1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp giáo dục trẻ 3 4 tuổi c1 biết bảo vệ môi trường ở trường mầm non ngọc sơn năm học 2023 2024

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi C1 biết bảo vệ môi trường ở Trường Mầm non Ngọc Sơn, năm học 2023 - 2024
Tác giả Phạm Thị Thảo
Trường học Trường Mầm non Ngọc Sơn, Ngọc Lặc, Thanh Hóa
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,43 MB

Nội dung

Để làm được điều đó, chúng ta có thể bắtđầu từ những hành động nhỏ như: Tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, vặn nướcnhỏ khi sử dụng, không ngắt lá bẻ cành, không vứt rác bừa bãi… Nói đ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 3 - 4 TUỔI C1 BIẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG MẦM NON

SKKN: Thuộc lĩnh vực chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài.

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đedọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phảigánh chịu Chúng ta không khó để nhận ra rằng khí hậu ngày càng khắc nghiệt

và khó dự báo hơn, mưa bão, lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảmnguồn tài nguyên rừng, đặc biệt tình trạng phá rừng, cháy rừng và ô nhiễm môitrường xảy ra trên diện rộng…Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường,khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm chomôi trường không còn khả năng tự phân hủy Là nguyên nhân chính dẫn đến sựsuy thoái môi trường và biến đổi khí hậu

Trẻ em chính là một trong những đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất từmôi trường xung quanh Để trẻ được mạnh khỏe, bình an có cuộc sống vui,khoẻ, thoải mái và bổ ích thì cần cho trẻ sống trong môi trường an toàn, sạch sẽ.Không những thế, môi trường trong lành, xanh, sạch, đẹp còn là yếu tố vô cùngquan trọng đối với cuộc sống của con người và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xãhội của mỗi quốc gia và của cả nhân loại Bảo vệ môi trường là những hoạt độnggiữ cho môi trường trong lành, sạch, đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái

Nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Ấn Độ Mahatma Gandhi đã từng nói:

“Trái đất có đủ tài nguyên để cung cấp cho nhu cầu thiết yếu của tất cả mọi

người, nhưng không đủ để thỏa mãn lòng tham của tất cả” [1] Thật vậy, hiện

nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, hiện nay những khu rừng mênhmông, những cánh đồng bát ngát, dòng sông dần dần bị thu hẹp lại, nhường chỗcho những nhà máy, các công trình xây dựng đua nhau mọc lên thì vấn đề ônhiễm môi trường đang diễn ra liên tục, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếpđến không khí, nguồn nước, hạn hán, lũ lụt Mặt khác sự bùng nổ dân số, cùngvới quá trình đô thị hoá đã tạo áp lực lớn lên môi trường với rất nhiều các loạikhí thải, rác thải Hơn nữa, nhu cầu đời sống trong sinh hoạt của con người caodẫn đến lượng chất thải thải ra môi trường ngày càng nhiều đặc biệt trong số đó

là rác thải nhựa, nó được xem như là “ô nhiễm trắng” Theo thống kê của Bộ tàinguyên và môi trường, mỗi năm Việt nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựathải ra môi trường, có thể nói đây là một gánh nặng cực kỳ lớn lên môi trườngbởi theo các chuyên gia các loại chất thải nhựa có thể mất đến hàng chục thậmchí hàng trăm năm mới có thể phân huỷ hết được Thực trạng là vậy nhưng conngười lại chưa có ý thức cao về vấn đề bảo vệ môi trường Không còn xa lạ vớinhững hình ảnh con người vứt rác bừa bãi nơi công cộng, đặc biệt là ở thành phốlớn, khu dân cư đông đúc, rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp chất thànhnúi và chưa được xử lý đúng mức, làm tổn hại đến đời sống cũng như sức khoẻcủa con người

Mặt khác, do sự phát triển bùng nổ của các ngành công nghiệp chế tạo, sảnxuất và dịch vụ đã thải ra môi trường chất thải là kim loại nặng, nước thải chưaqua xử lý và hàng tỷ m3 khí thải vào không khí Gây hiệu ứng nhà kính từ đólàm trái đất nóng lên Đồng thời, việc tàn phá và sử dụng không bền vững tàinguyên rừng đã gây nên xói mòn đất, lũ lụt, hạn hán triền miên ảnh hưởngnghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của con người, nhất là trong sản xuất

Trang 4

nông nghiệp, đồng thời làm giảm lượng khí oxy do cây rừng sản xuất ra cho môitrường Do vậy muốn bảo vệ môi trường trước hết cần phải thay đổi ý thức, suynghĩ để con người có những hành động cụ thể.

Để có một môi trường trong sạch, lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo

vệ môi trường cho mọi người là hết sức cần thiết, đặc biệt trẻ ở lứa tuổi mầmnon Người lớn phải hình thành và rèn luyện các hành vi văn minh cho trẻ giúpcho trẻ có khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và conngười nói chung Từ đó trẻ biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảmbảo sự phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ

Thực tế tại lớp 3 - 4 tuổi C1 mà bản thân phụ trách, có một số trẻ thiếu tựtin, nhút nhát, rụt rè, chưa tự tin giao tiếp với bạn bè, có trẻ lại hiếu động chưa

có ý thức trong học tập, lao động, vui chơi… Trẻ nhút nhát dẫn đến thụ động,nhiều khi không giám chia sẻ cùng cô và các bạn, trẻ thà vứt rác bừa bãi chứkhông giám hỏi cô giáo và các bạn về chỗ bỏ rác đúng nơi quy định Qua đánhgiá thực tiễn bằng tâm lý, hầu như trẻ được sự quan tâm bao bọc rất lớn của bố

mẹ, ông bà đó là: Thường sợ con làm thế này hay thế kia chưa được nên bố mẹthường làm thay làm hộ cho con, bố mẹ dạy thì ông, bà lại thương như: Cất đồdùng hộ con, đi vệ sinh còn phải bế bồng, sợ con bẩn tay chân nên các công việcdọn dẹp không cho trẻ đụng vào Mặt khác, việc rèn kỹ năng bảo vệ môi trườngcho trẻ chưa được chú trọng bởi một số giáo viên thường quan tâm đến các hoạtđộng trọng tâm, hơn nữa việc phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh tạo cơ hộicho trẻ phát triển các kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng bảo vệ môi trường cònhạn chế thậm chí bị lãng quên

Là một giáo viên được phân công dạy tại lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi, với mongmuốn để trẻ được sống trong môi trường trong sạch, lành mạnh và mỗi đứa trẻluôn có ý thức tự giác, thói quen tốt trong hoạt động cũng như trong cuộc sống

hàng ngày Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp giáo dục trẻ

3-4 tuổi C1 biết bảo vệ môi trường ở trường Mầm non Ngọc Sơn, năm học

2023 - 2024” để nghiên cứu và áp dụng vào thực tế lớp mình phụ trách.

1.2 Mục đích nghiên cứu Nhằm giúp trẻ có những kiến thức về môi trường và cách bảo vệ môi trường, giúp môi trường sống trong sạch, lành mạnh, an toàn.

1.3 Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi C1 biết bảo vệ

môi trường ở trường Mầm non Ngọc Sơn năm học 2023 - 2024

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết: Thu thập, phân

tích, tổng hợp các tài liệu lý luận về sự phát triển của trẻ 3-4 tuổi qua các tàiliệu, vai trò của môi trường đối với sự phát triển của trẻ

1.4.2 Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát tình

hình thực tế về nề nếp, thói quen vệ sinh của trẻ ở lớp Sự ảnh hưởng nề nếp thóiquen trong sinh hoạt ở gia đình và ở lớp

1.4.3 Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Đánh giá kết quả đạt được

trước và sau khi áp dụng biện pháp

1.4.4 Phương pháp thực hành, trải nghiệm: Vận dụng các biện pháp vào

hoạt động thực tế của lớp

Trang 5

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận

Môi trường là nhân tố quan trọng và có tác động trực tiếp đến đời sống xã

hội "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan

hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh

tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác độngxấu đến môi trường; ứng phó với sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoáimôi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phóvới biến đổi khí hậu (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam) [2]Môi trường có vai trò quan trọng đối với sự sống và chất lượng cuộc sốngcủa con người, cũng như sự phát triển bền vững của đất nước Vì vậy, trong suốtquá trình phát triển, con người không chỉ khai thác, chế ngự tự nhiên, mà cònphải giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên, tạo lập môi trường nhân tạo phù hợpnhằm xậy dựng một cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ hôm nay và ngày mai Trongviệc bảo vệ môi trường cần có nhận thức đúng đắn về việc khai thác, sử dụnghợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức trong bảo vệ môi trường

Đảng, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị, công văn tạo điều kiệncho công tác giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng thực hiện tốthơn công tác bảo vệ môi trường Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã sửa

đổi “Luật bảo vệ môi trường” năm 1993 Đồng thời chính phủ cũng đưa ra Quyết định 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 phê duyệt đề án ''Đưa các nội dung

bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân'' do Thủ tướng Chính phủban hành

Quyết định 256/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chiếnlược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ

8, đã ban hành Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 và Luật có hiệu lựcngày 1/7/2006

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ

4, đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm

2020, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 được sửa đổi, bổ sung bởiLuật thanh tra số 11/2022/QH15 ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội, cóhiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023

Trên cơ sở đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số

2262/QĐ-BGDĐT Về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa ra tuyển chọn thực hiện từ năm 2021.

Thực hiện Kế hoạch số 225-KH/HU ngày 25/01/2024 của Ban Thường vụHuyện uỷ Ngọc Lặc về thực hiện phong trào “Ngày chủ nhật sạch” giai đoạn

2023 - 2026; Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 05/3/2024 của UBND huyện vềthực hiện phong trào “Ngày chủ nhật sạch” giai đoạn 2023 - 2026 trong khối cácđơn vị trường học; Công văn số 585/UBND-GD&ĐT ngày 05/3/2024 củaUBND huyện về việc Hướng dẫn thực hiện phong trào “Ngày chủ nhật sạch”trong khối các đơn vị trường học; Công văn số 137/GD&ĐT ngày 07 tháng 3

Trang 6

năm 2024 về việc hướng dẫn tổ chức ra quân thực hiện phong trào “Ngày chủnhật sạch” Theo đó, Trường Mầm non Ngọc Sơn đã đưa ra kế hoạch số 33/KH-MNNS về thực hiện phong trào “Ngày chủ nhật sạch” giai đoạn 2023 - 2026.Thực hiện sự chỉ đạo chung của UBND huyện Ngọc Lặc, Phòng giáo dục

và đào tạo Ngọc Lặc, của ban giám hiệu Trường mầm non Ngọc Sơn cùng vớiquá trình giảng dạy trực tiếp tại lớp, bản thân thấy rằng việc giáo dục bảo vệ môitrường cho trẻ là hết sức cần thiết đối với trẻ lứa tuổi mầm non Bởi lẽ đó bảnthân đã xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt lên hàngđầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

Môi trường giữ vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người Thiên nhiênban tặng cho con người rất nhiều ân huệ, giúp con người có nước để uống, có đất

để ở, không khí để thở, có ánh mặt trời để chiếu sáng Nhưng môi trường chỉ cómột và nó cũng không thể tự tái tạo, hồi phục lại nếu con người không có ý thứcbảo vệ nó Môi trường như con dao hai lưỡi, vừa là nguồn sống, bảo vệ, che chởcho chúng ta nhưng khi môi trường bị ô nhiễm cũng chính là tác nhân tạo ranhiều bệnh tật nguy hại đến sức khoẻ cũng như tính mạng của loài người

Vì vậy, để thay lời cảm ơn đối với thiên nhiên mỗi một con người chúng tacũng cần phải có ý thức bảo vệ chúng Để làm được điều đó, chúng ta có thể bắtđầu từ những hành động nhỏ như: Tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, vặn nướcnhỏ khi sử dụng, không ngắt lá bẻ cành, không vứt rác bừa bãi…

Nói đến bảo vệ môi trường là cả một quá trình từ nhận thức đến hành động,làm thế nào để hình thành một nề nếp, thói quen tốt và có cái nhìn thật sự đúng.Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non là việc làm cần thiết vìtrẻ mẫu giáo rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học được ở trường,hình thành dấu ấn lâu dài Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo sẽ gópphần quan trọng tạo ra lớp người mới có sự hiểu biết và có thái độ đúng đắn đốivới môi trường làm cho xã hội ngày càng phát triển

2.2 Thực trạng vấn đề.

Trong những năm gần đây, trường Mầm non Ngọc Sơn luôn chú trọng đếnviệc nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ trẻ, đặc biệt là nộidung giáo dục bảo vệ môi trường Nhà trường luôn chú trọng chỉ đạo việc rèn kĩnăng hành vi, thói quen cho trẻ về bảo vệ môi trường Đặc biệt, đội ngũ giáoviên được phân công phụ trách các nhóm lớp đã nhận thức được những vấn đềquan trọng trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ và có sự quan tâmđúng mức Trong năm học này, song song với việc tổ chức thực hiện các hoạtđộng chăm sóc giáo dục, bản thân cũng đã có nhiều trăn trở để tìm ra các giảipháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3 - 4 tuổi Trong quá trình trình nghiêncứu bản thân có những thuận lợi và còn gặp một số khó khăn như sau:

2.2.1 Thuận lợi.

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, nhiệttình, tâm huyết bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để từng bướcnâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong toàn trường Đặc biệt Ban giámhiệu luôn theo sát quan tâm, chỉ đạo việc phát triển các kỹ năng cho trẻ đối vớigiáo viên Hàng tuần, hàng tháng đều duyệt kế hoạch, chú trọng nhắc nhở giáoviên lên kế hoạch phát triển kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm sao cho phù hợp với

Trang 7

từng chủ đề Từ đó bản thân luôn yên tâm trong việc thực hiện chăm sóc giáodục trẻ tại lớp.

Năm học 2021 - 2022, nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trườnglớp khang trang sạch đẹp, khuôn viên nhà trường rộng rãi thoáng mát Nhà trường

đã đầu tư mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng

đồ chơi tự tạo tương đối đầy đủ để trẻ được học tập vui chơi và trải nghiệm Khu vực sân trường và tại các nhóm lớp được bố trí nhiều dụng cụ đựngrác có nắp đậy, có hệ thống cống rãnh thoát nước hợp vệ sinh, có nguồn nướcsạch phục vụ cho quá trình chăm sóc giáo dục trẻ Đó là những điều kiện tácđộng tích cực đến việc nghiên cứu giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.Bản thân có trình độ trên chuẩn, có năng lực đồng thời có vốn kiến thức cơbản về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường để thực hiện tốt việc chăm sóc

Các loại phế thải nhiều nhưng giáo viên chưa biết tận dụng được nhiều vào việclàm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.Còn khá nhiều phụ huynh chưa quan tâm đúng mực đối với việc giáo dụccon bảo vệ môi trường xung quanh cũng như rèn luyện các kỹ năng bảo vệ môitrường cho trẻ tại gia đình

trẻ

Tỷ lệ

%

Số trẻ

Tỷ lệ

%

1 Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ 23 14 61 9 39

2

Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường xung

quanh (Nhặt lá vàng rơi và thu gom rác,

không vứt rác bữa bãi, bỏ rác đúng nơi

quy định…)

3 Trẻ có khả năng phân biệt những hành viđúng, sai trong bảo vệ môi trường 23 14 61 9 39

4 Trẻ biết sử dụng năng lượng tiết kiệm,hiệu quả (Tiết kiệm điện, nước…) 23 13 57 10 43

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy kỹ năng bảo vệ môi trường của trẻ chưatốt Tỷ lệ trẻ chưa biết cách vệ sinh cá nhân, chưa biết giữ gìn vệ sinh chung còncao, nhiều trẻ còn đi vệ sinh không đúng nơi quy định Đặc biệt trẻ chưa quantâm nhiều đến vấn đề tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường Chính vì vậy,

Trang 8

để giáo dục toàn diện cho trẻ, bản thân nhận thấy việc rèn các kỹ năng bảo vệmôi trường là vấn đề cần thiết Qua thực tế nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân,tìm hiểu về đặc điểm tính cách của từng trẻ ở lớp đồng thời bàn bạc với giáoviên phụ trách, bản thân đưa ra nội dung, kế hoạch để đề ra với các biện pháp cụthể sau:

2.3 Một số giải pháp giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi C1 biết bảo vệ môi trường

ở trường Mầm non Ngọc Sơn năm học 2023 - 2024

2.3.1 Biện pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ

Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non đang pháttriển, khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định của các bé chưa bền vững, trẻ nhanhnhớ nhưng chóng quên, đặc biệt là đối tượng trẻ độ tuổi mẫu giáo 3 - 4 tuổi Bởivậy, khi giáo dục các bé cần phải có kế hoạch cụ thể, tác động thường xuyên,liên tục trong khoảng thời gian dài, có như vậy thì các con mới ghi nhớ, chủđộng và thực hiện tốt theo yêu cầu của người lớn Vì vậy để giáo dục các bé biếtbảo vệ môi trường (theo đúng yêu cầu độ tuổi) thì phải có một kế hoạch cụ thể

và có cách tác động phù hợp Trong kế hoạch năm học của lớp, cụ thể trong kếhoạch hàng tháng, hàng tuần, bản thân luôn đề ra các nội dung cụ thể để giáodục, rèn kỹ năng, hình thành nề nếp thói quen bảo vệ môi trường cho trẻ

Vào đầu năm học 2023 - 2024, căn cứ vào chủ đề và các hoạt động trongngày, bản thân đã lên kế hoạch để đưa ra các mục tiêu, kế hoạch cho từng tháng,tuần và ngày trong năm học một cách rõ ràng, cụ thể, trình lên Ban giám hiệunhà trường để góp ý phê duyệt Khi kế hoạch được phê duyệt, bản thân và giáoviên cùng phụ trách lớp tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc

Ngay từ đầu tháng 8, khi bắt đầu đi làm lại sau thời gian nghỉ hè, bản thân

đã lên kế hoạch tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường kết hợp vớiphụ huynh dọn dẹp vệ sinh, quy hoạch cải tạo lại khuôn viên nhà trường, vườnrau, trồng rau theo mùa để trẻ vừa có tư liệu để quan sát, trải nghiệm thực tế vừađược ăn rau sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Từng tháng gắn với các chủ đề khác nhau, bản thân lên những kế hoạchgiáo dục phù hợp

Ví dụ: Tháng 9 với chủ đề “Trường mầm non” bản thân rèn cho trẻ biết tự

cất gọn đồ dùng cá nhân, giúp cô lau chùi giá góc, đi vệ sinh đúng nơi quy định Tháng 10 thực hiện chủ đề “Gia đình”, giáo dục cho trẻ không vứt rác bừabãi, biết tự nhặt rác, lá trong sân trường và kết hợp với phụ huynh rèn cho con

có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định giúp bố mẹ nhặt lá, rác, dạy trẻ biết cáchgiữ cho nhà cửa được sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp khi ở nhà Rèn trẻ thực hiệntốt vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp

Tháng 11, tháng 12 ở các chủ đề gia đình, động vật Bản thân rèn cho trẻbiết cách gieo hạt, nhổ cỏ, chăm sóc cây cùng cô Đồng thời tiếp tục có kế hoạchrèn cho trẻ thói quen không vứt rác bừa bãi và phân loại rác

Hay trong tháng 1, 2 khi thực hiện chủ đề “Thế giới thực vật - Tết nguyên đán”, bản thân lồng ghép ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ bằng cách đưa vào kế

hoạch rèn cho trẻ có hành vi đúng để bảo vệ môi trường như: Giáo dục cho trẻhiểu trong những dịp tết, tổ chức lễ hội ở địa phương…nhu cầu về ăn uống, đồdùng, đi lại tham quan lễ chùa nhiều dẫn đến lượng rác thải lớn, môi trường dễ

Trang 9

bị ô nhiễm đặc biệt là các khu di tích, danh lam thắng cảnh Hơn nữa người dânthường có tập tục không tốt như hái lộc đầu năm, bẻ cành cây non Cô dạy chotrẻ hiểu tác hại của những việc làm không tốt và giáo dục cho trẻ biết hưởng ứnghoạt động trồng cây nhân dịp đầu năm mới.

Để cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường bản thân nhận thấy rằng nếu cô chỉnói thôi chưa đủ mà cần cho trẻ được tự mình trải nghiệm, đồng thời đưa trẻ vàocác tình huống có vấn đề và giải quyết tình huống một cách linh hoạt, sáng tạo,mềm dẻo, tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô ở mọi lúc mọinơi Các nội dung giáo dục phải được tiến hành từ mức độ dễ đến khó phù hợpvới đối tượng trẻ 3 - 4 tuổi Từ đó việc bảo vệ môi trường mới đạt hiệu quả

Ví dụ: Cô giáo tạo điều kiện để trẻ trực tiếp cùng cô thực hiện các công

việc bảo vệ môi trường như: Dọn dẹp phòng nhóm, lau chùi đồ dùng đồ chơi,nhặt rác bỏ vào thùng rác, chăm sóc cây xanh…

Kế hoạch cụ thể được đặt ra bản thân cùng đồng nghiệp nghiêm túc tiếnhành một cách thường xuyên, liên tục và thực hiện mọi lúc mọi nơi Nếu kế hoạch

đã đạt được, trẻ đã có nề nếp thói quen tốt tôi vẫn luôn luôn nhắc nhở, giúp trẻkhắc sâu những kiến thức và kỹ năng đã có, dần dần hướng dẫn trẻ những hànhđộng, việc làm khó hơn từ đó trẻ có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn

Việc lập kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học giúp cho giáo viên chủ độngtrong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục ý thức bảo vệ môitrường cho trẻ nói riêng Từ đó trẻ được lĩnh hội kiến thức về công tác bảo vệmôi trường đạt hiệu quả cao hơn

2.3.2 Giải pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày.

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ không phải là một môn học nhưng làmột trong những nội dung quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ Nộidung này luôn được bản thân quan tâm chú ý và thực hiện đều đặn, song songvới việc tổ chức các hoạt động trong ngày Giáo dục trẻ từ lời nói cho đến nhữnghành động cụ thể được bản thân tiến hành mọi lúc mọi nơi từ các giờ hoạt độnghọc đến giờ đón, trả trẻ hay hoạt động ngoài trời, hoạt động góc… Việc tích hợpgiáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động trong ngày giúp cho trẻ có nhiềukiến thức, kĩ năng, thói quen, hành vi tốt

* Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua hoạt động học

Hoạt động học là hoạt động quan trọng giúp giáo viên cung cấp kiến thứchiệu quả về các lĩnh vực trong đó có vần đề bảo vệ môi trường Mỗi môn họcđều có mục đích yêu cầu riêng, song bản thân luôn chú ý lồng ghép giáo dục trẻbảo vệ môi trường một cách linh hoạt sao cho phù hợp giúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ.Trong từng chủ đề bản thân lựa các môn học và đề tài phù hợp để lồng ghép saocho những nội dung về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao nhất

Ví dụ: Với chủ đề “Gia đình” ở môn văn học tiết dạy thơ: “Không vứt rác

ra đường; Bé quét nhà; Vệ sinh buổi sáng; Thùng rác trò chuyện” Hay là cáccâu chuyện như “Tiếng kêu cứu của rừng xanh; Nỗi đau của lá…” Thông quabài thơ, câu chuyện này tôi giáo dục trẻ phải biết bỏ rác đúng nơi quy định,không bẻ cành, ngắt lá, biết bảo vệ rừng, không chặt phá rừng; Qua đó trẻ biếtphân biệt được các hành vi đúng, sai trong bảo vệ môi trường

Trang 10

Đối với môn khám phá xã hội, tôi lựa chọn các đề tài để trẻ nhận biết môitrường bẩn, môi trường sạch và sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học ở chủ đề ‘‘Nước và một số hiện

tượng tự nhiên’’ Tôi cho trẻ quan sát video 2 dòng sông, cho trẻ so sánh và trảlời các câu hỏi:

Các con thấy dòng sông này như thế nào? (Dòng sông rất đẹp)

Nước ở dòng sông ra sao? (Nước trong xanh)

Con người đã làm gì với dòng sông này? (Vứt rác thải, xác động vật xuốngdòng sông…)

Vậy khi chúng ta vứt rác xuống nước thì nguồn nước sạch sẽ chuyển sangnguồn nước gì? vì sao?

Các con phải làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch? (không vứt rác xuống hồ,không làm ô nhiễm nguồn nước)

Qua đó giáo dục trẻ: Do con người không có ý thức bảo vệ nguồn nước nhưvứt rác thải, xác động vật chết xuống nguồn nước, nước thải chưa được xử lý từnhà máy, khu công nghiệp…làm cho nguồn nước bị ô nhiễm Người dân sốnggần nguồn nước ô nhiễm sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày nhất làcác vấn đề về về sức khỏe

(Hình ảnh: Trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học)

Ví dụ: Với chủ đề “Nghề nghiệp”, qua giờ khám phá xã hội với đề tài

“Tìm hiểu, trò chuyện về nghề vệ sinh môi trường”, thông qua hoạt động nàytrẻ biết được công việc của các cô, các chú làm nghề vệ sinh môi trường vất vả

do mọi người chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường Từ nội dunggiáo dục tích hợp đó trẻ hiểu hơn, có trách nhiệm, biết chia sẻ công việc nhưnhặt rác, bỏ rác vào thùng…và trẻ rất thích thú khi tham gia hoạt động

Thông qua các câu truyện, bài thơ bản thân cũng chú ý lồng ghép giáo dụcbảo vệ môi trường một cách nhẹ nhàng:

Ví dụ: Truyện "Giọt nước Tí Xíu" (Nguyễn Linh) ở chủ đề “Nước và một

số hiện tượng tự nhiên”, bản thân cung cấp cho trẻ kiến thức khoa học về quátrình tạo ra mưa, đồng thời giới thiệu cho trẻ biết về vai trò của mưa giúp cho

Trang 11

cây cối tốt tươi, đâm chồi nảy lộc, mưa làm cho khí hậu mát mẻ, có lợi cho sứckhoẻ con người Qua đó giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước, không vứt rác xuốngsông, hồ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường.

Thông qua hoạt động tạo hình, thông qua việc tổ chức cho trẻ được trựctiếp tham gia hoạt động như vẽ, nặn, cắt, xé dán bản thân giúp trẻ biết thêmnhững kiến thức về môi trường, bằng những việc làm nhỏ nhất có thể góp phầnbảo vệ môi trường

Ví dụ: Với đề tài: Tô màu "Vườn cây ăn quả" (Chủ đề Thế giới thực vật –

Tết và mùa xuân), trước khi hướng dẫn cho trẻ tô màu, bản thân cho trẻ quan sátmột số loại quả và gọi tên chúng, nêu lên đặc điểm, màu sắc của các loại quảđồng thời giáo dục trẻ ăn những loại quả phải bỏ vỏ vào thùng rác, đồng thờidạy trẻ biết cách chăm sóc bảo vệ cây và trồng nhiều cây xanh làm cho môitrường xanh, sạch, không khí trong lành tốt cho sức khỏe con người

Thông qua các hoạt động âm nhạc, cô giáo cũng khéo léo lồng ghép nộidung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ nhằm khắc sâu kiến thức, trẻ đượctham gia hoạt động giúp trẻ có thêm kỹ năng, trẻ biết chia sẻ và hợp tác với bạn

bè xung quanh để bảo vệ môi trường Có phản ứng với các hành vi của conngười làm bẩn môi trường, phá hoại môi trường

Ví dụ: Dạy hát bài "Cá vàng bơi", bản thân giáo dục trẻ để trẻ biết được

môi trường sống của cá là nguồn nước sạch, trẻ biết nước không chỉ là nơi sốngcủa cá mà còn có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của con người, cây cối, convật… xung quanh chúng ta vì vậy cần phải bảo vệ nguồn nước không làm bẩn,không vứt rác xuống nguồn nước làm ô nhiểm nguồn nước có hại cho cuộc sốngcủa chúng ta

(Hình ảnh trẻ biết bỏ rác vào thùng )

Ngoài ra, trong các chuyên đề khác và các môn học khác, bản thân đã lồngghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường một cách nhẹ nhàng, linh hoạt phùhợp với nội dung chuyên để, môn học

Bằng việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ tronghoạt động học một cách linh hoạt, sáng tạo đã giúp trẻ ghi nhớ, khắc sâu kiếnthức một cách dễ dàng, trẻ không chỉ lĩnh hội kiến thức mà còn phát triển kỹ

Trang 12

năng bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

Hoạt động trò chuyện trong giờ đón, trả trẻ:

Khi trẻ đến lớp bản thân thường nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân, giày dépgọn gàng đúng nơi quy định Cô chọn những trẻ mạnh dạn, đã có những hành vitốt thường xuyên bao quát và hướng dẫn các bạn thực hiện được giống nhưmình Bên cạnh đó cô giáo thường xuyên trò chuyện gợi hỏi trẻ, thông qua tròchuyện để giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường

Ví dụ: Cô giáo trò chuyện với trẻ: Khi ngủ dậy con làm gì? Con ăn sáng

món gì? (Con ăn cơm và uống sữa… khi uống sữa xong con làm gì… Con bỏ vỏhộp sữa vào thùng rác, tại sao lại phải bỏ vào thùng rác?…)

Nếu như trẻ trả lời chưa đúng hoặc chưa hợp lý, cô giáo có thể giảng giải

và định hướng cách xử lí đúng đắn cho trẻ

Ví dụ: Khi các con ăn bánh kẹo hoặc uống sữa xong thì không được vứt

rác bừa bãi mà phải bỏ vào thùng rác có nắp đậy Nếu vứt rác bừa bãi sẽ làm bẩnsân trường mình, không những làm xấu sân trường mình mà còn gây ô nhiễmmôi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người

Trong giờ đón trả trẻ bản thân còn cho trẻ xem tranh ảnh, video về môitrường và trò chuyện về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như: Nhiềuphương tiện giao thông hoạt động chạy trên đường xả ra khí thải, khói, làm chokhông khí bị ô nhiễm, mọi người vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định làmmôi trường xung quanh bị ô nhiễm…Từ đó nhẹ nhàng giáo dục ý thức bảo vệmôi trường cho trẻ như không vứt rác bừa bãi, không ngắt lá bẻ cành và trồngnhiều cây xanh cho môi trường xanh mát…

Đối với hoạt động ngoài trời:

Hoạt động ngoài trời là hoạt động cần đảm bảo tính tích cực hoạt động củatrẻ, làm giàu và củng cố kiến thức cho trẻ về môi trường xung quanh, giáo dụccho trẻ những thói quen, hành vi tốt của mình nơi công cộng

Với các nội dung quan sát thời tiết, quan sát cây cối, các loại hoa, loạirau… qua đây giáo dục cho trẻ biết gieo hạt, chăm sóc và bảo vệ cây, không háihoa, bẻ cành

Với nội dung cho trẻ quan sát sân trường, bản thân dẫn trẻ đến địa điểmquan sát rồi cho trẻ quan sát sân trường, sau đó cho trẻ nhận xét trên sân trường

có gì? Nếu có lá cây rụng, giấy, rác, thì các con phải làm gì? Sau các câu hỏi côgiáo nhẹ nhàng giáo dục trẻ biết nhặt rác bỏ đúng nơi qui định

Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân”, cô giáo cho trẻ đi

tham quan vườn hoa và trò chuyện với trẻ:

Làm thế nào để chúng ta có những bông hoa đẹp? (Phải trồng hoa, chămsóc cây)

Nếu chúng ta không tưới nước nhổ cỏ cho hoa thì chuyện gì sẽ xảy ra? Vìsao? (Cây sẽ bị chết, hoa sẽ héo…)

Thế hôm nay các con sẽ chăm sóc vườn hoa như thế nào? (Tưới nước, nhổ

cỏ, bắt sâu…)

Trong khi tổ chức chơi hoạt động ngoài trời, bản thân thường cho trẻ nhặt

lá vàng trên sân, sau đó hướng dẫn, gợi ý trẻ xếp hình từ lá cây, hoặc những viênsỏi…để tạo ra những ngôi nhà, bông hoa hoặc bất cứ gì mà trẻ thích Từ đó giúp

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Tài liệu tập huấn về giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo Khác
[2] Văn bản hợp nhất số 21/VBHN-VPQH Luật bảo vệ môi trường Khác
[4] Hồ Chí Minh toàn tập, sđd. T.9 2002. Tr 331 Khác
[5] Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non của Hoàng Thị Thu Hương, Trần Thị Thu Hòa, Trần Thị Thanh Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Khác
[6] Module MN 7: Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ MN (Chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên) Khác
[7] Module MN 27: Thiết kế các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường sử dụng năng lượng tiết kiệm và giáo dục ATGT (Chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên MN) Khác
[8] Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (3-4 tuổi) của Bộ giáo dục và đào tạo Khác
[9] Chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w