.Biện pháp cân đối...13 Trang 7 LỜI MỞ ĐẦUChi Ngân sách Nhà nước có vai trò lớn trong bất kỳ nền kinh tế nào và đặc biệt quan trọng hơn trong cơ chế thị trường, bởi Ngân sách Nhà nước c
Trang 1MÔN: NHẬP MÔN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC,
LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2019 ĐẾN NAY.
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 BÀI THẢO LUẬN
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN - -
Mã lớp học phần: 2325EFIN2811 Người hướng dẫn: Vũ Xuân Dũng
Đề tài: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG
MẠI
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 3
Môn học: Nhập môn Tài chính- Tiền tệ
Nhóm: 3
Địa điểm làm việc: Zoom (ID: 680738427)
Thời gian: 9h ngày 15 tháng 3 năm 2023
Vắng mặt: 0
Nội dung công việc:
1 Nhóm trưởng tổng hợp nội dung, lên kế hoạch và phân chia công việc chotừng thành viên
2 Các thành viên đóng góp, góp ý ý kiến và thống nhất nội dung ý tưởng
3 Nhóm trưởng phân công công việc:
- Nguyễn Thị Thùy Dung (thư ký): Đóng góp ý kiến, thu thập thông tin, ghi biênbản họp nhóm
- Nguyễn Thị Bình Dương: Tìm hiểu nội dung và tài liệu tham khảo
- Nguyễn Thị Ngọc Diệp (nhóm trưởng): Tổng hợp tất cả nội dung, đưa ra ýkiến nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến và hoàn thành
- Lê Mỹ Duyên: Tìm hiểu nội dung và tài liệu tham khảo
- Lê Thùy Dương: Làm powerpoint, lên nội dung, ý tưởng và phân tích
- Hoàng Xuân Đạt: Tổng hợp nội dung để làm Word
- Lê Minh Đức: Làm powerpoint, lên nội dung, ý tưởng và phân tích
- Nguyễn Quang Đông: Đưa ra ý tưởng, phân tích nội dung
- Đỗ Thành Chung: Đóng góp ý kiến, tìm tài liệu tham khảo
- Lê Trung Dũng: Tìm hiểu nội dung, phân tích ý tưởng
Trang 4BẢNG DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3ST
4 Lê Thùy Dương -Tìm hiểu nội dung
8 Nguyễn Quang Đông - Thuyết trình bài thảo luận
9 Đỗ Thành Chung - Thuyết trình bài thảo luận
10 Lê Trung Dũng - Nhận xét và phản biện
Trang 5MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 8
I Khái niệm và đặc điểm chi Ngân sách Nhà nước 8
1 Khái niệm 8
2 Đặc điểm của chi Ngân sách Nhà nước 8
II Phân loại chi Ngân sách nhà nước 8
1 Phân loại theo nội dung các khoản chi 8
2 Phân loại theo mục đích chi 9
3 Phân loại theo thời hạn tác động của các khoản chi và phương thức quản lý 9
III Các nhân tố ảnh hưởng đến chi Ngân sách Nhà nước 10
IV Các nguyên tắc tổ chức chi Ngân sách Nhà nước 11
V Bội chi NSNN 12
1 Khái niệm 12
2 Phân loại 12
2.1 Bội chi cơ cấu 12
2.2 Bội chi chu kì 12
3 Ý nghĩa 13
4 .Biện pháp cân đối 13
CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHI NSNN (2019-2022) 16
I Thực trạng 16
1 Chi NSNN năm 2019 16
2 Chi NSNN năm 2020 17
3 Chi NSNN năm 2021 18
4 Chi NSNN năm 2022 19
II Giải pháp 20
Trang 6DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Chi Ngân sách Nhà nước có vai trò lớn trong bất kỳ nền kinh tế nào và đặc biệt quan trọng hơn trong cơ chế thị trường, bởi Ngân sách Nhà nước cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy Nhà nước để cung cấp cho hoạt động xã hội những hàng hoá dịch vu công cộng; Nhà nước sử dụng Ngân sách Nhà nước để huy động nguồn vốn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu, là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế –
xã hội, giám sát các hoạt động kinh tế – xã hội,…
Để tìm hiểu việc chi đó có mang lại hiệu quả và đạt mục tiêu như Chính phủ đưa ra hay không, chúng ta cần hiểu rõ cơ
sở lý thuyết về chi Ngân sách Nhà nước, đánh giá thực trạng để
từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục vấn đề
Để thực hiện và hoàn thành đề tài thảo luận này, chúng
em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện của nhiều
tổ chức và cá nhân Đề tài thảo luận cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả cá nhân, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị,…
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong bài thảo luận này
không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Chúng em kính
mong thầy tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn Một lần nữa, chúng em xin trân trọng cảmơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2023
Tác giảNhóm 3
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I Khái niệm và đặc điểm chi Ngân sách Nhà nước
1 Khái niệm
Chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ Ngân sáchNhà nước nhằm trang trải các chi phí cho bộ máy Nhà nước và thực hiện cácchức năng của Nhà nước về mọi mặt
2 Đặc điểm của chi Ngân sách Nhà nước
Trong mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn lịch sử, chi Ngân sách Nhà nướcmang những nội dung kinh tế và cơ cấu khác nhau, song chúng đều có đặc điểmchung như sau:
Chi Ngân sách Nhà nước gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh
tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước phải đảm đương trong thời kỳ
Chi Ngân sách Nhà nước gắn liền với quyền lực Nhà nước
Hiệu quả của chi Ngân sách Nhà nước được xem xét trên tầm vĩ mô
Các khoản chi của Ngân sách Nhà nước mang tính chất không hoàn trả trựctiếp là chủ yếu
Các khoản chi của Ngân sách Nhà nước là một bộ phận cấu thành luồng vậnđộng tiền tệ trong nền kinh tế nên nó thường có những tác động đến sự vậnđộng của các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, lãi suất, tỷ giá hốiđoái,…
II Phân loại chi Ngân sách nhà nước
1 Phân loại theo nội dung các khoản chi
- Chi đầu tư phát triển kinh tế:
Là khoản chi quan trọng và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi củaNgân sách Nhà nước
Khoản chi này có tác dụng tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế,tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, làm tăng tổng sản phẩm quốc
tế và tạo tiền đề để tái tạo và tăng nguồn thu Ngân sách Nhà nước.
Trang 9- Chi phát triển sự nghiệp:
Nhằm phát triển các lĩnh vực trong xã hội
Bao gồm chi cho sự nghiệp kinh tế; chi cho y tế, chăm sóc sức khỏe cộngđồng; chi cho giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học; chi cho phát triểnvăn hóa, thể dục, thể thao…
Thường được thực hiện dưới hình thức NSNN cấp kinh phí đầu tư cơ bản,trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và cấp kinh phí hoạt động hằng năm chocác tổ chức sự nghiệp công lập
- Chi cho quản lý nhà nước:
Là khoản chi nhằm đảm bảo duy trì và cải tiến sự hoạt động của bộ máyNhà nước
Quy mô khoản chi này phụ thuộc vào quy mô bộ máy Nhà nước và nhữngnhiệm vụ bộ máy đảm nhận trong từng thời kỳ
- Chi cho an ninh, quốc phòng:
Là khoản chi cho xây dựng, duy trì và cải tiến sự hoạt động của các lựclượng an ninh, quốc phòng nhằm đảm bảo sức mạnh chuyên chính củaNhà nước, bảo vệ Tổ quốc và duy trì trật tự trị an cho xã hội
- Chi đảm bảo và phúc lợi xã hội:
Là khoản chi nhằm đảm bảo nâng cao đời sống về vật chất và tinh thầncho dân cư, đặc biệt là tầng lớp người nghèo trong xã hội
Được thực hiện dưới hình thức NSNN chi cho bảo hiểm xã hội, chi đảmbảo xã hội và chi cho cứu tế xã hội
2 Phân loại theo mục đích chi
- Chi cho tích lũy: Nhằm mục đích làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nềnkinh tế, góp phần tăng tưởng kinh tế
- Chi cho tiêu dùng: Không nhằm mục đích trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất
để tiêu dùng trong tương lai mà chỉ là tiêu dùng ở hiện tại
3 Phân loại theo thời hạn tác động của các khoản chi và phương thức quản lý
- Chi thường xuyên:
Thường mang tính chất cho tiêu dùng
Thông thường là chi tiền lương, tiền công cho cán bộ công chức Nhà nước,chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho hoạt động của Nhà nước, chichuyển giao thường xuyên
Trang 10- Chi đầu tư phát triển:
Bao gồm các khoản chi có tác dụng làm tăng CSVC kỹ thuật của đất nước
và góp phần tăng trưởng kinh tế
Thường là chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng, chi đầu tư vốn và hỗ trợ vốn chodoanh nghiệp Nhà nước, chi cho các dự án, chương trình quốc gia
- Chi trả nợ và viện trợ:
Nhằm thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước và nướcngoài dưới các hình thức khác nhau như phát hành công trái, trái phiếuNhà nước…
- Chi dự trữ: Để hình thành và bổ sung các quỹ dự trữ vật tư, hàng hóa thiếtyếu, ngoại tệ…
III Các nhân tố ảnh hưởng đến chi Ngân sách Nhà nước
Cơ cấu chi Ngân sách Nhà nước trong từng thời kì chịu sự ảnh hưởng của nhiềuyếu tố khác nhau:
- Chế độ xã hội là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chi Ngân sách Nhà nước Chế
độ xã hội quyết định đến bản chất, định hướng phát triển kinh tế – xã hội
cũng như những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước, cho nênnội dung, cơ cấu chi Ngân sách Nhà nước đương nhiên sẽ chịu sự ràng buộccủa chế độ xã hội Các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau thì nội dung, cơcấu chi Ngân sách Nhà nước cũng khác nhau
Ví dụ: Ở nhiều nước phát triển thì tỉ trọng chi Ngân sách cho các mục tiêu
phúc lợi xã hội như giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cao hơncác nước khác Trong những năm gần đây cơ cấu Ngân sách Nhà nước ViệtNam cũng đang có những chuyển biến theo xu hướng chung trên thế giới,bằng chứng là tỉ trọng chi cho giáo dục và y tế ngày càng được nâng cao
- Lực lượng sản xuất phát triển kéo theo đó là nhu cầu vốn để phát triển kinh tếtăng lên, khi đó Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lí vĩ mô nền kinh tếphải có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu này, từ đó ảnh hưởng đến nội dung và
cơ cấu chi Ngân sách Nhà nước Lực lượng sản xuất phát triển sẽ tác độnglàm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tạo khả năng và điều kiện cho việchình thành nội dung, cơ cấu chi phù hợp với nhu cầu phát triển
- Khả năng tích lũy của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến nội dung, cơ cấu chiNgân sách Nhà nước Thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội
Trang 11thường được phân chia và sử dụng vào các mục đích tích lũy và tiêu dùng.Khi khả năng tích lũy trong nền kinh tế càng lớn thì khả năng chi đầu tư pháttriển kinh tế càng cao.
- Mô hình tổ chức bộ máy của Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị,
xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kì ảnh hưởng đến chi Ngânsách Nhà nước Với mỗi mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước khác nhau thìnhu cầu chi tiêu nhằm duy trì quyền lực chính trị của bộ máy đó cũng khácnhau Nhìn chung bộ máy quản lí Nhà nước càng gọn nhẹ thì càng tiết kiệmđược các khoản chi Ngân sách Nhà nước nhằm duy trì bộ máy đó Trong mỗigiai đoạn lịch sử khác nhau, gắn với những nhiệm vụ cụ thể của Nhà nước vềphát triển kinh tế, ổn định chính trị, giải quyết các vấn đề xã hội mà Nhànước quyết định nội dung và cơ cấu chi cho phù hợp
IV Các nguyên tắc tổ chức chi Ngân sách Nhà nước
Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, nếu bố trí các khoản chi Ngân sáchmột cách tùy tiện, ngẫu hứng, thiếu sự phân tích hoàn cảnh cụ thể sẽ có ảnh
hưởng xấu đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước Do đó việc tổ
chức chi Ngân sách Nhà nước phải tuân thủ những quy tắc nhất định:
- Dựa trên khả năng các nguồn thu có thể huy động được để bố trí các khoảnchi
- Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả
- Đảm bảo yêu cầu tập trung có trọng điểm
- Đảm bảo yêu cầu Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc bố trí cáckhoản chi của Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là các khoản chi mang tính chấtphúc lợi xã hội
- Phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của các cấp chình quyền
theo quy định của pháp luật để bố trí các khoản chi cho thích hợp
- Kết hợp chặt chẽ các khoản chi Ngân sách Nhà nước với việc điều hành khốilượng tiền tệ, lãi suất, tỉ giá hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng tácđộng, thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô
Trang 12V Bội chi Ngân sách Nhà nước
1 Khái niệm
Bội chi ngân sách nhà nước là (tổng số) chi lớn hơn (tổng số) thu trong nămngân sách, tình trạng mất cân đối của ngân sách, phản ánh sự thiếu hụt của nềntài chính
2 Phân loại
Tài chính công hiện đại phân loại bội chi ngân sách nhà nước thành hai loại: bộichi cơ cấu và bội chi chu kì
2.1 Bội chi cơ cấu
Bội chi cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chínhsách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hayquy mô chi tiêu cho giáo dục,quốc phòng,…
Ví dụ: Tổng chi Ngân sách Nhà nước năm 2013 ước tính đạt 986,2 nghìn tỷ
đồng, bằng 100,8% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 201,6 nghìn tỷđồng, bằng 115,1% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 196,3 nghìn tỷ đồng, bằng
115,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý
Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi thực hiện cải cách tiền lương) ướctính đạt 679,6 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8%; chi trả nợ và viện trợ 105 nghìn tỷđồng, bằng 100% (Theo Thời báo Ngân hàng)
Nguyên nhân dẫn đến bội chi cơ cấu chủ yếu là nguyên nhân chủ quan doquản lý, điều hành ngân sách nhà nước bất hợp lý Biểu hiện qua những vấn đềnhư việc khai thác và đánh giá nguồn thu chưa tốt, phân bổ và sử dụng Ngânsách Nhà nước còn nhiều bất cập, dẫn đến thất thoát và lãng phí nguồn lực tàichính của Nhà nước, hay vấn đề phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước chưakhuyến khích địa phương nổ lực trong khai thác nguồn thu và phân bổ chi tiêuhiệu quả
Những điều đó đã làm nguồn thu vào Ngân sách Nhà nước bị thất thoát,hoạt động thu không hiệu quả và không đủ cho hoạt động chi của Nhà nước.Ngoài ra do Nhà nước chủ động sử dụng bội chi Ngân sách Nhà nước như làmột công cụ để thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng tạo
sự tăng trưởng cho nền kinh tế, khắc phục tình trạng suy thoái của nền kinh tế
Trang 132.2 Bội chi chu kì
Bội chi chu kì là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh
tế, nghĩa là mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân
Ví dụ: Tỷ lệ bội chi Ngân sách Nhà nước năm 2019 ở mức 5,3% GDP, vượt mức
4,8% đã dự toán
Nguyên nhân dẫn đến bội chi chu kì thường là nguyên nhân khách quan
do nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng, của cải vật chất tạo ra ít, năng suất laođộng của xã hội thấp, thất nghiệp gia tăng, làm cho nguồn thu vào ngân sách nhànước bị giảm sút, nhưng nhu cầu chi tiêu lại gia tăng để giải quyết những vấn đề
khó khăn mới về kinh tế – xã hội như: trợ cấp xã hội, các khoản chi để phục hồi
nền kinh tế,… đồng thời Nhà nước còn chi tiền để phục hồi nền kinh tế Điều đó
dễ dẫn đến tình trạng thu không đủ chi và Ngân sách Nhà nước bị thâm hụt
Việc phân biệt hai loại bội chi trên đây có tác dụng quan trọng trong việcđánh giá ảnh hưởng thực sự của chính sách tài chính khi thực hiện chính sách tàichính mở rộng hay thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nàogiúp cho chính phủ có những biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từnggiai đoạn của chu kỳ kinh tế
Không thể loại bỏ hoàn toàn bội chi Ngân sách, vậy nên dù bội chi ở mức
độ nào mọi Chính phủ đều phải có biện pháp để kiểm soát và kiềm chế bội chiNgân sách Nhà nước
4 Biện pháp cân đối
Vấn đề thiếu hụt Ngân sách Nhà nước xảy ra ở tất cả các nước trên thếgiới và việc lựa chọn cách thức xử lý bội chi Ngân sách Nhà nước sao cho phù
Trang 14hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triển trong tương lai cho một đấtnước luôn là bài toán khó cho các chính trị gia Sử dụng phương pháp nào,nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trongtừng thời kỳ của mỗi quốc gia Xử lý khắc phục bội chi Ngân sách Nhà nước cóthể áp dụng một số giải pháp sau:
- Thứ nhất: Vay nợ cả trong và ngoài nước
Vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài: Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽkéo theo vấn đề phục thuộc nước ngoài cả về kinh tế lẫn chính trị và còn làmgiảm dự trữ ngoại hối khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng
hoảng tỷ giá Còn vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất và vòng nợ – trả lãi –
bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chitrả của ngân sách nhà nước cho các thời kỳ
- Thứ hai: Tăng các khoản thu
Tăng các khoản thu: Việc tăng các khoản thu (đặc biệt là thuế) có thể bù đắpthâm hụt Ngân sách Nhà nước và giảm bội chi Ngân sách Nhà nước.Tăng thuNgân sách Nhà nước bằng biện pháp tích cực khai thác mọi nguồn thu, thay đổi
và áp dụng các sắc thuế mới, nâng cao hiệu quả thu Tuy nhiên, cần lưu ý khităng thu vẫn phải chú ý khuyến khích các ngành, vùng trọng điểm để tạo lực đẩycho nền kinh tế và phải xác định cái gốc cơ bản là phải tăng thu Ngân sách Nhànước bằng chính sự tăng trưởng kinh tế
- Thứ ba: Triệt để tiết kiệm các khoản chi
Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự ánmang tính chủ đạo, hiệu quả để tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế –
xã hội, đặc biệt là những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm,thậm trí không đầu tư Mặt khác, bên cạnh việc tiết kiệm các khoản đầu tư công,những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng cần phải cắtgiảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết
- Thứ tư: Tăng cường vai trò quản lý của cơ quan Nhà nước
Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chínhsách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế