1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5a3 ở trường tiểu học kiên thọ 1

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,53 MB

Nội dung

Do đó việc nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh nhất là đọc diễn cảm là một việc hết sức cần thiết đối với người giáo viên cuối bậc Tiểu học.. Có thể trong khi dạy, giáo viên thường mới chỉ

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5A3

Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KIÊN THỌ 1

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiên Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Kiên Thọ 1

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

Các

Số trang

1.2 Mục đích nghiên cứu 02 1.3 Đối tượng nghiên cứu 02 1.4 Phương pháp nghiên cứu 02

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 02 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 02 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 03 2.3 Các giải pháp SKKN đã sử dụng để giải quyết vấn đề 05 2.3.1 Giáo viên cần xác định đúng mục tiêu dạy học tập đọc ở tiểu học 05 2.3.2 Tìm hiểu học sinh, ổn định tổ chức lớp 05 2.3.3 Hướng dẫn học sinh đọc bài, chuẩn bị kĩ bài trước khi đến

2.3.4 Giáo viên đọc mẫu tốt 07 2.3.5

Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng những tiếng – từ khó

có phụ âm đầu hay nhầm lẫn s – x ; d – r- gi; ch – tr…;

tiếng có dấu thanh hay nhầm lẫn: thanh ngã/ thanh hỏi,

tiếng chứa vần au- âu, ong - ông

08

2.3.6

Hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ giọng đọc đúng lúc, đúng

chỗ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm nhằm bộc

lộ được ý tứ, nội dung bài đọc

9

2.3.7 Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm theo thể loại văn 10 2.3.8 Biết hạ giọng và cao giọng theo từng loại câu: 11 2.3.9 Kết hợp uốn nắn học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm ở một

2.3.10 Các hình thức ngoài giờ 11 2.3.11 Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin vào khả năng đọc của

Trang 3

1 Mở đầu:

1.1 Lí do chọn đề tài

Mục tiêu lớn nhất của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên cấp học tiếp theo; phát triển khả năng tự học và học tập suốt đời biết tham gia vào cuộc sống lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Giáo dục bậc Tiểu học là giúp các em hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đức, trí, thể, mỹ, phát triển năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên bậc học Trung học cơ sở

Ta đã biết, ngôn ngữ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống hằng ngày Với con người Việt Nam, Tiếng Việt là công cụ để giao tiếp và tư duy

Đối với học sinh Tiểu học thì Tiếng Việt có một vai trò vô cùng quan trọng, vì đó là tiếng phổ thông dùng trong giao tiếp chính thức hàng ngày của các em Bên cạnh đó, Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh Năng lực này được thể hiện ở các dạng hoạt động tương ứng với các kỹ năng như: “nghe, nói, đọc, viết” Khi hoạt động ngôn ngữ trình chuyển từ hình thức chữ viết sang lời nói có âm thanh đó chính là hình thức đọc thành tiếng và hình thức trình chuyển từ chữ viết thành các đơn vị không có âm thanh đó chính là hình thức đọc thầm Quá trình này là một việc làm quan trọng

để tạo cho các em có khả năng sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo trong học tập, lao động và giao tiếp hằng ngày Từ đó, giúp các em nói - viết đúng, chính xác, phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp, đồng thời góp phần mở mang tri thức, trau dồi tình yêu Tiếng Việt và gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt

Ở Tiểu học, Tập đọc là phân môn mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm

vụ dạy đọc cho học sinh, nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về tiếng Việt cho học sinh (phát âm, từ ngữ, câu văn, đoạn văn ), kiến thức bước đầu về văn học (văn xuôi, văn vần, nhân vật ), kiến thức về đời sống, về giáo dục tình cảm, thể chất, thẩm mĩ Môn học này góp phần rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng, tư duy logic Qua giờ Tập đọc, ngoài việc rèn đọc, dẫn dắt cho học sinh cảm thụ tốt bài văn, thấy cái hay cái đẹp của hình tượng văn học, chúng ta còn cho học sinh tìm bố cục để phát triển óc phân tích, tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp

Trong chương trình Tiếng Việt, phân môn Tập đọc có sự kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác Qua các bài văn, bài thơ chọn lọc, học sinh sẽ cảm thụ được cái hay cái đẹp, vừa học được cách dùng từ chính xác, cách đặt câu sinh động, được luyện về ngữ âm, chính tả, bổ trợ tích cực cho phân môn tập làm văn

Khi học Tập đọc, các em được rèn đọc và cảm thụ bài đọc đây là hai yếu

tố không thể thiếu, hai yếu tố này có quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau, hỗ trợ đắc lực cho nhau Cảm thụ được nội dung sẽ giúp cho các em tìm được giọng đọc thích hợp cho bài đọc và chắc chắn các em chỉ có thể đọc hay khi các em hiểu được ý nghĩa và nội dung phản ánh của văn bản Như vậy đọc diễn cảm còn

có vai trò truyền cảm hứng và giúp cho người đọc, người nghe dễ hiểu một văn bản và thêm yêu thích việc đọc Bên cạnh đó việc đọc đúng tiến tới đọc hay là

Trang 4

mục tiêu cơ bản, quan trọng của việc dạy Tiếng Việt cho mọi chương trình nhất

là hướng đến chương trình dạy học phổ thông 2018

Với tầm quan trọng đó, để nâng cao chất lượng cho học sinh khối 5 nói chung và học sinh lớp 5A3 nói riêng khi học phân môn Tập đọc là một vấn đề

vô cùng cần thiết Là một giáo viên bậc Tiểu học, có nhiều năm giảng dạy lớp

5, tôi nhận thức được rất rõ tầm quan trọng của môn Tập đọc trong chương trình giáo dục Từ thực trạng dạy và học phân môn Tập đọc , với kinh nghiệm của bản thân,

tôi xin được trình bày: “Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5A3 ở Trường Tiểu học Kiên Thọ 1 ”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Góp phần nâng cao chất lượng trong dạy - học cho giáo viên và học sinh Thông qua rèn đọc, giúp học sinh biết đọc đúng, đọc diễn cảm đối với các loại văn bản trong cuộc sống

Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức, hiểu biết của mình để giao tiếp hằng ngày được hay hơn, mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin, trước tập thể

Nghiên cứu những biện pháp rèn đọc hay cho học sinh lớp năm chương trình Tiểu học 2000 là bước nền để vận dụng tiếp theo cho việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4,5 trong chương trình 2018

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5A3 trường tiểu học Kiên Thọ 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phương pháp điều tra quan sát và thu thập thông tin

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

Phương pháp trải nghiệm

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu Dạy tốt phân môn Tập đọc sẽ rèn cho học sinh kĩ năng đọc đồng thời phát triển cho các em có vốn từ phong phú, tạo điều kiện để các em học tốt các môn học khác

Bậc Tiểu học, phân môn Tập đọc là dạy cho học sinh biết đọc đúng, đọc diễn cảm, qua đó biết cảm nhận được văn bản ở mức độ theo độ tuổi Có cảm xúc, hình thành ý thức tốt đẹp trong tâm hồn, biết tư duy, tưởng tượng, và từ đó

có hành động đẹp Nghĩa là học sinh biết chuẩn ngôn ngữ và biết cảm thụ văn học Dạy tập đọc, người giáo viên càng tinh tế, càng sáng tạo thì càng hiệu quả

Đó là một “nghệ thuật”, nghệ thuật trong lao động dạy học của người giáo viên Tiểu học

Đặc thù của phân môn Tập đọc là thực hành Qua đó hình thành năng lực đọc cho học sinh, thể hiện ở 4 yêu cầu: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc hay

Đọc diễn cảm nghĩa là một yêu cầu của đọc thành tiếng có kĩ năng làm chủ được các thông số âm thanh như tốc độ, làm chủ được ngữ điệu, chỗ ngắt giọng, cao độ, cường độ của giọng đọc Nhằm biểu đạt được đúng ý và tình cảm

Trang 5

mà tác giả đã gửi gắm trong bài học Thể hiện mức độ thông hiểu và sự cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm Khi đọc thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát thể hiện năng lực đọc ở mức độ cao sẽ luyện đọc diễn cảm

Học sinh ở các cấp Tiểu học, quá trình nhận thức còn là nhận thức cảm tính, trực tiếp và cụ thể Vì vậy ngoài rèn đọc diễn cảm cho học sinh, người giáo viên còn phải khéo léo đưa những nội dung giáo dục đạo đức qua các bài học bằng các câu hỏi nhẹ nhàng, bằng các tình huống sâu sắc hay bằng một tấm gương người thực, việc thực Từ đó cho các em không chỉ biết đọc diễn cảm mà còn góp phần hình thành những chuẩn mực đạo đức giúp các em trở thành những con người toàn diện hơn

Do đó việc nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh nhất là đọc diễn cảm là một việc hết sức cần thiết đối với người giáo viên cuối bậc Tiểu học

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy Tập đọc và luyện đọc diễn cảm cho học sinh khối lớp 5 Từ thực tế các tiết dạy Tập đọc nói chung và lớp 5A3 trường Tiểu học Kiên Thọ 1 nói riêng tôi thấy học sinh có điều kiện tốt giúp cho việc đọc diễn cảm hay hơn như: chương trình học tập, trình độ tiếp thu của học sinh, sự quan tâm của gia đình, xã hội và nhà trường thầy cô

Bên cạnh những thuận lợi như trên, song thực tế tôi thấy việc giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh tôi cảm nhận còn có một số vấn đề bất cập như sau:

Về phía giáo viên:

Đa số giáo viên đều có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu nội dung, tìm tòi phương pháp, học hỏi kinh nghiệm và đặc biệt có đổi mới phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” Song kết quả cho thấy kết quả học sinh đọc chưa hay (đọc chưa diễn cảm) Có thể trong khi dạy, giáo viên thường mới chỉ coi trọng và sửa lỗi và hướng cho học sinh vấn đề đọc to, rõ ràng, lưu loát mà chưa quan tâm nhiều đến các kỹ thuật đọc, giọng đọc, cách đọc diễn cảm của học sinh Nhìn chung phương pháp còn mang tính chất hưởng thụ, giảng giải về các từ khó quá nhiều mà xem nhẹ phần luyện đọc, đặc biệt là luyện đọc diễn cảm

Bên cạnh đó, do yếu tố khách quan mang lại và một số giáo viên không có chất giọng tốt để đọc bài nên chất lượng trong việc truyền thụ chưa cao Người giáo viên Tiểu học là “Ông thầy tổng thể” phải dạy nhiều môn trong một buổi học nên việc bố trí, đầu tư thời gian phù hợp để luyện đọc trước khi lên lớp còn

có phần hạn chế

Về phía học sinh:

Qua trao đổi, trò chuyện với giáo viên và học sinh, thực tế một số giờ dạy phân môn Tập đọc của đồng nghiệp, cho thấy: Kỹ năng và khả năng đọc của học sinh còn tương đối thấp, còn nhiều em mới chỉ đạt được ở mức độ đọc trơn, một

số em đọc chưa đảm bảo được yêu cầu về tốc độ, âm lượng đọc, chưa ngắt nghỉ hơi hợp lí, nhấn giọng lên xuống tuỳ tiện và còn đọc sai chính tả tương đối nhiều Trong khi đọc các em chưa thể hiện được sắc thái qua giọng đọc như: vui, buồn, trầm, bổng, gợi cảm dẫn đến chưa làm nổi bật nội dung trọng tâm bài học Số lượng các em học sinh biết đọc diễn cảm còn khá ít dẫn đến các em

Trang 6

thiếu tự tin trong giao tiếp cũng như tham gia các hoạt động tập thể, các hội thi của lớp của trường tổ chức

Vậy làm thế nào để các em có kĩ năng đọc diễn cảm tốt Nhiệm vụ này đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu kĩ mục tiêu bài dạy, thường xuyên theo dõi sát sao quá trình rèn đọc của học sinh, kiên trì uốn nắn, sửa lỗi và tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong giờ Tập đọc

để mỗi giờ học đạt được hiệu quả như mong muốn

Trong năm học 2023 - 2024, bản thân tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5A3 Tổng số học sinh là 28 em, trong đó có: 13 em nữ ; 15 em nam Phần đa các em là học sinh thuộc con em dân tộc Mường sinh sống ở 3 thôn: Kiên Minh, Thọ Liên và Thôn Thành Công của xã Kiên Thọ

Sau khi nhận lớp (từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10 năm 2023), tôi đã theo dõi và tìm hiểu nắm bắt được mức độ đọc, khả năng đọc diễn cảm của học sinh và tiến hành kiểm tra, khảo sát đầu năm thu được kết quả như sau:

Đọc diễn cảm

SL TL SL TL SL TL SL TL

28 Đầu

năm 10 35,7 8 26,6 6 21,4 4 14 3 + Nguyên nhân:

Từ kết quả khảo sát thực trạng, thâm nhập tìm hiểu thực tế cuộc sống của các em, tôi tiến hành phân tích, đồng thời trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước để tìm ra những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến một số tồn tại đó là:

- Học sinh lớp 5A3 chủ yếu các em là con em người dân tộc Mường, nhiều em nói tiếng chung còn chưa rõ, một số em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trong đó có bố mẹ đi làm ăn xa (ở với ông bà), có em bố mất sớm, gia đình các em chủ yếu làm nghề nông Một số gia đình chưa thực sự quan tâm tới việc sinh hoạt và học tập của con cái, phó mặc mọi việc cho nhà trường Việc học tập của các em chủ yếu là ở trường, còn tự học ở nhà gần như là không có, nên phần nào đó đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng học tập văn hoá của các em (trong đó có phân môn tập đọc - phần luyện đọc diễn cảm)

- Cùng với đó là do sự ảnh hưởng của cách phát âm theo phương ngữ của địa phương, các em thường phát âm lệch chuẩn viết, dẫn đến các em còn đọc sai ở những tiếng có thanh “ngã” thành thanh “hỏi” hoặc thanh “ngã” thành thanh “sắc” Những tiếng có nguyên âm đôi tiếng có phụ âm ch/tr, s/x, r/d/gi, đọc Một số học sinh địa phương đọc các tiếng chứa vần au - âu, ong - ông còn chưa đúng Các em chưa biết nhấn giọng, lên giọng, hạ giọng, chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, chưa thể hiện được ngữ điệu ở những từ ngữ cần thiết Vốn hiểu biết về từ ngữ, khả năng cảm thụ văn, thơ của các em và còn nhiều chế

- Việc phát hiện học sinh đọc sai và sửa lỗi cho học sinh của một số giáo viên chưa được tiến hành một cách thường xuyên và triệt để trong một số giờ học Thường là giáo viên sửa các lỗi mà trong sách giáo viên đã gợi ý chứ chưa

Trang 7

phát hiện và sửa được các lỗi mà thực tế học sinh lớp mình mắc phải trong các giờ học

- Bên cạnh đó, một số ít giáo viên trong thực tế giảng dạy cho thấy, khả năng đọc diễn cảm còn hạn chế do ảnh hưởng cách phát âm của tiếng địa phương nên dẫn đến việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh tương đối khó

- Chỉ khi các em đọc đúng - đọc lưu loát, hiểu được nội dung- ý nghĩa văn bản thì các em mới từng bước tiến hành đọc diễn cảm tốt Nhưng theo chương trình hiện hành, thời gian dành cho phần luyện đọc diễn cảm trong một tiết Tập đọc lại khá ít (chỉ 5 - 7 phút), không đủ để giáo viên hướng dẫn sâu cho học sinh cách luyện đọc, các em chưa hiểu hết được yêu cầu, ý nghĩa của việc đọc diễn cảm như:

từ, ngữ, câu, đoạn trong một bài văn cụ thể Do đó, số lượng lượt em được đọc ít

mà chỉ chú trọng ở các em đọc tốt với hình thức đọc lại toàn bài, còn học sinh trung bình, đọc yếu thì dường như chưa được quan tâm

- Ngoài ra, công việc chuẩn bị cho việc luyện đọc diễn cảm của một giờ học Tập đọc cũng khá công phu và mất rất nhiều thời gian nghiên cứu chuẩn bị Đôi khi giáo viên còn bị thụ động theo sách giáo khoa và sách giáo viên Phần hướng dẫn đọc diễn cảm trong các tài liệu, sách giáo khoa và sách giáo viên chỉ thể hiện ở mức chung chng chưa thật cụ thể cho từng thể loại văn học Chưa đưa

ra yêu cầu cụ thể cần đạt và các biện pháp tiến hành hướng dẫn rèn đọc diễn cảm

Là một người giáo viên, trước thực trạng đó, tôi luôn trăn trở, không ngừng học hỏi, tìm tòi, tham khảo tài liệu, rút kinh nghiệm từ các đồng nghiệp

và cũng mạnh dạn đưa ra một số biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho phần luyện đọc diễn cảm của phân môn Tập đọc đối với học sinh lớp 5A3 trường Tiểu học Kiên Thọ 1

2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

Tôi đã tiến hành và thực hiện các biện pháp để giúp học sinh lớp mình

đọc diễn cảm sau:

2.3.1.Giáo viên cần xác định đúng mục tiêu dạy học tập đọc ở Lớp 5

- Giúp học sinh củng cố và phát triển kĩ năng đọc ở các lớp dưới Tăng cường tốc độ đọc và khả năng đọc lướt, chọn thông tin nhanh, tăng cường rèn kỹ năng đọc diễn cảm

- Phát triển kỹ năng đọc, hiểu lên mức cao hơn để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ

Do đó, để thực hiện thành công một giờ dạy tập đọc, đặc biệt phần rèn đọc diễn cảm cho học sinh thì mỗi người giáo viên cần phải có kỹ năng xác định mục tiêu dạy học của phân môn Tập đọc, xác định mục tiêu môn học, tiết học,

đó là một vấn đề cần quan tâm trong quá trình dạy học

2.3.2 Tìm hiểu học sinh, ổn định tổ chức lớp:

Từ khi nhận quyết định phân công chủ nhiệm lớp, tôi đã tìm hiểu, nắm bắt thông tin về hoàn cảnh và khả năng học tập của từng em Ổn định tổ chức lớp, xây dựng quy định, nội quy, nề nếp Sau đó tôi tiến hành khảo sát, kết hợp đánh giá thường xuyên để nắm được từng đối tượng học sinh về lực học, đặc biệt là

về khả năng đọc, kĩ năng đọc căn cứ vào các yếu tố đó để phân loại học sinh theo 3 nhóm đối tượng:

Trang 8

*Đối tượng 1: Học sinh đọc chậm, nhỏ và còn sai nhiều

*Đối tượng 2: Học sinh biết đọc to, lưu loát

*Đối tượng 3: Học sinh biết đọc diễn cảm

Khi đã tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh, căn cứ vào đó, tôi lên phác đồ về vị trí chỗ ngồi cho học sinh, sao cho những em đọc yếu ngồi cạnh những em đọc khá, đọc tốt Để các em có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau, rèn luyện

bổ sung cho các em đọc yếu trong quá trình luyện đọc, thường xuyên tổ chức đọc theo cặp đôi và theo nhóm bàn để các em cùng tiến bộ

Sau khi đã ổn định tổ chức lớp, tôi tóm tắt giới thiệu với học sinh về cấu trúc cơ bản chương trình phân môn để các em nắm được các chủ điểm chính trong từng học kỳ và trong cả năm học Nói về tầm quan trọng cũng như yêu cầu

cơ bản về việc rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc hay, đọc diễn cảm Qua các tiết học đọc mở rộng, hướng dẫn học sinh lưu lại những câu, đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ hay trong sổ tay của mình, phân công nhiệm vụ các tổ trưởng và một số em đọc khá, đọc tốt thường xuyên kèm cặp giúp đỡ những em đọc chưa tốt trong các giờ học, môn học chứ không chỉ dừng lại ở phần đọc theo cặp đôi hay đọc theo nhóm, đọc phân vai của tiết học Tập đọc

2.3.3 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp

Đây là một trong các yếu tố rất quan trọng, nếu học sinh không chuẩn bị tốt mà chỉ thực hiện qua thời lượng của tiết học thì không thể tiến hành luyện đọc diễn cảm đạt kết quả theo mục tiêu đề ra Bởi vậy, cuối tiết học trước, giáo viên phải hướng dẫn và đưa ra những yêu cầu cụ thể về cách đọc, tìm hiểu qua các câu hỏi ở phần tìm hiểu bài để học sinh chuẩn bị bài đọc tốt ở nhà Yêu cầu các em học sinh đọc nhiều lần đồng thời qua quá trình đọc phát hiện từ khó, câu dài, những âm vần dễ lẫn để có cách đọc đúng tiến hành luyện đọc hay

Giáo viên giành thời gian cho việc hướng dẫn học sinh cách đọc bài tập đọc ở nhà bằng cách đọc mẫu chuẩn và quay video, gửi lên nhóm Zalo lớp Sau

đó yêu cầu học sinh luyện đọc nhiều lần và quay video gửi lên nhóm trước một hôm có tiết tập đọc cho cô kiểm tra giúp đỡ các em đọc Việc này được làm thường xuyên và có sự phối hợp của phụ huynh

Ví dụ: Bài “Lòng dân” Tiếng Việt 5 tập 1 Giáo viên hướng dẫn học sinh

đọc đúng, thể hiện tốt lời thoại của nhân vật Sự khác nhau về giọng đọc của từng nhân vật

Giọng Cai và lính thì đọc với giọng hóng hách, xấc xược

Giọng dì Năm và chú cán bộ đọc với giọng tự nhiên

Giọng An giọng của một đứa trẻ đang khóc

Giọng đọc cần thay đổi cho phù hợp với từng nhân vật, từng cảnh, từng chi tiết

Trong tuần dành ra hai buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ là thứ hai và thứ tư

có tiết tập đọc để các em tự kiểm tra đọc theo cặp hoặc theo nhóm: Cứ một em đọc thì em kia (hoặc cả nhóm) theo dõi và sửa sai cho bạn những lỗi còn mắc như phát âm, cách đọc từ phiên âm tiếng nước ngoài, tên dân tộc ít người, cách ngắt nghỉ lên, xuống giọng, đọc đã đúng với lời của từng nhân vật chưa

Hình thức kiểm tra cần thay đổi để học sinh đỡ nhàm chán

Trang 9

Ví dụ: Hôm nay kiểm tra theo cặp, ngày mai kiểm tra theo nhóm, ngày kia

thi đọc hay trong nhóm…

(Một số hình ảnh về luyện đọc ở nhà của các em học sinh lớp 5A3)

2.3.4 Giáo viên đọc mẫu tốt

Nhận thức của học sinh Tiểu học là thông qua tư duy trực quan sinh động

Do đó đọc mẫu của giáo viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc rèn đọc cho học sinh Từ việc đọc mẫu tốt, giáo viên sẽ giúp cho các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm tạo cảm xúc và hứng thú học tập cho học sinh

Thể hiện tốt ở phần đọc mẫu sẽ tạo sức lôi cuốn các em làm cho các em chăm chú, háo hức khám phá nội dung bài học Qua đó giúp các em nắm được các kỹ thuật đọc, khuyến khích học sinh đọc hay hơn

Nhận thức rõ điều đó, tôi luôn tìm tòi nghiên cứu kỹ bài tập đọc, đặt mình

Trang 10

vào tâm trạng, tình cảm của tác giả, của nhân vật để thể hiện tác phẩm một cách tốt nhất mỗi khi đọc mẫu Muốn học sinh đọc tốt thì trước hết người giáo viên phải đọc hay là đồ dùng trực quan sinh động nhất bởi vì giọng đọc mẫu ảnh

hưởng rất lớn với học sinh, do tính hay bắt chước của các em Người giáo viên

không chỉ là tấm gương sáng cho học sinh noi theo về tư cách đạo đức mà còn phải là tấm gương mẫu mực cho học sinh từ những việc làm nhỏ nhất trong trao đổi, trong giảng bài

Giáo viên đọc mẫu đúng, rõ ràng, ngữ điệu đọc phù hợp (thể hiện giọng đọc, ngắt giọng biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ) để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài Từ đó học sinh tự tìm ra cách đọc qua giọng đọc mẫu của cô như ngừng nghỉ, ngắt nhịp ở chỗ nào, nhấn giọng hay cao giọng Vì vậy người giáo viên phải không ngừng rèn luyện giọng đọc của mình để đọc hay tất cả các tác phẩm văn học

* Ví dụ: Khi đọc mẫu bài “Một vụ đắm tàu” - Tiếng Việt 5- Tập II

Để thể hiện tốt khi đọc mẫu bài này, trước hết người giáo viên phải đọc

kỹ bài văn, nghiên cứu nội dung bài để xác định giọng đọc cho từng đoạn hay toàn bài

- Ở bài tập đọc này đoạn 1 đọc với giọng thong thả, tâm tình

- Đoạn 2 đọc nhanh hơn, căng thẳng ở những câu kể, câu tả: “Một con sóng lớn ập tới, Ma-ri-ô bị thương, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại …”

- Đối với đoạn 3 đọc gấp gáp căng thẳng hơn để miêu tả một cơn bão biển

dữ dội, khủng khiếp, lắng xuống ở câu: “ Hai tiếng đồng hồ trôi qua … Con tàu chìm dần … ”

- Còn ở đoạn 4 cần đọc với giọng hồi hộp, nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả: “ Ôm chặt, khiếp sợ, sững sờ, thẫn thờ tuyệt vọng…” Chú ý nghững tiếng kêu: “ Còn chỗ cho một đứa bé Đứa nhỏ thôi! Nặng lắm rồi…” Để gợi được cho học sinh thấy được sự hy sinh cao cả của Ma-ri-ô (Một cậu bé mới 12 tuổi)

đã nhường quyền sống của mình cho bạn khi cậu phải lựa chọn một là chết, hai

là sống giữa trận cuồng phong của biển cả, người giáo viên phải đọc lời Ma-ri-ô

ở đoạn cuối giục giã thốt lên từ đáy lòng: “Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố

mẹ ” hai câu kết đọc với giọng trầm lắng, bi tráng: Lời Giu - li - ét - ta vĩnh biệt bạn nức nở, nghẹn ngào Phần đọc mẫu của giáo viên có thể là 1 từ, 1 cụm từ, 1 câu, 1 đoạn hay cả bài Đây là bài tập đọc có nhiều tiếng phiên âm nước ngoài:

Li - vơ - pun, Ma - ri - ô, Giu - li - ét - ta Đặc biệt khi đọc mẫu câu khó có lời nhân vật, giáo viên đọc mẫu, nhằm hướng dẫn gợi ý, tạo tình huống để học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra các đọc

2.3.5 Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng những tiếng – từ khó có phụ âm đầu hay nhầm lẫn s – x ; d – r- gi; ch – tr…; tiếng có dấu thanh hay nhầm lẫn: thanh ngã/ thanh hỏi, tiếng chứa vần au- âu, ong - ông

Những tiếng, những từ này thường là những từ khó các em thường xuyên phát âm sai khi đọc Để rèn đọc đúng cho học sinh, tôi cho các em đọc thầm đồng thời theo dõi bạn đọc toàn bài để tự phát hiện ra những tiếng, từ mà học sinh cảm thấy khó có trong bài Trong thực tế, đôi khi giáo viên quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn mà áp đặt cho học sinh phải chỉ ra những từ khó giống như trong sách Nhưng các tiếng, từ khó đọc mà tự các em phát hiện ra có thể là rất

Trang 11

nhiều và sát với thực tế địa phương như: Tiếng có chứa vần “au” các em đọc thành “âu” hoặc “ong” đọc thành “ông”; Tiếng có dấu “ngã” đọc thành tiếng có dấu “hỏi”

Do vậy, tôi đã kết hợp với việc quan sát theo dõi của mình trong tất cả các giờ học để phát hiện những học sinh lớp mình hay nhầm lẫn ở những cặp phụ

âm nào, vần nào, tiếng nào để tập trung rèn cho các em phát âm lại những tiếng khó, từ khó đó cho đúng Đối với luyện đọc từ khó nếu đứng độc lập mà học sinh không phát âm chuẩn thì có thể đặt nó vào cụm từ hoặc văn cảnh để học sinh dễ nhận biết và phát âm đúng Công việc luyện đọc đúng từ khó được thực

hiện thường xuyên ở tất cả các giờ học và trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào

2.3.6 Hướng dẫn học sinh cách đọc ngắt nghỉ giọng đúng, nhấn giọng

ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm nhằm bộc lộ được ý tứ, nội dung bài đọc:

Khi học sinh đã thực hiện đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy toàn bài tôi hướng dẫn học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các chỗ có dấu câu và giữa các cụm từ; biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm Cụ thể: khi đọc đến dấu chấm nghỉ lâu hơn, khi đọc đến dấu phẩy nghỉ ít hơn ở dấu chấm Phải ngắt nghỉ hơi, đọc nhấn giọng một cách tự nhiên, tránh kiểu đọc nhát gừng hoặc đọc quá to những tiếng cần nhấn mạnh

Đối với các bài dạng văn xuôi: Khi đọc phải dựa vào nghĩa của các tiếng, các từ để ngắt hơi cho đúng, không được tách từ ra thành hai phần Hết đoạn cần thể hiện bằng cách ngắt, nghỉ lâu hơn khi hết câu

Khi các em đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn theo nhịp thơ Trong khi đọc chỗ ngắt giọng chính là căn cứ

để người nghe xác định được ý nghĩa từ vựng, ngữ pháp và nội dung của bài đọc Vì thế, để đạt hiệu quả cao, trước khi dạy một bài tập đọc cụ thể, ngoài việc cần luyện đọc diễn cảm cho thật chuẩn tôi còn phải dự kiến được những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để hướng dẫn các em luyện ngắt giọng

Cách làm này tôi đã tiến hành thường xuyên theo mức độ từ thấp đến cao: Các tiết đầu, soạn sẵn câu văn cần hướng dẫn trong phai PowerPoint, trong văn bản sẽ thể hiện gạch chéo những chỗ cần ngắt hơi, gạch chân những từ ngữ cần nhấn giọng, rồi yêu cầu học sinh luyện đọc cho đúng Khi học sinh đã đọc tốt hơn và được làm quen nhiều với cách ngắt, nghỉ hơi tôi đã nâng dần yêu cầu lên bằng cách gợi ý để học sinh tự phát hiện và chỉ ra chỗ cần ngắt hơi, những từ ngữ cần nhấn giọng, tổ chức cho học sinh thảo luận để đi đến thống nhất, gọi một số học sinh đọc bài – gọi học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét, chỉnh sửa, sau đó yêu cầu học sinh luyện đọc

Để thể hiện chỗ ngắt, nghỉ hơi tôi dùng kí hiệu: ngắt một nhịp (/), ngắt hai nhịp (// ), từ ngữ cần nhấn giọng gạch chân

Ví dụ 1: Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay /

chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu Trong công cuộc kiến thiết

đó, nước nhà trông mong / chờ đợi ở các em rất nhiều Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần

lớn ở công học tập của các em

Trang 12

2.3.7 Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm theo thể loại văn

- Luyện đọc văn miêu tả và văn xuôi

Đối với dạng văn miêu tả là loại văn dùng để tả sự vật, hiện tượng hoặc con người một cách cụ thể, sinh động như đang hiện lên trước mắt người đọc Khi đọc cần nhấn giọng ở từ ngữ nổi bật có tác dụng miêu tả, đường nét, màu sắc, hình dáng, đặc điểm sự vật Ngắt nghỉ dấu chấm 2 nhịp, dấu phẩy 1 nhịp Đối với câu dài không có dấu cần ngắt đúng ý để đọc lên mạch lạc hơn

- Luyện đọc thơ

Thơ là tiếng nói tình cảm của tác giả, phản ánh hiện thực cuộc sống bằng ngôn từ một cách cô đọng, xúc tích, giàu hình ảnh và giàu nhạc điệu Thơ có cấu trúc âm, thanh, vần, diệu tương đối chặt chẽ theo một quy tắc riêng tạo thành các thể thơ khác nhau: Thơ thơ tự do, lục bát Nên khi đọc cần đọc đúng nhịp, nếu sai nhịp có thể hiểu sai về giá trị biểu cảm, ý thơ

- Đọc văn bản nghệ thuật

Đối với văn bản nghệ thuật, khi đọc cần đọc với giọng phù hợp theo nội dung, ý nghĩa của từng văn cảnh trong văn bản đó Ngược lại khi đọc văn bản phi nghệ thuật người đọc cần thể hiện với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát thể hiện rõ nội dung của văn bản

- Luyện đọc các văn bản kể chuyện

Đây là loại văn tác giả dùng để kể lại một câu chuyện, một sự vật, một hiện tượng, một con người trong đời sống thực tế xã hội hoặc trong trí tưởng tượng qua sự nhào nặn, sắp xếp, thêm sự hư cấu của người viết Vậy khi luyện đọc diễn cảm cần có nhịp điệu và sắc thái giọng đọc khác nhau Khi đọc lời kể của tác giả dẫn người đọc, người nghe theo dõi diễn biến câu chuyện Tính cách của nhân vật được biểu thị thông qua lời của nhân vật và phụ thuộc tùy theo từng ngữ cảnh cụ thể Đặc biệt khi đọc cần phối hợp giọng đọc với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ trong khi đọc một cách nhịp nhàng

Ví dụ: Bài Chuỗi Ngọc Lam-Tiếng Việt 5 tập 1

Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng

Cô bé giọng ngây thơ, hồn nhiên

Chú Pi - e giọng điềm đạm, nhân hậu, tế nhị

Chị cô bé giọng lịch sự, ngay thẳng, thật thà

(Một số hình ảnh về luyện đọc phân vai trong tiết học tập đọc của lớp 5A3)

Trang 13

2.3.8 Biết hạ giọng và cao giọng theo từng loại câu:

Trong các bài đọc của học sinh, có nhiều câu phân theo mục đích nói thể hiện qua các dấu câu Với các câu này cần phải có ngữ điệu đọc phù hợp,

cụ thể với câu kể cần đọc hạ giọng ở cuối câu, còn với câu hỏi cần cao giọng

ở cuối câu và những cụm từ dùng để hỏi Với loại câu cảm, câu cầu khiến, tôi hướng dẫn học sinh biết thay đổi sắc giọng đọc cho phù hợp với tình cảm vui, buồn, yêu, ghét, hờn giận, khinh bỉ, hóm hỉnh, phẫn nộ , được biểu đạt trong câu đó

Ví dụ: Khi đọc bài "Tác phẩm của Si- le và tên phát- xít” (TV5, tập 1,

trang 58) Ghi ký hiệu cao giọng , hạ giọng  ở cuối mỗi loại câu

Lão thích nhà văn Đức hơn lời chào của người Đức chăng?  (câu hỏi)

Sao ngài lại nói thế? Si- le là nhà văn quốc tế chứ!  (câu cảm)

Ông già điềm đạm trả lời. (câu kể)

2.3.9 Kết hợp uốn nắn học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm ở một số môn học khác:

Củng cố qua cách đọc và sử dụng từ ngữ Dù ở môn nào giáo viên cũng phải đảm bảo yêu cầu đọc đúng, đọc diễn cảm Không chỉ môn tập đọc mà những môn khoa học, Lịch sử, Địa lí Nhiều những câu văn, nhiều nội dung bài cũng phải đọc diễn cảm Nhất là môn đạo đức có những tình huống, những câu chuyện cần phải đọc diễn cảm để gây cho người nghe có cảm xúc thì người giáo viên cũng phải rèn cho học sinh đọc diễn cảm

2.3.10 Các hình thức ngoài giờ

Song song với học kiến thức trong giờ thì các hình thức ngoài giờ học cũng rất bổ ích và lí thú Các hình thức này được tôi tiến hành thông qua các con đường

- Tạo hứng thú, niềm say mê đọc cho học sinh thông qua việc khuyến khích và rèn thói quen đọc sách báo

Sách là món ăn tinh thần sảng khoái có hiệu quả tốt nhất trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh Xác định được tầm quan trọng như vậy tôi đã phát động phong trào thi đua “Đọc sách báo” đối với tập thể lớp 5A3 :

Mỗi tuần có một tiết đọc mở rộng có nội dung “Đọc truyện, báo ” tôi cho các em xuống thư viện của nhà trường để đọc Mỗi em có một quyển

sổ tay để đọc xong các em ghi lại nội dung câu chuyện mà mình đã đọc Qua theo dõi tôi phân loại đối tượng học sinh theo 3 nhóm: Nhóm các em ham thích và có thói quen đọc sách báo, Nhóm các em chưa ham thích và có thói quen đọc sách báo, Nhóm các em ít đọc và chưa có ý thức đọc sách báo Phân loại xong tôi phân công các đối tượng giúp đỡ nhau Ngoài ra chọn ra

3 em tổ trưởng là những em có trách nhiệm, gương mẫu theo dõi các bạn trong nhóm Cuối tuần có đánh giá, tổng kết, tuyên dương khen thưởng kịp thời cho những em tiến bộ ham đọc sách Dần dần phong trào này của lớp diễn ra rất sôi nổi, hào hứng Trước kia lớp tôi có rất nhiều em đọc chưa tốt, chưa hay mà đến nay đã đọc hay và diễn cảm

Trang 14

(Một số hình ảnh về tiết đọc mở rộng của lớp 5A3 tại thư viện)

Nội dung sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo kế hoạch vào thứ tư hàng tuần có nội dung đọc báo, truyện, thơ Nội dung và hình thức đọc được thay đổi liên tục để tạo hứng thú cho các em tham gia đọc Qua đây các em có kĩ năng đọc tốt, đọc hay sẽ phát huy hết khả năng của mình, đồng thời biết giúp đỡ bạn trong lớp rèn luyện tốt kĩ năng đọc diễn cảm

(Một số hình ảnh về nội dung luyện đọc trong tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ)

Trang 15

2.3.11 Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin vào khả năng đọc của mình

Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải nhẹ nhàng, tôn trọng, gần gũi với học sinh giúp học sinh có cảm giác thân thương, tin tưởng và không sợ cô giáo Đây cũng là yếu tố tâm lí quan trọng khi học sinh tham gia luyện đọc đúng, diễn cảm tốt cũng như học tốt các môn học khác Hạn chế tình trạng giáo viên

có những hành động, cử chi gay gắt, phê bình hay tuyệt đối không xúc phạm khi học sinh đọc sai mà giáo viên phải nhẹ nhàng động viên hướng dẫn các em đọc lại Khi học sinh đọc tốt giáo viên cần có lời khen ngợi xứng đáng nhằm động viên các em phát huy khả năng đọc và các em khác noi theo

2.3.12 Tổ chức các cuộc thi đọc diễn cảm

Học sinh Tiểu học các em thích vui chơi giải trí nhiều hơn là học tập gò

bó, đặc biệt rất hiếu động Các em thích được khen ngợi, động viên, thích được

tự hào về bản thân Giáo viên cần thường xuyên đánh giá và khen ngợi kịp thời, đúng mực nhằm tạo hứng thú học tập cho các em, lên kế hoạch tổ chức các cuộc thi giữa các cá nhân trong lớp, giữa các nhóm trong lớp Trong giờ học còn có thể cho thi đọc trong các giờ ngoại khóa Đây cũng là hình thức khuyến khích học sinh thi đua với bạn, nhân số lượng học sinh đọc tốt đọc diễn cảm lên nhằm đáp ứng một phần yêu cầu của môn Tiếng Việt

(Một số hình ảnh về các cuộc thi đọc hay của các em lớp 5A3)

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w