1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản
Tác giả Lê Thị Ngọc Hoa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Việt Tý
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2004
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 46,73 MB

Nội dung

Tương tự như vậy, điều 17 Luật Doanh nghiệp tư nhân cũng quy định “doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh đến mức tại một thời điểm tổng số trị giá

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI

LE THỊ NGOC HOA

NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VỀ

XU LÝ TÀI SAN CUA DOANH NGHIỆP PHA SAN

Chuyên ngành : Luật kinh tế

Maso : 603850

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC : TS NGUYEN VIET TY

ryivien

E S00

HA NOI - 2004

Trang 2

Tài san của Doanh nghiệp phá sản

Xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản - thủ tục thanh toán nợ

đặc biệt

Vai trò của thủ tục xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản

Chương 2 THỤỰC TRANG PHAP LUẬT VỀ XỬ LÍ TÀI SANCUA

DOANH NGHIỆP PHÁ SẢNThực trạng áp dụng các quy định về xử lí tài sản

Những quy định của pháp luật hiện hành về xử lí tài sản của

doanh nghiép phá sản

Những ưu điểm và bất cập của các quy định pháp luật về xử lí tài

sản của doanh nghiép phá san

Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÁC

QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÍ TÀI SẢN CUA DN PHÁ S ANMột số phương hướng nhằm hoàn thiện các quy định về xử lí tài

sản của doanh nghiệp phá sản

Trang 3

Luật phá sản doanh nghiệp được Quốc hội khoá IX thông qua ngày30/12/1993 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/1994 Qua hơn 9 năm thi hành đạo luật này đã phát huy được vai trò nhất định trong việc thúc đẩy hoạt

động kinh doanh có hiệu quả và bảo vệ trật tự ki cương xã hội Tuy nhiên do

Luật phá sản doanh nghiệp được xây dựng trong điều kiện nước ta vừa chuyển

sang cơ chế quan lí kinh tế mới vấn đề phá sản còn mới mẻ, nên nhiều quy

định đã bộc lộ những điểm không phù hợp với thực tién, không đápứng lược yêu cầu mới, trong đó có các quy định về xử lí tài sản của doanhnghiệp phá sản

Theo sô liệu thống kê gần đây nhất của Toà án nhân dân tối cao(05/09/2003), trong 09 nam qua, toàn ngành toà án chi thụ lí 151 đơn yêu cautuyên bố phá sản doanh nghiệp nhưng chỉ giải quyết được 95 đơn, chiếm62,9% (trong đó Toa án ra quyết định tuyên bô phá sản đối với 46 doanhnghiệp đình chỉ giải quyết 11 vụ, tạm đình chỉ và hoà giải thành 26 vụ, ra

quyết định không mở thủ tục 12 vụ) Như vậy, còn 56 trường hợp có đơn yêucâu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nhưng Toà án chưa giải quyết được Theo

thống kê này, có thể nhận thấy đây là một thực tế không bình thường Bởi lẽ,

chỉ tính từ đầu năm 2000 cho đến nay, trên địa bàn cả nước có đến gần 80.000công ty đăng kí kinh doanh nâng tổng số các doanh nghiệp lên trên 120.000.Tuy nhiên, chỉ có khoảng 80% đến 85% số doanh nghiệp là đang hoạt động

trong tổng số các doanh nghiệp được thành lập trong 04 năm qua Do đó, cóthể khang định số lượng các doanh nghiệp lẽ ra phải được giải thể hay phá san

là khá lớn và số lượng các vụ tuyên bô phá sản như trên không phản ánh đúngthực trạng của đời sống kinh doanh hiện nay

Tình hình này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân

quan trọng nhất là nguyên nhân về mặt pháp lí Pháp luật phá sản doanh

Trang 4

nghiệp hiện hành và các văn ban thi hành còn thiếu nhiều quy định cần thiết,trong khi đó nhiều quy định quá cứng nhắc, không phù hợp với thực tiễn Cácquy định bất cập nói trên không chỉ bao gồm quy định mang tính thủ tục trongquá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà còn bao gồmquy định mang tính nội dung: quy định về xử lí tài sản của doanh nghiệp phásản Thực tiễn thi hành trong những năm qua cho thấy các quy định này còn

bộc lộ nhiều hạn chế: Một số quy định chưa hợp lí; một số khác còn chưa cụ

thể và thiếu một số quy định cần thiết để xử lí đối với các loại tài sản của

doanh nghiệp Các quy định hạn chế đó chưa bảo đảm được sự bình đẳng giữacác doanh nghiệp mắc nợ, chủ nợ và những người có liên quan, đồng thời chưa

phát huy được vai trò của nó trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp cho các

chủ thể kinh doanh Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật phá sản doanh nghiệp

1993 nói chung và các quy định về xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản đãtrở thành một nhiệm vụ cấp bách hiện nay

Để làm được điều này, chúng ta phải nghiên cứu một cách kĩ lưỡng cácvân đê lí luận và thực tiễn về xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản, đặt nó

trong mối quan hệ với các quy định khác của pháp luật phá sản, từ đó thấyđược những ưu điểm, nhược điểm và đưa ra những kiến nghị góp phần hoànthiện các quy định về xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản Đó cũng là lí dochúng tôi chọn vấn dé: “Những vấn đề lí luận và thực tiên về xử li tài san

của doanh nghiệp phá sản” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học Luật

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của tác giả là nghiên cứu những vấn đề pháp lí liên quan đến

việc xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản, trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn xử lítài sản của doanh nghiệp phá sản của toà án Việt Nam và thế giới để có sự

phân tích, so sánh giữa lí luận và thực tiễn, tiếp thu những kinh nghiệm củathế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam Từ đó, tìm ra những quy định không

phù hop, các quy định còn thiếu trong việc xử lí tài sản của doanh nghiệp pha

sản để đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định đó, tạo

Trang 5

thể khác có liên quan.

Với mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ:

- Làm rõ những vấn đề mang tính lí luận về phá sản và xử lí tài sản củadoanh nghiệp phá sản;

- Tìm hiểu các quy định của pháp luật phá sản hiện hành và thực tiễn xử

lí tài sản của doanh nghiệp phá sản để thấy được những ưu điểm, nhược điểmcủa các quy định đó;

- Đề xuất phương hướng sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lí tài sảncủa doanh nghiệp phá sản

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản như:

phép duy vật biện chứng, phân tích, tổng hợp, so sánh Ngoài việc nghiêncứu các quy định của pháp luật Việt Nam, tác giả còn thu thập, sử dụng những

tài liệu về pháp luật phá sản và cách xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản ở

một số nước tiên tiến Từ đó, có sự so sánh giữa pháp luật phá sản Việt Nam

và pháp luật các nước nhằm thấy được những điểm mạnh, yếu của pháp luậtViệt Nam so với thông lệ quốc tế để có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp

4 Các kết quả mới đạt được của Luận văn

Hiện nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu Luật phá sản với

tư cách là một đạo luật Tuy nhiên, các công trình này thường tập trung nghiên

cứu một cách khái quát về trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá

sản doanh nghiệp Luận văn: "Những vấn đề lí luận và thực tiễn về xử lí tài

sản của doanh nghiệp phá sản” là công trình đầu tiên nghiên cứu một vấn đềmang tính cụ thể, rất quan trọng trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bốphá sản doanh nghiệp: xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản

Trang 6

Những điểm mới của Luận văn được thể hiện:

1 Giải quyết được vấn dé lí luận về xử lí tài sản của doanh nghiệp phá

sản;

2 Đánh giá đúng dan thực trang xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản;

3 Đưa ra một số kiến nghị nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật về xử

lí tài sản của doanh nghiệp phá san

Đặc biệt, Luận văn được thực hiện trong thời điểm cần sửa đổi, bổ sungLuật phá sản doanh nghiệp (1993) để ban hành Luật phá sản mới là mộtnhiệm vụ cấp bách hiện nay, thì những kiến nghị của tác giả sẽ có thể được

các nhà làm luật tham khảo Ngoài ra, Luận văn còn có ý nghĩa cả về lí luận

và thực tiễn, là tài liệu cần thiết cho những người nghiên cứu, học tập và

những người làm công tác thực tiễn liên quan tới vấn đề phá sản, kể cả các nhà

kinh doanh

5 Cơ cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,

Luận văn được cơ cấu thành 3 chương:

Chương 1 Những vấn dé lí luận về xử lí tài sản của doanh nghiệp

phá sản

Chương 2: Thực trạng pháp luật về xử lí tài sản của doanh nghiệp

phá sản

Chương 3: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định về xử lí

tài sản của doanh nghiệp phá sản

Trang 7

CỦA DOANH NGHIỆP PHÁ SẢN

1.1 TAI SAN CUA DOANH NGHIỆP PHA SAN

1.1.1 Khai niém vé doanh nghiép pha san

Phá san là một hiện tượng kinh tế xã hội tồn tai khách quan trong nềnkinh tế thị trường, nó không tồn tại trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.Bởi lẽ, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung không có sự cạnh tranh giữacác chủ thể kinh doanh, Nhà nước luôn áp dụng chính sách: “Khi có công ty,

xí nghiệp làm ăn thua lỗ thì có cơ quan cấp trên bù lỗ bằng tiền ngân sách,

đình chỉ hoạt động hoặc giải thể” |32, Tr.!L] Khác với cơ chế tập trung quanliêu bao cấp, cơ chế thị trường tạo lập một sân chơi bình đẳng cho các chủ thể

kinh doanh, do vậy hiện tượng cạnh tranh được diễn ra thường xuyên và rất

gay gắt, đòi hỏi các chủ thể này phải cố gắng để duy trì sự tồn tại của mình vàtìm mọi cách để chiếm lĩnh thị trường Trong số các chủ thể kinh doanh tồn tại

một bộ phận không nhỏ những doanh nghiệp yếu kém, làm ăn thua lỗ, dẫn đến

nợ nần chồng chất, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, và sau đó bị phá sản

Trên thế giới “phá sản” xuất hiện rất sớm Thuật ngữ “phá sản” bắtnguồn từ chữ “Rutn” trong tiến La tình có nghĩa là “su khánh tận”, là việc mất

khả năng thanh toán Ở Châu Âu, khi nói đến phá sản, người ta thường dùng

danh từ: “Bankrupcy” trong tiếng Anh hay “Baqueroute” trong tiếng Pháp với

nghĩa là “làm phá sản” Hai từ này có nguồn gốc từ chữ “Banca Rotta” của La

mã, có nghĩa là: “Chiếc ghế bị gãy” Thời đó, các thương gia của một thành phố thường họp nhau lại, người nào mất khả năng thanh toán nợ thì cũng mat luôn quyền tham gia các đại hội thương gia và chiếc ghế ngồi của người đó bịđem ra khỏi hội trường [23, Tr 9]

Trang 8

Ở Việt Nam xuất hiện thuật ngữ “khánh tận” từ năm 1972 Tại điều 864của Bộ luật Thương mại Sài Gòn 1972 quy định thương gia ngưng trả nợ sẽ bịtuyên án khánh tận Như vậy, khánh tận cũng được hiểu là mất khả năng thanh

toán Tuy nhiên, mãi đến năm 1990, khi phá sản được thừa nhận là một hậu

quả tất yếu của nền kinh tế thị trường thì thuật ngữ “phá sản” mới được quy

định trong hai văn bản pháp lí quan trọng: Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật

Công ty (ban hành cùng ngày 21/12/1990) Theo điều 24 Luật Công ty: “Công

ty gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh đến mức tai mộtthời điểm tổng số trị giá các tài sản còn lại của công ty không đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn, là doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phásản” Tương tự như vậy, điều 17 Luật Doanh nghiệp tư nhân cũng quy định

“doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh

doanh đến mức tại một thời điểm tổng số trị giá các tài sản còn lại của công tykhông đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn, là doanh nghiệp đang lâmvào tình trạng phá sản” Đến năm 1993, cách hiểu về “phá sản” được hoàn

thiện hơn một bước, được thể hiện ở một văn bản pháp lí rất quan trọng quyđịnh về trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp làLuật phá sản doanh nghiệp (1993) Tại điều 2 Luật phá sản doanh nghiệp(1993) quy định: “doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệpgặp khó khăn hoặc thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, sau khi áp dụng cácbiện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn”.Ngoài ra, tại điều 3 Nghị định 189/CP (ngày 23/12/1994) hướng dẫn thi hành

Luật phá sản doanh nghiệp quy định dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản là:

“Doanh nghiệp bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trả được cáckhoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động theo thoả ước laođộng và hợp đồng lao động trong ba tháng liên tiếp” Đồng thời điều 3 còn

quy định khi xuất hiện dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản, doanh nghiệp phải

áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết để khắc phục tình trạng mất khả

năng thanh toán nợ đến hạn, bao gồm: có phương án tổ chức lại hoạt động sản

Trang 9

bị chiếm dụng; thương lượng với các chủ nợ để hoãn nợ, mua nợ, bảo lãnh,giam nợ, xoá nợ; tìm kiếm các khoản tài trợ và các khoản vay dé trang trải các

khoản nợ đến hạn và đổi mới công nghệ

Như vậy, so với quy định tại Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công

ty thì quy định như Luật phá sản doanh nghiệp (1993) và Nghị định 189/CP

day đủ hơn và chính xác hơn Nếu quan niệm dấu hiệu cơ bản nhất để xácđịnh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là: Tại một thời điểm trị giá của

tổng số tài sản nợ đến hạn lớn hơn giá trị của tổng tài sản có thì chưa chính

xác, bởi vì một doanh nghiệp cho dù tại một thời điểm nào đó giá trị của tổng

số nợ đến hạn lớn hơn tổng số tài sản có của doanh nghiệp, nhưng chưa hẳn đã

đưa doanh nghiệp đó đến khả năng mất thanh toán nợ đến hạn nếu như cácchủ nợ hoãn nợ, hoặc xoá nợ cho doanh nghiệp, hoặc có người đứng ra mua

nợ, hay bảo lãnh cho doanh nghiệp Vậy, doanh nghiệp chỉ có thể bị coi là lâmvào tinh trạng phá sản khi doanh nghiệp mất kha năng thanh toán nợ đến han

sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết

Tuy nhiên, quy định về doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nhưđiều 2 Luật phá sản doanh nghiệp (1993) và khoản | điều 3 Nghị định 189/CPchưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập Theo các quy định này, có thể nói, các

doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hay những người có quyền nộp đơn

đề nghị giải quyết phá sản doanh nghiệp rất khó có thể đưa vụ việc đến Toà

án Dường như vào thời điểm Luật phá sản doanh nghiệp (1993) được thông

qua, việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp còn quá mới mẻ và có thể có nhiều ý

kiến khác nhau về các hậu quả khác của việc cho phép doanh nghiệp phá sản

Ví dụ: hậu quả về mất việc làm cho người lao động hay ảnh hưởng tới sự ổn

định xã hội mà không có sự chú ý thích đáng cho chính các doanh nghiệp bị

lâm vào tình trạng không thể hoạt động, không thể trả nợ, không đem lại lợi

nhuận cho chủ doanh nghiệp va xã hội, song van phải tồn tại Các điều kiện

Trang 10

mà các quy định nói trên nêu ra để đưa việc phá sản doanh nghiệp đến Toà án,

có thé là quá muộn khi nhìn vào thời han “hai năm thua lỗ liên tiếp” của

doanh nghiệp dân đến “không trả được nợ đến hạn”, hay “ba tháng liên tiếp”

không "tra đủ lương cho người lao động” Bởi lẽ, đã đến tình trạng như vậy thì

khả năng “phục hoi” của doanh nghiệp là rất khó và việc tuyên bố phá sản

doanh nghiệp để nhằm mục đích “trả nợ tập thể” cho các chủ nợ được xem làkhông kha thi do doanh nghiệp cũng không còn tài sản gi để có thể thanh

toár Mat khác, quy định doanh nghiệp phải kiểm toán trước khi đưa vụ án ratoà án là một cản trở cho việc đưa đơn Trong trường hợp doanh nghiệp lúc đó

không có đủ khả năng để trả tiền cho việc thuê kiểm toán thì Toà án cũngkhông nhận đơn để giải quyết việc phá sản

Những bất cập như đã nêu trên cần được khắc phục trong Luật phá sản

(sửa đồi) thời gian tới Trong đó, chúng ta có thể tìm hiểu kinh nghiệm của

mét số nước quy định về vấn đề này Ví dụ, Luật phá san của Nhật Bản quy

định: “Khi một người mắc nợ ngừng trả tiền thì người đó được coi là không

thể trả được nợ”; Luật phá sản của Pháp quy định: “Mọi thương nhân và pháp nhâr, kể cả các pháp nhân không có quy chế thương nhân, khi bị lâm vào tinh

trạng ngừng thanh toán thì đều phải khai báo trong thời hạn 15 ngày để mở

thủ tục phục hồi đoanh nghiệp hoặc thủ tục thanh lí doanh nghiệp”, còn Luậtpha san của Trung Quốc có quy định: “Trong trường hợp người mac nợ không

còn chả năng thanh toán các khoản nợ đến han, thì các chủ nợ có thể làm đơn

yêu sầu giải quyết phá sản đối với người mắc nợ” Theo chúng tôi, nên xácđịnh thời điểm thụ lí đơn để xem xét việc phá sản sớm hơn như các nước nhằm

khac phục những bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành Nhuvậy, cần quy định theo hướng xác định thời điểm có thể đưa vụ việc đến Toà

án khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được nợ đến hạn

Theo xu hướng chung của thế giới, sau khi xác định doanh nghiệp

không còn kha năng thanh toán nợ đến hạn (nói cách khác doanh nghiệp đã

lâm vào tinh trạng pha san) thì Toà án sẽ tiến hành điều tra, xem xét tình trạng

Trang 11

tài sản hoặc thủ tục tuyên bố phá sản cho phù hợp với tình hình cụ thể củadoanh nghiệp Đối với những doanh nghiệp không có khả năng phục hồi, Toà

án sẽ áp dụng ngay thủ tục thanh toán tài san Thậm chí, nếu xác định tài sảncòn lại của doanh nghiệp không đủ để thanh toán chi phí phá sản, Toà án có thể tuyên bố phá sản ngay mà không phải tiến hành bất kỳ thủ tục nào Nhưngtheo quy định của pháp luật phá sản Việt Nam hiện hành, dù tình trạng tàichính và khả năng phục hồi của doanh nghiệp như thế nào đều phải tuân theomột trình tự nhất định: Mo thủ tục phá sản, tiến hành hoà giải, đưa ra giảipháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nếu biện pháp này

thất bại, Toà án mới ra quyết định tuyên bế phá sản doanh nghiệp, chấm dứt

sự tồn tại của doanh nghiệp Quy định này trên thực tế đã gây không ít khókhăn cho Toà án địa phương khi giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với

những doanh nghiệp không còn tài sản gì đáng kể Việc áp dụng các biệnnháp phục hồi doanh nghiệp không những chỉ còn mang tính hình thức mà còn

chiếm một chi phí khá lớn, nhưng theo quy định của pháp luật, Toà án vẫnphải áp dụng các biện pháp phục hồi đó [8, Tr.2] Theo chúng tôi, trong thờigian tới khi tiến hành soạn thảo Luật phá sản (sửa đổi), các nhà lập pháp nên

bỏ quy định cứng nhắc nói trên, ban hành quy định mới theo hướng quy địnhnhiều loại thủ tục khác nhau, bao gồm thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh;

thủ tục thanh toán tài sản và thủ tục tuyên bố phá sản, tạo cho Toà án thế chủđộng trong việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, doanh nghiệp cóthể được phục hồi hoặc có thể bị tuyên bố phá sản Chỉ khi có quyết địnhtuyên bố phá sản doanh nghiệp của Toà án thì doanh nghiệp lâm vào tìnhtrạng phá sản mới bị coi là phá sản Mặc dù pháp luật phá sản Việt Nam hiện

hành không xác định một cách trực tiếp các dau hiệu của doanh nghiệp pha

sản mà chỉ xác định các dấu hiệu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá

Trang 12

san, nhưng qua các quy định của Luật phá sản doanh nghiệp (1993) và Nghị

định 189/CP ngày 29/12/1994 của Chính phủ, chúng ta có thé xác định được

doanh nghiệp phá sản có những đặc điểm riêng khác với doanh nghiệp lâm

vào tình trạng phá sản như sau:

- Thứ nhất, về tính chất pháp lí, doanh nghiệp phá sản là doanh nghiệp

đã bị Toà án ra quyết định tuyên bố phá sản, còn doanh nghiệp lâm vào tìnhtrạng phá sản là doanh nghiệp bị Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản

- Thứ hai, về địa vị pháp lí, nếu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá

sản bị Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản, bản thân nó chỉ bị hạn chế

một số quyền như quyền quản lí đối với tài sản và một số quyền, lợi ích khác

(quyền kí kết hợp đồng kinh tế, quyền định đoạt tài sản ); con doanh nghiệpphá sản là doanh nghiệp đã bị tước toàn bộ quyền hành trên tất cả các lĩnh vựchoạt động của nó

- Thứ ba, về khả năng phục hồi, nếu doanh nghiệp lâm vào tình trạngphá sản còn có thể được phục hồi để trở lại hoạt động kinh doanh bình thường

thì doanh nghiệp phá sản không thể có cơ hội đó Quyết định tuyên bố phá sản

doanh nghiệp của Toà án thực sự là bản án “tử hình” đối với doanh nghiệp

Qua các đặc điểm trên, có thể đưa ra một cách hiểu khái quát nhất vềdoanh nghiép phá sản như sau: Doanh nghiệp phá san là doanh nghiệp trước

đó đã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, không còn khả năng phục hồi sản

xuất kinh doanh nên đã bi Toà án có thẩm quyền tuyên bố phá sản theo thủ

tục pháp luật quy định

1.1.2 Tài sản của doanh nghiệp phá sản

Luật phá sản doanh nghiệp (1993) không có một điều khoản cụ thể nào

xác định tài sản của doanh nghiệp phá sản Điều 19 Luật phá sản doanh

nghiệp (1993) chỉ đưa ra khái niệm “tài sản của doanh nghiệp” như sau:

Trang 13

nghiệp Nhà nước), trong đó bao gồm:

I- Tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp đang có ở

doanh nghiệp;

2- Tiên hoặc tài sản góp vốn, liên doanh, liên kết với cá nhân, doanhnghiệp hoặc tổ chức khác;

3- Tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức, doanh

nghiệp khác đang nợ hoặc chiếm đoạt;

4- Tài sản mà doanh nghiệp đang cho thuê hoặc cho mượn;

5- Các quyền về tài san;

Tài sản của doanh nghiệp tư nhân còn bao gồm cả tài sản của chủ doanh

nghiệp tư nhân không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh"

Ngoài ra, tại điều 38 và điều 39 Luật phá sản doanh nghiệp (1993) cònđưa ra khát niệm “giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp” nhưng không cóbất cứ một điều khoản nào trong Luật phá sản doanh nghiệp (1993) và các vănbản hướng dan thi hành xác định rõ thế nao là giá trị tài sản còn lại của doanhnghiệp Vì vậy, hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về cách xác định giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp Quan điểm thứ nhất cho rang, tài san

còn lại của doanh nghiệp bao gồm tất cả tài sản có đến thời điểm phá sản

Quan điểm khác cho rằng, đó là giá trị tài sản còn lại sau khi đã thanh toán

cho các khoản nợ được bảo đảm bằng chính tài sản bảo đảm Hai cách xác

định khác nhau này dẫn đến sự chênh lệch rất lớn về giá trị tài sản còn lại của

doanh nghiệp Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu căn cứ vào điều 38 Luật phá sảndoanh nghiệp (1993): “ Nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ

thanh toán số nợ của chủ nợ có bảo đảm, thì chủ nợ đó được tham gia vào việcphân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp như các chủ nợ không có

Trang 14

bảo đảm khác Nếu giá trị tài sản cầm cố hoặc thế chấp đó lớn hơn số nợ, thì

phân chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp phá

sản ”, chúng ta có thể hiểu rằng, giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp là

giá trị tài sản còn lại sau khi đã thanh toán cho các khoản nợ được bảo đảm

bằng chính tài sản bảo đảm như cách hiểu thứ hai

Các quy định trên đây của Luật phá sản doanh nghiệp (1993) không có

nhiều ý nghĩa thực tiễn cho việc xác định tài sản của doanh nghiệp phá sản.Bởi lẽ, giá trị tài sản của doanh nghiệp sẽ không thể được giữ nguyên qua các

thời điểm: doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả; doanhnghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn; doanh nghiệp bị Toà án ra quyếtđịnh mở thủ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và cuối cùng, doanh nghiệp

bị tuyên bố phá sản Chỉ tính từ thời điểm doanh nghiệp bị Toà án ra quyếtđịnh mở thủ tục tuyên bố phá sản đến khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

thì khối tài sản của doanh nghiệp đã có những thay đổi đáng kể Vì trong quátrình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, doanh nghiệp có thể được phép tổchức lại hoạt động kinh doanh hoặc được tiến hành các hoạt động kinh doanh

dưới sự giám sát của thẩm phán, khối tài sản của doanh nghiệp sẽ không giữnguyên như ban đầu sau khi đã kết thúc những hoạt động đó [10, Tr 48]

Như vậy, việc thiếu những quy định pháp lí cần thiết làm cơ sở xác định

chính xác tài sản của doanh nghiệp phá sản ở Việt Nam hiện nay gây không itkhó khăn trong việc phân chia tài sản của doanh nghiệp phá sản, không đảm

bảo được một cách tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ, doanh nghiệpmắc nợ và người lao động như mục đích của việc giải quyết yêu cầu tuyên bốphá sản doanh nghiệp

Khác với Luật phá sản doanh nghiệp (1993) của Việt Nam, Luật phásản doanh nghiệp của Liên bang Nga (1992) tại điều 26 (Định giá phần tài sản

có của người mắc nợ và xác định mức nợ của người mác nợ) đã quy định rõ về

tài sản của doanh nghiệp phá sản (hay còn gọi là tài sản phá sản) như sau:

Trang 15

cộng xã hội nằm trong bảng cân đối của người mắc nợ, trừ quỹ nhà ở, cáctrường mẫu giáo và các công trình sản xuất và hạ tầng quan trọng đối với đờisống của khu vực, cần được đưa vào bảng cân đối của các cơ quan tự quản ởđịa phương hoặc cơ quan quyền lực nhà nước hữu quan, nếu pháp luật của

Liên bang Nga không có quy định khác

2 Trong quá trình thanh lí tài sản, nhân viên thanh lí tài sản, với sự giúp

đỡ của các giám định viên được trưng cầu, tiến hành kiểm kê và định giá tàisản (phần có) của người mắc nợ và nghĩa vụ (phần nợ) của người mắc nợ Mức

thù lao cho giám định viên do Toà án trọng tài ấn định theo quy định của Xô

viết tối cao Liên bang Nga

3 Việc định giá tài sản (phần có) của người mắc nợ cấu thành tài sảnphá sản được tiến hành theo trình tự do pháp luật Liên bang Nga quy định

4 Tài sản phá sản không bao gồm tài sản (phần có) là vật bảo đảm

5 Tài sản phá sản không bao gồm tài sản không thuộc quyền sở hữu

của người mắc nợ, trong đó có: Tài sản do người mắc nợ thuê; tài sản màngười mắc nợ có trách nhiệm bảo quản; tài sản riêng của công nhân viêndoanh nghiệp mắc nợ, trừ tài sản mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ

doanh nghiệp có thể được thu hồi để thực hiện nghĩa vụ của người mắc nợ.”

Ngoài ra, tại phần đầu về giải thích những từ ngữ, Luật phá sản doanhnghiệp của Liên bang Nga còn xác định: Tài sản có là tài sản của doanhnghiệp, bao gồm tài sản cố định, các tài sản thuộc quyền chiếm hữu lâu dài

(kể cả vốn phi tài sản), tài sản lưu động và các nguồn tài chính khác; Các khoản nợ là các nghĩa vụ (trừ tài sản thuộc quyền sở hữu và các nguồn tài chính khác) của doanh nghiệp được hình thành từ việc vay để mua sắm kể cả

Trang 16

các khoản vay tín dụng; Tài sản phá sản là tài sản của người mắc nợ mà có thể

bị thu hồi trong quá trình thanh lí tài san [18]

Một số nước khác như Nhật Bản, Mỹ, Đức cũng có cách xác định vềtài sản phá sản như sau: Toàn bộ tài sản của con nợ là đối tượng của thủ tụcphá sản được gọi là khối tài sản phá sản Khác với Liên bang Nga, các nước

nói trên thừa nhận những tài sản cầm cố của các chủ nợ có bảo đảm cũng

thuộc khối tài sản phá sản Theo Luật sư Kusugi — Nhật Bản và Giáo sư

Masashi Nakanishi — Khoa Luật, Trường Dai học Tokohu, Nhật Ban thì khối

tài sản phá sản bao gồm tài sản của con nợ tại Nhật Bản vào thời điểm tuyên

bố phá san, là đối tượng của thủ tục tư pháp Những tài sản mà người được uythác thu hồi được thông qua quyền phủ nhận cũng thuộc về khối tài sản phásản Bên cạnh đó, quyền chủ sở hữu cũng là một ví dụ hoàn hảo về tài sảnthuộc khối tài sản phá sản Tài sản này không nhất thiết phải nhìn thấy được

và không nhất thiết phải được thể hiện trên số sách hoặc tài khoản của con nợ.

Ngoài ra, tài sản cầm cố cũng là một tài sản trong khối tài sản phá sản [xem

|2 va 20|

Hiện nay, pháp luật của các nước còn tồn tại nhiều quy định khác nhau

về vấn đề xác định tài sản mà chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên củacông ty đối nhân nhận được sau ngày có đơn yêu cầu tuyên bố phá sản có

được tính vào khối tài sản phá sản hay không Pháp luật phá sản Mỹ quy định

tài sản phá sản bao gồm cả những tài sản có được trong vòng 180 ngày kể từ

ngày có đơn khởi kiện do thừa kế qua chúc thư, được chia, được thừa kế; là kết

quả của một phán quyết về hôn nhân; giải quyết vụ việc đối với người hônphối; hay theo một hợp đồng bảo hiểm hoặc những thoả thuận tương tự Cải tổ

luật phá sản của Đức năm 1994 coi cả những tài sản do con nợ có được trongquá trình tố tụng thuộc về khối tài sản phá sản [40 Tr.20] Trong khi đó, phápluật phá sản của Nhật Bản coi những tài sản con nợ có được trong giai đoạn

giữa thời điểm đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đối với con nợ và ngày ban hànhquyết định giải quyết đơn thuộc về khối tài sản phá sản, còn tài sản con nợ có

Trang 17

Cách xác định về khối tài sản phá sản của các nước khác nhau có những

điểm giống và khác nhau Điều đó cho thấy để xác định được chính xác khối

tài sản phá sản quả là một việc hết sức khó khăn cho các nhà lập pháp cũng

như các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lí tài sản của doanh nghiệp phásản Theo chúng tôi, Luật phá sản (sửa đổi) của Việt Nam trong thời gian tớinên quy định một cách cụ thể về xác định tài sản của doanh nghiệp phá sản,

trên cơ sở tham khảo quy định của một số nước đã áp dụng thành công luậtphá sản nhưng cũng phải tính đến những đặc thù của Việt Nam

1.2 XỬ LÍ TAI SAN CUA DOANH NGHIỆP PHA SAN - THỦ TỤC THANH

TOÁN NO DAC BIET

Không như những vụ kiện đòi tài san trong lĩnh vực giải quyết vụ ándân sự hay kinh tế, xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản là một vấn đề kinh

tế - xã hội phức tạp, kéo theo nhiều hậu quả mà trực tiếp nhất là ảnh hưởng

đến lợi ích kinh tế của các chủ nợ, bản thân doanh nghiệp mắc nợ và ngườilàm công Để bảo vệ họ và những người có liên quan, xác định rõ quyền và

nghĩa vụ của các bên khi phá sản, bảo vệ trật tự ki cương xã hội thì xử lí tàisản của doanh nghiệp phá sản phải là một thủ tục thanh toán nợ đặc biệt khácvới thủ tục thanh toán nợ thông thường Sự đặc biệt này được xác định bởi tính

chất của quan hệ giữa chủ nợ với doanh nghiệp mắc nợ Điều này thể hiện ở

những nội dung sau:

1.2.1 Xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản là một thủ tục thanh

toán nợ tập thể

Tính tập thể của xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản thể hiện trướchết ở việc tất cả các chủ nợ (người khởi đơn và người không khởi đơn) đều có

cơ hội tham gia vào quá trình đòi nợ và thanh toán nợ Nhưng họ không thể

tiến hành đòi doanh nghiệp mắc nợ phải thanh toán các khoản nợ cho mình

Trang 18

một cách tuỳ tiện Pháp luật pha san đã thiết kế sản một thủ tục tu pháp đặc

biệt đảm bảo sự đồng đều về quyền lợi cho các chủ nợ thay vì dé họ hànhđộng vô tổ chức, mạnh ai người nấy làm dẫn tới sự đổ vỡ của hàng loạt các

doanh nghiệp khác có liên quan, gây xáo trộn mọi hoạt động của đời sống

kinh tế — xã hội Các chủ nợ được phan chia thành các nhóm khác nhau và yêucầu của họ sẽ được xem xét công bằng, tại cùng một địa điểm, thời điểm và

theo thứ tự ưu tiên nhất định

Khi có đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp của các chủ nợkhông có bảo đảm, các chủ nợ có bảo đảm một phần hoặc đại diện người lao

động, Toà án có thẩm quyền xem xét nếu đủ căn cứ thì ra quyết định mở thủ

tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Từ thời điểm này

doanh nghiệp ngừng thanh toán nợ, không được thanh toán nợ riêng lẽ cho bất

kỳ một chủ nợ nào Các chủ nợ cũng không thể đòi thanh toán riêng khoản nợ

của mình mà phải thông qua thủ tục gửi giấy đòi nợ Điều 21 Luật phá sảndoanh nghiệp buộc tất cả các chủ nợ (chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có

bao dam một phan, chủ nợ có bao dam) phải gửi giấy đòi nợ đến Toa án trong

thời hạn 60 ngày kể từ ngày công bố quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu

tuyên bố phá sản doanh nghiệp Trong thời han 15 ngày, kể từ ngày hết hạn

gửi giấy đòi nợ, Tổ quan lí tài sản phải lập xong danh sách các chủ nợ và số

nợ (điều 22 Luật phá sản doanh nghiệp) Toa án sé dua vào danh sách này để

tiến hành thanh toán cho các chủ nợ sau khi có quyết định tuyên bố phá sản

doanh nghiệp Điều đó cho thấy việc đòi nợ, thanh toán nợ phải dựa trên cơ sở

Việc thanh toán nợ cho các chủ nợ trong quá trình giải quyết phá sản là

thanh toán chung chứ không cho từng cá nhân riêng biệt Để giải quyết quyền

Trang 19

lợi trên nguyên tac bình đẳng, các chủ no được tổ chức thành một tổng thể làHội nghị chủ nợ gồm tất cả những người có tên trong danh sách chủ nợ Nếu

một (hoặc một số) chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ có thể dẫn tới việc

đình chỉ giải quyết phá sản và như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền đòi nợ của chủ

nợ khác Điều 3 và điều 29 Luật phá sản doanh nghiệp (1993) quy định cáctrường hợp Tham phán ra quyết định đình chỉ va tạm đình chỉ giải quyết vuphá sản do không đủ số chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ Quy định này càng

chứng tỏ việc đòi nợ của các chủ nợ mang tính tập thể, họ không thể tách ra

đòi nợ riêng lẻ mà phải tiến hành theo đúng trình tự thủ tục Luật đã quy định

Ngoài ra, Luật phá sản doanh nghiệp (1993) dành han một mục để quy

định về quyền và nghĩa vụ của Hội nghị chủ nợ Trong đó, Hội nghị chủ nợđóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp mắc nợ Luật quy định Hộinghị chủ nợ có quyền xem xét, thông qua phương án hoà giải, tổ chức lại hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp; có quyền thảo luận và kiến nghị với thẩmphán về việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, nếu không cóphương án hoà giải hoặc phương án hoà giải không được thông qua Hầu hết các trường hợp thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp đều mang dấu ấn của Hội nghị chủ nợ, được thể hiện tại điều 36 Luật phá sảndoanh nghiệp (1993)

j Sau khi có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Toà án phải có

phương án phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp phá sản và bước sang

một thủ tục mới được gọi là thủ tục xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản

(hay còn gọi là thủ tục thanh toán tài sản) Thủ tục này không dùng để áp dụng đối với từng cá nhân riêng lẻ mà được áp dụng đối với một tập thể chủ

nợ Vì vậy, có thể nói thủ tục xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản là thủ tục

thanh toán nợ tập thể và chính thủ tục thanh toán nợ tập thể này đã thay thế

cho thủ tục đòi nợ của từng chủ nợ đối với con nợ |

Thủ tục xử lí tài sản của doanh nghiệp phá san sở di được quy định là

một thủ tục thanh toán nợ tập thể bởi những lí do sau: ae z

THU VIEN

TRUONG ĐẠI HQC eT Ha N PHONGGV_ $00

Trang 20

- Thứ nhất, một điều chắc chắn rằng khi Toà án ra quyết định mở thủ

tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp, không phải tất ca các chu nợ đều được

thanh toán đầy đủ các khoản nợ của mình Do đó, thủ tục xử lí tài sản củadoanh nghiệp phá sản phải được tiến hành tập thể để bảo đảm quyền lợi công

bảng cho mọi chủ nợ Công bằng ở đây không có nghĩa là cào bằng tất cả, vì

pháp luật đã quy định một số chủ nợ có quyền được ưu tiên hơn những chủ nợ

khác Thứ tự ưu tiên được lập ra trên cơ sở tính chất của các khoản nợ Chính

vì thế, tính chất công bang trong thủ tục này có nghĩa phải đảm bảo thông tinđến được với các chủ nợ là như nhau, đảm bảo được vị trí của các chủ nợ trongtrình tự tố tụng Ở một số nước, như Pháp chẳng hạn, đã quy định trong phápluật một nguyên tắc gọi là nguyên tắc giải quyết công bằng, “công bằng” ởđây không có nghĩa là “bằng nhau”, mà có nghĩa là trong thủ tục phá sản, cácchủ nợ ở trong những điều kiện như nhau thì được giải quyết quyền lợi nhưnhau Một chủ nợ có bảo đảm phải được giải quyết quyền lợi như những chủ

nợ có bảo đảm khác Tương tự như vậy, quyền lợi của một chủ nợ không cóbao đảm cũng phải được giải quyết quyền lợi như các chủ nợ không có bao

đảm khác |24, Tr.6 |

- Thứ hai, nếu từng cá nhân tự mình đi đòi nợ sẽ xẩy ra hiện tượngnhững ai nhanh chân thì có lợi hơn và những người đến sau không được giảiquyết quyền lợi, dù lợi ích chính đáng của họ là gì Vì vậy, cần phải có mộtthủ tục mang tính tập thể, là thủ tục xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản,

thay thế cho quyền đồi nợ riêng lẻ của từng cá nhân Ngoài nguyên tắc giảiquyết công bằng như đã nêu trên, pháp luật phá sản của Pháp còn quy địnhnguyên tắc công khai nhằm đảm bảo cho tất cả những người có liên quan đến

vụ phá sản đều được cung cấp thông tin một cách đầy đủ

1.2.2 Thanh toán các khoản nợ được tiến hành trên cơ sở số tai san

còn lại của doanh nghiệp

Việc thanh toán các khoản nợ được tiến hành trên cơ sở tài sản còn lạicủa doanh nghiệp, không có nghĩa là nợ bao nhiêu thì trả bấy nhiêu như trong

Trang 21

dân sự Nghia vu của doanh nghiệp mac nợ sẽ chấm dứt sau khi dùng toàn bộ

tài sản của mình để trả nợ mặc dù có thể chưa thanh toán đủ cho các chủ nợ

Đối với pháp nhân, khi hoàn thành nghĩa vụ này cũng đồng thời chấm dứt sựtồn tại của pháp nhân đó nên việc xoá nợ đối với doanh nghiệp bị phá sản làđương nhiên Với doanh nghiệp tư nhân cũng tương tự dù điều này là khônghợp lí Ở Úc, sau thời hạn 3 năm kể từ ngày có quyết định tuyên bố phá sảnnếu xuất hiện tài sản mới thì người bị tuyên bố phá sản vẫn có trách nhiệm

bằng tài sản đó mà tiếp tục trả nợ Luật phá sản doanh nghiệp (1993) của Việt

Nam không quy định thời hạn chịu trách nhiệm trả nợ của chủ doanh nghiệp

tư nhân nên sau khi bị tuyên bố phá sản, nếu phát sinh tài sản mới vẫn khôngphải thanh toán nợ Vì vậy, một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp

tư nhân đã lợi dụng thủ tục này để xin giải quyết phá sản nhằm được xoá nợ

và trốn tránh nghĩa vụ trả nợ

Chính do tính chất đặc biệt này trong giải quyết phá sản so với thủ tục

thanh toán nợ thông thường nên khi giải quyết từng vụ việc cụ thể, Toà án và

các cơ quan hữu quan cần tiến hành điều tra một cách toàn diện, triệt để, giám

sát chặt chế và vận dụng đúng pháp luật Có như vậy mới thực hiện được mục

đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợkhi lâm vào tình trạng phá sản, xác định trách nhiệm của doanh nghiệp mắc

nợ cũng như ổn định trật tự ki cương pháp luật trong quản lí kinh tế.

Ngoài ra, xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản là một thủ tục thanh

toán nợ tập thể như ta đã phân tích ở trên, nên số tài sản còn lại của doanh nghiệp sẽ không được dùng để trả cho từng cá nhân riêng lẻ và người nào đến đòi nợ trước sẽ được trả trước như trong quan hệ vay nợ dân sự Số tài sản của doanh nghiệp sẽ được dùng để trả nợ cho tất cả các chủ nợ theo một thứ tự ưu tiên thanh toán nhất định, được pháp luật quy định tùy vào tính chất của các khoản nợ Quá trình phân chia tài sản của doanh nghiệp phá sản diễn ra

như sau:

Trang 22

L Thứ nhất, chủ nợ có bảo đảm sẽ được thanh toán đầu tiên Vì khoản nợ

mà chủ nợ có bảo đảm cho doanh nghiệp phá sản vay được bảo đảm bằngnhững tài sản bảo đảm (tài sản thế chấp hoặc tài sản cầm cố) Điều 38 Luậtphá sản doanh nghiệp (1993) quy định: “Trong quá trình giải quyết yêu cầu

tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Tham phán ra quyết định bảo toàn tài sản thế

chấp hoặc cầm cố, tổ chức việc xác định giá trị của những tài sản đó Nếu giátrị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ của chủ nợ có bảođảm, thì chủ nợ đó được tham gia vào việc phân chia giá trị tài sản còn lại củadoanh nghiệp như các chủ nợ không có bảo đảm khác Nếu giá trị tài sản cầm

cố hoặc thế chấp đó lớn hơn số nợ, thì phần chênh lệch được nhập vào giá trỊtài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản”

Thứ hai, điều 39 Luật phá sản doanh nghiệp (1993) xác định thứ tự ưu

tiên trong việc phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp như sau: Ưu tiên thứ

nhất thuộc về các khoản lệ phí, các chi phí theo quy định của pháp luật cho

việc giải quyết phá sản doanh nghiệp; ưu tiên thứ hai thuộc về người lao động;

ưu tiên thứ ba thuộc về Nhà nước; ưu tiên thứ tư thuộc ve các chủ nợ trongdanh sách chủ nợ; và cuối cùng thuộc về doanh nghiệp phá sản

Về thứ tự ưu tiên thanh toán được pháp luật quy định như trên, hiệnđang có nhiều quan điểm khác nhau Có quan điểm đồng tình với cách phân

định của Luật nhưng cũng có quan điểm khác cho rằng nên xếp Nhà nước vào

hàng được ưu tiên thanh toán như các chủ nợ khác Các quan điểm này sẽ

được chúng tôi đánh giá ở phần sau, khi kiến nghị góp phần cho việc hoànthiện các quy định của pháp luật về xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản

- Thứ ba, các chủ nợ không có bảo đảm sẽ được thanh toán cuối cùng

Đặc điểm đặc biệt của việc thanh toán này là: được tiến hành trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp theo tỷ lệ phần trăm nhất định tương ứng với mỗi khoản nợ Khoản 4 điều 39 Luật phá sản doanh nghiệp (1993) đã khẳng địnhđiều đó: “ Nếu giá trị tài san còn lại của doanh nghiệp đủ thanh toán cáckhoản nợ của các chủ no, thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của

Trang 23

mình; Nếu giá trị tài san còn lại của doanh nghiệp không đủ thanh toán các

khoản nợ của các chủ nợ, thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản

nợ của mình theo ty lệ tương ứng”.

1.2.3 Thanh toán các khoản nợ chỉ được tiến hành sau khi có quyết

định của Toà án

Trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, việc thanh toán các

khoản nợ được tiến hành sau khi có quyết định của Toà án Thời điểm nàycũng là một điểm khác biệt so với thủ tục thanh toán nợ thông thường có thểdiễn ra bất cứ khi nào, theo phương thức do hai bên lựa chọn, kể cả khi cần sự

can thiệp của Toà án thì Toà vẫn tôn trọng ý kiến của các đương sự

Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố phá

sản doanh nghiệp nhưng không đứng ra thanh toán tài sản của doanh nghiệp.Việc thanh toán thuộc về một cơ quan hành pháp Theo điều 42 Luật phá sảndoanh nghiệp thẩm quyền đó là của Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp nơidoanh nghiệp đặt trụ sở chính Trưởng Phòng thi hành án chỉ định Chấp hànhviên phụ trách thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp và ra quyết

định thành lập Tổ thanh toán tài sản Tổ này có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện

phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệpcủa Tham phán.

Theo điều 36 Nghị định 189/CP, việc phân chia giá trị tài sản còn lạicủa doanh nghiệp phá sản cho các chủ nợ phải theo đúng quyết định ghi trongquyết định tuyên bố phá sản và theo trình tự ưu tiên như quy định tại điều 39

Luật phá sản |Về nguyên tắc, việc thanh toán dựa.trên sự thoả-thuận của các

chủ nợ trong Hối nghị chủ nợ, được sự phê chuẩn của-Toà-án-và do Chấp hành viên phụ trách thi hành quyết định cùng Tổ thanh toán tài sản thực hiện -

——

Như vậy, việc thanh toán nợ của doanh nghiệp chỉ diễn ra sau khi đã có

quyết định tuyên bố phá sản của Toà án và phải tuân theo phương án đã ghitrong quyết định Toà án không tiến hành thanh toán tài sản của doanh nghiệp

Trang 24

nhưng sau khi ra quyết định Toà án vẫn có mối liên hệ chặt chế với bộ phận

thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp là Tổ thanh toán tài sản,giúp cho Tổ này hoàn thành nhiệm vụ

Quy định việc thanh toán các khoản nợ được tiến hành sau khi có quyếtđịnh tuyên bố phá sản doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thờigian khôi phục hoạt động kinh doanh Trong thời gian giải quyết yêu cầutuyên bố phá sản doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp van

diễn ra bình thường dưới sự giám sát của Thẩm phán và Tổ quản lí tài sản Các

chủ nợ không thể đòi doanh nghiệp thanh toán nợ trước cho mình (trừ các chủ

nợ có bảo đảm) và doanh nghiệp cũng không được tiến hành thanh toán bất kỳ

khoản nợ không có bảo đảm nào Chủ nợ chỉ có thể nhận được khoản thanh

toán sau khi có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Tóm lại, thủ tục thanh toán nợ (xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản)

được Luật phá sản doanh nghiệp (1993) quy định là một thủ tục đặc biệt, khácvới thủ tục thanh toán nợ trong dân sự, kinh tế và trong đời sống hàng ngày

1.3 VAI TRÒ CUA THỦ TỤC XỦLÍ TÀI SANCUA DOANH NGHIỆP PHA SAN

Trong nhiều thế kĩ trước, xử lí phá sản là thủ tục nhằm áp dụng các chế

tài đối với các con nợ không thanh toán được các khoản nợ của mình Hiệnnay, hầu hết các nước đã bỏ khái niệm xử lí phá sản kèm theo các chế tài đối

với doanh nghiệp Hiện đã có một quan niệm mới hiện đại hơn về vấn đề này.Thủ tục xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản được xây dựng nhằm bảo đảmmối quan hệ hài hoà giữa lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, doanh nghiệp mắc

nợ và những người khác có liên quan Đồng thời nó còn có tác dụng to lớntrong việc sắp xếp, cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố trật tự, an toàn xã hội

1.3.1 Thủ tục xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản bảo vệ lợi ích

cho các chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ

Xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản trước hết là một giải pháp để cácchủ nợ thu hồi nợ bàng cách chia nhau tài sản của con nợ trong vòng trật tự

Trang 25

Các chủ nợ đòi nợ một cách tập thể, công khai và được thanh toán công bằngtrong phạm vi tài sản còn lại của con nợ thông qua Toà án Nghia là, để giúp

các chủ nợ thu hồi được nợ, Toà án phải ra quyết định tuyên bố phá sản, rồi

nhân đó bán toàn bộ tài sản còn lại của con nợ để chia cho các chủ nợ theo thứ

tự quy định Sau khi tuyên bố phá sản, con nợ sẽ chấm dứt sự tồn tại, tất cả các

khoản nợ chưa được thanh toán do tài sản còn lại của con nợ không đủ thì

cũng được coi là đã thanh toán Như vậy, bên cạnh việc bảo vệ lợi ích cho các

chủ nợ, xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản còn bảo vệ lợi ích cho các

doanh nghiệp mắc nợ bằng cách giải thoát họ khỏi những khoản nợ mà mìnhkhông thể thanh toán được do tài sản còn lại không đủ

1.3.2 Thủ tục xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản bảo vệ lợi íchcủa người lao động

Khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì người lao động sẽ không dễđàng tìm được việc làm mới Thậm chí, họ còn bị lâm vào tình trạng thấtnghiệp trong một thời gian dài Vì vậy, pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt

Nam nói chung và thủ tục xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản nói riêng đều

có những quy định để bảo vệ lợi ích của người lao động Trong thủ tục xử lí tàisản của doanh nghiệp phá sản, tại điều 39 Luật phá sản doanh nghiệp 1993 đãquy định quyền ưu tiên thanh toán cho người lao động các khoản nợ lương, trợ

cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập

thể và hợp đồng lao động đã được kí kết trước các chủ thể khác Tại khoản |

điều 36 Nghị định 189/CP ngày 23/12/1994 hướng dẫn việc thi hành Luật phá

sản doanh nghiệp khẳng định một lần nữa sự ưu tiên thanh toán cho người lao

động: ““Việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản cho các

chủ nợ phải theo đúng phương án ghi trong quyết định tuyên bố phá sản và theo trình tự ưu tiên như quy định tại điều 39 của Luật phá sản doanh nghiệp” Ngoài ra, Nghị định số 92/CP ngày 19/12/1995 của Chính phủ về giải quyết

quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã quy định

rõ những lợi ích vật chất mà người lao động được hưởng khi doanh nghiệp bị

Trang 26

Thủ tục xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản nhằm mục đích chấm

dứt hoàn toàn hoạt động của doanh nghiệp kém hiệu quả, sau khi đã tiến hành

các biện pháp cần thiết mà vẫn không thể thanh toán được các khoản nợ của

mình Khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, Toà án sẽ xem xét

khá năng tài chính của doanh nghiệp để quyết định sẽ áp dụng biện pháp phụchồi hoặc biện pháp thanh toán tài sản Có những doanh nghiệp sau khi được ápdụng biện pháp phục hồi mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khanăng thanh toán các khoản nợ đến hạn, hoặc có những doanh nghiệp mà Toà

án thấy cần phải áp dụng ngay thủ tục thanh toán tài sản vì khả năng tài chínhcủa doanh nghiệp này cho thấy, nếu áp dụng biện pháp phục hồi thì cũngkhông đem lại hiệu quả Những doanh nghiệp thuộc hai loại nêu trên phản ánhthực trạng của chúng là: hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ triềnmiên, nợ nần chồng chất không thanh toán được và các doanh nghiệp này

chính là “con bệnh” của nền kinh tế Vì vậy, pháp luật đã quy định thủ tục xử

lí tài sản của doanh nghiệp phá sản để loại bỏ những “con bệnh” đó, làm lành

mạnh hoá môi trường kinh doanh, góp phần tổ chức, cơ cấu lại nền kinh tế.

Ngoài ra, thủ tục xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản còn có tác dụngđưa việc thanh toán nợ vào vòng trật tự, đảm bảo được lợi ích cho tất cả các

bên có liên quan, tránh được tình trạng các chủ nợ tranh giành nhau tài sản

của doanh nghiệp phá sản Như chúng ta đã biết, khi một doanh nghiệp bị

tuyên bố phá sản thì chủ nợ nào cũng muốn tìm cách để thu được càng nhiều tài sản càng tốt, còn doanh nghiệp mắc nợ thì tìm moi cách để tau tán tài sản

của mình làm cho trật tự xã hội bị ảnh hưởng Thủ tục xử lí tài sản của doanhnghiệp phá sản với các quy định về giải quyết nợ một cách công khai, công

Trang 27

án Thủ tục này sẽ hạn chế được những xung đột vốn có giữa chủ nợ và con

nợ, qua đó góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường kinh doanh

lành mạnh

Trang 28

Chương 2

THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE XỬ LÍ TÀI SAN

CỦA DOANH NGHIỆP PHÁ SẢN

2.1 THỰC TRANG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÍ TÀI SẢN

Theo thống kê chưa đầy đủ của Toà án nhân dân tối cao, tình hình giảiquyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp tại các Toà án nhân dân tỉnh,thành phố trong cả nước từ năm 1994 đến hết năm 2002 như sau

Đã giải quyết Tỷ lệ

Năm | Tổng | Quyết định | Tạm đình | Đình | Tuyên bố phá | 2!

SỐ không mở | chỉ, hoà chỉ sản doanh quyết

Trang 29

Qua bảng thống kê trên cho thấy, trong hơn 9 năm thi hành Luật phásản doanh nghiệp (1993), các Toà án đã thu lí 151 vụ nhưng chỉ giải quyết

được 95 vu, chiếm 62,9% (trong đó Toà án ra quyết định tuyên bố phá sản đốivới 46 doanh nghiệp, đình chỉ giải quyết 11 vụ, tạm đình chỉ và hoà giải thành

26 vụ) ra quyết định không mở thủ tục 12 vụ Như vậy, còn 56 trường hợp có

đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nhưng Toà án chưa giải quyết

được [33, Tr 1,2].

Ngoài ra, tình hình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở

Toà án nhân dân địa phương diễn ra khá tinh lang:

- Tại Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Từ năm 1994 đến hết nam 2001, có 21 trường hợp các doanh nghiệp gửiđơn đến Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu giải quyết tuyên bốphá sản doanh nghiệp Trong đó có: 03 trường hợp Toà án không nhận đơn vì

không đủ hồ sơ theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp; 01 trường hợpToà án đã nhận thụ lí đơn, sau đó ra quyết định không mở thủ tục giải quyết

yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp vì không có hồ sơ kiểm toán; 07

trường hợp doanh nghiệp không nộp đủ hồ sơ theo quy định của Luật phá sản

doanh nghiệp (1993) nên Toà án yêu cầu doanh nghiệp bổ túc hồ sơ và chưa ra

quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp va 10trường hợp Toà án chấp nhận thụ lí đơn và ra quyết định mở thủ tục giải quyếtyêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Trong 10 trường hợp Toà án thu lí

đơn và ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh

nghiệp, kết quả đạt được cũng không mấy khả quan, cụ thể: ra quyết định

tuyên bố phá sản 04 doanh nghiệp; 02 trường hợp hoà giải thành (Hội nghị

chủ nợ thống nhất phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp); 02 trường hợp Hội nghị chủ nợ lần thứ hai không đủ thành phần theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp (1993), do đó Toà án đã ra quyếtđịnh đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và 02 trường

hợp, Toà án đang tiến hành xác định số liệu và lên danh sách chủ nợ

Trang 30

- Tai Toà án nhân dân thành phố Hà Nội

Cho đến cuối năm 2001, tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội mới chỉphat sinh 02 vụ yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Trong đó, 01 trường

hợp Toà án ra quyết định trả lại đơn cho đương sự vì sau khi nghiên cứu hồ sơ

và xác minh, Toà án thấy doanh nghiệp gần như không còn tài sản và không

cung cấp được hồ sơ kiểm toán còn 01 trường hop, Toà án đang giải quyết

- Tại Toà án nhân dân thành phố Da Nang

Tính đến cuối năm 2001, Toà án nhân dân thành phố Da Nang đã nhận

04 đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp Trong đó, 01trường hợp trả lại đơn cho đương sự do có văn bản của Bộ chủ quản là Bộ

Thương Mại đề nghị để Bộ giải quyết rút giấy phép liên doanh, vì đây là đơn

vị liên doanh giữa Việt Nam và Mỹ, đồng thời Uy ban nhân dân tinh Quảng

Nam - Đà Nẵng thông báo sẽ giải quyết bằng hình thức giải thể doanh nghiệp

và 03 trường hợp Toà án đã ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp

- Tai Toà án nhân dan tinh Đồng Nai

Toà án tinh Đồng Nai đã nhận được 07 đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố

phá sản doanh nghiệp.Trong đó: 02 trường hợp Toà án trả lại đơn yêu cầu giải

quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp (vì: 01 trường hợp Toà án thấy có dấu

hiệu tội phạm hình sự và 01 trường hợp doanh nghiệp không cung cấp đủ hồ

sơ để xác định doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản hay chưa) và 05

trường hợp Toà án ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp

- Tại Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

Toà án tỉnh Hà Tĩnh chỉ mới thụ lí và giải quyết 03 vụ đề nghị tuyên bố

phá sản doanh nghiệp, trong đó cả 03 vụ đều ở trong tình trạng tổng số nợ lớn

hơn tổng số giá trị tài sản của doanh nghiệp rất nhiều [35,Tr.14].

Thực tế đó cho thấy, các quy định của pháp luật phá sản Việt Nam hiệnhành nói chung và các quy định về xử lí tài sản của đoanh nghiệp phá sản nói

Trang 31

một đạo luật nào tốn tiền biên soạn mà ít được dùng trong thực tế như Luật

phá sản doanh nghiệp 1993 Từ 10 năm nay, tổng số đơn gửi đến toà án yêu

cầu phá sản doanh nghiệp trên toàn quốc chỉ đếm được trên đầu ngón tay Đối

chiếu với tình trạng nợ đọng phổ biến của doanh nghiệp nhà nước và sự bùng

nổ của hàng chục vạn doanh nghiệp dân doanh mỗi năm trong đó vô số

doanh nghiệp làm ăn yếu kém hoặc vỡ nợ lặng lẽ rút lui dan khỏi thị trường,

sự văng bóng của một trật tự pháp luật dàn xếp quyền lợi của chủ nợ và doanhnghiệp mắc nợ một cách văn minh đang đặt ra nhiều vấn đề cần có lời giải

đáp” |28 Tr.t] Quả vậy, chi tính từ đầu năm 2000 cho đến nay, trên địa ban

cả nước có đến gần 80.000 công ty đăng kí kinh doanh, nâng tổng số các

doanh nghiệp lên trên 120.000 nhưng chỉ có khoảng 80 đến 85% số doanh

nghiệp là đang hoạt động trong tổng số các doanh nghiệp được thành lập trong

04 năm qua Do đó, có thể khẳng định rằng số lượng các doanh nghiệp lẽ ra

phải được giải thể hay phá sản là khá lớn, nhưng trên thực tế các đoanh nghiệpnày đã tự mình rút lui khỏi thị trường mà không thông qua thủ tục pháp lí về

giải thể hoặc phá sản đã được Nhà nước quy định Việc xử lí tài sản của cácdoanh nghiệp này cũng không tuân theo thủ tục Luật phá sản doanh nghiệp

(1993) quy định mà doanh nghiệp mắc nợ tự xử lí các tài sản đó Điều này dẫn

đến tình trạng vi phạm quyền lợi của chủ nợ, người lao động và của nhữngngười có liên quan, thậm chí còn phương hại đến lợi ích của chính doanh

nghiệp mắc nợ vì doanh nghiệp này không được Nhà nước áp dụng thủ tụcphục hồi để cứu vớt nó

Tình hình nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyênnhân quan trọng nhất là nguyên nhân về mặt pháp luật Pháp luật phá sản hiệnhành nói chung và các quy định về xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản nóiriêng còn thể hiện nhiều điểm bất cập Tính bất cập của các quy định về xử lítài sản của doanh nghiệp phá sản sẽ được chứng minh ở phần 2.3 sau đây

Trang 32

2.2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ XỬ LÍ TÀI

SAN CUA DOANH NGHIỆP PHA SAN

Pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam hiện hành gồm có các van

bản sau:

- Luật phá sản doanh nghiệp (1993) ;

- Nghị định số 189/CP ngày 23/12/1994 của Chính phủ hướng dẫn thihành Luật phá sản doanh nghiệp (1993); Nghị định số 92/CP ngày 19/12/1995

của Chính phủ về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp bịtuyên bố phá san; Nghị định số 70/CP ngày 12/06/1997 về án phi, lệ phí Toa án;

- Các van bản của Toà án nhân dân tối cao như Quyết định số 426/QDngày 01/07/1994 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về Quy chế của tập

thể Thấm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh

nghiệp; Công văn số 457/KHXX ngày 21/07/1994 của Toà án nhân dân tối

cao về việc áp dụng một số quy định của pháp luật phá sản doanh nghiệp

Ngoài ra, Toà án nhân dân tối cao trong hoạt động hướng dân nghiệp

vụ có: Công văn số 16/1999-KHXX ngày 01/02/1999 và số 24/1999-KHXX

ngày 17/03/1999 giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động,

hành chính và tế tụng, có hướng dan về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố

phá san doanh nghiệp;

- Quyết định số 528/QD-BT ngày 13/06/1995 của Bộ tưởng Bộ Tư pháp

ban hành Quy chế làm việc của Tổ quản lí tài sản và Tổ thanh toán tài sản.

Liên quan đến xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản, các văn bản trên

đã ghi nhận những vấn đề cơ bản như: quy định về chủ thể; về xác định tài sản của doanh nghiệp phá sản; về xử lí nợ; về thứ tự ưu tiên thanh toán và quy

định về xử lí các loại tài sản của doanh nghiệp phá sản

Trang 33

Tham phán

Trong các chủ thể tham gia giải quyết việc xử lí tài sản của doanhnghiệp phá sản, Thẩm phán có vai trò quan trọng nhất, là người chỉ đạo và trựctiếp giải quyết các vấn dé có liên quan Vai trò trung tâm của Thẩm phántrong việc xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản được thể hiện trong mốiquan hệ chặt chẽ với các chủ thể khác

Trong quan hệ với Tổ quản lí tài sản: Tổ quản lí tài sản do Chánh Toà

Kinh tế trực tiếp cử ra và có chức năng giúp việc cho Thẩm phán giải quyết

phá sản Quan hệ giữa Thẩm phán và Tổ quản lí tài sản là quan hệ hành chính

— nghiệp vụ giữa người phụ trách và người thừa hành, thực thi nhiệm vụ được

giao Vì thế, Tham phán là người giám sát, kiểm tra hoạt động của Tổ quản lí

tài sản và nhân viên của Tổ quản lí tài sản Ngược lại, Tổ quản lí tài sản phảibáo cáo toàn bộ hoạt động với Tham phán (Điểm b, Khoản | điều 16 và điều

17 Luật phá sản doanh nghiệp 1993)

Trong quan hệ với Tổ thanh toán tài sản: Ở giai đoạn thi hành quyết

định tuyên bố phá sản, Thẩm phán tiếp tục dùng quyền lực của mình để hỗ trợcho Tổ thanh toán tài sản hoàn thành nhiệm vụ bằng các hành vi như: Giámsát việc bàn giao tài sản, tài liệu, giấy tờ có liên quan giữa Tổ quản lí tài sản

và Tổ thanh toán tài sản; ra quyết định thu hồi tai san của doanh nghiệp bi taután trái phép trong một số trường hợp khi Chấp hành viên đề nghị và giải

quyết các khiếu kiện trong việc thu hồi các tài sản này

Trong quan hệ với chủ nợ, Tham phán là người quyết định chính thức

về phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp phá sản Kiến nghị của Hội

nghị chủ nợ chỉ có giá trị tham khảo Khoản 2 điều 24 khẳng định: “Hội nghị

chủ nợ thảo luận và kiến nghị với Thẩm phán về việc phân chia giá trị tài sản

Trang 34

còn lại của doanh nghiệp, nếu không có phương án hoà giải hoặc phương ánhoà giải không được thông qua”.

Trong quan hệ với doanh nghiệp phá sản, Thẩm phán có quyền ra quyết

định tuyên bố phá sản doanh nghiệp khi có một trong các căn cứ quy định tại

điều 36 Luật phá sản doanh nghiệp (1993) và quyết định phương án phân chia

giá trị tài sản của doanh nghiệp phá sản

Tổ quản lí tài sản

Mặc dù, Tổ quản lí tài sản không trực tiếp tham gia vào quá trình xử lítài sản của doanh nghiệp phá sản nhưng là chủ thể có vai trò rất quan trọng

trong việc quan lí một cách chặt chẽ tài san cua doanh nghiệp, tránh được sự

thất thoát về tài sản của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí tàisản của doanh nghiệp phá sản sau này, đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho chủ

nợ, doanh nghiệp mắc nợ va các chủ thể có liên quan

Luật phá sản doanh nghiệp (1993) không quy định trách nhiệm quản lí

tài sản cho một người (gọi là Quản tài viên) như một số nước khác mà giaocho một nhóm người, gọi là Tổ quản lí tài sản, gồm đại diện của các cơ quan

khác nhau Theo Luật phá sản doanh nghiệp (1993), Tổ quản lí tài sản cónhiệm vụ, quyền hạn quan trọng như: lập bảng kê toàn bộ tài sản của doanh

nghiệp; giám sát, kiểm tra việc quản lí tài sản của doanh nghiệp; trong trường

hợp cần thiết, có quyển đề nghị Thẩm phán áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản còn lại của doanh nghiệp; tập hợp danh sách cácchủ nợ và số nợ phải trả cho từng chủ nợ

Như vậy, nhiệm vụ chính của Tổ quản lí tài sản là thống kê và quản lí

tài sản của con nợ, nhằm ngăn chặn các hành vi tẩu tán, cất giấu tài sản Tổ

quản lí tài sản còn có nhiệm vụ giám sát quá trình quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nội dung giám sát của Tổ quản lí tài sản được

quy định tại điều 19 Nghị định 189/CP ngày 23/12/1993 của Chính phủ, Công

văn số 457/KHXX ngày 21/07/1994 của Toà án nhân dân tối cao, Quy chế

Trang 35

làm việc của Tổ quản lí tài sản và Tổ thanh toán tài sản ban hành theo Quyếtđịnh số 528/QD ngày 13/06/1995 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Tổ thanh toán tài sản

Thanh toán tài sản là công việc quan trọng nhất phải làm sau khi cóquyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp Nhiệm vụ này được giao choPhòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp Trưởng phòng thi hành án ra quyết địnhthành lập Tổ thanh toán tài sản gồm các thành viên tương tự như Tổ quản lí tài

sản, chỉ khác ở chỗ: Tổ quản lí tài sản đo một cán bộ Toà án làm tổ trưởng còn

Tổ thanh toán tài sản do một Chấp hành viên Phòng thi hành án làm tổ trưởng

dé trực tiếp thực hiện việc thanh toán tài sản

Tổ thanh toán tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng gắn liền việc

xử lí tài sản của doanh nghiệp phá sản như:

- Nhận bàn giao tài sản và các giấy tờ, tài liệu có liên quan từ Tổ quản lí

việc thu hồi theo quyết định của Chấp hành viên;

- Tổ chức việc bán đấu giá các tài sản của doanh nghiệp theo quyết định

của Chấp hành viên Việc bán đấu giá tài sản phải có Công chứng nhà nướcchứng nhận;

- Gửi các khoản tiền thu được của doanh nghiệp vào tài khoản mới mở

tại Ngân hàng;

- Thực hiện thanh toán theo quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp

của Tham phán (điều 44 Luật phá sản doanh nghiệp 1993)

Trang 36

Việc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ thanh

toán tài sản như trên sẽ giúp cho việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản

doanh nghiệp đúng pháp luật, nhanh chóng, thuận lợi và đạt hiệu quả cao

Chủ nợ

Chủ nợ là những người có quyền và lợi ích gắn liền với con nợ, cùng

được thanh toán nợ tập thể thông qua thủ tục xử lí tài sản của doanh nghiệpphá sản trên nguyên tắc công khai và công bằng Có rất nhiều loại chủ nợ:

Chủ nợ có bảo đảm; chủ nợ không có bảo đảm; chủ nợ có bảo đảm một phần;chủ nợ là người lao động và chủ nợ là Nhà nước trong trường hợp doanhnghiệp nợ thuế của Nhà nước Vai trò của chủ nợ trong xử lí tài sản được thể

hiện thể hiện thông qua Hội nghị chủ nợ Trong quá trình xử lí tài sản của

doanh nghiệp phá sản, Hội nghị chủ nợ có trách nhiệm thảo luận và kiến nghị

với Tham phán về việc phan chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp phá

sản (Khoản 2 điều 24 Luật phá sản doanh nghiệp 1993)

Doanh nghiệp mắc nợ

Trong quá trình xử lí tài sản, doanh nghiệp mắc nợ có quyền cử đại diệntham gia Tổ quan lí tài sản và Tổ thanh toán tài sản (điều 15, điều 42), được

quyền khiếu nại danh sách chủ nợ (điều 22), khiếu nại quyết định tuyên bố

phá sản doanh nghiệp (điều 49), được hưởng giá trị tài sản còn lại của doanh

nghiệp nếu sau khi đã thanh toán cho các chủ nợ mà tài sản vẫn còn thừa(Khoản 5 điều 39) Ngoài ra, trước khi việc xử lí tài sản của doanh nghiệp

phá sản xay ra, pháp luật phá sản còn quy định cho doanh nghiệp mắc nợ những quyền như: Kể từ thời điểm ngừng thanh toán nợ do Toà án ấn định, doanh nghiệp không phải trả lãi; các khoản nợ chưa đến hạn được coi là đến hạn nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn; doanh nghiệp van tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường nhưng dưới sự kiểm tra, giám sát của Thẩm phán và Tổ quản lí tài sản Tuy nhiên, pháp luật phá sản cũng

quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp mắc nợ trong việc thanh toán các

Trang 37

khoản nợ Doanh nghiệp mac nợ không được tiến hành những việc làm cho tai

sản của doanh nghiệp bị thất thoát một cách bất hợp pháp (Khoản 2 điều 18

Luật phá sản doanh nghiệp 1993)

2.2.2 Quy định về xác định tài sản của doanh nghiệp phá sản

Như đã phân tích 6 1.1.2, pháp luật phá sản hiện hành ở Việt Nam chỉ

quy định về tài sản của doanh nghiệp (điều 19 Luật phá sản doanh nghiệp

1993) mà còn thiếu những quy định pháp lí cần thiết làm cơ sở cho việc xácđịnh chính xác tài sản của doanh nghiệp phá sản Bên cạnh đó, một số quyđịnh liên quan đến việc xác định tài sản của doanh nghiệp phá sản chưa thậthợp lí

Dé xác định một cách chính xác tài sản của doanh nghiệp phá sản, phápluật phá sản đã có các quy định về: Các biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp

mắc nợ tau tán tài sản; bảo vệ tài sản của doanh nghiệp; thu hồi tài sản củadoanh nghiệp phá sản và áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Dưới đây,chúng tôi đề cập cụ thể hơn về các quy định đó của pháp luật

Thứ nhất, các biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp mắc nợ tau tán tàisản, làm thất thoát tài sản

Về vấn đề này, điều 18 Luật phá sản doanh nghiệp (1993) nghiêm cấmdoanh nghiệp mắc nợ thực hiện các hành vi làm tổn hại đến giá trị của tổng số tài sản của doanh nghiệp Chang hạn như: cất giấu, tau tán tài sản của doanh nghiệp; cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán tài sản của doanh nghiệp hoặc thanh toán nợ có bảo đảm từ tài sản của doanh nghiệp mà không có sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán; thanh toán bất kỳ khoản nợ không có bảo đảm

nào cho bất kỳ chủ nợ nào; từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ của mình; tạo ra

nguồn bảo đảm cho các khoản nợ trước đây không có bảo đảm và bán, chuyển

đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp Những quy

định đó là cần thiết, bảo đảm cho tài sản của doanh nghiệp không bị thất

thoát, do đó bảo vệ được quyền lợi cho các chủ nợ

Trang 38

Ngoài việc cấm doanh nghiệp mắc nợ thực hiện một số hành vi kể trên,

điều 23 Luật phá sản doanh nghiệp (1993) còn buộc doanh nghiệp mắc nợ

thực hiện một số hành vi để củng cố khối tài san của doanh nghiệp Theo điều

23, kể từ thời điểm ngừng thanh toán nợ, doanh nghiệp không phải trả lãi các

khoản nợ; các khoản nợ chưa đến hạn được coi là đến hạn, nhưng không được

tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn Trong thời gian giải quyết việc tuyên bố

phá sản doanh nghiệp, các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp được

thanh toán dưới sự giám sát của Tham phán

Nhận xét về quy định trên của pháp luật, một số người cho rằng, quy

định đó tạo sự bất bình đăng giữa các chủ nợ: đối với chủ nợ cũ, không những

số nợ đó phải chờ một thời gian dài mới được thu hồi, mà còn không có quyền

tính lãi; còn đối với chủ nợ mới thì vừa được thanh toán ngay, vừa được tínhlãi Theo chúng tôi, quy định nay là can thiết, vì trong thực tế nếu một doanh

nghiệp lâm vào tinh trạng phá sản thi chac chan không ai muốn cho vay hay

mua hàng trả chậm, do đó cần phải có sự ưu đãi đối với các khoản nợ mới đểkhuyến khích các chủ nợ cho doanh nghiệp vay hoặc tiến hành kí kết hợpđồng với doanh nghiệp khi doanh nghiệp thi hành phương án hoà giải

Thứ hai, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp

Như chúng ta đã biết, vốn hay tài sản của doanh nghiệp là sự dam bao

cho các chủ nợ sẽ thu hồi lại số tiền đã cho vay Nếu tài sản này bị mất đi, mộtcách trực tiếp hay gián tiếp, các chủ nợ sẽ bị thiệt hại Vì thế, pháp luật phảibảo vệ quyền lợi của họ bằng cách tuyên bố các hành động bất hợp pháp của

doanh nghiệp hoàn toàn vô hiệu và Toà án có quyền thu hồi lại các tài sản đã tau tán một cách bất hợp pháp do các hành động đó gây nên Ngoài việc quy định các biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp mắc nợ tau tán tài san, làm thất

thoát tài sản, Luật phá sản doanh nghiệp (1993) còn quy định biện pháp bảo

vệ tài sản của doanh nghiệp hay còn gọi là “quyền phủ nhận” Theo điêu 45

Luật phá sản doanh nghiệp (1993), Chấp hành viên dé nghị Toà án ra quyết

Trang 39

định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản của doanh nghiệp hay phần chênh lệchgiá trị tài sản của doanh nghiệp nếu trong 6 tháng trước ngày thụ lí đơn yêu

cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã có những vi phạm

như: tấu tán tài sản của doanh nghiệp dưới mọi hình thức; thanh toán các

khoản nợ chưa đến hạn; từ bỏ quyền đòi nợ đối với các khoản nợ; chuyển cáckhoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm và bán tài sản của doanh

nghiệp thấp hơn thực giá

Khác với Việt Nam, một số nước Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản dành hẳnmột chế định quan trọng - chế định "quyền phủ nhận" trong Luật phá sản

nhảm thực hiện mục đích bảo toàn một cách tối đa tài sản của con nợ, bảo

đảm sự công bằng giữa các chủ nợ

Ví dụ, ở Nhật Bản, pháp luật phá sản quy định về những hành vi sẽ bị

phủ nhận như: phủ nhận những “chuyển nhượng gian đối” là những chuyển

nhượng của bên phá sản thực hiện khi biết rằng nó sẽ làm phương hại đến các

chủ nợ hoặc sự thực là tại thời điểm của thực hiện chuyển nhượng, bên nhận

chuyển nhượng biết chuyển nhượng của bên phá sản có thể làm phương hại

đến các chủ nợ; phủ nhận quyền ưu tiên là hành vi thanh toán để giải phóng

nghĩa vụ bao gồm cả hành vi của bên phá sản sau ngày ngừng thanh toán hoặcsau ngày có đơn yêu cầu tuyên bố phá sản hoặc chỉ khi người được hưởng lợi

từ quyền ưu tiên biết việc ngừng thanh toán hoặc biết có đơn yêu cầu phá sảnvào ngày thực hiện quyền ưu tiên đó; phủ nhận quyền chuyển nhượng không

có đền bù là những chuyển nhượng sau hoặc trong vòng 6 tháng trước khingừng thanh toán hoặc có đơn yêu cầu phá sản |20, Tr.23|

Quy định về phủ nhận quyền chuyển nhượng không có đền bù trong

pháp luật phá sản của Nhật Bản chặt chế hơn Việt Nam Theo quy định này, sẽ

có hai thời điểm và rơi vào một trong hai trường hợp thì những chuyển nhượng này bị phủ nhận (Thời điểm 1, sau 6 tháng; thời điểm 2, trong vòng 6 tháng;trường hợp 1, trước khi ngừng thanh toán; trường hợp 2, trước khi có đơn yêucầu phá sản)

Trang 40

Còn pháp luật phá sản Việt Nam chỉ quy định một thời điểm là trong 6

tháng và một trường hợp là trước ngày thụ lí đơn yêu cầu tuyên bố phá sảndoanh nghiệp

Thứ ba, thu hồi tài sản của doanh nghiệp bị phá sản

Hiệu quả thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp cũng như

quyền lợi của các chủ nợ được bảo đảm đến đâu phụ thuộc rất lớn vào việc có

thu hồi tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp phá sản hay không Đây là

nhiệm vụ chính của Tổ thanh toán tài sản Thông thường, các tài sản của

doanh nghiệp phá sản phải thu hồi tồn tại dưới các dạng:

- Tài sản hữu hình là các động sản, bất động sản thuộc sở hữu của

doanh nghiệp đang do tổ chức, cá nhân khác quản lí (kèm theo các giấy chứng

nhận quyền sở hữu, sử dụng, hướng dẫn sử dụng, vận hành v.v) Các tài sảnphải thu hồi có thể bao gồm cả toàn bộ hiện vật hoặc phần chênh lệch giá trị

tài san mà doanh nghiệp đã tau tán, bán thấp hơn giá trị thực trong phạm vi 6

tháng trước khi thụ lí đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

- Các khoản nợ là các khoản tiền nợ theo danh bảng kê nợ mà các tổ

chức, cá nhân phải trả cho doanh nghiệp bị phá sản, bao gồm cả những khoản

nợ mà doanh nghiệp bị phá sản đã thanh toán khi chưa đến hạn, các khoản nợ

đã bị doanh nghiệp từ bỏ quyền đòi nợ hoặc chuyển từ nợ không bảo đảm

thành nợ có bảo đảm trong vòng 6 tháng trước khi thụ lí đơn yêu cầu tuyên bố

phá sản doanh nghiệp Ngoài các khoản nợ phát sinh trên cơ sở hợp đồng giữa

doanh nghiệp bị phá sản với tổ chức, cá nhân khác, còn có các khoản nợ được

xác định trên cơ sở các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, theo đó,

doanh nghiệp phá sản là bên được thi hành án Thực tế, các khoản nợ này thường rất lớn, có khi gấp nhiều lần giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp Ví

dụ: theo Quyết định số 01/PSDN-KTST ngày 31/3/1999 của Toà án nhân dânthành phố Hồ Chí Minh tuyên bố phá sản đối với Công ty sản xuất kinh doanh

xuất nhập khẩu dich vụ Tân Bình (TAMEXCO), chỉ tính riêng số nợ đối với

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN