Trong phần khởi động: Tùy vào từng chủ đề lựa chọn những bản nhạc, tiếngtrống để báo hiệu đã tới giờ thể dục, từ đó tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia tập

Ví dụ: Khi tiếng nhạc: “đồng hồ báo thức” vang lên là bắt đầu giờ thể dục

sáng tất cả học sinh sẽ nhanh chóng nối đuôi nhau đi thành vòng tròn ra sân khởiđộng đi kết hợp với các kiểu đi khác nhau giúp trẻ khởi động

Hay sang phần tập bài tập phát triển chung: Tôi cho trẻ xếp thành các hàngdọc, cho trẻ tập các động tác phát triển các nhóm cơ: hô hấp, tay, bụng, chân, bật,kết hợp cho trẻ tập với vòng, gậy, cờ, hoa, nơ,… cùng các bài nhạc theo chủ đề họcnhư: “Trường chúng cháu là trường mầm non”, “Bé khỏe, bé ngoan”, “cả nhàthương nhau”, “cháu yêu cô chú công nhân”, “Nắng sớm”,…các động tác, bài hát

và dụng cụ được thay đổi phù hợp theo từng chủ đề năm, các động tác tập thay đổi

tư thế theo chủ đề cho trẻ hứng thú

Sau phần tập bài tập phát triển chung để trẻ hào hứng hơn tôi cho trẻ tập nhảycác bài dân vũ như “Bống bống bang bang”, “Dân vũ rửa tay”, “Bé tập đánh răng”

và cả nhạc nước ngoài như “cherry chery”, “a ba la sam sam” …Trước khi kết thúchoạt động thể dục sáng tôi cho trẻ chơi các trò chơi nhẹ nhàng như: “Con thỏ”,

“Gieo hạt”, “lăn bóng”,… Qua đó tôi thấy bạn nào cũng rất hào hứng tham giahoạt động thể dục sáng và cố gắng tập các động tác tập chính xác, đều, đẹp Bêncạnh đó, tôi còn cho trẻ đi dạo một vòng tắm nắng, hít thở không khí trong lànhcủa buổi sáng giúp cơ thể trẻ sảng khoái, tăng sức đề kháng giúp trẻ bước vào ngàyhọc mới đầy năng lượng và tự tin

Hình ảnh 3: Hoạt động thể dục sáng của trẻ (Xem phụ lục 2)

Ngoài giờ hoạt động tập thể dục buổi sáng, tôi còn phát triển thể lực cho trẻqua giờ hoạt động phát triển vận động với các bài tập vận động tổ chức dưới cáchình thức như: chương trình: “Chúng tôi là chiến sỹ”, “Bé với an toàn giao thông”hay hội thi: “Hội khỏe bé mầm non”, “Bé khỏe, bé ngoan”, ….tích hợp các câutruyện hấp dẫn, tạo tình huống lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động Đồng thời tôithường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi phát triển vận động; tổ chứccác trò chơi phát triển vận động như: bật qua suối nhỏ, ô tô và chim sẻ….các tròchơi dân gian như: mèo đuổi chuột, nhảy bao bố, kéo co, lộn cầu vồng,…chơi vớicác thiết bị đồ chơi ngoài trời Song song đó tôi tận dụng tất cả các thời điểm trongngày để giúp trẻ tập luyện như: giờ đón trẻ cho trẻ hoạt động tinh, giờ hoạt độngchiều luyện cho trẻ tập khiêu vũ, aerobic,.… khuyến khích trẻ tập đều đẹp để thiđua với các lớp khác, tham gia các biểu đồng diễn thể dục toàn trường hay ngàyhội thể thao của bé

Hình ảnh 4: Tổ chức các trò chơi: Kéo co, mèo đuổi chuột (Xem phụ lục 2)

Trang 9

Kết quả: Qua việc áp dụng biện pháp trên tôi thấy thể lực của trẻ lớp tôi có

nhiều tiến bộ rõ rệt: Trẻ có thói quen nề nếp tốt trong ăn uống, trẻ ăn hết xuất, ănngon miệng, hấp thu tốt, có thói quen hành vi văn minh, lịch sự trong ăn uống Lớptôi 100% trẻ tăng cân qua các kỳ cân đo khám sức khỏe như: đầu năm cân đo có 3cháu bị suy dinh dưỡng nhẹ cân và đã có 2 cháu đã đạt kênh bình thường trong lầncân đo thứ 3 (25/02/2024) Trẻ ngon giấc, ngủ sâu, đảm bảo thời gian Sau khi ngủdậy trẻ tỉnh táo, nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động Thể lực của trẻđược nâng cao trẻ rất hứng thú, nhanh nhẹn, mạnh dạn tích cực tham gia các hoạtđộng Đây chính là tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách, tư duy của trẻ saunày và trẻ có đủ sức khỏe khi bước vào lớp 1

2.3.2 Giải pháp 2: Chuẩn bị cho trẻ thích ứng với hoạt động học tập

Như chúng ta đã biết, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của trẻ ở trườngphổ thông và nó đòi hỏi người học một sự lao động trí tuệ thực sự, một khả năngnhận thức và năng lực trí tuệ nhất định Vì thế, việc chuẩn bị cho trẻ thích ứng vớihoạt động học tập ở trường tiểu học là vô cùng quan trọng Bởi, trẻ có một trí tuệtốt, trẻ sẽ thông minh, nhanh nhẹn, nắm bắt được những kiến thức do cô giáotruyền đạt ở lứa tuổi mẫu giáo sẽ rất thuận lợi cho trẻ bước vào lớp 1 Do đó, cầnphải chuẩn bị tốt cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của trẻ để khi trẻ bướcvào lớp 1 sẽ thích nghi và không bỡ ngỡ Chính vì vậy, để đáp ứng được yêu cầutrên tôi đã chuẩn bị tốt cho trẻ các nội dung cơ bản như sau:

* Dạy trẻ biết tập trung chú ý trong giờ học

Để một giờ học đạt kết quả cao thì trẻ phải thực hiện nhiệm vụ học tập tốt,biết tập trung chú ý trong giờ học Vì thế, trong các hoạt động học tôi luôn rèn chotrẻ biết duy trì sự tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định trong một thời gian nhấtđịnh, luôn tạo hứng thú lôi cuốn, thu hút, kích thích trẻ tham gia hoạt động mộtcách chủ động, giúp trẻ tích cực đạt được yêu cầu mục tiêu của hoạt động

Ví dụ: Với hoạt động làm quen với tác phẩm văn học: kể chuyện “Nhổ củ

cải” ở chủ đề: “Thế giới thực vật” Để trẻ tập trung trong giờ học đầu tiên tôi vàobài bằng hình thức linh hoạt lôi cuốn trẻ Và sau đó tôi thu hút trẻ bằng giọng kểtruyền cảm với ngữ điệu giọng các nhân vật khác nhau và tôi kể chuyện kết hợpbằng rối tay giờ học sinh động lôi cuốn trẻ lắng nghe, thu hút trẻ trả lời câu hỏi, trẻhiểu nội dung câu chuyện và nhớ tên câu chuyện Sau đó cho trẻ nghe truyện quavideo hoạt hình Cuối giờ học cho trẻ nhập vai đóng kịch các nhân vật trongtruyện: ông, bà, cô bé, mèo… và trẻ nhập vai thể hiện vai nhân vật, bắt chướcgiọng của các nhân vật rất tốt, hào hứng Giờ học thu hút trẻ tập trung chú ý và đãlôi cuốn trẻ tham gia hoạt động một cách hứng thú và trẻ tích cực thể hiện bộc lộkhả năng của mình

Hình ảnh 5: Hoạt động kể chuyện “Nhổ củ cải” (Xem phụ lục 3)

Hay qua những hoạt động làm quen với sách vở như: làm quen vớí toán quahình vẽ, nhận biết và làm quen với chữ cái, bé tập tạo hình theo quy định của bộgiáo dục đào tạo Mỗi khi đến giờ hoạt động làm quen với sách vở tôi thường chotrẻ làm quen với các loại sách này theo đề tài dạy Nhằm giúp trẻ có thể tập trungtrong thời gian dài, làm quen dần với sách vở, tư thế ngồi, cách cầm bút…và cáckiến thức sơ đẳng khác Khi đó trẻ bước vào trường tiểu học trẻ không còn bỡ ngỡvới cách học sách vở của các môn học, hay cách cầm bút….Mà ở trường mầm

Trang 10

non trẻ đã được làm quen, từ đó tạo cho trẻ sự tự tin có hành trang vững vàngbước vào lớp 1.

Hình ảnh 6: Hoạt động trẻ làm quen với toán qua hình vẽ (Xem phụ lục 3)

Như trong giờ hoạt động tạo hình tôi tổ chức dưới các hình thức phong phúkhác nhau tùy vào từng chủ đề, lôi cuốn trẻ tập trung tham gia vào hoạt động Trẻtập trung thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình qua các bức tranh và biết đặt tên chobức tranh của mình…

Hình ảnh 7: Giờ học hoạt động tạo hình của trẻ (Xem phụ lục 3)

Như vậy đối với các hoạt động học hàng ngày khác nhau tôi luôn gây hứngthú thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động một cách chủ động Với mục đích rènkhả năng tập trung chú ý trong thời gian nhất định, rèn sự ghi nhớ có chủ định,phát triển tư duy, khả năng nhận thức của trẻ trong các hoạt động học một cáchhiệu quả, lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động học theo tinh thần tự giác

* Phát triển khả năng tư duy cho trẻ

Như chúng ta đều biết, để trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bước vào lớp 1 thật tự tin,không thể không chuẩn bị tốt cho trẻ về tri thức Bởi tri thức là vô cùng quan trọng

và cần thiết cho trẻ Trẻ có một trí tuệ tốt, trẻ nhanh trí, thông minh, trẻ nắm bắtđược những kiến thức do cô giáo truyền đạt ở lứa tuổi mẫu giáo sẽ rất thuận lợicho trẻ bước vào lớp 1 Vì trẻ mẫu giáo lớn tư duy trực quan hình tượng chiếm ưuthế Cho nên để phát triển tư duy hình tượng cho trẻ tôi luôn chú ý cung cấp cho trẻcác biểu tượng đa dạng, dồi dào về thế giới xung quanh giúp trẻ hệ thống hóa,chính xác hóa những biểu tượng đó Mà điều này được thực hiện thông qua cáchoạt động học và hoạt động chơi ở trẻ

Như thông qua hoạt động khám phá về xã hội: Tôi cho trẻ tìm hiểu về trườnglớp mầm non, tìm hiểu về bản thân, gia đình, họ hàng cộng đồng, một số nghề phổbiến trong xã hội, tiểu học, các danh lam thắng cảnh và các ngày hội, ngày lễ… Tất

cả các kiến thức đó được trải dài trong 10 chủ đề trong năm Nhằm rèn luyện sựtập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định, trí tuệ phát triển, kích thích trẻ năng động,sáng tạo, ham tìm tòi khám phá mở mang sự hiểu biết cho trẻ, giúp trẻ có thêmnhững kiến thức bổ ích và những hiểu biết về xã hội xung quanh trẻ

Ví dụ: Thông qua hoạt động khám phá xã hội: “Tìm hiểu về một số nghề”.

Ngoài giờ học trên lớp cho trẻ khám phá tìm hiểu, cung cấp kiến thức cho trẻ quabài học Tôi còn cho trẻ đến nhà truyền thống của huyện gần bên cạnh trường họccho trẻ thăm quan trực tiếp về đồ dùng, dụng cụ của các nghề hay những bức tranh

về sản phẩm các nghề làm ra … mở mang thêm tầm hiểu biết và kiến thức cho trẻ

Hình ảnh 8: Cô và trẻ thăm quan đồ dùng, dụng cụ một số nghề (Xem phụ lục 3)

Với đề tài: “Tìm hiểu về trường tiểu học” Tôi cho trẻ tham gia hoạt động trảinghiệm đến trường tiểu học “Thăm quan trường tiểu học” tôi cho trẻ đi thăm quantrường, thăm quan lớp 1, để trẻ được làm quen với anh chị học sinh, thầy cô giáo ởlớp 1 qua đó trẻ được quan sát, được thấy các các anh chị lớp 1 học tập, vui chơi,lao động Từ đó giúp trẻ hào hứng, phấn đấu chăm ngoan, tích cực chủ động trongcác hoạt động, để được vào học lớp 1

Hình ảnh 9: Cô và trẻ thăm quan trường tiểu học (Xem phụ lục 3)

Hay thông qua hoạt động khám phá khoa học: dạy trẻ biết các bộ phận của cơthể người, tìm hiểu về thực vật, động vật, một số hiện tượng tự nhiên…Nhằm rèn

Trang 11

luyện sự tư duy, biết phán đoán, kích thích trí óc phát triển, trẻ ham hiểu biết, thíchkhám phá những điều mới lạ… Để giúp trẻ mở rộng nhận thức tôi luôn gợi mở,khuyến khích trẻ quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh Từ đó trẻ phát hiện, sosánh các đặc điểm riêng biệt của các sự vật hiện tượng như: các con vật, hoa lá, cỏcây, hiện tượng thời tiết… Như vậy, trẻ có hiểu biết thêm thế giới xung quanh.

Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học: Đề tài: “Tìm hiểu về các hiện tượng tự

nhiên” chủ đề hiện tượng tự nhiên Tôi cho trẻ xem các vi deo hình ảnh về các hiệntượng thiên nhiên sảy ra như: gió, mưa, bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng … nhằmkích thích trẻ hứng thú đến với hoạt động, Sau đó tôi cho trẻ lựa chọn cho tổ mình

1 bức tranh, cho trẻ về chỗ thảo luận nhóm, lúc này trẻ sẽ ham hiểu biết, muốnkhám phá những điều mới lạ, trẻ tự đặt ra các câu hỏi: Đó là hiện tượng gì? vì saolại như vậy? vì sao lại có thiên tai sảy ra, lũ lụt thì như thế nào? Cháy rừng do đâu

mà có? … Sau thời gian thảo luận nhóm, tôi cho 1 trẻ đại diện tổ trình bày các suynghĩ, sự hiểu biết của trẻ về các hiện tượng tự nhiện trong tranh mà tổ đó đã thảoluận nhóm, trẻ đưa ra các ý kiến khác nhau Rồi tôi lại cho các tổ khác bổ sungthêm ý kiến và những hiểu biết khác Qua đây tôi thấy trẻ rất sôi nổi thảo luận, suynghĩ đưa ra các ý kiến, sự hiểu biết của trẻ vế thế giới tự nhiên xung quanh trẻ.Như vậy qua bài học tôi đã mở rộng thêm hiểu biết cho trẻ về các hiện tượng tựnhiên xảy ra, từ đó trẻ biết bảo vệ môi trường Ngoài ra tôi còn mở rộng thêm chotrẻ xem các vi deo về sấm, chớp, lốc xoáy gây hại cho con người và loài vật… chotrẻ có thêm hiểu biết và biết bảo vệ mình khi có thiên tai, lũ lụt, sấm chớp, bão…

Hình ảnh 10: Hoạt động khám phá khoa học: “Tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên”

(Xem phụ lục 3)

Như vậy thông qua các hoạt động trên không những giúp trẻ phát triển khảnăng tư duy, kích thích trẻ ham tìm tòi khám phá, mà tôi còn cung cấp cho trẻ cáckiến thức sơ đẳng ở trường mầm non, nó là nền tảng cho việc tiếp thu các bộ mônhọc ở trường tiểu học tốt hơn

* Dạy trẻ nhận biết chữ số và đếm thành thạo trong phạm vi 10

Như chúng ta đã biết, hoạt động “Làm quen với toán” chính là môn toán củatiểu học Vì vậy tôi luôn giúp trẻ yêu thích hoạt động “Làm quen với toán” ở mầmnon Đó là dạy trẻ đếm đến 10 và đếm theo khả năng, thêm bớt trong phạm vi 10,biết chia 10 đối tựơng thành hai phần bằng nhiều cách, biết so sánh số lượng củahai nhóm đối tượng, ghi nhớ được các con số từ 1 đến 10, biết tạo nhóm các đốitượng theo đặc điểm hay dấu hiệu, biết xếp tương ứng 1:1, …, sẽ giúp trẻ có tínhđộc lập tự tin khi bước vào lớp 1 không bỡ ngỡ với những con số

Ví dụ: Khi dạy: “Hoạt động làm quen với toán” Đề tài: Đếm và nhận biết

nhóm đối tượng trong phạm vi 7 ở chủ đề: “Gia đình” Tôi tổ chức hoạt độngcung cấp kiến thức cho trẻ như sau: cho trẻ xếp nhóm đối tượng cái bát ra thànhhàng ngang (7 cái bát) xếp từ trái qua phải, sau đó xếp 6 cái thìa ra hàng ngang,tôi cho trẻ so sánh 2 nhóm đối tượng: Nhóm nào nhiều, nhóm nào ít hơn, vì saocon biết? Vậy làm thế nào để 2 nhóm bát và thìa bằng nhau? Với câu hỏi nhưthế rèn sự tư duy cho trẻ: có bạn trả lời thêm 1 cái thìa, có bạn trả lời bớt đi 1 cáibát, cô nói: 2 kết quả đều rất rất là đúng, nhưng để tạo nhóm có đối tượng là 7 thì

cô tạo tình huống như sau: nếu bớt đi một cái bát thì cái bát rất buồn không cóbạn nên các con hãy lấy thêm 1 cái thìa vào để cái bát với cái thìa thành đôi bạn

Trang 12

nhé Sau đó cho trẻ lấy thêm 1 cái thìa xếp vào thêm Trẻ tạo nhóm đối tượng có

số lượng là 7, cho trẻ đếm số lượng ở nhóm dối tượng, 2 nhóm bây giờ như thếnào ? (bằng nhau) Cô giới thiệu số 7 cho trẻ, cho trẻ tìm thẻ số 7 gắn vào….Cứnhư vậy, trẻ học cách so sánh nhiều hơn ít hơn, tạo nhóm, thêm bớt,…Qua tiếthọc tôi đã cung cấp kiến thức cho trẻ, rèn sự ghi nhớ và tập trung trong thời gianhọc, không những trẻ nắm được kiến thức của bài học, mà còn giúp trẻ có sự tưduy, biết so sánh thêm bớt là tiền đề của phép cộng trừ toán sau này của trẻ ở tiểuhọc Với cách dạy trẻ nhận biết chữ số đếm thành thạo đến 10 là cơ sở giúp trẻlàm quen với toán và học tốt toán ở lớp 1

Hình ảnh 11: Hoạt động làm quen với toán (Xem phụ lục 3)

* Định hướng vào không gian và thời gian

Khả năng định hướng trong không gian và thời gian cũng là một yêu cầu cầnthiết của sự phát triển trí tuệ Vì vậy tôi dạy trẻ biết xác định được vị trí không giancủa các sự vật hiện tượng: Mình đang ở đâu?, vật ở phía nào?, ở trên dưới, trướcsau, phải trái, tay phải, tay tái của mình và của bạn…mình đang ở thời điểm nàocủa thời gian: sáng, trưa, chiều, tối Bây giờ là mùa xuân hay mùa hè, mùa đônghay mùa thu …Biết ước tính quá khứ, hiện tại và tương lai tức là biết được “bâygiờ”, “lát nữa”, “hôm nay”, “hôm qua”, “ngày mai” ,…

Ví dụ: Với đề tài: “Dạy trẻ xác định các buổi trong ngày” tôi sử dụng tranh

ảnh, xem vi deo Cho trẻ đoán các buổi trong ngày có đặc điểm như thế nào? Chotrẻ phân biệt xác định thời gian trong ngày? Buổi sáng có đặc điểm gì? Buổi tối thìnhư thế nào? Vì sao con biết? Qua đó hình thành tư duy nhận thức cho trẻ

Kết quả: Qua các hoạt động tôi thấy trẻ lớp mình có tiến bộ rõ rệt: trẻ lớp tôi

tích cực chủ động hơn trong các hoạt động, trẻ biết phân tích, so sánh, phán đoáncác sự vật hiện tượng trong các trạng thái khác nhau Lúc này tư duy, tưởng tượng,trí nhớ, tri giác của trẻ cũng phát triển tốt, trẻ biết trải nghiệm, khám phá về các sựvật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, nhận biết và làm quen với các con số Đây là tiền đề quan trọng giúp trẻ có nền tảng trí tuệ tốt là hành trang cho hoạtđộng học tập ở lớp 1

2.3.3 Giải pháp 3: Chuẩn bị về ngôn ngữ cho trẻ

Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ

và giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở trường phổ thông Phát triển ngônngữ cho trẻ là hình thành và phát triển những kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết.Tất cả các nội dung, kiến thức đều phải thông qua tiếng mẹ đẻ Vì vậy việc chuẩn bịcho trẻ thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày là vô cùng quan trọng đểchuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 Do đó, tôi luôn chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ quacác nội dung sau:

* Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt thì đồng thời các quá trình tâm lý như

tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác… của trẻ cũng phát triển tốt Chính vì thế tôiluôn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động học hàng ngày, sinhhoạt, học tập, hoạt động góc, lao động, các buổi dạo chơi, tham quan, …Khuyếnkhích trẻ sử dụng tiếng việt, mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh, tập cho trẻbiết diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, không nói lắp, nói lí nhí, nói ngọng Đặcbiệt là tôi luôn chú ý rèn cho trẻ phát âm chuẩn tiếng phổ thông, hạn chế dùng

Trang 13

tiếng địa phương.

Thông qua giờ học: Làm quen văn học, khám phá khoa học, làm quen vớitoán, trong các giờ chơi….và mọi lúc mọi nơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Ví dụ: Thông qua giờ học, khi trẻ trả lời không trọn câu tôi sửa trẻ kịp thời,

các giờ học luôn sử dụng các câu hỏi mở như: Con có suy nghĩ gì qua câu chuyệnvừa nghe?, Con nghĩ như thế nào về điều đó?, Theo con thì phải làm gì?, Con làmnhư thế nào? nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, cứ như vậy trẻ trả lời trọn câu, đủ ý,trẻ được trực tiếp tranh luận, đưa ra ý kiến nhận xét của riêng mình cho các bạntrong nhóm cùng nghe Từ đó giúp trẻ dần dần phát triển ngôn ngữ một cách tựnhiên và hiệu quả

Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông giờ chơi ở các góc: Tôi thường xuyên tổchức cho trẻ chơi ở các góc mỗi ngày, qua đó trẻ được trò chuyện, giao lưu cùngbạn, được giải quyết các tình huống đơn giản, ngôn ngữ được mở rộng câu từ

Ví dụ: Trẻ chơi ở các góc bán hàng, góc gia đình, góc xây dựng, góc bác sỹ

… trẻ biết thể hiện vai cô bán hàng, người mua hàng như: quả bí này bao nhiêutiền vậy chị ? cảm ơn chị nhé! Hay đóng vai chú công nhân: hôm nay các bácđịnh xây dựng gì? Các bác xây như thế nào? Hoặc vai bác sỹ: tôi bị bệnh gì bác sỹơi? qua đó giúp trẻ biết đặt câu hỏi, trả lời trọn câu, đủ ý Tôi luôn tham gia chơicùng trẻ để nhắc nhở, động viên trẻ, đồng thời trò chuyện đặt ra nhiều câu hỏi giúptrẻ trả lời, phát triển tư duy làm giàu và phát triển vốn từ cho trẻ mạch lạc

Hình ảnh 12: Trẻ chơi hoạt động góc cùng các bạn cùng cô (Xem phụ lục 4)

Như vậy qua các hoạt động trẻ hứng thú, tích cực sử dụng ngôn ngữ để giaotiếp trao đổi, trẻ nói rõ ràng mạch lạc, trẻ biết diễn đạt ngôn ngữ của riêng mìnhcho các bạn trong nhóm cùng nghe, diễn đạt rõ ràng ý kiến của cá nhân cho ngườikhác hiểu bằng các cách khác nhau Qua đó thể hiện tư duy của trẻ phát triển mạnh

* Dạy trẻ nhận biết và phát âm chuẩn 29 chữ cái

Có thể nói, việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi “Làm quen chữ cái” làviệc vô cùng cần thiết và rất quan trọng đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi Đây không chỉnhằm giúp trẻ nhận biết được các mặt chữ cái để phát âm chính xác khi nói và làmtiền đề cho trẻ thích ứng với việc tập đọc, tập viết ở lớp 1 và một hành trang

“Tiếng việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1

Vì vậy, tôi luôn chú trọng dạy trẻ nhận biết 29 chữ cái trong bảng chữ cáitiếng Việt thông qua các giờ hoạt động làm quen với chữ cái và trò chơi với chữcái trên tiết học

Thông qua hoạt động: “Làm quen chữ cái” tôi tổ chức cho trẻ nhận biết cácnhóm chữ cái qua các hình thức khác nhau lôi cuốn trẻ vào hoạt động học nhằmgiúp trẻ nhận biết, đọc phát âm đúng các nhóm chữ cái mà cô cung cấp Thông quagiờ hoạt động: “Trò chơi với chữ cái” nhằm ôn lại nhóm chữ cái đã học, trẻ chơitrò chơi với chữ cái giúp trẻ nhận biết chữ cái và phát âm một cách chính xác cácchữ cái đã học, nhận biết các chữ cái có tro12ng từ, cụm từ

Ví dụ: Tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái “p,q” ở chủ đề 7: “Phương tiện

giao thông” Tôi đưa chữ p ra hỏi trẻ: ai biết gì về chữ này?, ai có nhận xét gì? Cho

trẻ phát âm, trẻ phát âm sai cô sửa sai luôn cho trẻ và dạy trẻ cách phát âm chođúng, cô giới thiệu cho trẻ cấu tạo chữ “p”, giới thiệu các kiểu chữ in thường, viếtthường, in hoa viết hoa, Chữ “q” cũng tương tự Sau đó tôi tổ chức cho trẻ chơi các

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số51/2020/TT- BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. (Trang 3), (Trang 35)… Khác
4. Giáo viên hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. (Chịu trách nhiệm nội dung:Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. Biên soạn: PGS. TS Nguyễn Thúy Hồng - TS. Trương Thị Kim Oanh - ThS. Tôn Thị Tâm - ThS. Nguyễn Thị Lan Hương - ThS. Đặng Tuyết Anh) Khác
5. Hướng dẫn giáo viên mầm non chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam ( Bộ Giáo dục và đào tạo - Nguyễn Thị Hiền - Trần Thị Ngọc Trâm - Vũ Thúy Hoàn - Nguyễn Thị Bích Thảo - Đinh Văn Vang) Khác
6. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lý và giáo viên mầm non – Năm học 2020 – 2023( Trang 192 – Hỗ trợ cha mẹ chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp một- PGS. Ts. Bùi Thị Lâm- ThsTrần Thị Kim Liên – Đại học Sư Phạm Hà Nội) Khác
7. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi Mẫu giáo (3- 6 tuổi) – Luận văn Thạc sỹ tâm lý học – Tác giả Nguyễn Thị Mai Linh – Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội Khác
8. Tài liệu Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi.(theo thông tư 51/2020/TT- BGDĐT ngày 31/12/2020 sửa đổi bổ xung một số nội dung của chương trình Giáo dục mầm non) Nhà xuất bản giáo dục Việt nam. Tác giả: TS. Trần Thị Ngọc Trâm, TS. Lê Thu Hương, PGS.Lê Thị Ánh Tuyết Khác
9. Vụ Giáo dục mầm non, Bảo đảm sự chuyển tiếp khoa học giữa giáo dục mầm non với chương trình lớp 1, nguồn Internet Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w