1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những vấn đề lý luận về nguyên tắc một tài liệu ngân sách duy nhất và nguyên tắc ngân sách tổng thể trong quản lý ngân sách nhà nước ở việt nam từ khi luật ngân sách nhà nước 2015 có hiệu lực thi hành

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 375,14 KB

Nội dung

Kết cấu bài tiểu luậnPhần 1: Tổng quan về ngân sách nhà nước, nguyên tắc một tài liệu ngânsách duy nhất và nguyên tắc nhà nước tổng thểPhần 2: Thực tiễn việc thực hiện nguyên tắc một tài

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI THI MÔN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 2 ngày

SỐ HIỆU ĐỀ:03/2021

Đề tài:

Những vấn đề lý luận về nguyên tắc một tài liệu ngân sách duy nhất và nguyên tắc ngân sách tổng thể trong quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam

từ khi luật ngân sách nhà nước 2015 có hiệu lực thi hành

Tháng 10, năm 2021 A.LỜI MỞ ĐẦU

1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài

Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế,

xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước, là một trong những đòn bẩy vật chất quan trọng để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Vậy để đảm bảo nền kinh tế - xã hội phát triển ổn định vững chắc thì một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải đảm bảo hiệu quả trong quản lý ngân sách nhà nước, trong

Trang 2

đó việc tuân theo hai nguyên tắc: “nguyên tắc một tài liệu duy nhất” và “nguyên tắc ngân sách tổng thể” luôn là yêu cầu bắt buộc, là tiền đề để có một nền ngân sách nhà nước công khai, minh bạch và hiểu quả Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực tiễn việc sử dụng nguyên tắc một tài liệu ngân sách duy nhất và nguyên tắc ngân sách tổng thể của Việt Nam từ khi Luật ngân sách nhà nước 2015 có hiệu lực thi hành.”

2 Kết cấu bài tiểu luận

Phần 1: Tổng quan về ngân sách nhà nước, nguyên tắc một tài liệu ngân sách duy nhất và nguyên tắc nhà nước tổng thể

Phần 2: Thực tiễn việc thực hiện nguyên tắc một tài liệu ngân sách duy nhất

và nguyên tắc nhà nước tổng thể ở Việt Nam từ khi luật ngân sách nhà nước 2015 có hiệu lực thi hành

B NỘI DUNG Phần 1: Tổng quan về ngân sách nhà nước, nguyên tắc một tài liệu ngân sách duy nhất và nguyên tắc nhà nước tổng thể

1.1.Tổng quan về ngân sách nhà nước

1.1.1.Khái niệm ngân sách nhà nước

Theo góc độ kinh tế, ngân sách nhà nước là một công cụ chính sách kinh tế của quốc gia, được sử dụng để đạt các mục tiêu: kỷ luật tài khóa, phân bổ nguồn lực theo thứ tự ưu tiên, và sử dụng nguồn lực hiệu quả

Trang 3

Theo góc độ chính trị, ngân sách nhà nước được trình cho cơ quan quyền lực nhà nước để để đảm bảo các đại biểu của người dân được giám sát, phê duyệt các quyết định về thu và chi ngân sách

Theo góc độ luật pháp, ngân sách nhà nước về hình thức là một văn bản pháp luật được phê duyệt bởi Quốc hội, giới hạn các quyền mà cơ quan hành pháp được phép thực hiện

Theo góc độ quản lý, ngân sách nhà nước là căn cứ để quản lý tài chính trong các đơn vị sử dụng ngân sách, cho biết số tiền đơn vị được phép chi, các nhiệm

vụ chi và kế hoạch thực hiện, ngân sách phân bổ cho đơn vị

Ở Việt Nam, từ điển tiếng Việt thông dụng định nghĩa: “Ngân sách: tổng số thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định’’ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, đưa ra khái niệm “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”[1,tr45-46]

1.1.2 Những khoản thu, chi thuộc phạm vi của Ngân sách nhà nước

- Thu ngân sách nhà nước bao gồm:

+ Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí

+ Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ, các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật

Trang 4

+ Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền của địa phương +Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

- Chi ngân sách nhà nước bao gồm:

+ Chi đầu tư phát triển

+ Chi dự trữ quốc gia

+ Chi thương xuyên

+ Chi trả nợ lãi

+ Chi viện trợ

+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.[2]

1.1.3 Quản lý Ngân sách nhà nước

Quản lý ngân sách nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các nguyên tắc, phương pháp và công

cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định Thực chất đây là quá trình quản lý thu, chi ngân sách nhà nước và cân đối hệ thống ngân sách.[3]

1.1.4 Các nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước

Có 7 nguyên tắc quản lý nguồn ngân sách: Nguyên tắc một tài liệu duy nhất, nguyên tắc ngân sách tổng thể, nguyên tắc niên độ của ngân sách, nguyên tắc cân

Trang 5

đối ngân sách, nguyên tắc chuyên dùng, nguyên tắc hiệu năng và nguyên tắc minh bạch.[4, tr.54-62]

1.2.Nguyên tắc một tài liệu ngân sách duy nhất

1.2.1.Khái niệm nguyên tắc một tài liệu ngân sách duy nhất

Nguyên tắc một tài liệu ngân sách duy nhất, luật ngân sách nhà nước năm

2015 của Việt Nam, quy định:” Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được

dự toán, tổng hợp đầy đủ và ngân sách nhà nước” Nguyên tắc này đảm bảo tính toàn diện cũng như vai trò của quốc hội trong quyết định ngân sách nhà nước[4,tr.32]

1.2.2 Các yêu cầu của nguyên tắc

Ngân sách nhà nước phải tổng hợp được toàn bộ các hoạt động thu và chi của Nhà nước, không loại trừ bất cứ một hoạt động nào;

Các khoản thu, chi phải được tập hợp trong một dự toán ngân sách duy nhất trình cơ quan lập pháp xem xét

Nguyên tắc này không cho phép sự tồn tại của nhiều văn kiện ngân sách và các khoản thu hoặc chi của Nhà nước được thực hiện ngoài ngân sách[4,tr.32] 1.2.3 Lý do phải tuân thủ nguyên tắc

Đảm bảo tính toàn diện cũng như vai trò của Quốc hội trong việc quyết định ngân sách nhà nước và tính công bằng trong phân bổ ngân sách Thực hiện nguyên tắc này,

Trang 6

Giúp cơ quan quyền lực như Quốc hội dễ dàng theo dõi, kiểm soát, lựa chọn các khoản thu, chi nào là cần thiết, để phê chuẩn sao cho phù hợp với nhu cầu kinh tế- xã hội thực tại, từ đó đưa ra các quyết định thu chi đúng đắn

Tuân thủ nguyên tắc giúp đánh giá thường xuyên tình trạng của ngân sách nhà nước (thâm hụt hay cân bằng ngân sách) Nếu ngân sách nhà nước đang trong trạng thái thâm hụt, cần phải tính toán lại và đưa ra các biện pháp khắc phục, đưa ngân sách về mức cân bằng [1,tr.61-62]

1.3 NGUYÊN TẮC NGÂN SÁCH TỔNG THỂ

1.3.1 Khái niệm nguyên tắc

Nguyên tắc ngân sách tổng thể được hiểu là tất cả các khoản thu của nhà nước phải được tập hợp vào một quỹ duy nhất, để từ đó tài trợ chung cho các khoản chi [1, tr.55]

1.3.2 Các yêu cầu của nguyên tắc

- Các khoản thu và chi được ghi vào dự toán một cách riêng biệt, và chi tiết theo từng số tiền đầy đủ của các khoản, nhằm cân đối thu, chi ngân sách, hạn chế tiêu cực như gian lận, biển thủ công quỹ

- Không được bù trừ giữa thu và chi, các khoản thu và chi phải được thể hiện rõ ràng trong mục lục ngân sách nhà nước

- Không dành riêng một khoản thu riêng để tài trợ cho một khoản chi nhất định, theo với nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể [1, tr.55-56]

Trang 7

1.3.3 Lý do phải tuân thủ nguyên tắc.

- Việc tổng hợp đầy đủ các khoản thu để trang trải cho các khoản chi sẽ tránh lãng phí cho ngân sách nhà nước đồng thời tránh gây thất thoát, và chống tham nhũng

- Hiệu quả phê chuẩn ngân sách và phân bổ ngân sách cho từng nhiệm vụ chi được đảm bảo

- Xuất phát từ yêu cầu các khoản thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể, vì vậy một khoản chi bất kì có thể thực hiện bình thường

mà không phụ thuộc vào một nguồn thu cụ thể nào đó [1, tr.56]

Phần 2: Thực tiễn việc thực hiện nguyên tắc một tài liệu ngân sách duy nhất

và nguyên tắc nhà nước tổng thể ở Việt Nam từ khi luật ngân sách nhà nước 2015 có hiệu lực thi hành

2.1 Nguyên tắc một tài liệu ngân sách duy nhất ở Việt Nam

Hàng năm, chính phủ Việt Nam sẽ soạn bản dự toán ngân sách trình lên Quốc hội để xin được phê duyệt, đồng thời công bố lên trang chủ của bộ tài chính để thực hiện tính minh bạch cho toàn dân được biết [5]

Bản báo cáo đã đưa ra những khoản thu chi rõ ràng chi tiết:

-Tổng thu NSNN thực hiện quý I ước đạt 403,7 nghìn tỷ đồng, bằng 30,1% dự toán, tăng 0,3% so cùng kỳ năm 2020 Trong đó:

+ Thu nội địa: thực hiện đạt 340,2 nghìn tỷ đồng, bằng 30% dự toán, tăng1,2%

so cùng kỳ năm 2020, trong đó có 8/12 khoản thu và nhóm khoản thu đạt tiến

Trang 8

độ tích cực (trên 25% dự toán), như: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 28,2% dự toán, tăng 5%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 33,5% dự toán, tăng 8%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 35,2% dự toán, tăng 22,4%; các khoản thu về nhà, đất đạt 32,3% dự toán, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2020, Kết quả này cho thấy đà phục hồi khả quan

và khá đồng đều của nền kinh tế, cũng như hiệu quả của các chính sách đã thực hiện trong phòng, chống dịch và hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với đại dịch Covid-19

+ Thu từ dầu thô: thực hiện đạt 8 nghìn tỷ đồng, bằng 34,6% dự toán; trên cơ sở giá dầu bình quân quý I đạt 54,1 USD/thùng, cao hơn 9,1 USD/thùng so giá dự toán; sản lượng dầu thô ước đạt 2,23 triệu tấn, bằng 27,7% kế hoạch

+ Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: thực hiện đạt 54,9 nghìn tỷ đồng, bằng 30,8% dự toán, tăng 9,7% so cùng kỳ năm 2020

+ Nhờ có sự phục hồi của nền kinh tế trong nước và các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I ước đạt 152,7 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu tăng mạnh so với năm trước, như: điện thoại các loại và linh kiện tăng 48,1%;chất dẻo nguyên liệu tăng 39,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 30,7%; sắt thép các loại tăng 27,8%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 21,9%, tác động làm tiến độ thu ngân sách của khu vực này đạt khá

- Tổng chi NSNN quý I ước đạt 341,9 nghìn tỷ đồng, bằng 20,3% dự toán, tăng 0,2% so cùng kỳ năm 2020; trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 60,8 nghìn tỷ

Trang 9

đồng, bằng 12,7% dự toán, giảm 1,4%; chi trả nợ lãi đạt 31 nghìn tỷ đồng, bằng 28,2% dự toán, giảm 5,2%;chi thường xuyên đạt 249,9 nghìn tỷ đồng, bằng 24,1% dự toán, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2020

-Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán tổng hợp đầy đủ vào NSNN (Khoản 2, Điều 8, Luật NSNN 2015);

-Quy định rõ những khoản thu, chi nào thuộc phạm vi NSNN (Điều 5, Luật NSNN 2015)

-Quy định những tại liệu, những nội dung thuyết minh về dự toán thu, chi NSNN

mà Chính phủ phải trình Quốc hội (Điều 47, Luật NSNN 2015)

2.2 Nguyên tắc ngân sách tổng thể

Theo pháp luật Việt Nam, nguyên tắc ngân sách toàn diện đã được ghi nhận xuyên suốt và thể hiện rõ ràng trong Luật ngân sách nhà nước 2015:

-Tại Điều 1 Luật này quy định: “NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”

Có thể hiểu, một bản dự toán ngân sách nhà nước thì phải phản ánh tất cả các khoản thu – chi (dù là nhỏ nhất) của nhà nước trong năm tài khoá đó Hai phần thu chi của bản dự toán được thiết kế, xây dựng phù hợp tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của năm đó một cách rất chi tiết, khoa học, khách quan và chính xác… -Điểm đ, Khoản 2, Điều 4 Luật này còn khẳng định: “Trường hợp cơ quan quản

lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp

Trang 10

dưới để thực hiện nhiệm vụ đó” Điều đó có nghĩa là không thể dùng riêng rẽ, bù trừ các khoản thu chi ngân sách cho nhau

Bảng 1 Số liệu dự toán ngân sách nhà nước năm 2021

Đơn vị : Tỷ đồng

Trang 11

5 Chi cải cách tiền lương, tính giản biên chế 25.505

Trích nguồn: [6]

C.KẾT LUẬN

Từ việc nêu ra những vấn đề lý luận về nguyên tắc một tài liệu ngân sách duy nhất và nguyên tắc tổng thể trong quản lý ngân sách nhà nước và qua phần liên

hệ với thực tiễn ở Việt Nam kể từ khi Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 có

Trang 12

hiệu lực thi hành có thể thấy việc ban hành, thực thi hai nguyên tắc là hoàn toàn đúng đắn, điều này đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, đảm bảo vai trò giám sát của cơ quan lập pháp của một quốc gia, ngoài ra điều này đảm bảo ngân sách nhà nước được thực hiện theo đúng kế hoạch và ngăn chặn thâm hụt ngân sách quốc gia – nếu điều này xảy ra sẽ là gánh nặng cho đất nước, kìm hãm sự phát triển của quốc gia Ngân sách theo Luật NSNN năm 2015 đã góp phần thúc đẩy nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác quản lý NSNN Việc ban hành và thực hiện chính sách chế độ mới làm tăng chi ngân sách, tình trạng cấp ban hành chính sách phải có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của từng cấp Tôi tin rằng với những chính sách, quy định, nguyên tắc phù hợp này của Nhà nước sẽ luôn là bước đi đúng đắn giúp Việt Nam ngày càng vươn xa, phát triển vững mạnh

D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hoàng Thị Thúy Nguyệt, Đào Thị Bích Hạnh(2016), Giáo trình quản lý tài chính công NXB tài chính

2.Nguyễn Văn Tuyến, Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước - Đại học Luật Hà Nội - Nhà xuất bản Công an nhân dân

3.Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước

4.Bùi Tiến Hanh, Phạm thị Hoàng Phương(2016), Giáo trình quản lí tài chính công- NXB tài chính

5.Trang bách khoa toàn thư mở : https://www.wikipedia.org

Trang 13

6 trang mạng: https://luatvietnam.vn/tai-chinh/quyet-dinh-1927-qd-btc-cong-khai-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2021-195081-d1.html

Ngày đăng: 19/05/2024, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w