1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học luyện từ và câu ở lớp 4 chương trình giáo dục phổ thông 2018

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌCLUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 4 CHƯƠNG TRÌNH

Trang 2

1 Mở đầu Trang1.1 Lí do chọn đề tài.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 32.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5

2.3.1 Biện pháp 1: Nắm vững nội dung, mục tiêu, yêu cầu bài học

để thiết kế bài giảng phù hợp, sáng tạo 5

2.3.2 Biện pháp 2: Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh 72.3.3 Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng các trò

2.3.4 Biện pháp 4: Sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình

thức dạy học trong tiết Luyện từ và câu theo hướng đổi mới 102.3.5 Biện pháp 5: Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học và ứng

dụng công nghệ thông tin trong dạy học 172.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18

Trang 3

Tiếng Việt là một trong những môn học vô cùng quan trọng và cần thiếtnhất ở bậc Tiểu học Bên cạnh việc học Tiếng Việt để phát triển tư duy lô gíc,việc học Tiếng Việt sẽ giúp các em hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ Ởlớp 4, việc dạy Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt chính là dạy học ngôn ngữthông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe trong ngữ cảnh tự nhiên và gầngũi với đời sống

Với vai trò vị trí của nội dung Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt, tôinghĩ rằng: Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung và nâng cao hiệuquả giảng dạy Luyện từ và câu là một vấn đề quan trọng Song, để có được kếtquả học tập tốt, trong quá trình dạy học, giáo viên phải tạo được cho học sinhhứng thú học tập Những học sinh có hứng thú học tập thực sự thường học tập mộtcách tích cực, chủ động, sáng tạo hơn.

Năm học 2023-2024 là năm đầu tiên lớp 4 thực hiện chương trình Giáo dụcphổ thông 2018 Mục tiêu của chương trình Tiếng Việt lớp 4 là dạy và học theohướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh Là giáo viên lớp 4, tôi luôntìm tòi, suy nghĩ để thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huytính chủ động, sáng tạo, khơi gợi hứng thú của các em, từ đó phát triển toàn diện

phẩm chất và năng lực cho học sinh Chính vì lí do đó tôi chọn nội dung: “Một số

biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4 Chương trìnhGiáo dục phổ thông - 2018”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu một số nguyên nhân khiến cho kết quả dạy- học Luyện từ và câuở lớp 4 chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực cho học sinh Đồng thời đưara một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4 Chươngtrình Giáo dục phổ thông (GDPT-2018) nhằm góp phần đổi mới phương phápdạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ độngvà sáng tạo của học sinh.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy họcLuyện từ và câu ở lớp 4 Chương trình GDPT-2018.

- Phạm vi nghiên cứu: môn Tiếng Việt lớp 4 sách “Kết nối tri thức vớicuộc sống”.

Trang 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu liên quan đến dạy họcTiếng Việt ở lớp 4.

- Phương pháp quan sát: Dự giờ đồng nghiệp, quan sát việc dạy của giáoviên và việc học của học sinh trong các giờ Tiếng Việt lớp 4.

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp phân tích tổng hợp và tổng kết kinh nghiệm.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề.

2.1.1 Căn cứ vào định hướng Chương trình GDPT mới

Việc dạy - học môn Tiếng Việt ở Tiểu học hiện nay đang đặt ra rất nhiềuvấn đề mới mẻ cần giải quyết Dạy Tiếng Việt ở Tiểu học có rất nhiều phương ánkhác nhau Điều đáng nói là các phương án này đều hướng đến mục tiêu chung:hình thành năng lực thực tiễn hoạt động ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) cho họcsinh.

Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theoNghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mớiphương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo định hướng phát triểnnăng lực người học, và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theohướng này nhằm phát triển năng lực của học sinh

Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành vàphát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếmthông tin…

Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lí

2.1.2 Căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023 - 2024

Năm học 2023 - 2024, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện Nghịquyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghịquyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hộikhóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIVvà Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mớichương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Căn cứ tình hình thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị toànngành Giáo dục ưu tiên tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủyếu trong năm học 2023 - 2024 như sau:

Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tích cựctheo định hướng phát triển năng lực học sinh Phát huy tính chủ động, linh hoạt

Trang 5

của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trongviệc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông Nâng cao chất lượng giáo dụcvà các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nềnnếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lànhmạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trườnghọc.

2.1.3 Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu của môn Tiếng Việt

- Chương trình xác định mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực và đãthể hiện khá toàn diện mục tiêu này qua nội dung học tập.

- Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có các mục tiêu chủ yếu sau:

+ Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc,viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứatuổi

+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt; về tựnhiên, xã hội và con người; về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài

+ Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trongsáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

- Mục tiêu cụ thể của môn Tiếng Việt lớp 4:

+ Hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thôngqua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.

+ Cung cấp cho học sinh một số kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và nhữnghiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên về con người, về văn hóa, văn học của ViệtNam và nước ngoài.

+ Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trongsáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người ViệtNam xã hội chủ nghĩa.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm2.2.1 Thuận lợi

- Về phía nhà trường:

+ Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho giáo viên khốilớp 4 để giới thiệu tổng thể về chương trình GDPT 2018 và giới thiệu chương

trình lớp 4 năm học 2023-2024 theo chương trình GDPT 2018 - Bộ sách Kết nối

tri thức với cuộc sống

+ Giáo viên trong khối nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trìnhđộ chuyên môn vững vàng

+ 100% giáo viên dạy lớp 4 được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình

Trang 6

sách giáo khoa bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, phương pháp dạy họctheo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

- Về chương trình SGK: Học sinh lớp 4 đã được học bộ sách Kết nối tri

thức với cuộc sống từ năm lớp 1 nên có sự kế thừa và kiến thức được phát triển

theo vòng xoáy đồng tâm.

+ Bộ sách có nội dung hay và phong phú, kênh hình đẹp, kênh chữ rõ ràng phù hợp với HS lớp 4 Chủ đề giáo dục học sinh gần gũi, giáo dục về tình yêu thương bạn bè, gia đình, ông bà, cha mẹ, thầy cô, quê hương đất nước….

- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, phục vụ tốt cho việc dạy học lớp 4 theochương trình giáo dục 2018.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ

2.2.2 Khó khăn.

- Năm học này là năm đầu tiên lớp 4 thực hiện dạy - học theo chương trìnhGDPT 2018 nên có một số giáo viên còn lúng túng trong khâu lựa chọn, vậndụng phương pháp dạy học Giờ học Tiếng Việt chưa lôi cuốn, chưa tạo hứng thúcho học sinh khi tiếp thu kiến thức.

- HS với trình độ nhận thức khác nhau nên việc tiếp thu kiến thức khôngđồng đều.

- Trong giờ học, có học sinh không tập trung, thậm chí còn làm việc riêng,không hứng thú học Một số học sinh còn thụ động trong việc chuẩn bị bài ở nhà,nhút nhát khi tham gia hoạt động nhóm, nói nhỏ, thiếu tự tin trong giao tiếp và bàytỏ ý kiến riêng Thể hiện qua một số dấu hiệu sau:

+ Học sinh ít giơ tay phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề giáo viên nêura (chỉ có khoảng 10% số học sinh cả lớp tham gia phát biểu ý kiến thảo luậntrong mỗi tiết học).

+ Nếu được hỏi, các em hay lệ thuộc vào sách giáo khoa, không tư duy.+ Không thắc mắc hay đưa ra ý kiến để giáo viên phải giải thích rõ hơn vềnhững vấn đề mà mình chưa hiểu rõ.

Tất cả những lí do trên dẫn đến chất lượng học tập môn Tiếng Việt chưa cao.Sau đây là kết quả khảo sát của lớp tôi trong thời gian đầu năm học:

Trang 7

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Biện pháp 1: Nắm vững nội dung, mục tiêu, yêu cầu bài học đểthiết kế bài giảng phù hợp, sáng tạo.

Trước hết, để có giờ dạy tốt thì việc chuẩn bị bài của giáo viên đóng vai tròrất quan trọng Chuẩn bị bài của giáo viên không chỉ là chuẩn bị về đồ dùng dạyhọc mà còn phải chuẩn bị về cả nội dung bài học, phương pháp dạy học Muốndạy hay trước hết, tôi nghiên cứu, nắm chắc nội dung cần dạy, nắm nội dung kiếnthức trong bài, hiểu được ý đồ sách giáo khoa

Việc nắm vững mục tiêu, yêu cầu cần đạt và xác định rõ trọng tâm của bàidạy là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong quá trình giảng dạy Nó giúp cho tôi tựtin, làm chủ được tiết dạy, khai thác bài có chiều sâu và đạt hiệu quả cao, tạohứng thú học tập cho học sinh

a Nắm vững yêu cầu khi thiết kế kế hoạch bài dạy

Năm học này là năm học đầu tiên học sinh lớp 4 tiếp cận với chương trìnhGDPT mới 2018 Hệ thống bài học trong sách được thiết kế theo trục Chủ đề, chủđiểm nhằm bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sống và các phẩm chất cho học sinh Vìthế, trước khi lên lớp, tôi đã nghiên cứu để thiết kế Kế hoạch bài dạy theo tinh thầnđổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học, với định hướng “dạy họclà tổ chức cho học sinh hoạt động để tự tiếp thu tri thức và phát triển năng lực”.Cấu trúc một bài dạy gồm các hoạt động:

* Khởi động:

Hoạt động khởi động thường chỉ chiếm ít phút đầu giờ, có tính chất mở đầunhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của học sinh Mộttiết Tiếng Việt sẽ tạo được sự yêu thích đối với học sinh nếu ngay từ những giâyphút đầu tiên Giáo viên biết khơi gợi ở các em hứng thú đối với bài học và hơn thếnữa còn khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo trong học tập, bồi đắp tình yêu lâu bềnđối với môn học Khi có hứng thú học tập các em sẽ tích cực để chiếm lĩnh trithức Hoạt động khởi động bài học được sử dụng bằng cách đưa ra tình huống cóvấn đề liên quan đến bài học (hoặc kết nối bài cũ - bài mới), trò chơi vận động, vậnđộng nhẹ nhàng theo video bài hát, bài tập thể dục…

Ví dụ: Trong các tiết học, phần khởi động, tôi cho các con đứng dậy, vậnđộng hình thể theo một bài hát vận động vui nhộn.

Trang 8

*Khám phá, hình thành kiến thức mới:  

Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự mình tìm tòi, khám phá,chiếm lĩnh kiến thức Học sinh là người chủ động, tích cực học tập, hợp tác vớingười khác để kiến tạo kiến thức Khi tổ chức cho học sinh trải nghiệm, tôi luônchú ý cho học sinh làm việc cá nhân, nhóm hoặc cả lớp; ưu tiên thời lượng thíchhợp cho làm việc cá nhân; quan tâm đến số học sinh ít hoạt động khi tổ chức làmviệc, thảo luận trong nhóm và cả lớp Tôi quan sát (nghe, nhìn) kỹ hoạt động củahọc sinh để có thể điều chỉnh, trợ giúp kịp thời.

Trong tất cả các bài học đều có quá trình trải nghiệm và học sinh tự mìnhphân tích, cùng phân tích khám phá và rút ra được kiến thức theo yêu cầu củahoạt động Học sinh được nghe nhận xét, đánh giá về kết quả bài làm của mình,được tư vấn, hỗ trợ để hoàn thành nhiệm vụ Tôi có thể kết luận lại vấn đề sau khihọc sinh nêu ý kiến nhận xét.

* Luyện tập, thực hành:

Hoạt động này tạo sự nối kết giữa kiến thức vừa khám phá với việc luyệntập đơn giản Tôi tổ chức cho học sinh giải quyết các nhiệm vụ hay các bài tập đểcác em khắc sâu kiến thức đã khám phá hoặc phát triển kiến thức đó trở thànhkiến thức mới.

Tổ chức cho học sinh thực hành các bài tập vận dụng kiến thức đã học, cóthể vận dụng thực hành các bài tập trong sách giáo khoa, bài tập tình huống Khitổ chức cho học sinh thực hành, tôi luôn quan tâm đều đến tất cả các đối tượnghọc sinh

* Vận dụng, trải nghiệm: Vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết các

Trang 9

vấn đề thực tế đơn giản xung quanh trong cuộc sống Đây là một nội dung tôi rấtquan tâm và đưa vào kế hoạch, kiểm tra sau khi học sinh tiếp cận nội dung kiếnthức và luyện tập tực hành Đảm bảo tất cả học sinh đã thực hiện bài tập vậndụng do cô giao (trừ vấn đề không thể vận dụng) Vấn đề vận dụng có thể ngaytrong lớp học, trong trường hoặc ở gia đình hay nơi công cộng Các nội dung ởgia đình, nơi công cộng (có thể được trợ giúp và hướng dẫn của người khác)được các em ghi lại, trao đỏi lại vào tiết sau cho cô và các bạn cùng nghe.

b Thiết kế bài giảng khoa học, sáng tạo

Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướngtích cực là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, điển hình là sử dụng giáoán điện tử Ngày nay, giáo án điện tử được đón nhận một cách tích cực bởi hìnhảnh trực quan sinh động, cụ thể giúp học sinh nhớ lâu hơn, giờ dạy của giáo viênnhẹ nhàng mà hiệu quả, không khí học tập sôi nổi, thu hút sự chú ý của học sinh.

Tôi dành thời gian nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Những hoạtđộng dạy học được phát triển từ vốn kinh nghiệm, vốn kiến thức sẵn có của cácem, những điều gần gũi trong cuộc sống hàng ngày Từ đó, các em tham gia hoạtđộng học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hứng thú Khi đó học sinh là nhân vậttrung tâm, học sinh được hoạt động, tự tìm tòi, phát hiện, hình thành kiến thức.

Ngoài việc nắm vững kiến thức, xác định đúng mục tiêu và làm tốt côngtác chuẩn bị Tôi nghiên cứu, thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh trước vàtrong tiết học để các em có động lực học tập Tạo ra thử thách để thu hút sự tậptrung, chú ý của học sinh ngay khi bắt đầu vào bài học bằng cách đặt các câu hỏithú vị, đưa ra một vấn đề cần giải quyết gần gũi trong cuộc sống.

2.3.2 Biện pháp 2: Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh

Như chúng ta biết: Động cơ học tập là yếu tố quan trọng quyết định chấtlượng hiệu quả học tập của người học.

Động cơ học tập của học sinh được hình thành khi các em cảm thấy hứngthú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình Vì vậy, tạo động cơ họctập đúng đắn, tích cực cho học sinh có tác động rất lớn đến kết quả của hoạt độnggiáo dục Để thúc đẩy động cơ học tập nội dung Luyện từ và câu của học sinh,đầu tiên tôi phải tạo ra được môi trường học tập thân thiện giữa thầy và trò, đểcác em không có cảm giác áp lực, sợ hãi việc học Tiếng Việt Tôi vừa là ngườihướng dẫn, vừa là người bạn giúp các em thoải mái, tự tin lĩnh hội kiến thức.Cùng với các em thực hành và khám phá nội dung bài học Lời nhận xét, đánh giá

Trang 10

học sinh trong quá trình tham gia hoạt động học tập cũng ảnh hưởng rất lớn đếnviệc thúc đẩy động cơ học tập của học sinh Lời nhận xét, đánh giá khéo léo sẽđưa đến kết quả tốt và ngược lại

Muốn các em thấy được sự tiến bộ trong học tập, tôi phải chú ý đến tínhvừa sức, không đưa ra những yêu cầu quá cao đối với học sinh Trong quá trìnhgiảng dạy, tôi không quá khắt khe với những lỗi mà học sinh mắc phải để tránhcho các em tâm lí sợ mắc lỗi khi trả lời

Ngoài việc tổ chức các hình thức dạy học phong phú lôi cuốn học sinh vàonhững hoạt động trên lớp như hoạt động nhóm, hoạt động theo cặp đôi, hoạtđộng đóng vai; tôi thường xuyên khích lệ, động viên các em trong học tập bằngnhững cách thức khác nhau Tôi có thư khen theo tuần, tháng, đăng lên nhóm zalo

của lớp để phụ huynh cùng xem và động viên các em phấn đấu Thiết kế thư khen:

con tích cực học tập, con đọc tốt, con viết đẹp… ghi tên, dán ảnh các em Ví dụ: Đây là mẫu thư khen tôi đã làm để khen để tặng học sinh.

Ngoài thư khen thì trong mỗi tiết học, tôi đều tổ chức các hoạt động thiđua để học sinh hăng hái, hứng thú xây dựng bài hơn Cuối tiết học tổng kết,nếu tổ nào được nhiều ngôi sao hơn, tổ đó sẽ giành chiến thắng Mỗi bạn trongtổ sẽ dành được 1 sticker để cuối tuần các con được đổi quà.

Tâm lí của học sinh tiểu học khá hiếu động, các em thường khó tập trungvào việc gì trong khoảng thời gian dài, vì vậy tôi phải tạo ra những tình huống đểkích thích, khuyến khích các em thi đua với nhau, giúp các em quên đi sự mệtmỏi, nhàm chán trong giờ học Tôi chủ động tổ chức, hướng dẫn cho học sinh

Trang 11

vận dụng kiến thức vào các tình huống và thực tế cuộc sống Tăng cường kĩ năngthực hành, vận dụng trải nghiệm cho học sinh sau mỗi giờ học.

Tôi luôn thân thiện, gần gũi với học sinh để tạo không khí thoải mái trước khi vào giờ học Với những học sinh có tính hay nhút nhát, tôi chủ động xuốngchỗ ngồi của các em hỏi các em chuyện về gia đình, về chuyện học hành hay mộtvấn đề nào đó mà các em yêu thích để các em cảm thấy gần gũi với cô giáo Từviệc tìm hiểu về suy nghĩ, tình cảm của các em đã giúp tôi có những biện pháptác động phù hợp với từng đối tượng học sinh, tạo cho các em sự tự tin, hứng thútrong học tập cho Từ đó, các em hăng hái và tích cực hơn khi tham gia các hoạtđộng

Trong giờ học, nếu học sinh trả lời hay làm sai bài tập, tôi luôn cố gắnggiải thích, giúp đỡ và hướng dẫn các em cách sửa chữa Hàng ngày, tôi luônkhích lệ và động viên các em kịp thời, khen ngợi những ưu điểm của các emnhiều hơn là phê bình khuyết điểm Tôi luôn cố gắng tìm ra ưu điểm nhỏ nhất đểkhen ngợi, động viên các em Khi giảng bài, tôi luôn thể hiện cho các em thấytình cảm yêu thương của một giáo viên đối với học trò, giải thích tỉ mỉ, cặn kẽgiúp các em hiểu bài

2.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng các trò chơi Mini Gameshow

-Trong giảng dạy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy và học là vấn đề cần thết đểphục vụ cho các hoạt động học tập đạt hiệu quả Bên cạnh đó, trò chơi học tậpcũng là một phương pháp dạy học nhằm tạo sự cuốn hút học sinh vào bài giảngvà tiếp thu kiến thức không kém phần quan trọng

Mục đích của giải pháp này là giúp học sinh hệ thống hóa và khắc sâu kiếnthức được học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể tạo môi trường để rèncho học sinh sự linh hoạt, sáng tạo, có phản ứng nhanh và mạnh dạn trước tậpthể Thông qua trò chơi tạo không khí thi đua sôi nổi trong mỗi tiết học, làm chotiết học nhẹ nhàng và sôi nổi đem lại kết quả tốt Để thay đổi hình thức học tập,không khí lớp học thoải mái, dễ chịu hơn, quá trình học tập trở thành một hìnhthức vui chơi hấp dẫn, học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn, học sinh tiếpthu bài tự giác và tích cực, chủ động hơn Trong quá trình chơi trò chơi các em sẽbộc lộ nhiều cảm xúc rất rõ ràng như: niềm vui khi thắng và buồn bã khi thua; vuimừng khi đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân cảm thấy có lỗi khi không làmtốt nhiệm vụ của mình; vì tập thể mà cố gắng hết khả năng để mang lại chiến

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w