1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp bậc thpt hệ gdtx tại địa phương

26 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Trong Công Tác Chủ Nhiệm Lớp, Bậc THPT, Chương Trình GDTX Tại Trung Tâm GDTX - KTTH Thanh Hóa
Tác giả Lê Vĩnh Thạch
Trường học Trung Tâm GDTX - KTTH Thanh Hóa
Chuyên ngành Công tác chủ nhiệm
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 97,22 KB

Nội dung

Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi GVCN như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học;người điều khiển lớp học; người làm công

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRUNG TÂM GDTX - KTTH THANH HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP, BẬC THPT, CHƯƠNG TRÌNH GDTX TẠI TRUNG TÂM GDTX - KTTH THANH HÓA

Người thực hiện: Lê Vĩnh Thạch Chức vụ: Giáo viên

Biện pháp thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 Mở đầu 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

1.6 Phương pháp nghiên cứu 2

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2

2.1 Cơ sở lý luận 2

2.1.1 Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học 3

2.1.2 Người xây dựng tập thể HS thành một khối đoàn kết 3

2.1.3 Người tổ chức các hoạt động giáo dục HS trong lớp 3

2.1.4 Cố vấn đắc lực về công tác đoàn thể cho HS trong lớp 4

2.1.5 Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục 4

2.2 Thực trạng vấn đề ……… 4

2.2.1 Thuận lợi 4

2.2.2 Khó khăn 5

2.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 6

2.3.1 Biện pháp ổn định tổ chức lớp 6

2.3.2 Biện pháp khảo sát đối tượng học sinh 9

2.3.3.Biện pháp giáo dục từng loại đối tượng học sinh 11

2.3.4 Biện pháp phối hợp trong giáo dục học sinh ……….12

2.3.5 Biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực……….15

2.3.6 Quan tâm đến hoàn cảnh học sinh 16

2.3.7 Xây dựng tập thể lớp học thân thiện, gắn bó ……… 17

2.3.8 Biện pháp “Tổ chức đổi mới tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm” 18

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18

3 Kết luận và kiến nghị 19

3.1 Kết luận: 19

3.2 Kiến nghị 20

Tài liệu tham khảo

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước theo xu thế hội nhập quốc tế, đòi hỏinguồn nhân lực phải đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nướctrong giai đoạn mới Vì vậy giáo dục giữ vai trò rất quan trọng trong việc xâydựng và phát triển nhân cách con người xã hội chủ nghĩa Trong Nghị quyết số29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo đã nêu rõ “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đápứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Với mục tiêu “Giáo dục conngười Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năngsáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt vàlàm việc hiệu quả”

Độ tuổi trung học phổ thông (THPT) là giai đoạn tâm sinh lí của học sinh

có nhiều thay đổi Song hành với sự phát triển của nền kinh tế thị trường bêncạnh mặt tích cực không tránh khỏi các mặt tiêu cực, các tệ nạn xã hội , trongkhi đó các kiến thức hiểu biết về xã hội, về pháp luật chưa đầy đủ Điều nàydẫn đến một bộ phận học sinh có biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống lệch lạc,chưa có ý thức trách nhiệm cao về hành vi của mình Vì vậy để góp phần thựchiện tốt mục tiêu giáo dục thì việc tìm ra những nguyên nhân, thực trạng, biệnpháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp là một trong những mục tiêu quan trọngtrong công tác giáo dục ở trường THPT hiện nay

Năm học 2022 – 2023 là năm học đầu tiên Trung tâm GDTX –KTTHThanh Hoá thực hiện nhiệm vụ dạy học cấp THPT hệ GDTX Xác định rõ đây làmột nhiệm vụ khá khó khăn, vất vả nhưng bằng sự quyết tâm cao của Phònggiáo dục thường xuyên (GDTX) nói riêng và của toàn trung tâm nói chung đãbước đầu thực hiện thành công nhiệm vụ này Trong đó một yếu tố góp phầnkhông nhỏ cho sự thành công phải kể đến công tác chủ nhiệm lớp

Thật vậy, cùng với công tác dạy văn hoá, hoạt động trải nghiệm, dạy nghềthì công tác chủ nhiệm lớp là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng Bởi học sinh cóngoan hay không, có nền nếp, có đoàn kết hay có tính kỉ luật cao hay không,phần lớn nhờ vào công tác chủ nhiệm lớp Người giáo viên không những phảidạy tốt mà còn phải thực hiện tốt công tác chủ nhiệm Bằng kinh nghiệm thựctiễn trong hai năm qua, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ kinh nghiệmvào công tác chủ nhiệm THPT hệ GDTX, tôi chọn đề tài: Một số biện pháp

nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp, bậc THPT chương trình

Trang 4

GDTX tại trung tâm GDTX - KTTH Thanh Hoá.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của tôi là nghiên cứu về cách thức tổ chức giáo duc, rèn luyệnlớp chủ nhiệm để tìm hiểu vì sao, nguyên nhân nào và những biểu hiện, thái độcủa học sinh như thế nào? Vì sao còn có nhiều học sinh chưa ngoan, chưa nềnnếp Từ đó tìm ra một số biện pháp, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủnhiệm lớp bậc THPT chương trình GDTX tại trung tâm GDTX – KTTH ThanhHoá, góp phần nâng cao chất lương giáo dục toàn diện

1.3 Đối tượng nghiên cứu

-Những khó khăn, thuận lợi trong công tác chủ nhiệm lớp bậc THPT ở

trung tâm GDTX – KTTH Thanh Hoá

-Một số giải pháp có thể áp dụng để nâng cao hiểu quả trong công tác chủ nhiệm lớp bậc THPT tại trung tâm GDTX – KTTH Thanh Hoá

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp tại lớp11A4 khoá 2022 – 2025 trung tâm GDTX – KTTH Thanh Hoá

1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về công tác chủ nhiệm học sinh ở lớp11A4 - Trung tâm GDTX – KTTH Thanh Hoá

- Phân tích thực trạng học sinh chưa ngoan, ở trung tâm GDTX -KTTHThanh Hoá nói chung và học sinh lớp 11A4 nói riêng

- Tìm ra biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bậcTHPT - hệ GDTX nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

1.6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp khảo sát thực tiễn

- Phương pháp Test

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp đối chiếu so sánh

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận

Hiệu quả là gì? “là khả năng tạo ra kết quả mong muốn hoặc khả năng sản xuất ra sản lượng mong muốn Khi cái gì đó được coi là có hiệu quả có nghĩa là nó có một kết quả mong muốn hoặc mong đợi, hoặc tạo ra một ấn tượngsâu sắc, sinh động”.( Bách khoa toàn thư)

Hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp là khả năng tạo ra kết quả mong

Trang 5

muốn như mục tiêu đặt ra về công tác chủ nhiệm.

Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, gắn bó với ngườigiáo viên (GV) và hầu như GV dạy bộ môn nào cũng từng kinh qua công tácnày Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách là chủnhiệm lớp đều tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng Hơn nữa trong thờiđại ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế, rộng rãi như đã nói ở trên thì vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viênchủ nhiệm (GVCN) là vấn đề vô cùng cần thiết GVCN là linh hồn của lớp học,

là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh,những chủ nhân tương lai của đất nước Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo - Họcviện quản lý giáo dục: GVCN lớp là nhà quản lý không có dấu đỏ

Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục,

có thể coi GVCN như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học;người điều khiển lớp học; người làm công tác phát triển lớp học; người làmcông tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu trưởng quản lí lớp học; thực hiện việckiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; người có trách nhiệm phản hồitình hình lớp Một người GVCN giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thểlớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh

2.1.1 Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học

GVCN lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí

và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học Vai trò quản lí củaGVCN lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáodục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinhtrong lớp GVCN phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểmcủa HS trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường vàtrước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học

2.1.2 Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết

GVCN lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục,bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, GVCN xây dựng khối đoàn kết trongtập thể, dìu dắt các em như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng Họcsinh kính yêu GVCN như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh emruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh Tình cảm của lớp càngbền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của GVCN càng cao thì chất lượnggiáo dục càng tốt Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưngGVCN bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng HS trong suốtcuộc đời họ

Trang 6

2.1.3 Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp

Vai trò tổ chức của GVCN thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quảncủa lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổchức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàngnăm Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, GVCN lớp quánxuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ Các phong trào thi đua họctập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các đoàn thể có nội dung hấp dẫn, phongtrào văn hóa, văn nghệ, thể thao được tiến hành thường xuyên Chất lượng họctập và tu dưỡng đạo đức của HS phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinhthần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạngcủa lớp

2.1.4 Cố vấn đắc lực về công tác đoàn thể cho học sinh trong lớp

GVCN lớp dù có là đoàn viên, đảng viên hay không cũng cần phải nắmvững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức và nội dung hoạt động của các đoànthể Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm thammưu cho chi đoàn lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn, tổ chứccác nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đemlại hiệu quả giáo dục tốt nhất

2.1.5 Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục

Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường

là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình

và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy GVCN phải là người chủđạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó mộtcách có hiệu quả nhất Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác củaGVCN lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công cáchoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp Theo đó, những kinh nghiệm mà GVCNtích luỹ có tác dụng giáo dục, rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trởthành những con người lao động có ích trong tương lai

2.2 Thực trạng vấn đề

2.2.1 Thuận lợi

Trung tâm GDTX – KTTH Thanh Hoá là một đơn vị đã có bề dày lịch sử

về nhiệm vụ đào tạo Với cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang, hệ thống trangthiết bị hiện đại phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, góp phần đào tạo tốt nguồnnhân lực cho tỉnh nhà

Trung tâm có đội ngũ lãnh đạo, quản lí dày dặn về kinh nghiệm Luônquan tâm và có đường lối chủ trương về mọi hoạt động Vì thế nên luôn nhất

Trang 7

quán mọi hành động.

Phòng GDTX tuy mới được thành lập được 2 năm nhưng đội ngũ cán bộquản lí, giáo viên, nhân viên đều rất nhiệt tình, chuyên môn vững vàng, tínhđồng thuận cao trong công việc

Đoàn thanh niên hoạt động tích cực, luôn có các chương trình, hoạt độngsôi nổi, lôi cuốn học sinh Từ đó tạo nên môi trường năng động và đoàn kết

Phụ huynh tin tưởng ở đội ngũ giáo viên Nhiều gia đình có sự quan tâmđến học tập và rèn luyện của con em

GV làm công tác chủ nhiệm

Thứ hai, về phía học sinh

Đa số học sinh có chất lượng đầu vào rất yếu Có 2 nhóm:

* Các em không tham gia thi vào lớp 10 mà đăng kí thẳng luôn vì biết rõ lực họcbản thân

* Một số em đăng kí thi vào 10 nhưng điểm thấp nên không đỗ

+ Học sinh đến từ nhiều trường THCS khác nhau nên bước đầu sẽ có nhiều khókhăn trong công tác xây dựng mối đoàn kết

+ Qua thực tiễn, hơn một năm học qua, có một số học sinh rất khác biệt, lườihọc, chơi bời, lôi kéo, tư tưởng đàn anh đàn chị, quen lối sống tự do, buông thả,không lí tưởng, không mục đích, nhiều em không biết cách ứng xử cơ bản nhấttrước thầy cô như: Không biết chào hỏi, sẵn sàng văng tục, chửi bậy với nhautrước mặt giáo viên như một thói quen

+ Lì lợm, khó bảo ban, thậm chí còn có trường hợp phản ứng rất bất lịch sự,không tôn trọng thầy cô

Thứ ba, về phía gia đình:

Qua tìm hiểu phần lí lịch ở học bạ học sinh, có đến gần 100% bố mẹ các

em làm lao động tự do, kinh tế khó khăn, ít có điều kiện để quan tâm vật chất,tạo điều kiện đầu tư học tập cho con em Mặt khác, vì làm lao động tự do nêndường như không có thời gian sát sao, quan tâm đến con cái, phó mặc phần

Trang 8

nhiều cho nhà trường Nhận thức về học tập cho con rất hạn chế Nhiều phụhuynh gửi con cho ông bà để đi làm xa ở các tỉnh ngoài, nhiều gia đình li hôn,trẻ mồ côi, cha nghiện ngập, tù tội, nghiện rượu, quan điểm, tư tưởng nhiều giađình có tính chất XH phức tạp…

Thứ tư, về khoảng cách địa lí

Nhiều em có khoảng cách từ nhà đến trung tâm tương đối xa, khóquản lí hết được chặng đường các em đi học hằng ngày (Đông Lĩnh, ĐôngHải, Hàm Rồng)

Từ những thực trạng, khó khăn nêu trên dẫn đến kết quả học lực, rènluyện của 10A4 không cao (Phụ lục 1 và phụ lục 2)

2.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp

Ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớp mình chủ nhiệm, GVCN trước hếtphải là nhà giáo dục, là người tổ chức hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng họcsinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng,nhu cầu, nguyện vọng của các em Đồng thời, người GVCN bằng chính nhâncách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩmchất đạo đức, nhân cách của học sinh Có nhiều biện pháp nâng cao hiệu quảcông tác chủ nhiệm, song tôi xin đưa ra một số biện pháp cơ bản sau đây:

2.3.1 Biện pháp ổn định tổ chức lớp

2.3.1.1 Tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh, điều kiện đối tượng học sinh

Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của GVCN lànghiên cứu, tìm hiểu để nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh.Kết quả đó sẽ là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạchnăm học nhằm xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáodục phù hợp với đặc điểm của lớp

Khi nhận lớp chủ nhiệm GVCN cần bắt tay ngay vào việc nghiên cứu, tìmhiểu, các nội dung sau đây:

- Tìm hiểu tình hình địa phương: Vị trí địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội, mức

sống, nguồn sống, ngành nghề sản xuất, trình độ văn hóa, tôn giáo, truyền thốnghọc tập và phong trào xã hội hóa giáo dục…Qua đây giúp chúng ta hiểu đượcphần nào nhận thức, dân trí của địa phương và từ đó hiểu về khả năng học sinh

- Tìm hiểu tình hình gia đình học sinh: Mỗi học sinh có một hoàn cảnh gia

đình khác nhau Sẽ có những em gia đình có điều kiện, đáp ứng đầy đủ vật chấtnhưng lại ít quan tâm đến rèn rũa về nhân cách, ít quan tâm đến việc học tập củacon Lại có những gia đình bố mẹ đều là lao động tự do, vất vả mưu sinh chỉmong đủ chi phí sinh hoạt hằng ngày, ít để ý đến con Cũng có những gia đình

Trang 9

cha mẹ đi làm ăn xa, khu công nghiệp tỉnh ngoài, xuất khẩu lao động…gửi concho ông bà nuôi ăn học Ông bà già yếu cũng không quản lí được các cháu sẽdẫn đến việc rong chơi lêu lổng Cũng sẽ có gia đình cha mẹ li hôn, con cái ởvới một người hoặc ở với ông bà, cha mẹ mất, học sinh mồ côi …Nhìn chung có

vô vàn các hoàn cảnh khác nhau nên rất cần sự tìm hiểu của GVCN để tuỳ từnghoàn cảnh mà giáo dục, uốn nắn trên tinh thần lắng nghe, thấu hiểu Thầy cô chủnhiệm phải vừa là thầy nhưng cũng như người bạn, người anh, người chị luôngần gũi sẻ chia Phải là người để học sinh có thể tin tưởng tâm sự chia sẻ

- Tìm hiểu học sinh: Số lượng, chất lượng học tập, đặc điểm tâm lý lứa

tuổi, đặc điểm riêng biệt, quá trình học tập từ Tiểu học, những ưu điểm, nhượcđiểm, Từ kết quả này nhằm phân loại học sinh theo trình độ năng lực, ý thức họctập, thói quen hành vi… để có biện pháp giáo dục phù hợp

2.3.1.2 Hoàn thiện tổ chức lớp

- Ổn định bộ máy quản lí lớp

Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, GVCN cần nghiên cứu, tìm hiểu hồ sơ, học

bạ và quan sát thực tiễn ( cũng có thể cho học sinh làm một bản tự thuật về bảnthân theo mẫu mà chúng ta muốn khai thác: Lý lịch gia đình, năng lực sở trườngcủa học sinh,,,) Sau đó xem xét và chỉ định một ban cán sự lâm thời

GVCN phân lớp thành các tổ có cơ cấu học sinh nam, nữ, vị trí nơi cư trú,trình độ học tập tương đối đồng đều Phân công trách nhiệm cho ban cán sự, các

tổ trưởng để quản lí học sinh và bắt đầu tổ chức các hoạt động chung; bầu ra bancán sự, các tổ trưởng chính thức Ban cán sự lớp phải là những học sinh thỏamãn các yêu cầu: Có học lực từ loại khá ( nếu có), có tư cách đạo đức tốt; nhiệttình, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể; có năng khiếu văn nghệ, thểdục, thể thao; biết quản lí tập thể, có tinh thần gương mẫu, được đa số học sinhbầu chọn

GVCN trở thành cố vấn về phương pháp công tác cho ban cán sự lớp, cầnphát huy vai trò tự quản và tinh thần sáng tạo của các em GVCN luôn ủng hộnhững sáng kiến của ban cán sự và tất cả học sinh, chỉ đạo thực hiện để các sángkiến đó trở nên hữu ích

Công tác tổ chức của lớp là một công việc quan trọng, ban cán sự như thếnào thì lớp sẽ phát triển theo chiều hướng đó Ban cán sự tốt là chỗ dựa vữngchắc cho GVCN trong các hoạt động giáo dục học sinh Khi thiết lập được độingũ cán sự lớp, GVCN cần bồi dưỡng cho các em ý thức trách nhiệm cao đốivới lớp, phục vụ tập thể, biết phê bình và tự phê bình, có phương pháp quản lýlớp Mỗi tháng họp ban cán sự lớp một lần để tổng kết, rút kinh nghiệm, xây

Trang 10

dựng kế hoạch hoạt động tháng tới Mỗi tuần giao ban cán sự lớp một lần đểtổng hợp số liệu các hoạt động trong tuần.

Khi sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh trong lớp, GVCN không nên quá áp đặt

và cũng không đưa ra tiêu chí xếp nam, nữ ngồi cạnh nhau Có thể dựa trên các

cơ sở: Tình trạng sức khỏe của học sinh; học lực, thị lực và căn cứ vào nhiệm vụcủa ban cán sự lớp Phải đảm bảo tính khách quan, công bằng và hợp lí GVCNcần có sự điều chỉnh chồ ngồi của học sinh kịp thời nếu thấy sự bất hợp lí theophản ánh của chính bản thân học sinh, cán sự lớp, giáo viên bộ môn (Ví dụ:Học sinh mất trật tự, không chú ý, nhận thức chậm )

Qua một thời gian, nếu ban cán sự lâm thời hoạt động tốt, đảm bảo quản líhiệu quả thì cho lớp bầu chính thức Nếu không hiệu quả, chúng ta có thể nhìn ranăng lực của những em khác thì cho bầu lại theo định hướng của GVCN

- Học nội quy: Nội quy ở đây là nội quy của trung tâm và nội quy lớp học.Vậy cần xây dưng nội quy của trung tâm về những yêu cầu học sinh cần thựchiện, ứng xử khuôn phép trong trung tâm Bên cạnh đó cần có nội quy lớp học.Vào ngay đầu năm, cần cho học sinh học nội quy để thống nhất cách quản lí mọimặt Đây cũng là cơ sở để học sinh làm cam kết thực hiện tốt

- Làm cam kết: Từ việc tiếp thu nội quy trung tâm và nội quy lớp học,chúng ta cần cho học sinh làm một bản cam kết về việc thực hiện nghiêmchỉnh nội quy trên

2.3.1.3 Họp phụ huynh đầu năm (và các cuộc họp định kì giữa năm và cuối năm)

Mục đích của cuộc họp phụ huynh đầu năm là để thống nhất những vấn

đề liên quan đến giáo học sinh Đặc biệt là giáo dục về nền nếp, phẩm chất đạođức, tinh thần học tập cho các em Giữa GVCN và phụ huynh phải có sự kết nốibền chặt để cùng quản lí, uốn nắn kịp thời những lệch lạc của học sinh Cũngqua buổi họp phụ huynh này, cần có những thống nhất với cha mẹ về hình thứcgiáo dục, xử lí kỉ luật khi cần đối với học sinh

Đối với các cuộc họp định kì khác, việc trao đổi về nền nếp, việc học tậpcủa của học sinh phải là nội dung chính, cơ bản của buổi họp Việc thu chi chỉnên là sự kết hợp mà thôi

2.3.1.4 Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể

Căn cứ vào đặc điểm tình hình lớp, mỗi học kì hoặc năm học, GVCN nênlập tiêu chí thi đua, mục tiêu cụ thể, các giải pháp thực hiện rồi công bố trướclớp, được tập thể học sinh nhất trí Sau đó thông qua và xin ý kiến cha mẹ họcsinh tại cuộc họp đầu năm Sau đó thống nhất, đưa ra cho tập thể lớp thực hiện,

Trang 11

lấy đó làm cơ sở để xếp loại thi đua.

Có sự điều chỉnh, thay đổi và bổ sung kịp thời tùy theo tình hình thực hiệnnội quy, nề nếp và ý thức rèn luyện của học sinh Đề ra định mức khen thưởng

và kỉ luật kịp thời thông qua cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, giữa năm

2.3.1.5 Xử lí vi phạm

Nếu không thực hiện đúng bản cam kết thì sẽ có những biện pháp để xử lítừng mức độ về số lần vi phạm (có biên bản, có cam kết sửa chữa, có xác nhậncủa phụ huynh) Trường hợp đến mức không giáo dục được dẫn đến cho đìnhchỉ học (để không ảnh hưởng tiêu cực sang các học sinh khác) thì phải có đầy đủ

hồ sơ cả một quá trình xử lí kỉ luật

2.3.2 Biện pháp khảo sát đối tượng học sinh

2.3.2.1 Phân loại đối tượng học sinh

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của GVCN khi tiếp nhận lớp chủnhiệm đó chính là việc nghiên cứu nắm vững tình hình chung của lớp và củatừng HS Kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chươngtrình, kế hoạch năm học để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổchức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp và với đặc điểm của từng đối tượngHS

Nhà bác học Albert Einstein từng nói rằng: “Ai cũng là thiên tài Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn.” Thực tiễn cho thấy, mỗi học sinh bình thường đều có thể học được, nắm được những kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông Tuy nhiên, ở cùng một độ tuổi, giữa em này và em kia lại có sự khác biệt về đặc điểm tâm lí cá nhân khiến cho em này có khả năng, sở trường nhiều hơn về mặt này; còn em kia lại có khả năng, sở trường nhiều hơn về mặt khác Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ em không học với tốc độ như nhau, đặc biệt,

không học với cách thức như nhau: có những em có khả năng khái quát hóa rấtnhanh và ngược lại, có những em lại có khuynh hướng tìm ra những khác biệt

giữa các vật thể có nhiều tính chất giống nhau Có những HS thích học các môn Khoa học, một số khác lại thích môn Âm nhạc, Thể thao, Có những học sinh

học tốt khi có một mình, trong khi một số khác lại thành công khi học tập theonhóm,

Có hai nguyên nhân cơ bản chi phối sự khác biệt tâm lí của con người.Thứ

nhất là sự khác biệt về mặt sinh học của con người Con người khác nhau về giớitính, lứa tuổi, những đặc điểm riêng của cơ thể, kiểu hoạt động thần kinh Thứ

Trang 12

hai là sự khác nhau về hoàn cảnh sống, điều kiện hoạt động, giáo dục, được thểhiện rõ ở mức độ tích cực hoạt động và giao tiếp của mỗi người Nguyên nhânthứ hai là nguyên nhân cơ bản quyết định sự khác biệt tâm lí của mỗi người Tuyvậy, hiện tượng tâm lí của con người không thể tự nhiên xuất hiện Nó có cơ sởvật chất là bộ não Các quá trình thần kinh luôn đi trước các quá trình tâm lí, vìvậy, cách gần nhất để hiểu về các quá trình tâm lí là phải hiểu các quá trình thầnkinh dẫn trước các quá trình tâm lí Vì vậy, Carol Ann Tomlinson – một nhànghiên cứu về phân hóa giáo dục cho rằng, để thực hiện tốt công việc giảng dạy

và giáo dục HS, người GV cần phải có hiểu biết về HS của lớp mình dạy ởcấp độ cá nhân để giải thích được các dấu hiệuvề hành vi và cảm xúc của HS,

từ đó có sự hỗ trợ giáo dục kịp thời, giảm thiểu những tác động tiêu cực cóthể xảy ra, góp phần thực hiện tốt hơn mục tiêu giáo dục, xây dựng môitrường học đường an toàn và lành mạnh

Trên thực tế tại trung tâm GDTX – KTTH Thanh Hoá, nhiều GV khi tiếpnhận lớp chưa có sự nghiên cứu từng HS Chỉ đến khi xảy ra sự việc liên quanđến HS như đánh nhau, bỏ nhà đi, học hành sa sút, có bảng điểm tổng kết, thìGVCN mới tìm hiểu HS Đến lúc sự việc đã rồi thì mọi biện pháp xử lí đều đểlại những vết thương không dễ lành Chính vì vậy, một trong những việc làmkiên quyết của một GVCN khi nhận lớp đó chính là điều tra để phân loại đốitượng HS để từ đó có những phương pháp tiếp cận, phương pháp giáo dục phùhợp và có những dự đoán chính xác về HS để phòng, tránh được những sự việcđáng tiếc có thể xảy ra đối với HS

Vậy, có những cách nào để điều tra, phân loại HS và những biện phápgiáo dục phù hợp với từng đối tượng HS là gì?

2.3.2.2 Khảo sát, điều tra dựa trên sổ điểm, sổ học bạ và từ GVCN cũ (nếu tiếp nhận lớp từ GVCN khác)

Căn cứ vào điểm tổng kết của các môn học những năm trước, GVCN cóthể biết được thiên hướng năng lực của HS theo môn khoa học nào hoặc theonhóm bộ môn nào.Việc lấy thông tin từ lời phê trong học bạ và những nhận xét

từ GVCN cũ sẽ làm chúng ta hiểu rõ hơn về đặc điểm, tính cách, năng lực đặcbiệt, hoàn cảnh gia đình, của từng HS Tuy nhiên, phần lời phê trong học bạcũng cần cân nhắc vì không phải GVCN nào cũng tâm huyết đưa ra những nhậnxét chính xác, chi tiết

2.3.2.3 Khảo sát, điều tra dựa trên thông tin cung cấp từ HS trong lớp

Rất nhiều thông tin quan trọng, tế nhị đều được điều tra từ HS trong lớp

HS không chỉ quan sát tiếp xúc với bạn trong lớp mà còn có thể nắm bắt thông

Trang 13

tin thông qua những người bạn từ lớp khác Đây là một trong những nguồnthông tin rất quan trọng và hữu ích Vì vậy, GVCN phải luôn gần gũi với các HStrong lớp để nhận được sự tin cậy của HS, từ đó thu thập được những thông tinchính xác nhất GVCN cũng cần lưu ý, tổng hợp thông tin từ nhiều HS, nhiềunhóm bạn HS khác nhau để có cái nhìn tổng thể và khách quan nhất.

2.3.2.4 Khảo sát, điều tra thông qua trò chuyện với phụ huynh HS

GVCN thu thập thông tin từ phụ huynh thông qua việc đến thăm nhàhọc sinh hoặc gọi điện nói chuyện với phụ huynh Đây là hình thức đượcđánh giá có hiệu quả nhất Trong khi thăm hỏi gia đình, GVCN có thể tìmhiểu cụ thể hoàn cảnh sống, lao động, học tập và tu dưỡng của HS, hiểuđược sự giáo dục của gia đình; cùng gia đình kịp thời giải quyết những vấn

đề nảy sinh trong quá trình giáo dục Khi trò chuyện với cha mẹ HS, GVhiểu được tính cách, hứng thú và khuynh hướng của HS, đồng thời GVCNcũng đem lại cho gia đình những lời khuyên về mặt sư phạm trong việc tổchức công việc ở nhà, những hình thức và phương pháp rèn luyện đạo đứccho các em, Việc trò chuyện với PHHS giúp gắn kết môi trường giáo dụcgiữa gia đình, với nhà trường, đưa PHHS vào cuộc trong việc giáo dục HS,hạn chế được hiện tượng buông lỏng giáo dục gia đình để phụ thuộc hoàntoàn vào nhà trường theo kiểu “Trăm sự nhờ thầy cô”

2.3.2.5 Khảo sát điều tra dựa trên phiếu khảo sát thông tin

Việc khảo sát dựa trên phiếu khảo sát thông tin giúp GVCN nhanh chóngthu được lượng thông tin lớn, tiết kiệm được thời gian làm việc trên số đông HS

Dựa trên thông tin điều tra được từ các phương pháp trên, GVCN nênphân loại HS thành 5 nhóm để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm 5 nhóm

=> Từ đó đưa ra biện pháp giáo dục từng loại đối tượng HS

2.3.3 Biện pháp giáo dục từng loại đối tượng học sinh

2.3.3.1 Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn

GVCN thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần Kêugọi HS cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó Đề đạt với chi hội phụhuynh lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ những em đó Tính ưu việt của việc

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w