1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng trường lớp học hạnh phúc ở trường mầm non xã hà bắc huyện hà trung tỉnh thanh hóa

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trườnghọc hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứngthú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh.Đồng thời xây dựng được

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Tống Thị Nguyệt Chức vụ: Phó Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hà Bắc SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

HÀ TRUNG, NĂM 2024

Trang 2

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 32.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

2.3.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện trường học hạnh phúc 5

2.3.2 Thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên 6

2.3.3Xây dựng môi trường học tập an toàn về thể chất và tinh thầncho trẻ 8

Trang 3

1 MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài

“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng màbất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được Để “Mỗi ngày đến trường làmột ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc, lớp học hạnhphúc Muốn xây dựng được trường, lớp học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấphọc đầu tiên là cấp học mầm non Bởi lẽ giáo dục mầm non là cấp học đầu tiêntrong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hìnhthành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ

Thực hiện chủ đề năm học 2023-2024 là “Xây dựng trường mầm non

hạnh phúc lấy trẻ làm trung tâm” Vậy “Trường học hạnh phúc” là gì? Trường

học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứngthú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh.Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ Vớitôi, hiểu một cách đơn giản, trường học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều

có cảm giác "muốn đến" Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và

những cảm xúc

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việcxây dựng trường, lớp học hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng Khi xâydựng được những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc thì lúc đó giáo viênvà học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy và học Lớp họchạnh phúc, trường học hạnh phúc phải trên cơ sở cô và trẻ hiểu nhau, tôn trọnglẫn nhau Từ đó, tạo điều kiện để trẻ được phát triển bản thân mình và hạnhphúc khi là chính mình Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việclàm để nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi Khi mọi người cùng tìmđược niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnhvới nhau

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúc,

lớp học hạnh phúc với sự phát triển của trẻ, tôi chọn đã đề tài “Một số biệnpháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng trường, lớp học hạnh phúc ở trườngmầm non xã Hà Bắc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài sáng kiến

kinh nghiệm của mình

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá đúng thực trạng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tâm thếđể xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc của đội ngũ giáo viên nhà trường.Mức độ phối hợp của CMHS với nhà trường trong việc xây dựng trường họchạnh phúc

- Định hướng, bồi dưỡng cho giáo viên để có được tâm thế vui vẻ, tự tincùng xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc.

- Tạo môi trường thân thiện vui vẻ để mỗi ngày đến trường, lớp thật sự làmột ngày vui.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh trường MNHà Bắc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Trang 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài này tôi thực hiện với một số phương pháp sau đây:

Phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn Phương pháp quan sát

Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sángtạo và thực hiện đam mê của mình Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hân hoan,thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất và sự vừa lòng của cả đời sống tinh thần.Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi chúng ta và đặc biệt đối với trẻ nhỏ.Trẻ được hạnh phúc trong môi trường gia đình và trẻ cũng cần được hạnh phúctrong môi trường xã hội mà môi trường xã hội của trẻ chính là trường học Vậytrường học phải là trường học hạnh phúc Trường học hạnh phúc là yêu thương,an toàn và tôn trọng Trường học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vuithích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải máikhi trẻ đến trường Trường học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảmgiác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú,niềm vui, sự mong chờ và những rung động Lớp học hạnh phúc không áp đặttrẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làmnhững gì mình yêu thích và say mê Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa vớichúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi vànhững trải nghiệm Để có một trường học hạnh phúc cần chú trọng xây dựngnhững giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực Chuẩn mực giữacô và trò, giữa giáo viên với đồng nghiệp, với Ban giám hiệu nhà trường và vớiphụ huynh Và điều quan trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết côphải là người hạnh phúc Kể cả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đềucảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa

Thực tế cho thấy việc xây dựng trường, lớp học hạnh phúc đã tạo ra mộtkhông gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy, trẻ được học trongmột môi trường tốt sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần đểthể hiện hết bản thân của mình, từ đó trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, trẻ hạnh phúcthì cô giáo cũng hạnh phúc, trường học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnhphúc Để xây dựng trường học hạnh phúc luôn đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viêncó sự tìm tòi, sáng tạo, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực của

Trang 5

bản thân để đáp ứng nhu cầu, hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ, đồng thờigiúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết cho bản thân

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Trường mầm non Hà Bắc là một trường trong những năm qua luôn gặpnhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ, số lượng giáo viên, nhân viênthiếu nhiều; đội ngũ giáo viên không đồng đều, giáo viên mới ra trường chưa cókinh nghiệm giảng dạy, giáo viên lớn tuổi không còn năng động sáng tạo vìvậy trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn.

Tình hình đội ngũ đầu năm học 2023 - 2024 như sau:

- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường là: 17 người+ Ban giám hiệu: 03

+ Giáo viên: 13+ Nhân viên: 01- Trình độ đào tạo:

+ Đại học: 15 người; Cao đẳng: 2 người.- Tổng số học sinh: 308 cháu/10 nhóm, lớp

2.2.1 Thuận lợi

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện củacấp ủy, chính quyền địa phương Đặc biệt sự chỉ đạo sát sao, tận tình của lãnhđạo phòng Giáo dục trong các hoạt động của nhà trường

Ban giám hiệu đoàn kết, nhiệt tình, năng động, sáng tạo Đội ngũ cán bộ,giáo viên, nhân viên trẻ khoẻ, nhiệt tình, tận tụy tâm huyết với nghề, yêu thươngtrẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụđược giao

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được tham gia các lớp chuyên đề vềxây dựng trường mầm non hạnh phúc do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức

Công tác tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa nâng cao chất lượng giáo dụcđến đội ngũ giáo viên toàn trường luôn là việc làm thường xuyên và có chuyểnbiến rất tích cực

Đặc biệt trong những năm học qua nhà trường đã dành được nhiều sự tintưởng, tín nhiệm của các bậc phụ huynh học sinh, luôn quan tâm chăm lo đếnviệc học tập của các cháu, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường Ủnghộ cả về vật chất lẫn tinh thần phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng vàgiáo dục trẻ ngày một tốt hơn.

2.2.2 Khó khăn

Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều, một số giáoviên mới ra trường chưa mạnh dạn, tự tin trong công tác giảng dạy Một số giáoviên tuổi cao nên việc giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin cũng như nhậnthức nắm bắt cái mới còn hạn chế, chưa chủ động, sáng tạo trong việc đưa ranhững giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng các hoạt động.

Việc bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên còn nhiều hạn chế.Nhà trường tuy đã được bổ sung thêm nhân lực nhưng so với tổng số cháuhiện tại tới trường thì số lượng giáo viên/số lớp/số trẻ còn thiếu nhiều nên cũngbị chi phối các hoạt động trên lớp của giáo viên và ảnh hưởng đến việc phâncông, bố trí công việc cũng như thực hiện công tác chuyên môn.

Trang 6

2.2.3 Khảo sát thực trạng

Từ thuận lợi, khó khăn nêu trên Tôi đã tiến hành nội dung khảo sát nhằmcó được con số chính xác để tìm ra biện pháp, giải pháp phù hợp nhất để xâydựng trường, lớp mầm non hạnh phúc Cụ thể như sau:

Bảng 1: Khảo sát về chất lượng đội ngũ giáo viên trướckhi thực hiện đề tài.

1 7,7 4 30,8 8 61,52 Kỹ năng xây dựng môitrường,lớp học hạnh phúc. 2 15,4 3 23,1 8 61,5

Bảng 2: Khảo sát chất lượng trẻ trước khi thực hiện đề tài (SL 120 tr )ẻ)

TTNội dung khảo sátĐạt Tỉ lệ % Chưa đạt Tỉ lệ %

1 Mạnh dạn, tự tin tham gia cáchoạt động. 55 45,8 65 54,22

Chủ động chia sẻ suy nghĩ củamình với bố mẹ, cô giáo và cácbạn.

20 16,6 35 29,2 65 54,2

Tích cực tương tác trênnhóm Zalo của lớp, trangFacebook của trường.

16 13,3 30 25 74 61,7Với kết quả khảo sát trên, tôi thấy mức độ tốt, khá có tỉ lệ chưa cao Từ đótôi bắt đầu thực hiện các biện pháp cho sáng kiến của mình

2.3 Các biện pháp thực hiện

2.3.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện trường học hạnh phúc

Để thực hiện tốt biện pháp xây dựng trường mầm non hạnh phúc, trướckhi xây dựng kế hoạch tôi căn cứ vào công văn hướng dẫn số: 468/PGD&ĐTngày 28 tháng 9 năm 2023 của phòng giáo dục và đào tạo Hà Trung về việchướng dẫn nhiện vụ năm học và kế hoạch số 06/KH-MN ngày 29 tháng 9 năm

Trang 7

2023 của Hiệu trưởng trường MN Hà Bắc, khi xây dựng kế hoạch xong tôi họpban chỉ đạo thông qua quyết định và triển khai kế hoạch dự thảo xây dựngtrường học hạnh phúc lên nhóm Zalo chuyên môn, nhóm Ban đại diện phụhuynh để tuyên truyền và lấy ý kiến để nhà trường điều chỉnh, bổ sung chohoàn thiện.

Kế hoạch sau khi được cán bộ, giáo viên, nhân viên và Ban đại diện củanhà trường tham gia đóng góp ý kiến, hiệu trưởng ký duyệt thì trở thành văn bảnmang tính pháp lý và đưa vào thực hiện để mọi thành viên phải có trách nhiệmthực hiện và hoàn thành kế hoạch đưa ra và đến cuối năm học báo cáo tổng kếtmột năm xây dựng trường học hạnh phúc.

Hình ảnh đại diện CMHS và CBGV chụp khi bắt đầu áp dụng biện pháp2.3.2 Biện pháp 2: Thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên

Trường học sẽ hạnh phúc khi các mối quan hệ được tạo nên và thực hiệndựa trên sự tôn trọng, tình yêu thương Yêu thương bắt đầu từ sự thấu hiểu, lắngnghe và chia sẻ với người khác Để xây dựng nhà trường trong tình yêu thươngđòi hỏi sự nỗ lực của mỗi người, trong đó cần nhất là sự chuyển biến về công tácquản lý Người thay đổi đầu tiên phải là lãnh đạo, quản lý nhà trường, thay đổitrong suy nghĩ, trong cách quản lý, không còn cách quản lý áp đặt, mà phải làngười gần gũi, là nơi để cán bộ giáo viên trong nhà trường thấy tin tưởng đểchia sẻ những ý nghĩ hay, sáng tạo, chia sẻ về tâm tư, nguyện vọng của mình Vàbản thân tôi đã thay đổi trước, tôi thay đổi cách đánh giá giáo viên và trẻ, thayđổi từ cử chỉ, hành động, lời nói Thay vì áp đặt ý kiến chủ quan của mình, tôicho giáo viên thỏa sức sáng tạo, giáo viên và trẻ tự giác thực hiện theo nhữngđiều mong muốn của cá nhân và có định hướng

Khi xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động, tôi giao cho giáo viên củatừng tổ chuyên môn cùng thảo luận với nhau, những gì hợp lý, phù hợp với tìnhhình thực tế của nhà trường, của địa phương, phù hợp với trẻ, phù hợp vớichương trình khung của Bộ, Sở, Phòng giáo dục đưa ra thì áp dụng thực hiện.Tôi không áp đặt giáo viên phải theo ý mình Mọi người cùng nhau trao đổi, bànbạc để tìm ra phương án tối ưu nhất rồi thực hiện, cùng nhau hợp tác để cùngnhau phát triển.

Tôi đã rất tôn trọng, gần gũi, lắng nghe ý kiến của các đồng chí giáo viên,tận dụng những điểm hay, điểm mới để đi đến thống nhất và thực hiện có hiệuquả, mặt khác cũng nhẹ nhàng, chân tình chỉ ra những điều còn chưa phù hợp đểcác cô nhận ra và sửa chữa.

Hình ảnh họp chuyên môn trao đổi, bàn bạc và thực hiện biện pháp

Tôi đã rất tôn trọng, gần gũi, lắng nghe ý kiến của các đồng chí giáo viên,tận dụng những điểm hay, điểm mới để đi đến thống nhất và thực hiện có hiệuquả, mặt khác cũng nhẹ nhàng, chân tình chỉ ra những điều còn chưa phù hợp đểcác cô nhận ra và sửa chữa Tôi còn thường xuyên rà soát lại những việc mìnhđã làm, những lời mình đã nói trước đội ngũ giáo viên xem đã chuẩn chỉnh

Trang 8

chưa, gương mẫu trong mọi mặt để mọi người thấy đó mà làm và thực hiệntheo

Vào mỗi buổi sáng khi đến trường, tôi luôn vào thăm các lớp, xem tâmtrạng của các cô giáo, vui vẻ hay buồn bã, bực bội? Nếu phát hiện cô giáo cótâm trạng không tốt, tôi gần gũi, chia sẻ, tâm sự, khi cô giáo đã được giải tỏanhững buồn bực, lo lắng trong lòng thì tiếp tục dạy trẻ Như vậy, các cô sẽ thấythoải mái và dạy trẻ cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn Làm được điều đó, cô giáođến trường có cảm giác được trân trọng, tin tưởng, cảm thấy hạnh phúc mỗi khiđến lớp Có như vậy các cô giáo mới làm việc hết tâm của mình, nhiệt huyết vớinghề và có trách nhiệm với nhà trường

Đến trường các cô giáo gặp nhau đều chào nhau vui vẻ, thể hiện cử chỉthân mật Như vậy sẽ làm cho không khí của trường, lớp học luôn vui vẻ, đồngnghiệp luôn yêu thương, đoàn kết với nhau, những điều giáo viên không hàilòng về nhau sẽ giảm đi rất nhiều, từ đó sẽ thắt chặt thêm tình đồng nghiệp, tăngmối đoàn kết nội bộ trong nhà trường Mọi người yêu thương, đoàn kết, vui vẻvới nhau, từ đó không còn tình trạng bạo lực trẻ xảy ra trong nhà trường, đócũng là một thành công nhỏ do biện pháp này đem lại.

Ngoài những buổi sinh hoạt chuyên môn tôi còn tham mưu với đồng chíHiệu trưởng tổ chức Hội thảo về chủ đề xây dựng trường, lớp mầm non hạnhphúc Trong hội thảo, tất cả các đồng chí giáo viên đều được nêu quan điểm củamình, qua đó giúp cho các đồng chí tự tin hơn, hiểu nhau hơn, cùng hướng tớimục tiêu chung là xây dựng “Trường, lớp mầm non hạnh phúc” Giáo viên tự tinhơn khi trò chuyện với cha mẹ học sinh các cuộc họp và qua nhóm Zalo của lớp,tích cực phối hợp với cha mẹ học sinh cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại nhàhiệu quả.

Hình ảnh giáo viên và phụ huynh trò chuyện trao đổi qua nhóm Zalo

Qua một thời gian áp dụng biện pháp này, tôi cảm thấy rất hài lòng vìnhững gì bản thân mình và tập thể đã làm được cho nhà trường Đội ngũ cán bộ,giáo viên, nhân viên nhà trường đều vui vẻ, tự tin và gần gũi nhau Công việcdiễn ra trong ngày hết sức nhẹ nhàng, các cô đã và đang tiếp tục thay đổi đểkhông những bản thân mình, đồng nghiệp, học sinh của mình và phụ huynhcũng thấy hạnh phúc Tất cả đội ngũ thường xuyên chia sẻ với nhau, khôngnhững việc của trường mà còn cả việc của gia đình cũng tâm sự cùng nhau, chiasẻ để cùng nhau xây dựng ngôi trường luôn đầm ấm, hạnh phúc, tôn trọng vàchia sẻ

2.3.3 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường học tập an toàn về thể chất và tinhthần cho trẻ

Một trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc điều đầu tiên cần xây dựngđó chính là môi trường giáo dục “An toàn” Môi trường giáo dục an toàn với trẻmầm non bao gồm an toàn về “thể chất” và “tinh thần” Việc xây dựng môitrường học tập an toàn về thể chất và tinh thần dành cho trẻ là rất cần thiết trongviệc xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc Trẻ đến trường, cảm nhận đượcmôi trường, lớp học an toàn, ấm áp, thiên nhiên hài hòa, cây cối xanh tươi sẽ

Trang 9

thấy vui hơn, hào hứng hơn khi tham gia các hoạt động học tập Cha mẹ họcsinh đến trường thấy môi trường đẹp, an toàn thì thấy phấn khởi, yên tâm và kếthợp giáo viên làm tất cả những gì tốt nhất cho trẻ Từ đó trẻ sẽ hạnh phúc, giáoviên và cha mẹ học sinh sẽ hạnh phúc

* Xây dựng môi trường trong lớp học

Trong lớp học, nơi trẻ trải nghiệm hầu hết các hoạt động học, chơi, ăn

ngủ Trên tinh thần tiếp tục xây dựng môi trường theo quan điểm “Lấy trẻ làm

trung tâm”, mọi đồ dùng, đồ chơi, giá góc sao cho vừa tầm với trẻ, các hình ảnh

trang trí ở các góc chơi của trẻ phải gần gũi, màu sắc phù hợp với độ tuổi mầmnon, phù hợp từng lứa tuổi, có các góc mở cho trẻ hoạt động Tạo môi trườngtrong lớp học phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi của trẻ giúp tăng cườngcác điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, được chơi thể hiện mình trên các góc,được hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm, nhờ đó mà phát huy tối đa sựtư duy trí óc, kích thích sự khám phá bằng các giác quan, phát triển trí tòmò ham hiểu biết của trẻ Trẻ nhỏ luôn yêu thích cái đẹp, trí tưởng tượng của trẻlà vô cùng phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tốcực kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ phát triển tư duy sáng tạo Người giáo viêncần tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà của mình mà ở đótrẻ được tham gia hoạt động vệ sinh, trang trí, sáng tạo theo khả năng của mình

Hình ảnh một số góc chơi ở các nhóm lớp

Khi xây dựng môi trường trong lớp, tôi đã trao đổi với đồng chí tổ trưởngchuyên môn, các khối trưởng cùng thống nhất với giáo viên tạo các góc phùhợp đảm bảo diện tích cho số trẻ hoạt động thoải mái, mầu sắc hài hòa Tất cảcác mảng đều mang tính mở để dễ thay đổi và có sự góp sức của trẻ, từ đó trẻ cóhứng thú, thích đến trường để được chiêm ngưỡng sản phẩm do mình tạo ra Đồdùng, đồ chơi đảm bảo thuận tiện mang tính gợi mở, phong phú, đa dạng và sắpxếp bố trí ở trong tầm tay, tầm mắt của trẻ Việc xây dựng môi trường lớp họccũng phải tự nhiên nhất, biến không gian lớp học trở nên gần gũi, thân thiện có ýnghĩa giáo dục cho trẻ để tạo ra môi trường thận thiện, gần gũi và tạo niềm hạnhphúc cho trẻ

Giáo viên các lớp đều có các ý tưởng riêng, rất sáng tạo để lớp mình cóđược môi trường đẹp và ý nghĩa Mỗi buổi sáng khi đến cửa lớp, trẻ sẽ chọn chomình một biểu tượng cảm xúc và thể hiện hành động phù hợp với biểu tượng đó.Trẻ háo hức khoe với bố mẹ, bảo bố mẹ mở điện thoại để ngắm hình ảnh con côgửi lên nhóm Mỗi lớp một sắc thái khác nhau, ý tưởng khác nhau nhưng tựutrung là mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho trẻ mỗi ngày đến trường.

Trang 10

Hiệu trưởng phối hợp cùng phụ huynh mua bổ sung thêm đồ chơi ngoài trời(Nhà bóng, bập bênh ) cho các con học sinh tham gia chơi giúp phát triển thểlực và tạo tâm lý thoải mái khi các con tham gia chơi ngoài trời

Những đồ chơi ngoài trời đã bạc màu sơn, nhìn không còn hấp dẫn, nhàtrường cùng phụ huynh đã sơn lại sáng sửa hơn Những đồ chơi tưởng đã cũ giờlại trở nên rực rỡ sắc màu, khiến sân trường sinh động hơn Tạo hứng thú cho trẻkhi đến trường

Tại các sảnh hành lang, chúng tôi cho trang trí tạo các góc chơi nhỏ chotrẻ hoạt động: Góc ứng dụng Steam; góc hạnh phúc; góc sáng tạo nghệ thuật ,với cách trang trí gần gũi với trẻ, nhiều nguyên vật liệu từ thiên nhiên cho trẻhoạt động, trẻ đã rất hứng thú và chơi say sưa tại các góc này

Không những các con học sinh hứng thú với môi trường đẹp, hấp dẫn, màphụ huynh học sinh cũng rất ngỡ ngàng khi thấy trường, lớp thay đổi, môitrường thân thiện, sáng, xanh, sạch, đẹp Nhiều phụ huynh đã nói với chúng tôirằng: “Các cô khéo tay quá, các cô giỏi thế, các cô là siêu nhân, ” Mỗi chúngtôi khi nghe được những chia sẻ, hay ánh mắt, niềm vui của phụ huynh, của trẻkhi đến trường là nhận thấy sự tin tưởng, hài lòng, bõ công vất vả của cả tập thể.Từ những niềm vui và kết quả đó bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp trongnhà trường đều thấy mình đã và đang tạo ra môi trường hạnh phúc cho trẻ

Hình ảnh giáo viên và phụ huynh trao đổi qua nhóm Zalo, Facebook

Qua sự nỗ lực của cả đội ngũ, môi trường khuôn viên nhà trường và cáclớp học đã được thay đổi rất nhiều Các lớp đều có thông điệp riêng, có ý tưởngmà trẻ nhỏ đã được cùng cô xây dựng, vì thế mà các con yêu trường, yêu lớphơn Mỗi ngày ở trường thấy được niềm vui, mọi người gần gũi nhau hơn, côngviệc dù còn nhiều vất vả, mức lương còn hạn hẹp nhưng niềm vui thì đã rõ néttrong mỗi người Trẻ vui vẻ, hạnh phúc, vì vậy mà tỷ lệ chuyên cần của nhàtrường cũng rất cao Tôi cảm nhận được sự chân thành, sự chia sẻ của đồngnghiệp nhiều hơn trước đây Đội ngũ giáo viên, nhân viên xung phong đếntrường vào ngày nghỉ để trang trí cho trường, lớp của mình ngày một đẹp vàkhang trang hơn

2.3.4 Biện pháp 4: Tôn trọng cảm xúc của trẻ

Tôi hướng dẫn giáo viên hằng ngày phải để ý từng động thái của trẻ, ghivào sổ những bất thường, những khám phá mới về trẻ, những biểu hiện tích cựccũng như tiêu cực… để hiểu trẻ Từ việc hiểu trẻ, cô dễ dàng cảm hóa trẻ theochiều hướng tích cực, giúp trẻ thay đổi những ý nghĩ, việc làm chưa tốt, nhân lênnhững bản tính tốt, lan tỏa gương trẻ làm việc tốt cho các bạn cùng học theo.

Tôi thường xuyên vào lớp dự các hoạt động giáo viên tổ chức, cùng traođổi và nhắc nhở giáo viên cần công bằng với trẻ, quan tâm đến mỗi trẻ nhưnhau, những trẻ chậm, yếu cô phải quan tâm, gần gũi nhiều hơn Trong các hoạtđộng, thay vì như trước đây cô chỉ tập trung gọi hai đến ba trẻ trả lời câu hỏi, thìnay tất cả trẻ đều được cô cho nêu ý kiến của mình Càng những trẻ ngồi ỳ hoặchiếu động cô lại càng hay gọi để từ đó hướng trẻ vào nội dung hoạt động côđang tổ chức Chính vì cô giáo đã hiểu được mình cần quan tâm đến tất cả

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:06

Xem thêm:

w