1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ25 36 tháng tuổi tại trường mn nga giáp huyện nga sơn tỉnh thanh hoá

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 242 KB

Nội dung

Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàndiện, hài hò

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 25-36 THÁNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA GIÁP

HUYỆN NGA SƠN TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Mai Thị Hường

Trang 2

Tên đề mục Trang

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 22.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3

2.3.1.Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục phong phú nhằm

kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc cho trẻ. 52.3.2 Nâng cao khả năng hoạt động âm nhạc cho trẻ trong hoạt

2.3.3 Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động trong ngày: 7-13

2.3.4 Giúp trẻ nâng cao khả năng làm quen với âm nhạc thông

2.3.5 Tích cực làm đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng hóa các

2.3.6 Phối kết hợp với phụ huynh giúp trẻ làm quen với âm

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

Tài liệu tham khảo

Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh giá

Phụ lục

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết: Âm nhạc là một trong những nguồn giải trí được coi

là phổ biến nhất và là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống của con ngườihiện nay Đặc biệt hơn, âm nhạc có tác động rất lớn đến quá trình hình thànhcũng như phát triển của con người Bên cạnh đó, âm nhạc còn làm cho conngười ta vơi đi nỗi buồn, giải tỏa muộn phiền và còn mang lại niềm vui cho conngười

Ai cũng có một tình yêu lớn dành cho âm nhạc Phải có âm nhạc để cuộcsống bớt đi sự căng thẳng, để mình thêm yêu đời hơn Mỗi người tìm thấy ở âmnhạc những thanh âm tuyệt vời của cuộc sống Đối với trẻ mầm non thì nhữngnốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của tác phẩm

âm nhạc như một dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đógiúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình

“ Âm nhạc có tác động rất lớn đến thế giới nội tâm của con người, đặc biệt

là trong việc giáo dục trẻ mầm non Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức qua học tập, vui chơi, tự chủ và mạnh dạn trong cuộc sống” [ 1]

Bên cạnh đó mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức,thẩm mỹ cho trẻ Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổquốc, tình yêu thương con người Không chỉ vậy,giáo dục âm nhạc còn làphương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trítưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi Quá trình trẻ tiếp xúc

và hoạt động âm nhạc như học hát nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi

âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàndiện, hài hòa, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực Chính vìvậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng

Âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người, là món ăn tinhthần tuyệt diệu Âm nhạc làm cho con người xích lại gần nhau yêu thương nhau,chia sẻ vui buồn cùng nhau không phân biệt tôn giáo, màu da, sắc tộc Đối vớitrẻ mầm non thì âm nhạc lại có một sứ mệnh thiêng liêng hơn vì thông qua âmnhạc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ, tâm sinh

Đây là cơ sở quan trọng để trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển nhanh bền vững

và toàn diện nhân cách

Trang 4

Âm nhạc vốn đã rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu đời của trẻ,những phản ứng vui vẻ, thích thú khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, nhiều khicòn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh Từ khi lọtlòng mẹ những dòng sữa ngọt ngào nuôi lớn trẻ thơ thì chính âm nhạc góp phầnnuôi lớn tâm hồn thơ bé Âm nhạc giúp trẻ thêm yêu cuộc sống xung quanh Từnhững nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo trongcác bài hát ru, dân ca giúp trẻ hoàn thiện hơn nhân cách của mình.

Vì vậy là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ Tôi luônmong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ làm quen với âm nhạc một cáchhiệu quả nhất Để việc trẻ đến với âm nhạc thật tự nhiên với niềm đam mê và trẻ

tự tin thể hiện bản thân mình qua các giai điệu âm nhạc Cho nên tôi đã chọn đề

tài: “ Một số giải pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi tại trường

mầm non Nga Giáp - huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên

âm nhạc (hát, nghe hát, vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc)

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Tập trung nghiên cứu: “ Một số giải pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ 25

-36 tháng tuổi tại trường mầm non Nga Giáp - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa”.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu phân tích, tổng hợp, tài liệu,tâm lí giáo dục trẻ em, tài liệu chương trình giáo dục mầm non

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, thực nghiệm, tổngkết kinh nghiệm xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài

- Phương pháp thực hành trải nghiệm, phương pháp động viên kích lệ

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

“ Mục tiêu phát triển thẩm mỹ của trẻ nhà trẻ đó là: Trẻ có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật; có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình; trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật; có ý giữ gìn và bảo vệ cái đẹp ” [ 3]

Trang 5

Nói về âm nhạc, Nhà khoa học và Triết gia người Hi Lạp Aristotle đã viết:

“Âm nhạc có sức mạnh tạo ra một số ảnh hưởng nhất định đối với phẩm hạnh của linh hồn, và nếu nó có sức mạnh như vậy, rõ ràng rằng những người trẻ

tuổi nên được định hướng đến âm nhạc, và nên được dạy dỗ về âm nhạc.” [4]

Âm nhạc là món ăn tinh thần và là công cụ gây hứng thú không thể thiếutrong việc tổ chức các hoạt động khác, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chế độ sinhhoạt hàng ngày của trẻ ở trường như: Hoạt động ăn, hoạt động ngủ, hoạt động ởcác góc, hoạt động ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm, hoạt động tạo hình,hoạt động đón trả trẻ Âm nhạc góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giúp trẻphát triển cả về thể chất và tinh thần

“ Hoạt động giáo dục âm nhạc là nội dung rất quan trọng trong việc phát triển cảm xúc thẩm mỹ ban đầu cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi đó là: Trẻ có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình; trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động âm nhạc ” [5]

Lứa tuổi 24-36 tháng trẻ có thể nghe được các bản nhạc, nghe những bàihát có giai điệu trong sáng, ngộ nghĩnh, tình cảm tha thiết về bé và gia đình thânyêu của bé, những con vật đáng yêu Ngoài ra cho trẻ nghe bài hát, làn điệu dân

ca của địa phương mình, những bài hát ru và các làn điệu dân ca của các vùngmiền khác nhau

Ở độ tuổi này trẻ bắt chước được một số vận động đơn giản theo nhạc như:giậm chân, vãy tay, nhún nhảy… theo bài hát bản nhạc

Âm nhạc luôn đem đến cho mỗi người cảm giác vui tươi, thoải mái, nhẹnhàng Tuy nhiên đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ 25-36tháng nói riêng thì khả năng cảm thụ âm nhạc vẫn còn nhiều hạn chế Ở lứa tuổinày nhiều trẻ vẫn còn mơ hồ giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xungquanh Lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu ở nhiều mức độ khác nhau, có cháu yêu

âm nhạc đến độ say mê, khi nghe tiếng nhạc cất lên nhưng có cháu lại tỏ ra thờ ơ

Ở lứa tuổi 25- 36 tháng tuổi sự cảm nhận âm nhạc còn mang tính thụđộng Những cảm nhận về âm nhạc còn mơ hồ, chưa rõ nét Chủ yếu là nghehát, hát và vận động đơn giản theo nhạc Đặc điểm lứa tuổi này là trẻ đang tậpnói, phát âm còn chưa hoàn chỉnh, tay chân còn yếu ớt, do đó đối với hoạt động

âm nhạc thì chủ yếu cho trẻ nghe nhạc, nghe hát, việc dạy trẻ hát thực chất chủyếu là luyện phát âm cho trẻ và cho trẻ làm quen với âm nhạc là chính

Vì thế, để trẻ đến với hoạt động âm nhạc với niềm say mê, yêu thích âmnhạc thật sự thì, “ Học bằng chơi, chơi mà học” đạt được hiệu quả mong muốn,thì việc tổ chức lồng ghép hoạt động âm nhạc với các hoạt động trong ngày,cácphương pháp, phải thật phù hợp với trẻ, với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong

độ tuổi này để đưa trẻ đến gần hơn với âm nhạc

Thế giới âm nhạc diệu kỳ góp phần giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tâm sinh

lý, giáo dục thể chất, trí tuệ cho trẻ một cách toàn diện nhất Vì thế đưa trẻ đếnvới âm nhạc là nhiệm vụ thật sự quan trọng

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trang 6

2.2.1 Thuận lợi và khó khăn

2.2.1 Thuận lợi:

* Đối với nhà trường:

Là trường chuẩn quốc gia, tổ chức nuôi bán trú 100% tại trường nên có đầy

đủ cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình chăm sóc giáo dục trẻ

- Trường có khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ nên trẻ có một môi trường họctập tốt

- Trường nằm ở trung tâm xã, nên thuận tiện cho các cháu đến trường

- Được Đảng ủy - UBND, các ban ngành đoàn thể xã rất quan tâm đầu tư

cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường

- Ban giám hiệu luôn luôn sát sao chỉ đạo về chuyên môn, thường xuyên dự

giờ, thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy

* Đối với giáo viên:

- Bản thân tôi đã tốt nghiệp ĐHSPMN, luôn nhiệt tình trong công việc, hếtlòng yêu thương trẻ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc giáo dụctrẻ, hiểu tâm sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non và nhiều năm liền được phân công dạynhóm trẻ 25- 36 tháng tuổi

- Năm học 2023- 2024 tôi tiếp tục được phân công giảng dạy tại lớp 25- 36tháng tuổi A1 là điều kiện tốt để tôi tìm hiểu và đưa ra các phương pháp tốt để

* Đối với phụ huynh:

- Phụ huynh trong trường - Đặc biệt là ban đại diện hội cha mẹ học sinh rấtquan tâm đến tất cả các hoạt động trong trường trong đó có đầu tư tu sửa cơ sởvật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng - chăm sóc -giáo dục trẻ của nhà trường

- Đa số cha mẹ trẻ luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình, đầu

tư góp phần mua trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường,cùng phối kết hợp với giáo viên trong lớp để thống nhất phương pháp giáo dụctrẻ đặc biệt là hoạt động âm nhạc Như hỗ trợ kinh phí mua loa, bổ sung trangthiết bị phục vụ cho các hoạt động âm nhạc, cùng cô tận dụng nguyên vật liệu

sẵn có, phế thải làm những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc

Trang 7

2.2.2 Khó khăn:

+ Về phía phụ huynh:

- Phụ huynh đa phần bận làm công việc để cho trẻ tự do xem trên ti vi,youtube, điện thoại những chương trình như siêu nhân, người nhện… xemtixtok, xem facebook những bài hát, điệu nhạc trẻ có những ca từ không phù hợpvới trẻ

- Một số trẻ nhút nhát, tự ti, không dám hát trước đám đông Khả năng hát

và biểu diễn không đồng đều

* Kết quả thực trạng: Từ những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại, ngay

từ đầu năn học tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài và tìm tòi quan sát khả năngcủa trẻ để lựa chọn những bài hát phù hợp với khả năng tư duy của từng trẻ ởnhóm lớp, kết quả thu được như sau:

+ Tổng hợp kết quả khảo sát trẻ tháng 9 năm 2023 khi cho trẻ tiếp nhận

với các nội dung của hoạt động âm nhạc: Tổng số trẻ trong lớp là 16 trẻ.

( Xem PHỤ LỤC I- Bảng 1)

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quết vấn đề

2.3.1.Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục phong phú nhằm kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc cho trẻ.

Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyếnkhích tính độc lập và hoạt động tích cực cho trẻ Để cung cấp nguồn thông tintạo cơ hội cho trẻ bộc lộ hết khả năng, năng lực của mình, việc đầu tiên giáoviên phải xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động Khi xây dựng môitrường cho trẻ hoạt động phải đảm bảo theo các nguyên tắc, quy trình xây dựngmôi trường giáo dục trong trường mầm non Để thực hiện được một giờ hoạtđộng âm nhạc đạt kết quả cao, trước hết phải nói đến các yếu tố cần thiết nhưtạo môi trường kích thích trẻ hoạt động âm nhạc như: tranh ảnh, đàn, loa đài vàcác phương tiện, trang phục, dụng cụ phục vụ âm nhạc, trang trí phòng hấp dẫnnắm bắt được tâm lý của trẻ tôi đã thực hiện những yêu câu về tạo môi trương

âm nhạc cho trẻ sau:

*Trang trí tranh ảnh theo chủ đề:

Nhằm kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ, tôi đã tận dụng các mảngtường trống để trang trí các hình ảnh xung quanh lớp phù hợp với chủ đề

Ví dụ: Chủ đề: Bé và gia đình thân yêu của bé.

Để trẻ hiểu biết thêm về gia đình và các thành viên trong gia đình Thêmyêu quý gia đình, thích hát những bài hát về gia đình, tôi đã trang trí xung quanhlớp các mảng tường trống hình ảnh về gia đình

- Hình ảnh trẻ đang biểu diễn văn nghệ cùng cô cùng mẹ

Trang 8

- Hình ảnh các thành viên, các hoạt động, các đồ dùng trong gia đình.

Tôi cho trẻ khám phá các bức tranh ở mọi lúc, mọi nơi Tôi cùng trẻ tròchuyện về các bức tranh, ảnh xung quanh lớp

- Bức tranh vẽ ai đây?

(Trẻ trả lời: Ông, bà, bố mẹ, và bé.)

- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

- Bạn nhỏ trong tranh đang khoanh tay chào ông bà và bố mẹ

Có một bạn nhỏ cũng rất ngoan, khi đi biết hỏi, khi về biết chào nên đượcmọi người yêu mến đấy Đó là em bé trong bài hát: “Mẹ yêu không nào” đấy Tôi lồng ghép giáo dục trẻ hiếu kính, lễ phép với ông bà cha mẹ và nhữngngười lớn tuổi, biết yêu thương những người xung quanh

Tương tự: Ở những chủ đề khác, tôi cũng trang trí tranh ảnh phù hợp vớichủ đề đó cho trẻ được làm quen,được trò chuyện về những bức tranh, để trẻthêm hiểu biết và hướng trẻ đến những bài hát mà trẻ thích thú khi biễu diễn

*Góc mở âm nhạc: Cô để lô tô phù hợp với chủ đề cho trẻ lên chọn lô tô

mình thích

Ví dụ: Ở chủ đề những con vật đáng yêu Trẻ chọn lô tô có hình con gà

trống:

- Cô hỏi trẻ: Con lấy đựơc hình con gì đấy? con gà trống

- Vậy con hát bài có con gà trống cho cô và các bạn cùng nghe nào

Tương tự như vậy cô cho trẻ được chọn và được hát những bài hát mìnhyêu thích

Hình ảnh: Khám phá môi trường trong lớp

(Xem PHỤ LỤC II- ảnh 1).

Ví dụ: Với chủ đề: Bé có thể đi khắp nơi bằng các phương tiện giao thông

Tôi đã treo ở xung quanh lớp các bức tranh về phương tiện giao thông như

xe đạp, xe máy, ô tô… và những bức tranh có phương tiện giao thông đang hoạtđộng tôi trò chuyện cùng trẻ về những bức tranh để trẻ nói tên, đặc điểm môitrường hoạt đông của các phương tiện giao thông đó

Tôi hỏi trẻ:

+ Tranh của cô có gì? (xe ô tô)

+ Xe ô tô chạy ở đâu? (Ở trên đường)

+ Xe ô tô là phương tiện giao thông đường gì? (Đường bộ)

+ Khi ngồi trong xe ô tô chúng mình ngồi như thế nào?

+ À có một bài hát nói về xe ô tô đấy

+ Chúng mình có biết đó là bài hát gì không?

Bài hát: “ Em tập lái ô tô” Giờ chúng mình cùng hát thật hay bài hát này nhé.

Khi trẻ trả lời cô động viên khuyến khích trẻ và giúp đỡ khi trẻ gặp khókhăn Từ đó cô giới thiệu về chủ đề đang thực hiện, cung cấp kiến thức, bổ sung

Trang 9

kiến thức, kinh nghiệm hoạt động cho trẻ và đặc biệt là cung cấp và phát triểnvốn từ cho trẻ.

Các hình ảnh tôi trang trí có nội dung rõ ràng, màu sắc đẹp và hình ảnhsống động, các hình ảnh này đều mang tính thẫm mỹ và tính giáo dục cao

Tôi trang trí và dán tranh vừa tầm mắt của trẻ, giúp trẻ quan sát, trò chuyệncùng cô dễ dàng hơn

* Môi trường ngoài lớp:

Trên các mảng tường trong lớp tôi trang trí bằng cách vẽ hình các con vậtkhóm hoa, cây xanh, các hình ảnh thể hiện nội dung các câu chuyện, bài thơ phùhợp với lứa tuổi tạo hứng thú để trẻ làm quen với những nhac cụ âm nhạc

Ví dụ: Hình ảnh cô giáo cùng bạn nhỏ đang múa

Cô hỏi trẻ:

+ Hình ảnh vẽ gì đây? ( Các bạn ạ)

+ Các bạn đang làm gì? (Các bạn đang đánh đàn, múa…)

Các bạn nhỏ đang sử dụng các dụng cụ âm nhạc khác nhau để hát múa đấy.Chúng mình có thích hát múa giống các bạn không nhỉ? Vậy chúng mình cùnghát múa thật vui nào

Tương tự ở các mảng tường cô đặt ra các câu hỏi, khuyến khích trẻ trả lời,

cô định hướng, nhắc nhở, giúp đỡ khi trẻ không tự trả lời được Cô cho nhiều trẻđược trả lời và sau mỗi câu trả lời cho trẻ được nhắc lại

Hình ảnh: Khám phá môi trường ngoài lớp

( Xem- PHỤ LỤC II- ảnh 2).

Kết quả: 15/16 cháu = 94% trẻ có thái độ tích cực hứng thú với môi trường

trong lớp từ đó trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc cô đưa ra một cách sôi nổi

2.3.2 Nâng cao khả năng hoạt động âm nhạc cho trẻ trong hoạt động chơi - tập có chủ định

Thông qua hoạt động chơi - tập có chủ định việc dạy cho trẻ hát đúng lời,đúng nhịp, cao độ, trường độ, vỗ tay theo nhịp, vận động múa theo nhạc, tôi cónhiều thời gian rèn cho trẻ hơn để trẻ hát thể hiện sắc thái tình cảm mô tả hìnhtượng âm nhạc, cùng với sự giảng giải của cô và những kinh nghiệm trong cuộcsống của trẻ trong mọi lĩnh vực nghệ thuật Để nâng cao khả năng hoạt động âmnhạc cho trẻ trong hoạt động chơi - tập có chủ định tôi tiến hành như sau:

2.3.2.1 Tạo hứng thú thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động âm nhạc.

Do đặc điểm của lứa tuổi trẻ mầm non nên giáo dục các cháu cần tiến hành

theo phương châm " Học mà chơi - chơi mà học" Để thu hút vào giờ học và giúp

trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc được tốt hơn, tôi đã đầu tư, nghiên cứu,sáng tạo trong phương pháp dạy học: Vào đầu giờ học tôi trò chuyện về chủ đề,xem vật thật, tranh ảnh theo nội dung bài dạy để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm, vào

Trang 10

bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ Tìm cách vào bài sinh động

để thu hút sự chú ý của trẻ

* Tạo hứng thú bằng tranh ảnh, vật thật và các tình huống bất ngờ.

Để hoạt động âm nhạc đầy hứng khởi,vui tươi nhẹ nhàng mang sắc tháitình cảm, thì cô cần phải dùng thủ thuật để lôi cuốn trẻ vào các hoạt động âmnhạc và gây hứng thú cho trẻ

Ví dụ: Dạy bài hát: Chiếc khăn tay:

Cô đưa ra hộp quà và giới thiệu là hộp mẹ gửi tặng lớp mình vì lớp mìnhhọc ngoan

- Cô cho một trẻ lên tự tay mở hộp và và lấy ra

- Cô hỏi trẻ mẹ tặng chúng mình cái gì vậy? Cái khăn ạ

- Cái khăn của mẹ có thêu những gì? Cành hoa, con chim ạ

Sau đó cô giới thiệu tên bài hát và nội dung bài hát

Hình ảnh: Hoạt động chơi tập có chủ định.

( Xem PHỤ LỤC III- ảnh 1)

Ví dụ: Dạy bài hát: Một con vịt.

- Cho một trẻ mặc trang phục con vịt đi ra:

- Cô hỏi trẻ: Hôm nay có ai đến thăm lớp mình vậy nhỉ? Bạn vịt

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về con vịt trước khi vào nội dung bài dạy

Ví dụ: Dạy hát bài: Lời chào buổi sáng (Nguyễn Thị Nhung)

Trước hết cô cho trẻ quan sát bức tranh vẽ một em bé đang chào bố mẹ.+ Cô hỏi trẻ: Ai đây? (Bạn nhỏ)

+ Bạn đang làm gì? (Chào bố mẹ để đi học)

Cô có một bài hát nói về một bạn nhỏ rất là ngoan Buổi sáng trước khi đihọc em bé lại khoanh tay chào bố mẹ rồi mới đi học đấy, các con nghe cô dạybài hát “Lời chào buổi sáng nhé”

Muốn cho trẻ có hứng thú với hoạt động âm nhạc trước hết cô phải làngười có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt, đó là việc cô phải hát đúng giai điệucủa bài hát, hát rõ lời và truyền thụ vốn âm nhạc đó đến cho trẻ

*Tạo hứng thú qua ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động

âm nhạc:

Vào các trang web để tìm các tư liệu phù hợp với nội dung bài dạy sau đó

sử dụng ti vi có kết nối máy tính để trình chiếu, làm các hiệu ứng với hình ảnh,ảnh động, slide show, video… kết hợp với các phần mềm powerpoint để xử lýhình ảnh và sử dụng trong bài dạy

Ví dụ: Ở chủ đề “Bé và các bạn” khi dạy bài “Lời chào buổi sáng” tôi

cho trẻ xem đoạn video bé đi học và gây sự chú ý hứng thú với hoạt động cho

trẻ Hay ở chủ đề “Rau củ quả và những bông hoa đẹp” khi dạy trẻ hát bài

Trang 11

“Màu Hoa” Tôi chuẩn bị mũ múa 3 màu hoa (màu hoa tím, màu hoa đỏ, màu

hoa vàng) cho trẻ đội và gây sự chú ý hứng thú hướng trẻ với hoạt động dạy hát

Ví dụ: Dạy bài hát: Màu hoa Tác giả Hoàng Văn Yến.

Cô cho trẻ xem vi deo về các loại hoa và hỏi trẻ

+ Các con vừa xem những hình ảnh gì?

+ Những bông hoa có đẹp không?

Cô có một bài hát rất hay nói về hoa đấy đó là bài hát Màu hoa, chúngmình cùng lắng nghe nhé

Hình ảnh: Trẻ xem video những bông hoa nở

( Xem PHỤ LỤC III- ảnh 2)

Ví dụ: Đối với chủ đề: “Những con vật đáng yêu” khi dạy bài hát “Con gà

trống” tôi đã chuẩn bị một đoạn video có hình ảnh động về con gà: Gà đang gáy,

có con lại đang kiếm ăn Kết hợp cùng với bài hát Khi mở cho trẻ xem tôi chotrẻ bắt chước tiếng kêu, làm động tác của các con vật, trẻ sẽ nhanh thuộc bài háthơn và tiết học cũng sinh động hơn

Hình ảnh: Trẻ tự tin múa hát trên sân khấu

( Xem PHỤ LỤC III- ảnh 3)

Những con vật trong gia đình.cô cho trẻ xem các hình ảnh động về các convật cùng với lời hát Cho trẻ bắt chước tiếng kêu hoặc làm động tác giống cáccon vật trẻ sẽ dễ thuộc lời hát hát đúng giai điệu hơn và tiết học cũng vui nhộn

và sinh động hơn

Với chủ đề: Bé có thể đi khắp mọi nơi bằng các phương tiện giao

Bài hát: Đoàn tàu nhỏ xíu

Tôi cho trẻ xem hình ảnh tàu hoả có kèm theo âm thanh tiếng động cơ vàtiếng còi Các con nhìn thấy gì đây? (tàu hoả)

- Tiếng còi tàu kêu như thế nào? Tu tu

- Tiếng tàu kêu làm sao? Xình xịch

Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình bài hát: Đoàn tàu nhỏ xíu

Tương tự như vậy tôi cho trẻ được trải nghiệm nghe âm thanh, nhìn thấyhình ảnh, sống động hoạt động sinh động hơn, trẻ hứng thú hơn trong các hoạtđộng tiếp theo

Với những bài nghe hát cảm nhận làn điệu dân ca, hát quan họ, tôi cho trẻxem hình ảnh, video về các bài hát dân ca, hát quan họ ở các vùng miền Khi trẻđược trực tiếp xem các đoạn video clip trẻ sẽ hứng thú và có cảm xúc hơn vớilàn điệu dân ca đó

Ví dụ: Với bài “Ru con” dân ca Nam Bộ tôi dẫn dắt bằng cách: Tôi cho trẻ

xem video về người Mẹ đang ru con ngủ hàng ngày Hay xem video cánh còtrắng bay khi cho trẻ nghe hát bài dân ca “ Cò lả”

Trang 12

Với những giọng hát mượt mà tình cảm, những bộ quần áo rực rỡ sắc màu

và phong cảnh đẹp, trẻ sẽ cảm thụ chính xác hơn về làn điệu dân ca các vùng

Hình ảnh: Trẻ ngồi xem video bài hát cò lả, bài hát ru con

( Xem PHỤ LỤC III- ảnh 4)

Với những bài hát về dân ca nam bộ tôi cho trẻ xem tranh ảnh về trangphục nổi bật theo vùng miền để trẻ quan sát và cảm nhận những cái hay cái đẹp

về văn hóa lễ hội của các dân tộc

Các hình thức lên lớp cũng phải đa dạng, phong phú có thể là tổ chức mộtmón quà tặng âm nhạc, có thể là một buổi biểu diễn văn nghệ…làm sao để tiếtdạy logic từ đầu tới cuối khiến trẻ luôn có cảm giác chơi mà học, học mà chơi

2.3.2.2 Đối với hoạt động rèn kỹ năng (loại tiết rèn kỹ năng ).

Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục âm nhạccho trẻ, vì vậy tôi tiến hành thực hiện các nội dung cụ thể sau:

và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, trẻ hưởng ứng hát cùng cô vui tươi,thoải mái Do đó, muốn trẻ hát gần hơn với độ chính xác của bài, giáo viên cầnthực hiện đúng phương pháp dạy hát cho trẻ mầm non, cho trẻ hát theo cô, theogiai điệu trên đàn, băng, đĩa

Để đạt được hiệu quả dạy kỹ năng hát cho trẻ, giáo viên căn cứ vào khảnăng nhận thức của trẻ trong mỗi độ tuổi khác nhau để có phương pháp dạy trẻphù hợp; căn cứ vào bài hát dài hay ngắn để có phương pháp dạy trẻ phù hợp Đây là hoạt động hướng dẫn kỹ năng mới, tôi nhận thấy cần phải nắm kỹyêu cầu của từng đề tài, giới thiệu nội dung rõ ràng, khi dạy cần phải hiểu đượcnội dung cụ thể của bài hát, hát xong tôi hỏi tên bài hát, tên tác giả, giải thích nộidung (lời giải thích phải ngắn gọn dễ hiểu), đồng thời qua đó rèn luyện kỹ nănghát cho trẻ đó là hát đúng giai điệu, cao độ, trường độ, hát đúng nhịp, hát to,nhỏ, hát nối tiếp

Dạy trẻ vận động theo nhạc: Khi dạy trẻ hát ôn: để tạo sự nhịp nhàng khihát cho trẻ vỗ tay theo nhịp, theo phách, hoặc âm hình tiết tấu của bài hát để trẻtăng thêm cảm xúc về nhịp điệu, tiết tấu

* Hầu hết các bài hát ở độ tuổi trẻ 24 - 36 tháng là những bài hát có lời ca

ngắn, dễ hát: Giáo viên hát to, chậm, rõ lời bài hát, sau đó bắt giọng cho cả lớp

Trang 13

hát theo cô từ đầu đến cuối bài hát Trong quá trình trẻ hát theo cô, câu nào trẻhát chưa đúng, cô hát mẫu lại và bắt gọng cho trẻ hát câu hát đó Khi trẻ đã biếthát, dưới các hình thức tổ, nhóm, cô động viên trẻ hát lại cùng cô Các tổ kháccòn lại sẽ vỗ tay hoặc nhún nhảy theo cô và bạn hát.

Ví dụ: Dạy trẻ hát bài: “Cô và mẹ” là bài hát ngắn - Tôi hát cho trẻ nghe cả

bài, sau đó dạy trẻ hát theo cô cả bài hát

Nếu câu hát nào trẻ hát chưa đúng, Tôi hát mẫu lại và bắt giọng cho trẻ hát lại cùng cô

Ví dụ: Đề tài “Một con Vịt” Chủ đề “Những con vật đáng yêu”

Để rèn kỹ năng ca hát cho trẻ tôi thể hiện như sau:

Tôi cho trẻ chú ý lắng nghe giai điệu bài hát qua băng cho trẻ đoán tên bài.Sau đó tôi hát mẫu 3 lần Sau mỗi lần hát tôi hỏi tên bài hát là gì? Do ai sángtác? Giảng nội dung của bài hát Tôi hát chậm, rõ lời nối tiếp theo từng câu, từngđoạn từ đầu cho đến cuối bài hát Với câu trẻ hát chưa đúng, cô hát mẫu lại vàcho trẻ hát lại câu đó

* Khi trẻ thực hành kỹ năng ca hát: Tôi dạy trẻ hát đúng giai điệu, biết

lấy hơi, hát đúng trường độ, cao thấp khi hát Đặc biệt là chú ý rèn kỹ năng chonhững trẻ còn yếu cụ thể như sau:

- Cô hát mẫu, thể hiện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ minh họa bài hát để gâyhứng thú cho trẻ

- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả

- Cô giới thiệu nội dung bài hát bằng cách tóm tắt ngắn gọn nội dung bàihát nói lên điều gì, sắc thái, tình cảm bài hát

- Tùy theo mức độ khó, dễ của bài hát để chọn cách dạy sao cho phù hợpvới trẻ của lớp mình

- Dạy trẻ hát theo các hình thức: cả lớp theo tổ, theo nhóm, cá nhân

* Dạy trẻ kỹ năng vận động theo nhạc

Với trẻ 24 - 36 tháng việc dạy trẻ các kỹ năng ca hát, hát thuộc lời, đúnggiai điệu mà còn dạy trẻ vận động theo nhạc, biết hưởng ứng cùng cô, biết lắc

lư theo giai điệu bài hát, biết thể hiện củ chỉ nét mặt khi vận động Trẻ vừa hátvừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc, trông trẻ thật hồnnhiên dễ thương Phương pháp hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc chính là: Làmmẫu, dùng lời và phương pháp minh hoạ Một bài hát cho trẻ làm quen 2, 3 cáchvận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hìnhtiết tấu và không nhàm chán Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻbiết trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát

* Dạy trẻ vỗ tay, gõ đệm theo nhịp, phách bằng các dụng cụ (Phách tre, gáo dừa, trống lắc…) theo nhịp bài hát:

Cô vỗ tay to, chậm, rõ ràng, bắt giọng cho trẻ hát và vỗ tay cùng với cô từđầu đến hết bài hát Sau đó luân phiên giữa các tổ, nhóm, cô động viên tổ hát, tổ

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w