1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

liên hệ các mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay liên hệ thực tiễn về mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta và đề xuất phương hướng hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay

24 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Qua đó tổ chức hợp lý các cấp chính quyền địa phương, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước ở địa phương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Khác với chế độ tự quản địa

Trang 1

PHIẾU LÀM PHÁCH HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚNT Ê N ĐỀ T ÀI:

LI Ê N H Ệ C ÁC MÔ H ÌNH T Ổ CH ỨC CH ÍNH QUY Ề N ĐỊ APH ƯƠNG HI Ệ N NAY LI Ê N H Ệ TH ỰC TI Ễ N V Ề MÔ H ÌNH T ỔCH ỨC CH ÍNH QUY Ề N ĐỊ A PH ƯƠNG Ở NƯỚC TA VÀ ĐỀ XU ẤTPH ƯƠNG H ƯỚNG HO ÀN THI Ệ N MÔ HÌ NH T Ổ CH ỨC CH ÍNHQUY Ề N ĐỊ A PH ƯƠNG Ở NƯỚC TA HI Ệ N NAY.

BÀI T ẬP L ỚN K Ế T TH ÚC H ỌC PH ẦN

H ọc phần:CH Í NH QUY Ề N ĐỊ A PH ƯƠNG

Mã phách:

Trang 2

Sinh viên ký ghi rõ họ tên

PHIẾU CHẤM ĐIỂM HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬNĐiểm, Chữ kí (Ghi rõ họ tên) của cán bộ

chấm thiĐiểm thống nhất của bài thi

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY 3

1 Khái niệm chung về chính quyền địa phương 3

2 Đặc điểm của chính quyền địa phương 4

3 Các loại chính quyền địa phương 4

4 Chức năng của chính quyền địa phương 4

5 Các mô hình tổ chức chính quyền hiện nay 5

5.1 Mô hình “Hội đồng mạnh - thị trưởng yếu” 5

5.2 Mô hình “Người đứng đầu hành pháp mạnh - Hội đồng yếu” 7

5.3 Mô hình “Hội đồng - Nhà quản lý chuyên nghiệp - thị trưởng danh dự”

8

5.4 Mô hình “Hội đồng - Ủy ban” 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10

1 Khái niệm về chính quyền địa phương ở Việt Nam 10

Trang 4

2 Đặc điểm của chính quyền địa phương ở Việt Nam 11

3 Vị trí của chính quyền địa phương ở Việt Nam 12

4 Vai trò của chính quyền địa phương ở Việt Nam 12

5 Mô hình chính quyền địa phương hiện nay của Việt Nam 13

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT, PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY14 1 Những kết quả đạt được và bất cập còn tồn tại trong tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương Việt Nam 14

1.1 Những kết quả đạt được trong tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam 14

1.2 Những bất cập còn tồn tại trong tổ chức chính quyền Việt Nam 16 2 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương Việt Nam 17

3 Đề xuất phương hướng hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay 18 KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Việc nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương Qua đó tổ chức hợp lý các cấp chính quyền địa phương, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước ở địa phương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Khác với chế độ tự quản địa phương của một số nước, chính quyền địa phương của Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hòa giữa lợi ích nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước.

Qua nội dung bài tập lớn: “ Liên hệ các mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay liên hệ thực tiễn về mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta và đề xuất phương hướng hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay Để làm rõ hơn về mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo xu hướng chung.

2 Nhiệm vụ của đề tài

- Làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương ở nước ta.

- Tìm hiểu và khái quát mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam, phân tích rõ những ưu thế và hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.

- Đề xuất các phương hướng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam.

- Thông qua nghiên cứu của đề tài là thông qua việc phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn để xác định yêu cầu xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương nước ta hiện nay Qua đó đề xuất phương hướng, cách thức và các giải pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

3 Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận của đề tài- Về ý nghĩa lý luận

+ Thông qua việc nghiên cứu về các mô hình tổ chức chính quyền địa phương giúp ta làm sáng tỏ về các đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của các mô hình, qua đó làm cơ sở để lựa chọn mô hình phù hợp với tình hình của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trang 6

+ Về việc thực tiễn mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta giúp cho chúng ta đánh giá được những mặt tích cực, hạn chế và những bất cập của mô hình của nước ta hiện nay, để qua đó có cơ sở để đề xuất, đánh giá và đưa ra phương hướng và các giải pháp để hoàn thiện mô hình.

- Về ý nghĩa thực tiễn

- Qua việc nghiên cứu đề tài sẽ làm hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương và có ý nghĩa ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động của chính quyền địa phương, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, chính trị, văn hóa quốc gia để xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

- Việc nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương góp phần tăng cường dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Trang 7

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC MÔ HÌNH TỔCHỨC CHÍNH

QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY

1 Khái niệm chung về chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương là khái niệm phái sinh từ khái niệm hệ thống các cơ

quan nhà nước ở địa phương Khái niệm này được sử dụng khá phố biến trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước Là một khái niệm được sử dụng nhiều trong tổ chức và hoạt động của nhà nước vào đời sống thực tế xã hội, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa khái niệm chính quyền địa phương bao gồm những thiết chế nào, mối quan hệ và cơ chế hoạt động cụ thể của các bộ phận cấu thành Xuất phát từ góc độ nghiên cứu lý luận, tò góc độ thực tiễn hay cách thức tiếp cận vấn đề nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà thực tiễn và quản lý tập trung vào các quan điểm như sau:

-Quan điểm thứ nhất:

+ Chính quyền địa phương là một dạng “quyền lực thứ tư ” liên quan đến pháp luật và kiểm tra tư pháp không thuộc cấp hành chính ở trung ương

+ Hành chính địa phương : “Con người địa phương tự lo công việc địa phương”

+ Cán bộ, công chức của chính quyền địa phương xuất thân tại địa phận mà họ đang thi hành công vụ.

+ Chính quyền trung ương công nhận tính tự quản của chính quyền địa phương

-Quan điểm thứ hai

+ Chính quyền địa phương là dạng tổ chức của nhà nước tại địa phương + Chính quyền địa phương là bộ phận cấu thành của hệ thống Nhà nước (nói chung)

+ Là cơ quan đại diện nhà nước ở địa phương

+ Là Cơ quan Nhà nước đặt ở địa phương để kiểm soát và chăm lo cho công việc chung (Công vụ)

+ Có chức năng thi hành mệnh lệnh của trung ương (chính phủ), báo cáo kết quả công tác tự quản ở địa phương

Chính quyền địa phương : là những thể chế của Nhà nước hay thiết chế tự quản của cộng đồng lãnh thổ địa phương; có tư cách pháp nhân, quyền lực công; được thành lập hợp hiến và hợp pháp để quản lý và điều hành mọi mặt đời sống xã hội trên đơn vị hành chính lãnh thổ của một quốc gia trong giới hạn thẩm quyền, thủ tục, cách thức do luật định.

Chính quyền địa phương là bộ máy công quyền được thiết lập ở địa:

phương theo cách thức nhất định, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương để thực hiện nhiệm vụ quản lý tại địa phương

1 Đặc điểm của chính quyền địa phương

- Mỗi chính quyền địa phương đều có phạm vi lãnh thổ nhất định

Trang 8

- Có dân số nhất định trên cơ cấu lãnh thổ xác định, cộng đồng dân cư và quyền bầu cử, quyền tham gia vào các việc của địa phương

- Các chính quyền ở từng địa phương đều có pháp nhân công quyền

- Các chính quyền địa phương đều có thẩm quyền riêng của mình ( những thẩm quyền này được xác định cụ thể trong các văn bản luật)

- Mỗi chính quyền đều có chức năng quản lý nền hành chính nhà nước trên đơn vị lãnh thổ

- Cơ cấu của các chính quyền có tổ chức riêng để thực hiện thẩm quyền của mình

- Mỗi chính quyền địa phương đều có quyền quản lý ngân sách riêng

- Ở mỗi địa phương các chính quyền đều có tính tự quản nhất định trong mối quan hệ các cấp chính quyền địa phương khác

2 Các loại chính quyền địa phương

- Phân loại theo tên gọi các vùng lãnh thổ được hình thành:

+ Vùng: (bang) nhiều tỉnh;

+ Tỉnh: đơn vị dưới vùng; đơn vị hành chính; + Hạt: tương tự như tỉnh;

+ Thành phố: đơn vị có tính chất đặc biệt, trung tâm dân cư được tổ chức theo hình thức cộng đồng; + Huyện: đơn vị hành chính nhỏ hơn tỉnh;

+ Thị tứ (Thị xã): đơn vị có nhiều cửa hàng, nhà ở có quy mô lớn hơn làng về dân số nhưng nhỏ hơn thành phố;

+ Thị trấn: quy mô nhỏ hơn thị tứ;

+ Xã: đơn vị hành chính ở nông thôn dưới huyện; +

Phường: tương tự xã nhưng thuộc Thành phố (đô thị); - Phân loại theo hình thức và tổ chức:

+ Có cơ quan đại diện cho cộng đồng địa phương

+ Không có các tổ chức cá nhân thực hiện chức năng đại diện

+ Được tổ chức để cung cấp và giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính, tài chính… chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho nhân dân

3 Chức năng của chính quyền địa phương

-Là những hoạt động chủ yếu, thường xuyên, liên tục, có tính chất ổn định tương đối thể hiện trực tiếp và tập trung tính chất, nhiệm vụ của chính quyền địa phương đó.

+ Chức năng tổ chức và đảm bảo thi hành Hành pháp và Pháp luật + Chức năng quyết định những vấn đề của địa phương do luật định + Chức năng quản lý và tổ chức thực hiện cung cấp cấp dịch vụ công

Đảm bảo thi hành Hành pháp và Pháp luật tại địa phương:

-Chấp hành các Nghị quyết, Quyết định, Nghị định và chỉ thị của Chính phủ và Thủ tướng chính phủ Đây chính là các văn bản chứa đựng các mệnh lệnh của

Trang 9

các cơ quan nhà nước trung ương để các chính quyền địa phương thực hiện một cách cụ thể, trong những trường hợp nhất định.

-Chấp hành các Nghị quyết, Quyết định của chính quyền địa phương cấp trên (Chính quyền địa phương là mô hình thứ bậc)

Hướng dẫn triển khai Pháp luật và thực hiện chính sách của Nhà nước trung ương:

-Chính quyền địa phương có quyền ban hành những quy định Pháp lý phù hợp với đặc điểm Kinh tế -Văn hóa- Xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương.

-Các quy định không được mâu thuẫn với Hành pháp, những quy định thuộc thẩm quyền của chính quyền trung ương, thẩm quyền ban hành văn bản pháp lý thể hiện mức độ tự quản của chính quyền địa phương, thẩm quyền càng lớn thì mức độ tự quản càng cao.

-Chính quyền địa phương có quyền ban hành các biện pháp cụ thể hơn để thực hiện các chính sách của nhà nước ở trung ương phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương.

-Quyết định những vấn đề của địa phương do luật định:

-Chính quyền địa phương thực hiện theo chế độ tự quản - tự chịu trách nhiệm (nếu quyết định bị sai lầm thì phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, các cơ quan cấp trên); Nếu lỗi nằm ở cơ quan thực thi quyết định thì bản thân cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương sẽ phải có cơ chế để buộc cơ quan này phải chịu trách nhiệm.

Quản lý và tổ chức thực hiện cung cấp các dịch vụ công

- Chức năng cung cấp dịch vụ công là việc chính quyền địa phương cung cấp các dịch vụ công nhằm thỏa mãn những nhu cầu chung, thiết chế và quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội

- Dịch vụ công là hoạt động phục vụ những nhu cầu chung thiết yếu, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội Do nhà nước cung ứng , ủy quyền.

5 Các mô hình tổ chức chính quyền hiện nay5.1 Mô hình “Hội đồng mạnh - thị trưởng yếu”

thành từ thế kỉ XIX khi mà dân cư chưa sẵn sàng trao mọi thẩm quyền hành chính vào tay một cá nhân người đứng đầu cơ hành chính vì cho rằng thẩm quyền của mỗi cá nhân quản lý HC càng ít bao nhiêu thì các cán cân quyền lực càng mạnh bấy nhiêu.

- Vào thời điểm này, chức năng của các cơ quan địa phương không nhiều, còn hoạt động của các nhà quản lý hành chính tại địa phương chủ yếu bị chi phối bởi cơ chế đảng nắm quyền Theo mô hình này, hội đồng không chỉ có thẩm quyền ra nghị quyết có tính quy phạm pháp luật mà còn có thẩm quyền chấp hành hành chính và thực hiện quản lý các công việc của địa phương chủ yếu thông qua các tiểu ban chuyển trách của hội đồng, còn thẩm quyền hành chính của thị trưởng bị hạn chế Thị trường "yếu" cổ quyền phủ quyết văn bản pháp luật của hội động và có thể do nghị ban hành văn bản pháp quy nào đó, nhưng không có quyền phủ

Trang 10

quyết kể hoạch ngân sách của hội đồng và chỉ có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm người đứng đầu các cơ quan chấp hành cấp dưới khi có sự chấp thuận của hội đồng Cũng có khi chính hội đồng bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính Trong hệ thống này một loạt các chức năng hành chính có thể do các nhà hành chính do dần bầu ra độc lập thực thi Các cơ quan quản lý ngành tại địa phương chịu sự

kiểm soát chặt chẽ từ phía hội đồng cấp tương ứng

Hội đồng có các quyền sau:

+ Có thẩm quyền ra nghị quyết có tính quy phạm pháp luật;

+ Có thẩm quyền chấp hành Hành chính và thực hiện quản lý các công việc của địa phương chủ yếu thông qua các tiểu ban chuyên trách của hội đồng

+ Còn thẩm quyền hành chính của thị trưởng bị hạn chế (thị trưởng « yếu » ); + Có quyền phủ quyết văn bản pháp luật của hội đồng;

+ Có thể đề nghị ban hành văn bản pháp quy nào đó nhưng không có quyền phủ quyết kế hoạch ngân sách của hội đồng;

+ Chỉ có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu các cơ quan chấp hành cấp dưới khi có sự chấp thuận của hội đồng.

Các ủy ban chuyên nghànhThị trưởng (Mayor)

(Sơ đồ mô hình “Hội đồng yếu- Thị trưởng yếu”)Nhược điểm

* Thiếu một người đứng ra chịu trách nhiệm về việc thực thi đường lối chính sách chung của cộng đồng địa phương.

* Hệ thống các cơ quan chấp hành trên có thể phù hợp với những cộng đồng dân cư nhỏ, nhưng lại không thích hợp với những TP lớn, nơi cần đến một người lãnh đạo cả về chính trị và hành chính.

5.2 Mô hình “Người đứng đầu hành pháp mạnh - Hội đồng yếu”

Thị trưởng “mạnh” là người lãnh đạo chính trị và hành chính của địa phương chịu trách nhiệm về đường lối chính sách chung và hoạch định các chương trình phát triển thành phố.

C ử tri

H ội đồ ng

Trang 11

Mô hình này phổ biến ở ( Mỹ, Đức, Canada……) - Số

lượng thành viên hội đồng không nhiều: 5 – 9 đại biểu - Quyền của thị trưởng rất lớn, người này do cử tri bầu ra:

+ Có quyền phủ quyết các quyết định của hội đồng + Có quyền tư vấn ra văn bản pháp quy cho hội đồng + Lập và thực hiện kế hoạch ngân sách cho địa phương mình; + Bổ nhiệm và miễn nhiệm các quan chức địa phương,

+ Xác định thẩm quyền cho các sở, phòng chuyên môn tại địa phương hay tổ chức lại các cơ quan đó, tạ quyết định nhiều vấn đề quản lý nảy sinh hàng ngày.

* Hệ thống này phù hợp với điều kiện ở các thành phố lớn với cư dân không đồng nhất, tính phức tạp trong quản lý đòi hỏi phải có sự tập trung thẩm quyền và trách nhiệm vào tay một người đứng đầu.

*Người này phải có khả năng đạt được thỏa hiệp giữa các thành phần dân cư khác nhau và là trọng tài giữa các nhóm lợi ích.

Trang 12

(Sơ đồ mô hình “ Người đứng đầu hành pháp mạnh - Hội đồng yếu” )Nhược điểm

- Trường hợp mâu thuẫn giữa thị trưởng và hội đồng đại diện cho các nhóm lợi chính trị khác nhau thì có thể dẫn đến những tình huống phức tạp ảnh hưởng đến sự ổn định của cả bộ máy quản lý địa phương.

- Hệ thống này yêu cầu thị trưởng vừa phải là nhà chính trị khôn khéo, vừa là nhà hành chính có năng lực nhưng trên thực tế ít khi những phẩm chất này lại được hội tụ vào một người.

5.3 Mô hình “Hội đồng - Nhà quản lý chuyên nghiệp - thị trưởng danh dự”

- Theo mô hình này, một chủ thể quản lý nhà nước ở địa phương được bầu theo nhiều cách khác nhau và có tên gọi khác nhau tùy từng vùng, đơn vị hành chính lãnh thổ.

- Chủ thể được bầu gọi chung là Hội đồng.

Trong mô hình này, chức năng cơ bản của Hội đồng là đưa ra những định hướng hoạt động quản lý trên địa bàn lãnh thổ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được PL quy định (chức năng Nghị quyết).

Những công việc chính thuộc nhóm chức năng gồm:

- Xây dựng chính sách và ban hành chính sách; - Đưa ra chính sách phát triển;

- Ban hành văn bản của địa phương dựa trên khuôn khổ PL của NN và nhiệm vụ, quyền hạn của ĐP.

Chủ thể Hội đồng ra Nghị quyết đối với việc thuê và bổ nhiệm một Nhà quản lý chuyên nghiệp để quản lý công việc hàng ngày của cộng đồng địa phương Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Nhà quản lý được thuê này là:

- Chấp hành Nghị quyết của Hội đồng;

- Triển khai tổ chức thực hiện các văn bản chính sách và quyết định của HĐ;

- Tham mưu, tư vấn cho Hội đồng các công việc mang tính chuyên môn cần phải thực hiện trên địa bàn để Hội đồng quyết định.

Nhà quản lý trong mô hình này chỉ đóng vai trò là “người chấp hành” các quyết định của Hội đồng và chỉ thực hiện, làm theo những quyết định đó Họ hoàn toàn không bị phụ thuộc, ràng buộc vào bất cứ một cơ quan nào khác Những văn bản pháp luật cũng như lựa chọn các vấn đề của địa phương cần phải thực hiện, cần phải quản lý đều thông qua hoạt động mang tính thường xuyên của Hội đồng.

Chức năng và nhiệm vụ trên là đặc trưng quan trọng của mô hình Hội đồng - Nhà quản lý chuyên nghiệp Ở mô hình này, trong Hội đồng có chức danh “Thị trưởng – Mayor” Tuy nhiên, chức danh này trong mô hình Hội đồng – Nhà quản lý chuyên nghiệp chỉ mang tính danh dự Người đảm nhận vị trí này có thể do Hội đồng bầu trong số thành viên của Hội đồng.

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w