1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Liên Hệ Thực Tiễn Cơ Chế Tương Tác 02 Bên Tại Công Ty Samsung Electronic Việt Nam.pdf

34 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÀI THẢO LUẬN MÔN QUAN HỆ LAO ĐỘNG

ĐỀ TÀI:

LIÊN HỆ THỰC TIỄN CƠ CHẾ TƯƠNG TÁC 02 BÊN TẠI CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONIC VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Bùi Thị Thu HàNhóm thực hiện : Nhóm 5

Hà Nội, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 10

PHẦN 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ TƯƠNG TÁC HAI BÊNTRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG 11

1.1 Khái niệm có liên quan 11

1.2 Nội dung nghiên cứu về cơ chế hai bên 11

1.2.1 Đặc điểm 11

1.2.2 Điều kiện vận hành cơ chế hai bên 14

1.2.3 Phương thức vận hành cơ chế hai bên 15

PHẦN 2 THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ TƯƠNG TÁC HAI BÊN TẠI CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONIC VIỆT NAM 16

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Samsung Electronic Việt Nam 16

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 16

2.1.2 Đặc điểm của ngành nghề kinh doanh 17

2.2 Thực trạng cơ chế tương tác hai bên tại Công ty Samsung Electronic Việt Nam 17

2.2.1 Đặc điểm của cơ chế tương tác hai bên tại Công ty Samsung Electronic Việt Nam 17

2.2.2 Điều kiện vận hành cơ chế hai bên tại Samsung Electronic Việt Nam 21

2.2.2 Phương thức vận hành cơ chế hai bên tại Công ty Samsung Electronic Việt

PHẦN 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CƠ CHẾ TƯƠNG TÁC HAI BÊN TẠI CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONIC VIỆT NAM 36

KẾT LUẬN 38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kì hội nhập hoá kinh tế, nền kinh tế trở nên tự do và năng động hơn bao giờ hết; theo đó, thị trường lao động cũng phát triển phong phú, đa dạng hơn Quan hệ lao động được hình thành trong nhiều lĩnh vực kinh tế và thương mại, có thể hiểu đơn giản đó là mối quan hệ giữa kẻ mua và người bán mà mặt hàng là sức lao động Từ xa xưa mối quan hệ này đã hình thành và phát triển, ngày nay quá trình đó gọi là cơ chế hai bên Cơ chế hai bên trong quan hệ lao động là hệ thống các yếu tố tạo cơ sở, đường hướng hoạt động cho hai chủ thể trong quan hệ lao động bao gồm người lao động (hoặc tổ chức đại diện cho người lao động) và người sử dụng lao động (hoặc tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động) và quá trình tương tác trực tiếp giữa hai chủ thể đó Sự vận hành của cơ chế hai bên nhằm tìm kiếm những giải pháp chung cho các vấn đề thuộc lĩnh vực quan hệ lao động mà cả hai bên cùng quan tâm trực tiếp tại nơi làm việc hoặc trong phạm vi ngành, địa phương

Như vậy, cơ chế hai bên đã tồn tại từ rất lâu và vẫn đang biến đổi và không thể thiếu trong thời đại kinh tế hiện nay Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này nhóm 5 đã tìm

hiểu về đề tài: "Liên hệ thực tiễn cơ chế tương tác hai bên tại công ty SamsungElectronic Việt Nam"

Trang 4

PHẦN 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ TƯƠNG TÁCHAI BÊN TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG

1.1 Khái niệm có liên quan

Hai yếu tố cơ bản tạo thành cơ chế đó là yếu tố tổ chức (cơ cấu) và yếu tố hoạt động (vận hành) Yếu tố tổ chức đề cập đến các thành viên (chủ thể) tham gia, cách thức hình thành tổ chức (cơ cấu) và cách thức tổ chức hệ thống nội tại Yếu tố hoạt động thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành viên (sự phân công và hợp tác giữa họ) trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; nguyên tắc vận hành và nội dung hoạt động của cơ chế” Từ quan điểm tiếp cận đó, xem xét trong lĩnh vực quan hệ lao động ta thấy trước hết yếu tố tổ chức và yếu tố hoạt động đã được xác lập cùng với các chủ thể tham

gia vào quan hệ lao động ở các cấp vì vậy có thể xác định: “Cơ chế tương tác trong quan hệlao động là hệ thống các yếu tố tạo cơ sở, đường hướng hoạt động cho các chủ thể quan hệlao động và quá trình tương tác giữa các chủ thể đó”

Như vậy, cơ chế tương tác tạo ra "luật chơi" cho các chủ thể và quá trình tương tác giữa các chủ thể trong quan hệ lao động Sự vận hành của cơ chế nhằm tìm kiếm những giải pháp chung cho các vấn đề thuộc lĩnh vực quan hệ lao động mà các bên cùng quan tâm, vì lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của của xã hội bằng những hình thức phù hợp với điều kiện môi trường.

Các loại cơ chế tương tác trong quan hệ lao động là cơ chế hai bên và cơ chế ba bên, được coi là công cụ để thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa hai bên và chủ nghĩa ba bên trong cách tiếp cận quan hệ lao động

1.2 Nội dung nghiên cứu về cơ chế hai bên1.2.1 Đặc điểm

Nếu chủ nghĩa hai bên nhằm đến mục tiêu cơ bản là cân bằng mối quan hệ lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động thì cơ chế hai bên chính là công cụ để thực hiện mục tiêu đó.

Tổ chức ILO định nghĩa: Cơ chế hai bên là bất kỳ quá trình nào mà bằng cách đó những sự dàn xếp hợp tác trực tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động (hoặc các

Trang 5

tổ chức đại diện của họ) được thành lập, được khuyến khích và được tán thành Cơ chế hai bên chỉ phản ảnh sự tương tác giữa hai bên không thực hiện thông qua nhà nước Ở cơ chế này, nhà nước đóng vai trò là người tạo cơ sở pháp lý, bảo đảm cho chúng được thực thi và được bảo vệ Trong những trường hợp cần thiết, nhà nước sẽ vào cuộc để dàn xếp những bất đồng mà các bên không tự giải quyết được (trong bối cảnh cụ thể có thể xuất hiện một tổ chức trung gian độc lập giúp cho mối quan hệ hai bên trở nên tốt đẹp hơn) Trong quá trình tương tác "trực tiếp" các bên cần phải có "những dàn xếp hợp tác" nghĩa là có thái độ tích cực, đấu tranh và nhượng bộ để đảm bảo sự hài hòa về lợi ích trong khuôn khổ luật pháp và các chính sách của nhà nước Mỗi bên không quá thiên về lợi ích của mình mà quên đi lợi ích của bên kia cũng như lợi ích chung của xã hội.

Từ quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế về cơ chế hai bên và khái niệm chung về cơ chế tương tác của quan hệ lao động, cơ chế hai bên của quan hệ lao động được hiểu là:

“Cơ chế hai bên trong quan hệ lao động là hệ thống các yếu tố tạo cơ sở, đườnghướng hoạt động cho hai chủ thể trong quan hệ lao động bao gồm người lao động (hoặc tổchức đại diện cho người lao động) và người sử dụng lao động (hoặc tổ chức đại diện chongười sử dụng lao động) và quá trình tương tác trực tiếp giữa hai chủ thể đó Sự vận hànhcủa cơ chế hai bên nhằm tìm kiếm những giải pháp chung cho các vấn đề thuộc lĩnh vựcquan hệ lao động mà cả hai bên cùng quan tâm trực tiếp tại nơi làm việc hoặc trong phạmvi ngành, địa phương.”

Hình 1.1: Cơ chế tương tác hai bên của quan hệ lao động

Trang 6

Việc thực hiện tốt cơ chế hai bên sẽ mang lại ý nghĩa đối với tất cả đối tượng liên quan Đối với người lao động sẽ đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, góp phần giải phóng các năng lực tiềm ẩn của người lao động Đối với doanh nghiệp và xã hội sẽ đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển ổn định của địa phương, ngành và doanh nghiệp, đảm bảo dân chủ, ổn định, công bằng xã hội và tiến tới nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Cơ chế hai bên có một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, về chủ thể cơ chế hai bên chỉ có hai bên tham gia đó là người lao động (hay tổ chức đại diện người lao động) và người sử dụng lao động (hay tổ chức đại diện người sử dụng lao động) Cơ chế hai bên thường tồn tại ở cấp doanh nghiệp, ngành và địa phương; không tồn tại ở cấp quốc gia.

Thứ hai, về tính chất của tương tác trong cơ chế hai bên là sự tương tác trực tiếp Tương tác trực tiếp có nghĩa là không qua trung gian Kết quả tương tác giữa hai bên sẽ ảnh hưởng trực tiếp, nhanh chóng đến quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên thông qua các chính sách của ngành, địa phương, doanh nghiệp và các cam kết, thoả thuận trực tiếp giữa hai bên.

Thứ ba, về vấn đề giải quyết trong cơ chế hai bên là các vấn đề mang tính đặc thù của ngành, địa phương, các vấn đề cụ thể tại nơi làm việc rất dễ dẫn tới nguy cơ xung đột Những vấn đề được cả hai bên cùng quan tâm giải quyết ở cấp doanh nghiệp bằng cơ chế hai bên thường là: Chính sách tiền lương của doanh nghiệp; Chính sách tuyển dụng, đề bạt; Chính sách kỷ luật sa thải; Điều kiện làm việc và sinh hoạt của người lao động; Sự tham gia của người lao động vào hệ thống quản lý; Giải quyết các xung đột trong phạm vi doanh nghiệp; Thời gian làm việc; Đào tạo người lao động; Ở cấp ngành, địa phương những vấn đề giải quyết bằng cơ chế hai bên đó là các tiêu chuẩn lao động ngành, địa phương.

Thứ tư, về tần suất hoạt động của cơ chế hai bên là tương đối thường xuyên Bởi vì các vấn đề giải quyết là những vấn đề cơ bản và phản ánh qua công việc và giao tiếp thường xuyên hoặc định kỳ Và có như vậy, vấn đề mới được phát hiện và giải quyết kịp thời trước khi quá muộn

Thứ năm, về trách nhiệm của các bên trong cơ chế hai bên là cùng quyết định Hai bên trong cơ chế tương tác tương đối bình đẳng, họ cùng thực hiện đối thoại, thương lượng để

Trang 7

đến sự nhất trí và thường được ghi nhận bằng văn bản với chữ ký của hai bên (thường được gọi là bên A và bên B trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể).

Bên cạnh những đặc điểm nêu trên một điểm đáng lưu ý rằng, mặc dù tồn tại sự chủ động tương đối nhưng cơ chế hai bên không hoạt động độc lập, tách rời hoàn toàn khỏi vai trò của nhà nước mà trái lại nó luôn vận hành trong khuôn khổ luật pháp và những chính sách, quy định do nhà nước ban hành Cơ chế hai bên phải vận hành trong khuôn khổ luật pháp và phù hợp với các chính sách kinh tế xã hội - kết quả của sự tương tác ba bên; Các cơ quan của nhà nước nhiều khi đóng vai trò như những người tư vấn, trung gian và hòa giải trong các xung đột trong quan hệ lao động trong doanh nghiệp Ở các nước đang phát triển, nhà nước thường can thiệp sâu hơn và nhiều hơn vào các vấn đề nội bộ của doanh nghiệp nói chung và quan hệ lao động trong doanh nghiệp nói riêng.

1.2.2 Điều kiện vận hành cơ chế hai bên

Để tính “không bình đẳng”, tính “mâu thuẫn” trong quan hệ hai bên được tiết chế và cơ chế hai bên vận hành có hiệu quả, cần có những điều kiện hỗ trợ như:

Một là, có khuôn khổ luật pháp rõ ràng, ổn định và có hiệu lực cao Đặc biệt là hệ thống các luật lệ hay quy định liên quan đến quan hệ lao động Điều này sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý để hai chủ thể có thể chủ động và tự tin với vị thế của chủ thể chính thức trong quan hệ lao động bởi họ được bảo vệ, đảm bảo quyền, được giới hạn các nghĩa vụ cũng như trách nhiệm.

Hai là, phải có thị trường lao động phát triển và tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường Trên thị trường lao động hai bên đối tác thực hiện việc mặc cả để xác lập giá cả hàng hóa sức lao động được hình thành và được biểu hiện thông qua sự tương tác cụ thể về tiền lương, điều kiện lao động, thời gian lao động…

Ba là, các đại diện, tổ chức đại diện của các bên phải thực sự đại diện và hoạt động tích cực để bảo vệ lợi ích cho bên mình, hoạt động của các tổ chức này phải tương đối độc lập trong khuôn khổ pháp luật quốc gia Các tổ chức này là công đoàn hay hiệp hội người sử dụng lao động Chỉ khi nào tổ chức công đoàn hoàn toàn không bị phụ thuộc kinh tế vào người sử dụng lao động, khi đại diện của công đoàn có đủ năng lực và không bị chi phối bởi

Trang 8

người sử dụng lao động…thì lúc đó đại diện và tổ chức đại diện mới thực sự vì người lao động và có khả năng bảo vệ người lao động.

Bốn là, sự tồn tại của các tổ chức trung gian, hòa giải, tòa án lao động đảm bảo giải quyết các xung đột trong trường hợp hai bên không đạt được thỏa thuận chung Điều kiện này đề cập đến sự hỗ trợ cần thiết và đúng lúc của các trung gian khi quan hệ lao động có vấn đề Sự xuất hiện và hỗ trợ phù hợp sẽ điều hướng tương tác hai bên không bế tắc và giúp cho nó bước qua thời kỳ khủng hoảng và sang thời kỳ mới tươi sáng hơn.

1.2.3 Phương thức vận hành cơ chế hai bên

Cơ chế hai bên vận hành ở cấp ngành, địa phương và doanh nghiệp nhằm hợp tác dàn xếp các vấn đề cụ thể liên quan đến điều kiện làm việc mang tính đặc thù của doanh nghiệp hay của ngành như: mức lương, bảo hộ lao động, xử lý độc hại, chính sách đào tạo, điều kiện sa thải kỷ luật, chế độ bảo hiểm…và hiệu quả sản xuất kinh doanh Về hoạt động, cơ chế hai bên vận hành dưới các phương thức như:

- Đối thoại xã hội, thỏa thuận, tham khảo ý kiến, cùng ra quyết định vfa các diễn đàn có sự tham gia của hai bên.

- Thương lượng, đàm phán giải quyết xung đột, tranh chấp lao động.

Cơ chế hai bên ở cấp doanh nghiệp, hai chủ thể tương tác trực tiếp là người sử dụng lao động và các đại diện cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp như: công đoàn hay ủy ban người lao động Cơ chế hai bên ở cấp ngành, địa phương các chủ thể tương tác thường là đại diện của hai phía Đại diện cho người sử dụng lao động: Hiệp hội giới chủ, liên minh các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, liên đoàn giới chủ, Đại diện cho người lao động: Công đoàn, liên đoàn lao động Trên thế giới, cơ chế tham vấn tại nơi làm việc thường được tổ chức dưới dạng Hội đồng lao động hoặc Uỷ ban lao động dưới các phương thức:

- Một là phương thức Hội đồng lao động là cơ quan đại diện cho người lao động Cơ quan này có quyền tham vấn và cùng ra các quyết định với người sử dụng lao động

- Hai là phương thức Hội đồng lao động là cơ quan hai bên có sự tham gia của cả đại diện người sử dụng lao động và đại diện người lao động

Trang 9

PHẦN 2 THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ TƯƠNG TÁC HAI BÊN TẠI CÔNG TYSAMSUNG ELECTRONIC VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Samsung Electronic Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) là thành viên của tập đoàn Điện tử Samsung, Hàn Quốc chuyên sản xuất điện thoại di động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao Tại Việt Nam, SEV được đánh giá là một trong những công ty có môi trường làm việc hiện đại và tốt nhất; chính sách tiền lương, thưởng cạnh tranh với mục tiêu công bằng, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng cường sự gắn bó của các thành viên.

Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2009, Công ty TNHH Samsung Eletronics Việt Nam (SEV) đã bước đầu gặt hái được những thành công nhất định và đang là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công nhất tại Việt Nam.

- 2010: Giới thiệu dòng điện thoại thông minh Galaxy sử dụng hệ điều hành Android ra mắt dòng TV3D đầu tiên tại Việt Nam

- 2012: Ra mắt dòng SmartTV đầu tiên tại Việt Nam Dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh LEDTV

- 2014 Dự án Samsung Vietnam Electronics Thái Nguyên nhận giấy phép đầu tư vào 03/2014, với nhà máy đặt tại Khu Công nghiệp Yên Bình Thái Nguyên, có tổng vốn đầu tư 5tỷ USD

- 2016 Dự án Samsung CE Complex của Samsung Việt Nam có tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD đặt tại Khu Công Nghệ Cao Sài Gòn với tổng diện tích 70 ha, chính thức được khởi công vào 05/2015 và bắt đầu đi vào hoạt động vào 6/2016 Chính thức đóng cửa nhà máy Savina tại Thủ Đức, Tp.HCM và chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất qua khu phức hợp SEHC

Trang 10

- 2017: Samsung Việt Nam chính thức khai trương Trung tâm Trải nghiệm Giải pháp Doanh nghiệp Samsung EBC lớn nhất Đông Nam Á và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển SHRD đặt tại Khu phức hợp

- 2018: Ra mắt The Wall và QLED 8K - TV với thiết kế mô-đun đầu tiên trên thế giới Công bố nền tảng Buồng lái Kỹ thuật Số 2018, dự án hợp tác giữa Samsung và Harman Thành lập Trung tâmẠI toàn cầu tại Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Canada và Nga

- 2019: Ra mắt Micro LED 75 inch đầu tiên trên thế giới Ra mắt “Samsung Bot”, nền tảng robot cho tương lai của AI.

2.1.2 Đặc điểm của ngành nghề kinh doanh

Các hoạt động chính của Công ty bao gồm: Nghiên cứu và phát triển, sản xuất, lắp ráp, gia công, tiếp thị và kinh doanh các sản phẩm điện, điện tử công nghệ cao; kinh doanh xuất nhập khẩu (không bao gồm phân phối) điện thoại di động và các sản phẩm điện, điện tử.

- Sản xuất điện thoại di động và thiết bị điện tử: SEV là một trong những nhà máy sản

xuất điện thoại di động lớn nhất trên Thế giới với dây chuyền sản xuất hiện đại và khép kín Công ty sản xuất nhiều dòng sản phẩm khác nhau, từ các smartphone cao cấp đến các sản phẩm điện tử gia đình như tivi, máy lạnh, máy giặt, Sản phẩm của SEV được xuất khẩu đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, trong đó có hơn 55,2% sản phẩm được bán trên thị trường châu u, thị trường luôn được xem là khắt khe và khó tính nhất hiện nay.

- Tập trung vào nghiên cứu và phát triển: Samsung Vietnam luôn tập trung vào nghiên

cứu và phát triển để sản xuất ra các sản phẩm mới nhất, chất lượng cao và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Công ty đã đầu tư một số lượng lớn nguồn lực cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, bao gồm cả việc xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển.

2.2 Thực trạng cơ chế tương tác hai bên tại Công ty Samsung Electronic ViệtNam

2.2.1 Đặc điểm của cơ chế tương tác hai bên tại Công ty Samsung Electronic Việt Nam

Thứ nhất, về các chủ thể trong cơ chế hai bên tại SEVNgười lao động và tổ chức đại diện người lao động

Trang 11

Một bên không thể thiếu khi tham gia tương tác cơ chế hai bên là tập thể người lao động làm việc tại công ty Samsung và tổ chức công đoàn đại diện cho họ Công đoàn cơ sở SEV được thành lập dưới sự quản lý, phụ trách của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh Chủ tịch công đoàn của SEV là thành viên của Ban chấp hành (BCH) Liên đoàn Lao động Tỉnh.

Công đoàn cơ sở SEV được thành lập từ năm 2012 theo đúng quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ theo đúng như quyền và nghĩa vụ của Công đoàn Hoạt động Công đoàn trong doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quan hệ lao động Theo luật lao động 2019, Công đoàn có vai trò tham gia ý kiến, giám sát việc thực hiện chính sách có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.

Người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động

Doanh nghiệp, đại diện cho người sử dụng lao động, thông qua việc tuyển dụng lao động có thể chủ động tuyển chọn, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát, khen thưởng, duy trì và phát triển lực lượng lao động cần thiết cho đơn vị mình, nhằm hoàn thành tốt mục tiêu, kế hoạch sản xuất, công tác đề ra Việc tuyển dụng lao động tạo điều kiện cho NLĐ thực hiện quyền có việc làm và nghĩa vụ lao động của mình.

Thứ hai, tính chất tương tác cơ chế hai bên tại SEV là tương tác trực tiếp: Tại công ty

SamSung, sự tương tác trong cơ chế hai bên là tương tác trực tiếp Khi có những vấn đề xung đột, mâu thuẫn cần giải quyết thì đại người lao động – Công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng lao động sẽ cùng ngồi lại với nhau, cùng thảo luận đưa ra những ý kiến, hướng giải quyết để đảm bảo mâu thuẫn được giải quyết nhanh chóng và triệt để Những nội quy, chính sách được thỏa thuận trong cuộc trao đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên.

Thứ ba, vấn đề giải quyết của cơ chế hai bên tại SEV là những vấn đề mang tính đặc

thù của ngành: Các vấn đề tương tác hai bên tại công ty Samsung Electronic Việt Nam là

các vấn đề mang tính đặc thù của ngành, các vấn đề rất dễ dẫn tới nguy cơ xung đột tại nơi làm việc như:

Trang 12

- Vấn đề tiền lương và chế độ phúc lợi cho người lao động tại doanh nghiệp: những

vấn đề liên quan đến: tăng lương,thưởng, các khoản phụ cấp, tiền lương làm thêm giờ, phúc lợi, những đề suất của NLĐ, họ cảm thấy mức lương làm thêm giờ mà công ty trả chưa đúng với giá trịnăng suất mà mình bỏ ra.…

- Thời gian làm việc, nghỉ ngơi, làm thêm giờ : Nội dung này được quy định rõ thành

các điều khoản trong thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp và đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật Tuy nhiên trên thực tế, cả NSDLĐ và NLĐ thống nhất với nhau về thời gian làm thêm để đảm bảo đơn hàng và tăng thu nhập trong bối cảnh tiền lương cơ bản của công nhân còn thấp Chính vì vậy, người lao động thường hay làm thêm giờ để có thêm thu nhập Như vậy, dù có trao đổi tương đối rõ ràng nhưng việc tuân thủ các quy định về thời giờ làm việc vẫn không được đảm bảo.

- An toàn lao động và vệ sinh lao động : công ty đã có những quy định rất rõ ràng về

vấn đề này NLĐ được khám sức khỏe định kỳ một lần/năm cho lao động thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ và 2 lần/năm đối với lao động làm công việc nguy hiểm, là người cao tuổi Ngoài ra, công ty cũng đã xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động; phòng chống cháy nổ trong công ty.

- Đào tạo , tập huấn cho người lao động : những vấn đề tại buổi đào tạo kỹ năng

chuyên môn, kỹ năng mềm, những hiểu biết về pháp luật, quy định của công ty là vấn đề được thảo luận tại nội dung này.

- Những quy định đối với lao động nữ : Các vấn đề bao gồm các suất ăn đặc biệt cho

lao động nữ thời kì thai sản, lao động nữ mang thai sẽ được nghỉ 2 tháng trước thai kì hưởng 70% lương, lao động nữ trong thời gian có kinh nguyệt được nghỉ thêm 30 phút, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được nghỉ thêm 60 phút mà vẫn hưởng nguyên lương

Thứ tư, về tần suất hoạt động của cơ chế hai bên ở SEV là tương đối thường xuyên.

Doanh nghiệp đã sử dụng gần hết các hình thức đối thoại xã hội trong công ty như là đại hội công nhân viên chức; gặp gỡ định kỳ giữa giám đốc – đại diện công đoàn và NLĐ; gặp gỡ và trao đổi trực tiếp giữa người quản lý và công nhân lao động; thương lượng tập thể và các hình thức khác như bản tin nội bộ, hòm thư góp ý Thông qua các kênh thông tin trực

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w