1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy hát trong dạy học hoạt động giáo dục âm nhạc cho học sinh lớp 3

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy hát trong dạy học hoạt động giáo dục âm nhạc cho học sinh lớp 3
Tác giả Đặng Thị Hạnh
Trường học Trường Tiểu Học Quang Trung
Chuyên ngành Hoạt động giáo dục âm nhạc
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hoá
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 4,28 MB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶCSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HÁT MÔN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 3, TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG, HUYỆN

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HÁT MÔN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 3, TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG, HUYỆN NGỌC LẶC

Người thực hiện: Đặng Thị Hạnh

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường TH Quang Trung

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): HĐGD âm nhạc

THANH HOÁ NĂM 2024

Trang 2

NỘI DUNG TRANG

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 22.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

Tài liệu tham khảo

Danh mục sáng kiến đã được xếp loại

Trang 3

Để giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có lý tưởng, có khátvọng, có đam mê hoài bão, có kiến thức và nhân cách giúp họ trở thành nhữngcon người phát triển toàn diện Chân, Thiện, Mỹ thì việc giáo dục thẩm mỹ chohọc sinh là điều kiện rất cần và không thể thiếu được trong mục đích và yêu cầugiáo dục của chúng ta hiện nay: Giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển cái đẹp vàđào tạo con người phát triển toàn diện, có đủ năng lực phẩm chất tốt, đáp ứng sựđỏi hỏi của cuộc sống hiện đại ngày nay Việc giáo dục một học sinh toàn diệnkhông chỉ với quan điểm toán học sẽ giải quyết vấn đề mà một con người toàndiện ngoài nghệ thuật giải quyết vấn đề thì phải có đạo đức tốt, có nhân cách cótrình độ hiểu biết, có khát vọng, lý tưởng, biết thưởng thức cái đẹp Đó chính làthước đo đánh giá một con người toàn diện Chân, Thiện, Mỹ Chính vì vậy màgiáo dục thẩm mỹ cho con người là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan trọng Âm nhạc sẽ là môn học và làphương tiện hiệu quả nhất để chúng ta giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trongtrường phổ thông, nhất là đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, ở trường Tiểu họcbước đầu các em học sinh sẽ được làm quen với những kiến thức ban đầu về Âmnhạc về ca hát, về cách biểu diễn, và quan trọng nhất đó là các em có một thếgiới tinh thần vui tươi trong sáng phù hợp với lứa tuổi hồn nhiên của các em đểcác em phát triển hài hoà hơn, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các mônhọc khác

Xuất phát từ thực tế giảng dạy Âm nhạc nhiều năm ở trường Tiểu học cùngvới yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của chương trình 2018 Tôi thiết nghĩgiáo viên dạy môn Âm nhạc phải biết vận dụng kiến thức hiểu biết của mình vàotừng tiết dạy, sáng tạo linh hoạt các phương pháp tổ chức dạy học phù hợp với từngđối tượng học sinh, phải sử dụng các đồ dùng dạy học hiệu quả phù hợp với họcsinh của trường mình Để nâng cao chất lượng giờ dạy và phát huy được hết tínhtích cực chủ động của học sinh

Thực tế cho thấy học sinh tiểu học các em rất hồn nhiên, ngộ ngĩnh và hiếuđộng Việc học của các em còn theo cảm hứng Trường tôi học sinh dân tộcnhiều các em rất nhút nhát, thậm chí ở khu lẻ Quang Phúc các em còn chưamạnh dạn tiếp cận giao tiếp với người lớn, bạn bè chính vì vậy, việc để các emmạnh dạn giao tiếp với mọi người, giám trình bày một bài hát trước những nơiđông người là việc làm hết sức khó khăn Vì vậy, tôi rất trăn trở làm thế nào đểgiúp các em khắc phục được hạn chế đó của mình, tạo được niềm tin giám thểhiện một bài hát trước chỗ đông người

Là người giáo viên dạy bộ môn Âm nhạc ở trường Tiểu học, bản thân tôirất trăn trở và băn khoăn làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ dạy hát cho các

em Chính vì vậy, bản thân tôi mạnh dạn nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng

cao chất lượng dạy hát trong dạy học hoạt động giáo dục Âm nhạc cho học sinh lớp 3 ”

Trang 4

1.2 Mục đích của nghiên cứu:

Sáng kiến được nghiên cứu với mục đích tìm ra những biện pháp giúp giáoviên có những kinh nghiệm dạy hát hiệu quả nhất

Giúp học sinh yêu thích giờ học nhạc, các em biết hát kết hợp gõ đệm, hátkết hợp múa phụ hoạ, phát huy hết tính tích cực sáng tạo của học sinh, tạo chocác em phong cách tự tin biết trình diễn bài hát, giám thể hiện mình

Giúp các em có khả năng tham gia các hoạt động sân chơi âm nhạc, các hộithi và giao lưu văn nghệ trong trường và cấp huyện, cấp tỉnh một cách tích cực,hứng thú và hiệu quả nhất

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy hát môn Hoạt động giáo dục

Âm nhạc cho học sinh khối lớp 3 Trường TH Quang Trung Năm học: 2023 2024

-1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Với biện pháp “Nâng cao chất lượng dạy hát trong dạy học hoạt động giáo dục Âm nhạc cho học sinh lớp 3 ” bản thân tôi xác định lựa chọn một số

phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận (đọc tài liệu)

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế thu thập thông tin

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận:

Âm nhạc ở trường Tiểu học là một môn học nghệ thuật, mang đến cho họcsinh những phút giây thư giãn, thoải mái, “Học mà chơi, chơi mà học” Thôngqua những giai điệu, những bài hát kích thích cảm xúc của các em, giúp các emcảm nhận được những cái hay cái đẹp trong từng nét nhạc góp phần tích cực vào

sự phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh

Vấn đề đặt ra là giáo viên phải làm cho các em yêu thích giờ học nhạc, đam

mê học hát biết hát đúng giai điệu, đúng lời ca, giám thể hiện mình Để làmđược điều này trước tiên giáo viên cần tạo cho các em có tinh thần thoải mái, cóhứng thú tràn đầy khi học hát

Về kiến thức, kỹ năng phải lấy giọng phù hợp lứa tuổi của các em, giúp các

em biết phân biệt những giai điệu cao, thấp, dài, ngắn để phát triển khả năng nghenhạc và cảm thụ Âm nhạc của các em Giáo viên dạy Âm nhạc phải hát chuẩn xácgiai điệu và truyền tải chính xác giai điệu các bài hát đến học sinh Phải giúp các

em hiểu được ý nghĩa lời ca, cảm nhận được những tình cảm trong giai điệu củatừng bài hát, cho các e hát kết hợp các loại nhạc cụ gõ, hát múa phụ họa theo nhạcbằng nhiều hình thức, tạo không khí sôi nổi trong giờ học “Học mà chơi, chơi màhọc’’

Trang 5

Như bài hát: EM YÊU GIỜ HỌC NHẠC

Nhạc và lời Đinh Viễn

Đố son mi đồ mì son lá son.

Giọng em hát vút lên như họa mi vàng Một điệu nhạc gọi nắng nắng lên cho đời Một điệu nhạc gọi gió gió ơi vui cười.

Trên cơ sở lí luận thực tiễn để có “Một giờ học Âm nhạc gợi nhớ cho học

sinh” tôi đã nghiên cứu tài liệu giảng dạy kết hợp với kinh nghiệm thực tế giảng

dạy nhiều năm ở trường Tiểu học Quang Trung tôi đưa ra một số biện pháp đểnâng cao chất lượng giờ dạy hát cho học sinh lớp 3, giúp học sinh yêu thích môn

Âm nhạc, tự tin trình bày bài hát Đặc biệt phát hiện những em có năng khiếu đểbồi dưỡng đội văn nghệ của nhà trường tham gia các cuộc thi văn nghệ, tiếng hát

do các cấp tổ chức cũng là để phát huy khả năng, năng lực của các em

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Trường Tiểu học Quang Trung là một Trường miền núi, với điều kiện kinh

tế còn rất nhiều khó khăn Năm học 2023-2024 tôi được nhà trường phân côngdạy môn Âm nhạc từ khối 1 đến khối 5 Với địa hình của trường phức tạp gồm 3khu cách xa nhau Khu chính Quang Bái, và hai khu lẻ Quang Lộc, Quang Phúc.Tổng số học sinh toàn trường là 684 em, trong đó có hơn 80% học sinh là con

em gia đình nông thôn dân tộc thiểu số

2.2.1 Thuận lợi;

Đa số các em học sinh nhà trường đều ngoan, thích ca hát, thích múa.Trong những năm gần đây, trường TH Quang Trung tham gia các cuộc thi “

Giai điệu tuổi hồng’’ cấp huyện, cấp Tỉnh đều đạt giải cao Cụ thể: Năm học

2022 - 2023 cuộc thi “Giai điệu tuổi hồng” đạt giải nhì cấp huyện, giải ba cấp

Trang 6

Kiến thức âm nhạc ở giai đoạn lớp 3 các em đang trong quá trình hìnhthành nên về kỹ thuật hát cũng như chất giọng còn yếu

Việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học nhạc chỉ vàonhững em có năng khiếu và những em được gia đình có điều kiện quan tâm thìcác em có sự mạnh dạn hơn, giám thể hiện mình Còn lại các em còn rất nhútnhát, học theo bản năng sợ đám đông không giám thể hiện mình nên việc họcchưa có sự sáng tạo

Các em phải học nhiều các môn học nên thời gian chi phối cho nhiều hoạtđộng học tập khác Trong quá trình thực hiện giờ học, bài học một số học sinhchưa học bài ở nhà

Việc sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế nên trong quá trình giảng dạygiáo viên chưa tận dụng triệt để sử dụng ứng dụng CNTT vào giảng dạy

Trong tiết dạy giáo viên thường chú trọng nhiều đến việc dạy cho học sinhhát thuộc lời ca, đúng giai điệu mà ít cho học sinh ứng dụng bộ gõ cơ thể

Nhà trường đã có phòng học riêng cho bộ môn Âm nhạc tuy nhiên phòng

vẫn chưa đảm bảo tốt Thiết bị dạy học còn thiếu như: Ti vi, loa đài

2.2.3 Kết quả của thực trạng.

Từ những thực trạng ở trên, cùng với thuận lợi và khó khăn của nhà trường.Trước khi áp dụng các biện pháp mới, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh ngay từđầu năm để làm mốc đối chứng sau khi sử dụng các biện pháp mới trong tiết dạyhát môn Âm nhạc lớp 3

* Thời điểm khảo sát: 20 tháng 9 năm 2024

* Đối tượng khảo sát: Học sinh khối 3 trường TH Quang Trung

* Nội dung khảo sát: Em hãy trình bày một trong các bài hát đã học ở lớp 2.Dàn nhạc trong vườn

Học sinh lớp 2 chăm ngoan

Trang trại vui vẻ

Giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá các nội dung sau: Học sinh thuộc bàihát, hát đúng giai điệu, Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm, Học sinh biết hát kếthợp múa phụ họa

Kết quả khảo sát như sau:

Thời

điểm

khảo sát

Tổng số học sinh khối 3

Kết quả khảo sát

Ghi chú

Hoàn thành tốt T

Hoàn thành H

Chưa hoàn thành C

Tháng

Từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để nâng cao chấtlượng dạy hát cho học sinh lớp 3

Trang 7

2.3 Các biện pháp thực hiện:

2.3.1 Biện pháp thứ nhất: Thực hiện dạy học theo đúng chương trình thay sách giáo khoa 2018

Dạy các bài hát theo sách giáo khoa mới trong chương trình GDPT năm

2018 của môn hoạt động giáo dục Âm nhạc lớp 3: Học bài hát, đọc nhạc, thưởngthức âm nhạc, nghe nhạc, nhạc cụ

Giáo viên phải sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp với từng lớp từngđối tượng học sinh, phải khơi dậy sự hứng thú học hát cho học sinh, có hai nộidung, hát và phát triển âm nhạc, khi dạy lấy nội dung hát làm chủ yếu Yêu cầucần đạt là nhớ được tên bài hát, tên tác giả, hát chuẩn xác, thuộc lời bài hát biếthát đúng giai điệu và đúng lời ca

Phải hướng dẫn các em hát kết hợp với vỗ tay, hoặc gõ đệm theo bài hát

Có thể theo phách, theo nhịp, hoặc theo tiết tấu lời ca của bài hát

Tài liệu hướng dẫn phải thực hiện chuẩn HĐGD Âm nhạc của lớp 3, giáoviên nên sáng tạo và kham khảo các loại sách giáo khoa đảm bảo chất lượng vàhiệu quả dạy học HĐGD Âm nhạc ở tiểu học

2.3.2 Biện pháp thứ hai: Rèn kỹ năng tập hát đúng lời ca, đúng giai điệu, cao độ, trường độ.

Rèn kỹ năng hát đúng lời ca, đúng giai điệu, đúng cao độ trường độ bằngcách: Giáo viên hát mẫu chính xác, hướng dẫn học sinh đọc lời ca từng câu vàgiải nghĩa những từ khó một cách vui vẻ nhẹ nhàng

Dùng đàn Ocgan đàn giai điệu từng câu cho các em hát, để các em cảmnhận âm sắc qua giai điệu của đàn ocgan, phát huy khả năng nghe nhạc và khảnăng sáng tạo của các em

Giao nhiệm vụ cho học sinh có năng khiếu trong lớp hướng dẫn và tậpluyện cho các bạn trong nhóm Khuyến khích sự sáng tạo của nhóm trưởng đểhoạt động học âm nhạc của các em được tốt hơn

Rèn kĩ năng hát chính xác bằng cách giáo viên chọn giọng bài hát phải phùhợp với âm vực chất giọng của các em

Tăng cường kiểm tra bài cũ của các em trước khi vào học bài mới, khenthưởng kịp thời, khơi dậy khả năng tìm tòi của các em trong sách giáo khoa,sách tham khảo, trên vô tuyến, trên Internet

Cách thực hiện:

Ví dụ: Dạy hát bài “Múa lân” (Nhạc và lời: Y Vân - Phùng Sửu).

Giới thiệu bài : Bước đầu để tạo ấn tượng kích thích sự chú ý của các em

giáo viên sẽ giới thiệu bài bằng những bức tranh Múa Lân, Múa sư tử vào dịp tếttrung thu thật sinh động và đẹp mắt

Trang 8

Hình ảnh 1: Giáo viên dùng tranh ảnh để giới thiệu bài hát

Ví dụ: Giáo viên dẫn dắt vào bài: “Múa lân” Trung thu là một trong những

ngày lễ được các bạn nhỏ yêu thích, vào ngày trung thu chúng ta được chơi cáctrò chơi như múa lân, múa sư tử, đánh trống, được phát quà, bánh kẹo và đặcbiệt vào ngày trung thu chúng ta sẽ được tham gia múa hát các bài hát vui tươi,rộn ràng Hôm nay chúng ta sẽ cùng học bài Múa lân Nhạc và lời; Y Vân –Phùng Sửu

Đọc lời ca : Khi đọc lời ca phải đọc đúng theo tiết tấu của bài hát và

hướng dẫn các em ngắt nghỉ đúng

Ví dụ: Bùng bùng bùng bùng / Bùng bùng bùng bùng / hoặc là câu:

Còn gì vui hơn / chơi rằm tháng tám / còn gì hay hơn / chơi trò múa lân /

Trang 9

Giáo viên dùng bảng phụ và hướng dẫn các em đọc từng câu theo lối mócxích Hướng dẫn và đọc mẫu để các em đọc đúng tiết tấu.

Nghe hát mẫu: Sau khi học sinh đọc đúng lời ca giáo viên hát mẫu cho

học sinh nghe hoặc cho học sinh nghe hát mẫu qua máy nghe, ti vi bài Múa Lântheo sách Âm nhạc lớp 3

Khởi động giọng: Để giúp các em hát to, rõ lời mà không bị khàn cổ, giúp

cho giọng của các em phát triển tốt giáo viên phải hướng dẫn các em bước khởiđộng giọng Đơn giản, dễ thực hiện bằng âm “la”

Ví dụ: Mẫu khởi động giọng cho học sinh giáo viên dùng trên đàn Organ.

Trang 10

Tập hát từng câu : Trong chương trình GDPT năm 2018, việc thay SGK

mới ở lớp 3 bộ sách “kết nối tri thức với cuộc sống” đa phần là các bài hát mới,nên giai điệu bài hát cũng lạ đối với các em, các em sẽ khó nhớ được giai điệubài hát

Vậy để các em dễ thuộc lời ca và nhớ được giai điệu của bài hát, giáo viênphải tập hát từng câu theo lối móc xích, cách tốt nhất là giáo viên nên đàn giaiđiệu, hoặc hát mẫu từng câu giúp các em hứng thú hơn và nhanh nhớ lời ca vàhát chuẩn xác giai điệu hơn

Luyện tập lại từng đoạn của bài hát theo lối móc xích cho đến hết bài giúpcác em khắc sâu hơn Đặc biệt cần giúp các em loại bỏ sự chán nản khi học hátbằng cách vừa hát vừa cho sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo

Để học sinh hát chính xác giáo viên chọn giọng bài hát phải phù hợp với

âm vực chất giọng chung cho cả lớp, giúp các em dễ dàng điều khiển giọng hátcủa mình đúng cao độ của bài

Để các em khắc sâu và cảm nhận giai điệu của từng câu hát, giáo viênnên dùng tiếng đàn (Piano) để đàn giai điệu từng câu hát, các em nghe giaiđiệu rồi tự hát lời ca theo tiếng đàn Piano, đó là cách tốt nhất phát huy đượctính tích cực của học sinh, nếu học sinh hát sai giáo viên hát mẫu lại và sửa sai

Hát cả bài: Khi các em đã hát thuộc lời ca và đúng giai điệu của bài,

giáo viên cho các em hát lại toàn bài 2 đến 3 lần, vừa hát vừa gõ đệm bằngnhạc cụ gõ để tạo sự sinh động của bài hát và giúp các em hát chắc nhịphơn

Để giúp các em loại bỏ sự nhàm chán khi học hát bằng cách vừa học vừacho chơi các trò trơi âm nhạc hoặc hướng dẫn những động tác múa phụ hoạ đơngiản, vui nhộn, làm cho bài hát phong phú hơn, khơi dậy sự thích thú say mêhọc tập, giúp các em nhanh nhẹn, tinh tế và tự tin khi trình diễn bài hát

Trang 11

Luyện tập củng cố: Bằng các hình thức: Có thể cho các nhóm lên hát thi

với nhau hoặc biểu diễn đơn ca, song ca, biểu diễn vận động theo nhạc, hát múaphụ hoạ trước lớp

GV lập ban giám khảo học sinh: Ban giám khảo học sinh sẽ nhận xét bạn.Giáo viên nhận xét, đánh giá, tuyên dương Khích lệ kịp thời để các emphấn khởi và tự tin hơn trước tập thể lớp

Giao nhiệm vụ cho tuần sau

2.3.3 Biện pháp thứ ba: Rèn kỹ năng sử dụng các nhạc cụ gõ, hát kết hợp gõ đệm, sử dụng bộ gõ cơ thể:

Để cho bài hát thêm sinh động, gây hứng thú và học sinh không nhàmchán đơn điệu trong tiết học, giáo viên cho học sinh sử dụng các nhạc cụ

gõ đệm như trống nhỏ, song loan, thanh phách gõ đệm theo khi hát

chơi

rằm

tháng

tám

Còn

hay

hơn

chơi

trò

múa

lân

Ngoài dùng các loại nhạc cụ gõ, giáo viên hướng dẫn học sinh cách sửdụng “bộ gõ cơ thể”

Ví dụ 2: Sử dụng bộ gõ cơ thể, giáo viên hướng dẫn học sinh: Búng

tay, dậm chân, vỗ tay, vỗ vai… tạo ra âm thanh đệm theo giai điệu bài hát,cách này rất cuốn hút học sinh

Búng ngón tay: Gồm tay trái, tay phải hoặc cả hai, búng và tạo ra âmthanh

Vỗ ngực: Âm thanh phát ra bởi các động tác của lòng bàn tay vàongực trái và ngực phải, tạo ra âm thanh

Vỗ đùi: Bao gồm chân trái, chân phải hoặc cả hai chân, âm thanh phát

ra bởi sự tác động một lực từ tay vào vùng đầu gối tạo ra âm thanh

Dậm chân: Bao gồm chân trái, chân phải hoặc cả hai, âm thanh phát rabởi sự tác động của chân vào nguồn phát ra âm thanh

Khi trẻ chạm vào cơ thể tạo ra âm thanh sẽ giúp học sinh khám phá, trảinghiệm thể hiện được niềm vui sướng hồn nhiên ngộ nghĩnh của bài hát

Hát kết hợp gõ đệm bằng các loại nhạc cụ gõ và bộ gõ cơ thể kết hợp vớinhạc đệm, đó là cách giáo viên dùng đàn để đệm cho bài hát, yêu cầu học sinhhát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách hoặc tiết tấu (có thể cho từng nhóm,từng tổ luân phiên nhau thể hiện)

Trong tiết dạy hát, có rất nhiều phương pháp được giáo viên áp dụng: Gõđệm theo bài hát bằng nhạc cụ gõ, gõ đệm bằng bộ gõ cơ thể, hát múa phụ hoạ,trò chơi âm nhạc tất cả các phương pháp đều làm cho các em rất hứng thú, say

mê học tập, giúp các em tích cực thể hiện mình trước lớp

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w