Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên đàn lợn nái sinh sản giống Landrace được nuôi tập trung tại một số trang trại quy mô từ 200 đến 2000 nái tại địa bàn 05 tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng là:
Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương.
Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại sinh sản tại một số khu vực đồng bằng Sông Hồng
3.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại
- Ảnh hưởng của mùa vụ
- Ảnh hưởng của lứa đẻ
- Ảnh hưởng của việc can thiệp bằng tay
- Ảnh hưởng của số con sinh ra/ổ
- Ảnh hưởng của thời gian đẻ
- Ảnh hưởng của thời gian thích nghi
3.2.3 Xác định sự biến đổi của một số chỉ tiêu lâm sàng bao gồm: Thân nhiệt, Dịch rỉ viêm (mầu sắc, mùi ), phản ứng đau, mức độ tiêu thụ thức ăn của lợn nái mắc viêm tử cung
3.2.4 Xác định sự biến đổi của một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong dịch viêm tử cung
- Thành phần vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của lợn nái bình thường và mắc bệnh viêm tử cung.
- Xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của một số loại vi khuẩn hiếu khí phân lập được từ dịch viêm tử cung.
- Xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung.
3.2.5 Thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung bằng một số phác đồ khác nhau và theo dõi chỉ tiêu tỷ lệ khỏi, thời gian khỏi và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi khỏi bệnh
3.2.6 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 8 năm 2017 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+ Xác định lợn nái bị bệnh viêm tử cung bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi kết hợp với việc theo dõi, thăm khám trực tiếp
+ Xác định lợn nái bị bệnh viêm tử cung theo các yếu tố ảnh hưởng và các yếu tố sau: Lứa đẻ (được chia thành 3 nhóm đó là lứa 1, lứa 2-5 và nhóm >5) Thời gian đẻ (được chia thành 2 nhóm, đó là nhóm