1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi ở 2 trường mầm non thạch lập

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trẻ học cách làm những công việc đơn giản, vừa sức, đặc biệt qua quá trình thực hiện trẻ học cách kiểm soát hành động và cảm xúc của mình, trẻ học cách làm những công việc mà bản thân cầ

Trang 1

MỤC LỤC

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Trang 2

STT NỘI DUNG TRANG

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6 2.3.1 Xây dựng nội quy, làm mẫu và giao nhiệm vụ cho trẻ 6 2.3.2 Rèn trẻ thông qua một số hoạt động trong ngày 9 2.3.3 Cô sử dụng tranh ảnh, video, thơ, truyện, bài hát để thu hút

Trang 3

Ở trường mầm non trẻ mẫu giáo nhỡ là lứa tuổi chập chững không còn non nớt như trẻ mẫu giáo bé và nhà trẻ nữa nên lứa tuổi 4 - 5 tuổi rất cần có tính tự phục vụ, bởi vì: Độ tuổi này chính là giai đoạn thích hợp nhất để giúp trẻ hình thành nhân cách, trở thành con người tự tin, chủ động trong mọi hoàn cảnh, trong cuộc sống Hơn hết dù ở bất cứ mọi hoàn cảnh nào thì tự phục vụ là một kĩ năng rất cần thiết, nó không chỉ giúp cho trẻ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức mà còn giúp trẻ biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh, mở rộng các mối quan hệ xã hội Trẻ học cách làm những công việc đơn giản, vừa sức, đặc biệt qua quá trình thực hiện trẻ học cách kiểm soát hành động và cảm xúc của mình, trẻ học cách làm những công việc mà bản thân cần phải làm, học cách giúp đỡ mọi người xung quanh và học cách làm việc nhóm, tuy nhiên tự phục vụ không dễ dàng với một số trẻ, chúng ta cần biết rằng tự phục vụ không tự nhiên mà có, để hình thành được kĩ năng tự phục vụ là cả một quá trình rèn luyện và phải bắt đầu ngay từ nhỏ, không chờ đến tuổi trưởng thành mới cần đến tự phục vụ Tự phục vụ được thể hiện qua hành động nhẹ nhàng, đơn giản của trẻ nhưng lại mang lại cho trẻ nhiều điều bổ ích cho trẻ sau này Trẻ mầm non nếu thiếu đi kĩ năng tự phục vụ thì trẻ sẽ luân gặp khó khăn trong cuộc sống, và ngược lại nếu một đứa trẻ có kĩ năng tự phục vụ bản thân mình thì sẽ luân cảm thấy tự tin trong mọi hoàn cảnh, luân hoàn thành tốt nhiệm vụ một cách dễ dàng Với thực tế hiện nay việc rèn luyện tính tự phục vụ cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non Thạch Lập nói riêng luôn luân được nhà trường và giáo viên chú trọng, khi được phân công nhiệm vụ dạy lớp 4 - 5 tuổi B thông qua quan sát, theo dõi đầu năm học tôi nhận thấy lớp tôi hầu như các con rất mạnh dạn, thích đến trường, đến lớp và thích tham gia vào các hoạt động… Tuy nhiên để trẻ có kĩ năng sống trong môi trường tập thể thì còn nhiều hạn chế, còn nhiều phụ huynh chưa nhận thức rõ ràng về việc rèn tính tự phục vụ cho trẻ ở độ tuổi mầm non, trẻ còn thiếu chủ động bởi trẻ được sự bao bọc rất lớn từ người thân, họ luân có suy nghĩ là con cháu còn nhỏ nên không để cho con trẻ tự phục vụ dẫn đến việc trẻ luân có tính dựa dẫm, chưa có kĩ năng giải quyết các vấn đề như: Đau bụng muốn đi vệ sinh mà chưa biết tự đi cũng như chưa giám xin cô để đi hoặc phải nhờ bạn xin cho, chưa biết cất đồ, chưa biết xúc cơm, chưa biết chào hỏi, chưa cố gắng hoàn thành công việc được giao…

Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ tôi thấy rằng giáo dục tính tự phục vụ cho trẻ là rất quan trọng đặc biệt là trẻ mầm non nên tôi luôn băn khoăn, trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giúp trẻ lớp tôi có được kĩ năng tự phục vụ Làm thế nào để trẻ thỏa mãn được nhu cầu tự khẳng định mình với mọi người, để trẻ tự phục vụ được cho bản thân mình mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn, làm thế nào khi gặp vấn đề mới trẻ nhanh nhẹn để xử lý vấn đề Từ những thực tế ở trên tôi thấy rằng nếu chúng ta thực hiện tốt việc rèn tính tự phục vụ cho trẻ đó chính là giúp trẻ trở thành con người mới, năng động, sáng tạo, chuẩn bị cho các con có một hành trang vững vàng trong tương lai Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ nên tôi đã lựa chọn

“ Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở

Trang 4

trường mầm non Thạch Lập” làm đề tài nghiên cứu trong năm học này

Giúp cho bản thân giáo viên có nhiều kinh nghiệm và sự tin để tổ chức tốt phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ tốt nhất

Giúp cho phụ huynh hiểu rõ việc rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ là cần thiết

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Gồm 22 trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi B trường Mầm non Thạch Lập - Ngọc Lặc

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đối với đề tài này, tôi đã sử dụng một số biện pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lí luận:

Nghiên cứu, tài liệu, sách phương tiện thông tin đại chúng, phân tích tổng hợp để nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, làm căn cứ đưa ra hệ thống các giải pháp tác động đến trẻ

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Điều tra, khảo sát tình hình thực tiễn, thống kê phân tích số liệu, những kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân Để đưa ra biện pháp phù hợp chủ động linh hoạt, sáng tao…

Các phương pháp bổ trợ:

Thống kê, Phân tích số liệu thực nghiệm trên trẻ: đánh giá kết quả phân tích kết quả sử lý số liệu phù hợp so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm

Trang 5

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Tự phục vụ là gì? Tự phục vụ là khả năng trẻ tự biết chăm sóc bản thân mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn của cô giáo và của mọi người xung quanh, không nhờ cậy, không ỷ lại, đây là kĩ năng cơ bản mà bất cứ ai cũng phải sử dụng thường xuyên để có một cuộc sống tự lập, tự do Đối với trẻ mầm non những kĩ năng này bao gồm tự cất túi, tự lấy ghế, tự lấy đồ dùng khi học bài, tự đi vệ sinh, tự xúc cơm, tự mặc, tự thay quần áo, dày dép…

Trẻ mầm non là trẻ từ 0- 6 tuổi là lứa tuổi còn non nớt và phát triển với tốc độ nhanh cả về thể chất lẫn trí tuệ, trẻ học mà chơi, chơi mà học, trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng qua những trò chơi, qua việc trải nghiệm thực tế Vì vậy trong việc chăm sóc giáo dục trẻ Bác Hồ đã có lời nhắn nhủ đến các thầy

cô mẫu giáo là “ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ Muốn làm được thì phải

yêu trẻ Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu” [1] “ Đối với trẻ em phải dạy cho các cháu biết đoàn kết, ham học, ham làm, nhưng phải làm sao cho các cháu giữ được tính chất trẻ con Phải làm sao cho các cháu có kỉ luật những vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải khúm núm, đặt đâu ngồi đấy”[2] Khi trẻ ở trường cô giáo là người trực tiếp chăm sóc, nuôi

dưỡng, giáo dục trẻ, từ việc giáo viên là trung tâm, trẻ là người giao tiếp thụ động, điều đó đang được thay thế bằng việc xem trẻ là chủ thể của quá trình giáo dục, qua đó dần hình thành và phát triển ở trẻ những kĩ năng cần thiết trong quá trình giáo dục này, lúc này giáo viên chuyển sang đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý giúp đỡ, định hướng quá trình hoạt động một cách đúng đắn và sáng tạo cho trẻ Vậy ta có thể thấy rằng giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục có vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển cả về thể chất , tình cảm, nhận thức, tư duy cũng như trong đạo đức và thẩm mỹ cho trẻ, có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng và tạo nền tảng cho việc hình thành nhân cách con người

Thông qua cô giáo trẻ được rèn giũa các kĩ năng phù hợp với lứa tuổi, vừa với sức của trẻ, làm tiền đề cho quá trình hình thành và sự phát triển của trẻ sau này Đối với trẻ mầm non đây là thời kỳ xuất hiện nhu cầu được tự lập, thích được lao động, tự phục vụ Ở tuổi này trẻ hay tò mò, ham hiểu biết, trẻ thường hay đặt ra câu hỏi về các sự việc xung quanh trẻ Trong quá trình tự phục vụ trẻ hiểu ra vấn đề và tự đi giải quyết những vấn đề, mong muốn của trẻ và trẻ muốn được làm việc như người lớn Vì thế tự phục vụ là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào sự rèn luyện và học tập, tự phục vụ lớn dần lên bằng chính năng lực của trẻ, không ngại ngần và luôn tự tin tự thực hiện nhiệm vụ của mình cho dù bất cứ mọi hoàn cảnh nào

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đang dần hình thành và phát triển về mọi mặt, việc dạy các kĩ năng tự phục vụ cho trẻ là vô cùng quan trọng, việc đứa trẻ nhanh hay chậm trẻ biết tự phục vụ diễn ra lâu hay nhanh đều phụ thuộc vào sự kiên nhẫn của người lớn đối với trẻ, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, lứa tuổi này quá trình tâm lý của trẻ ngày càng có sự chuyển biến rõ nét, lúc này vốn sống của trẻ được tăng lên, do trẻ được tiếp xúc, giao tiếp và có các mối quan hệ

Trang 6

với con người và thế giới xung quanh, khả năng tư duy hình tượng phát triển ngày càng mạnh mẽ và chiếm ưu thế, trẻ bắt đầu biết suy nghĩ, xem xét nhiệm vụ hoạt động, phương tiện giải quyết nhiệm vụ tư duy Do nhu cầu khẳng định bản thân của trẻ phát triển mạnh mẽ nên trẻ muốn tự làm mọi việc, thích làm những công việc giống của người lớn, thích làm những công việc mà người lớn giao cho Trẻ biết tự phục vụ bản thân, biết chú ý, tập trung, phát triển khả năng tư duy, ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển nên trẻ có khả năng nhận công việc và hoàn thành những nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra Tuy nhiên ở lứa tuổi này mặc dù trẻ đã có sự tập trung chú ý nhưng sự tập trung chú ý của trẻ chưa được bền lâu, không có sự ổn định, trẻ vẫn còn mải chơi, cá tính của trẻ bắt đầu bộc lộ rõ rệt, bên cạnh đó mỗi đứa trẻ là mỗi tính nết khác nhau nên đôi khi trẻ thường làm việc theo ý thích riêng của mình Vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục thích hợp với mục đích giáo dục đòi hỏi phải có tính linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với năng lực, sức khỏe cũng như sở thích của trẻ Nếu trẻ được rèn luyện, giáo dục đúng đắn thì kĩ năng tự phục vụ của trẻ được phát huy mạnh mẽ trong những năm tiếp theo Đây chính là cốt lõi trong nền tảng giáo dục tính tự phục vụ

Bản thân tôi được có nhiều năm đứng lớp 4 - 5 tuổi tôi nhận thấy rằng giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ sẽ mang lại nhiều lợi ích đó là: Giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, có ý thức chăm sóc tốt cho bản thân trong mọi hoàn cảnh, dễ dàng thích nghi với nhiều môi trường xã hội khác nhau dù bất cứ mọi hoàn cảnh nào, phát triển khả năng vận động thô, vận động tinh một cách khéo léo, cẩn thận, gọn gàng, luân tự tin, tự lập trong cuộc sống, biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh, mở rộng mối quan hệ trong xã hội, làm chủ bản thân, luân có trách nhiệm với công việc và biết ơn khi được giúp đỡ, giúp cho trẻ sau này trở thành con người có trách nhiệm, trẻ hòa đồng với mọi người, với xã hội mà không cần lo lắng, sợ hãi đồng thời nuôi dưỡng cảm giác thân thuộc lành mạnh

Để làm được điều này bản thân tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn và quan trọng đối với cuộc sống của trẻ, Vì thế rèn tính tự phục vụ cho trẻ phải rèn luyện ngay từ khi đứa trẻ mới tập đi, tập nói nhằm tạo ra được môi trường hoạt động và tạo ra được nhiều cơ hội cho trẻ phát huy khả năng chủ động, sáng tạo một cách triệt để, trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức, thông qua các hoạt động học hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi, Thì trẻ sẽ đạt hiệu quả cao hơn

Để hình thành thói quen tự phục vụ cho trẻ một cách đúng đắn và đạt hiệu quả cần đặt ra mục đích, nhiệm vụ giáo dục cụ thể và phải có sự phối kết hợp giữa nhà trường và các bậc phụ huynh một cách thống nhất, trên cơ sở đó phải tìm ra được hình thức và biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm * Thuận lợi:

Trường mầm non Thạch Lập là một trường chuẩn quốc gia loại một, trường có nhiều thành tích trong các phong trào thi đua, đặc biệt là có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp huyện và cấp tỉnh Nhà trường năm ngay trung tâm của xã

Trang 7

thuận tiện cho việc đưa đón trẻ đến trường

Trường được xây dựng kiên cố có nhà 2 tầng khang trang sạch đẹp có phòng học đầy đủ, có đầy đủ bàn ghế, kệ giá, tủ đựng đồ cá nhân, có đủ đồ dùng đồ chơi, có phòng chức năng, có phòng y tế riêng biệt, sân trường thoáng mát, rộng rãi, có nhiều cây xanh, an toàn, khuôn viên được trang trí đẹp, gần gũi, thân thiện phù hợp với trẻ

Giáo viên đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn, luân yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề, luân học hỏi để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ Đặc biệt là luôn quan tâm tạo điều kiện cho trẻ được rèn luyện và hình thành các kĩ năng thông qua các hoạt động học tập và các hoạt động khác nhằm tạo cho trẻ có tính tự phục vụ trong môi trường xung quanh trẻ

Trẻ có sức khỏe tốt, đi học đều, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động trong ngày

Phụ huynh nhiệt tình, luân quan tâm đến các con và sẵn sàng phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ

* Khó khăn:

Tuy phụ huynh luân quan tâm đến con trẻ nhưng còn nhiều phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ từ nhỏ mà có tư tưởng lớn lên các con sẽ tự biết Tình trạng làm thay, làm hộ vì sợ trẻ quá sức nên khả năng tự phục vụ ở trẻ là hầu như chưa có vì vậy giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn trẻ

Trong lớp có nhiều trẻ chuyển từ miền nam về nên khả năng giao tiếp bằng tiếng miền bắc và khả năng tự phục vụ gặp nhiều khó khăn, 30% trẻ sinh vào cuối năm nên còn rụt rè nhút nhát và còn có trẻ nghe nhưng không hiểu yêu cầu của cô, gây khó khăn trong việc rèn trẻ đó

Một số trẻ nói chưa rõ, nói ngọng, mắc bệnh tăng động giảm chú ý, còn có bé do suy dinh dưỡng nặng nên khó có thể tự phục vụ được

* Kết quả thực trạng khảo sát thực tế đầu năm:

Qua quá trình điều tra, khảo sát vào đầu năm học, kết quả thực trạng được thể hiện rõ qua bảng khảo sát sau:

Nội dung

Kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến

Số trẻ khảo sát

Trẻ biết tự phục vụ bản thân như: Tự xúc cơm, lau mặt, lau miệng, rửa tay, thay quần áo, giày dép và gấp gọn gàng ngăn nắp…

Chủ động khi bản thân gặp vấn đề ( đi vệ

Đoàn kết, giúp đỡ thực hiện nhiệm vụ trong

Trang 8

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy kỹ năng tự phục vụ của trẻ trong môi trường mầm non còn nhiều hạn chế, vì vậy để giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ, tôi luân quan tâm nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nắm bắt được nhu cầu và khả năng của trẻ, phối kết hợp với gia đình của trẻ để có sự thống nhất trong cách thức và biện pháp giáo dục trẻ, nên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:

2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Xây dựng nội quy, làm mẫu và giao nhiệm vụ cho trẻ

* Xây dựng nội quy lớp học

Nội quy lớp học là những nguyên tắc mà giáo viên đưa ra hướng dẫn cho trẻ tuân theo trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường Đối với trẻ mầm non thì nội quy lớp học được giáo viên thiết lập và đưa ra thống nhất cùng các con để các con thực hiện Việc rèn cho trẻ có nề nếp trong các hoạt động hàng ngày khi ở trường cần thực hiện ngay từ đầu năm học, ngay từ ngày đầu tiên các con đến trường

Biện pháp này nhằm để tạo ra bầu không khí tích cực và thuận lợi trẻ giúp cho trẻ dễ nhận biết và trẻ hiểu được những công việc mình cần phải làm và trẻ sẽ thực hiện những công việc này một cách tự giác, hướng cho trẻ một nề nếp thói quen tốt trong lớp học

Giáo viên xây dựng nội quy lớp học và hướng dẫn cho trẻ những công việc mà trẻ cần phải tự phục vụ, cô có thể đặt ra câu hỏi để thăm dò ý kiến của trẻ để cô nắm được mức độ hợp tác của trẻ, gợi cho trẻ tự nói ra những công việc mà trẻ sẽ tự làm trong ngày như: Tự cất dép, cất ba lô trước khi vào lớp, rửa tay trước khi ăn, tự xúc cơm, tự thay quần áo khi ra nhiều mồ hôi và giờ nào thì việc ấy

Để rèn tính tự phục vụ tôi sẽ sưu tầm tranh ảnh phù hợp để quy ước cho trẻ dễ hình dung và dễ thực hiện

Ví dụ: Để trẻ ghi nhớ những quy định trong lớp ở các góc tôi dán các hình

ảnh, kí hiệu để trẻ nhận biết như: Nhà vệ sinh tôi dán kí hiệu bên bạn gái bên bạn trai để cho trẻ đi, các đồ dùng cá nhân của trẻ tôi dán kí hiệu riêng để trẻ dễ nhận biết và tự lấy không bị nhầm lẫn với các bạn như: cốc, khăn, gối, ghế, tủ cá nhân… Ngoài việc dán kí hiệu tôi còn đưa ra những quy định để rèn luyện trẻ như: khi uống nước không được rót nhiều nếu muốn uống nước thì chỉ sang khu vực đó uống nước không được bê nước đi lung tung tránh đổ nước ra lớp, cốc của bạn bạn thì bạn đó lấy đúng cốc của mình, uống xong úp cốc lên giá cốc, sau khi lau mặt các con sẽ bỏ vào chậu…

Xây dựng nội quy lớp học là xây dựng nên những quy tắc ứng xử, những mục tiêu những nội quy riêng của lớp học nhằm nâng cao tính kỷ luật và tinh thần đoàn kết tập thể nhằm tạo nên môi trường học tập tích cực, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ

* Làm mẫu các hoạt động để trẻ thực hiện theo

Trong quá trình rèn các kĩ năng cho trẻ thì làm mẫu nhằm cung cấp cho trẻ những kĩ năng, kiến thức đúng giúp trẻ hiểu được các bước, các thao tác mà trẻ cần làm

Để trẻ thực hiện tốt cô sẽ trò chuyện và tạo hứng thú cho trẻ về một kĩ năng

Trang 9

tự phục vụ cần dạy ở trẻ, cô sẽ giảng giải các kĩ năng cho trẻ hiểu cô còn phân tích cho trẻ hiểu tại sao trẻ cần phải biết thực hiện các kĩ năng đó sau đó thực hiện mô phỏng rõ ràng, đúng chuẩn mực, tranh ảnh, video mẫu về kĩ năng đó cần được thể hiện một cách rõ ràng, đơn giản, tập trung vào kĩ năng đang hướng dẫn, khi hướng dẫn trẻ cô sẽ hướng dẫn giảng giải từng bước một Để trẻ có được các kĩ năng hàng ngày giáo viên phải tạo cơ hội cho trẻ được thực hành

Ví dụ: Cô dạy trẻ cách rửa tay: Để trẻ thực hiện tốt và ghi nhớ cô cho cả

lớp ngồi nghế cô cho trẻ xem một đoạn vi deo về thao tác rửa tay, sau đó cô sẽ phân tích, hướng dẫn làm mẫu trên không cùng trẻ đồng thời có thể cho trẻ học thuộc luân:

Bước 1: Trước tiên các con sẽ quấn tay áo lên cao, vặn vòi nước vừa phải

đưa tay vào vòi nước để làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch, sau đó thoa xà phòng vào lòng bàn tay, chà xát hai lòng bàn tay vào nhau, các con miết mạnh hai lòng bàn tay vào nhau

Bước 2: sau khi miết mạnh hai lòng bàn tay vào nhau chúng ta sẽ dùng

ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại

Bước 3: Sau khi xong bước 2 chúng ta dùng lòng của bàn tay này chà xát

chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại

Bước 4: Tiếp theo chúng ta sẽ dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết chắc

vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại

Bước 5: Tiếp theo chúng ta chụm năm đầu của ngón tay này cọ vào lòng

bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại thật nhiều lần

Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch, khi xả các

con cũng sẽ miết mạnh tay vào nhau để cho tay nhanh sạch sà phòng, rửa xong chúng mình tắt vòi nước và chúng ta lau tay vào khăn sạch

Sau khi trẻ đã được thực hiện cùng cô động tác mô phỏng ở trên không thì cô lần lượt cho 3 - 4 bạn ra vòi nước thực hành cùng cô luân Khi trẻ thực hiện cô sẽ kiểm tra xem trẻ có nắm được các bước rửa tay hay chưa bằng cách đặt câu hỏi: “Trước tiên chúng mình phải làm gì trước nhỉ? Sau bước một bước 2, bước 3 chúng mình sẽ làm gì? Bước 4, bước 5 chúng ta sẽ làm gì? ” Nếu trẻ không nhớ ra, cô sẽ giúp bé nhắc lại Trong quá trình trẻ đi vào thực hiện mới đầu trẻ sẽ gặp vài khó khăn tuy nhiên cô không nên nóng lòng giúp đỡ mà nên để trẻ tự mình giải quyết, đồng thời động viên trẻ cố gắng như vậy sẽ kích thích, tiếp thêm sự tự tin cho trẻ khi đích thân trẻ được làm việc đó Cô chỉ nên can thiệp khi bé thực sự cần tới sự giúp đỡ của mình, cuối cùng cô sẽ nhắc nhở nhẹ nhàng và tuyên dương trẻ để khích lệ trẻ, bên cạnh đó tôi giáo dục trẻ cần phải rửa tay sạch sẽ và đúng cách để phòng chống nhiễm khuẩn

Ngoài ra tôi cũng hướng dẫn trẻ cách tự gấp quần áo, tự mặc, tự thay quần áo Đa số trẻ sau khi thay quần áo thường nhét luôn quần áo vào trong ba lô hoặc chỉ mang quần áo bỏ vào tủ mà chưa biết gấp gọn gàng trước khi cất Từ việc trẻ thay quần áo xong thường nhét luân vào túi nên trong giờ hoạt động theo ý thích tôi đã phân tích cho trẻ hiểu về ý nghĩa của việc gấp quần áo sẽ giúp quần áo quần áo trông đẹp hơn, không bị nhăn nhúm, khi cất vào ba lô, vào tủ sẽ

Trang 10

dễ dàng hơn Có rất nhiều cách gấp quần áo, tôi lựa chọn cách gấp quần áo đơn giản nhất và cũng có tính thẩm mỹ cao để tiến hành dạy cho trẻ để trẻ dễ dàng thực hiện tôi đã sử dụng bìa cát tông để tạo thành “chiếc máy gấp quần áo” từ bìa carton có thể giúp cho các bé nhà bạn có thể tự gấp quần áo của mình mà không cần có sự hỗ trợ của người lớn, mặt khác việc để cho bé tự gấp quần áo ngay khi còn nhỏ sẽ giúp cho các bạn nhỏ tự lập hơn

Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ gấp quần áo bằng máy gấp quần áo từ bìa cát tông

Hướng dẫn trẻ gấp quần áo: Để gấp được quần áo đẹp, các con sẽ lộn phải cánh tay của áo Sau đó đặt áo ngay ngắn vào chính giữa trên máy gấp quần áo, đảm bảo rằng cổ áo hướng về phía trên và tay áo nằm trên đường gấp của tờ bìa cát tông, sau đó vuốt nhẹ để cho áo phẳng trên máy gấp, tiếp theo lấy một bên của bìa carton gập lên phủ lên tay áo bên kia, gập cẩn thận tránh cho chiếc áo bị gấp gợn trên áo và lặp lại quá trình trên với tay áo bên kia, lấy đáy áo gập phủ lên cổ áo, lặp lại quá trình trên với phần đầu áo sao cho trên áo không có nếp nhăn hay bị dô xệch nào uối cùng cho áo vào túi của mình

* Giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiện

Giao nhiệm vụ là công việc mà cô sẽ giao cho trẻ thực hiện và phải hoàn thành một mình hoặc hợp tác cùng các bạn để hoàn thành

Trẻ 4 -5 tuổi bước đầu nhiệm vụ được giao có tính chất cá nhân và cụ thể, đơn giản sau đó số lượng nhiệm vụ tăng lên rèn kĩ năng bền vững làm phong phú kinh nghiệm tham gia tự phục vụ của trẻ, các nhiệm vụ cá nhân được đặt ra trong quá trình tự phục vụ nếu trẻ chưa có kĩ năng phải học kĩ năng mới Nhiệm vụ tập thể là buộc trẻ phải có sự tổ chức, phân công nhau như: Cùng nhau lấy đồ chơi, cùng thực hiện công việc kê bàn ăn, bàn học, cùng đi làm vệ sinh…Sau khi chơi xong, học xong thì cùng nhau dọn dẹp đúng nơi quy định

Để rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ tôi giao việc luân cho trẻ như khi đến lớp phải tự cất đồ dùng, cất dép, túi, và tự lấy ghế để vào vị trí ngồi… hoặc cô có thể tạo tình huống để trẻ nhận việc

Ví dụ : Hôm nay các con có muốn ngồi thảm không? Nếu muốn ngồi thảm

thì các con sẽ tự mình lấy và lắp thảm nhé Hoặc do hôm nay trời lạnh nên các con hãy lấy đệm ra trải giúp cô nhé, vì được cô nhờ nên sẽ gợi cho trẻ những cảm xúc tích cực, và hứng thú làm giúp cô

Trang 11

Ví dụ: vào giờ ăn, tôi phân công nhiệm vụ tổ 1 sẽ kê bàn, tổ 2 sẽ xếp khăn

vào đĩa và chia về các tổ, tổ 3 ăn xong sẽ lau bàn, cứ như vậy tôi phân công được cho trẻ thực hiện và tôi sẽ đổi theo tuần để bạn nào trong lớp cũng có cơ hội được thể hiện mình

Ngoài ra trong giờ hoạt động ngoài trời cô sẽ giao cho trẻ các nhiệm vụ trực nhật vừa sức với trẻ như nhặt lá cây trong sân trường, nhặt rác, lau lá, lau bàn và cất bàn ghế Quá trình trẻ được thực hiện, được lao động trẻ rất thích thú khi được làm những công việc mà cô phân công

Qua quá trình cô đưa ra nội quy, cô vừa hướng dẫn vừa giao nhiệm vụ cho trẻ kết quả thấy rằng hiệu quả để trẻ tự thực hiện được rất cao, các con nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin hơn khi gặp các vấn đề tự tự phục vụ

2.3.2 Rèn trẻ thông qua một số hoạt động trong ngày

Ngoài những kỹ năng sẵn có của mình khi đến trường giáo viên cần phải lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mọi lúc mọi nơi Mỗi một hoạt động trẻ học được bài học mới cho bản thân với nhiều hình thức khác nhau, nhằm gieo vào lòng trẻ khi tham gia tự phục vụ một cách tự nguyện, giúp trẻ

thêm thích thú mà mục đích chính không hề bị thay đổi

Mục đích của biện pháp này là giúp cho trẻ có các kĩ năng cần thiết khi hoạt động ở trường

Nội dung của biện pháp này là thông qua tất cả các hoạt động của trẻ giáo

viên đều hướng dẫn rèn cho trẻ các kĩ năng tự phục vụ từ việc cất đồ dùng cá nhân đến vệ sinh, ăn, ngủ và học của trẻ

* Thông qua giờ đón, trả trẻ:

Trong các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non, hoạt động đón trả trẻ là thời điểm tốt nhất để giáo viên thực hiện rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ, ở hoạt động này không chỉ là dạy trẻ chào hỏi cô, các bạn, ông bà bố mẹ mà còn phải chú ý rèn trẻ một số việc như: hướng dẫn cho trẻ tự cất mũ, khẩu trang gọn gàng vào ba lô và để vào tủ có kí hiệu của mình, tự đi dép, tự lấy ghế về chỗ của mình để ngồi…

Ví dụ: Khi trẻ đến thay việc tôi cất túi cho trẻ thì tôi lại nói nhẹ nhàng:

Ngăn tủ của con đâu? Con hãy cất đồ của mình vào ngăn tủ của mình nào? Như vậy trẻ sẽ biết rằng khi đến lớp phải bỏ túi vào tủ và phải bỏ đúng vào ngăn tủ của mình

Trước khi ra về cô cho trẻ tự lấy đồ, kiểm tra lại đồ của mình xem còn thiếu gì hay không, nhắc trẻ sửa sang quần áo gọn gàng trước khi bố mẹ đón Nhắc nhở trẻ cất ghế của mình đúng nơi quy định Khi trẻ thực hiện tôi quan sát hướng dẫn và giúp đỡ trẻ yếu khi cần thiết Từ việc trẻ biết lấy và cất đồ dùng cá nhân của mình sẽ giúp cho trẻ biết cách tự bảo quả đồ dùng cá nhân của mình Cứ như vậy chỉ trong vòng 2 - 3 tuần tất cả các con đã tự giác thực hiện mà cô không cần phải nhắc nhở nhiều và trở thành thói quen của trẻ

Ví dụ: Khi trẻ cất ghế một số trẻ bê ghế chưa đúng tôi nhẹ nhàng hướng

dẫn trẻ bê ghế bằng hai tay, một tay cầm thang ghế, một tay cầm mặt ghế bê ngang tầm bụng và cất đúng chỗ cho gọn gàng

Trang 12

Hình ảnh: Trẻ tự bê ghế đi cất

* Thông qua hoạt động học:

Hoạt động học là hoạt động nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức mới, trẻ được thực hành, được trải nghiệm qua các hoạt động mà giáo viên tổ chức Thông qua mỗi một hoạt động học cần phải có nhiều các đồ dùng đồ chơi khác nhau nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức bổ ích

Để chuẩn bị tốt cho một giờ học cũng cần rất nhiều đồ dùng vì vậy tôi cho trẻ tự thực hiện những công việc vừa sức, trẻ tự lấy đồ dùng học tập như: Giấy, bảng, bút màu, vòng thể dục… hoặc bạn nhanh nhẹn hơn sẽ giúp bạn chia giấy, bút… kết thúc tiết học cũng vậy trẻ tự thu gom đồ dùng, dụng cụ cất gọn gàng ngăn nắp đúng nơi qui định Như vậy tôi thấy tinh thần học của trẻ tăng lên, tạo cơ hội cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt, cũng như rèn nề nếp thói quen cho trẻ

Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình tôi cho trẻ khiêng bàn, tự lấy ghế, lấy bút

màu, lấy giấy để về vị trí của mình, học xong các con tự cất đồ dùng của mình và tự cất bàn ghế

Qua quá trình được tự thực hiện công việc khơi dậy lòng ham muốn được làm việc, được khẳng định mình với mọi người, qua việc làm này trẻ mở rộng ra vấn đề biết quan tâm đến người khác, biết xếp đồ đạc gọn gàng đúng nơi quy định từ đó sẽ khiến trẻ có kĩ năng làm việc theo kế hoạch một cách thuần thục Từ đó tính tự phục vụ của trẻ được phát triển một cách tự nhiên và hiệu quả

* Thông qua hoạt động vui chơi

Như chúng ta đã biết hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo là hoạt động chủ đạo của trẻ thông qua vui chơi trẻ được “ Học mà chơi, chơi mà học” Qua chơi không chỉ cung cấp cho trẻ biết các mối quan hệ xã hội mà còn rèn cho trẻ kĩ năng tự phục vụ, qua chơi trẻ chuẩn bị vị trí chơi, tự kê bàn ghế, tự lấy đồ chơi, chơi xong biết cất đồ chơi và bàn ghế…

Ví dụ: Góc phân vai chủ đề gia đình:

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:06

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w