1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thụ lý vụ án dân sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

LIEU THỊ HANH

THU LY VU AN DAN SU

| MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN |

Chuyên ngành: Luật Dan sự

Mã số: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN: TIEN SY NGUYEN CÔNG BÌNH

THƯ VIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘIPHONG ĐỌC 2 FM Ly

HA NOI 2009 |

Trang 2

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE THU LY VỤ ÁN DAN SỰ Tu 61.1 KHÁI NIEM, BẢN CHAT VÀ Ý NGHĨA CUA THU LÝ VỤ ÁN DAN SỰ.61.1.1 Khái niệm vụ án dân sự và quyền khởi kiện vụ án dân sự 6

® 1:12 Khiái riệm Thụ lý vụ ấn BN Siac, Bas ni nts ech wtn steno lh i Rin abn RASS 11

„1.1.3 Bản chất của thụ lý vụ án dân Sự - sec Exekererererxee 13

v1.1.4 Y nghĩa của thụ ly vụ án dân sự „ - ác -SS 2S S2 se reo 15

1.2 SƠ LƯỢC SỰ PHÁT TRIEN CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT TO

TUNG DAN SỰ VIỆT NAM VE THU LÝ VỤ ÁN DAN SỰ TỪ NĂM 1945 DEN

NAY Ct CS T2 22111111211111111111111 1111 11 11711111111 111 TT 1111111111112 7112111112 17

1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1988 - 5 CS xcxrreeeerkred 171.2.2 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2003 G + cc+csksececzxcrrzcrree 191.2.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay 2 5- +S2Ss+E2£E£EzEzkecrszezree 21

: _ 2.2.1 Nhận và xem xét đơn khởi kiện - cee cĂĂ Ăn 1S s32 seerees 42

2.2.2 Yêu cầu sửa đổi, b6 sung đơn khởi kiện 5 5 cs+s+c+cs=scxe- 472.2.3 Xác định tiền tạm ứng án phi và thông báo cho người khởi kiện 482.2.4 Vào số thụ lý vụ án dan sự 5-5 Sc c2 2v 2t 12121211 xe 50

2.2.5 Thông báo việc thụ lý vụ an dân Sự -c Ăn SSSSSSSSSS S2, 52

\ 2.3 GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP KHONG THU LÝ VU AN DAN SỰ 56

2.3.1 Trả lai đơn khởi kiện vụ án dân sự » -. ccc <<seeeec-e-e v JO)

2.3.2 Chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án khác giải quyết¿ - - 60

Trang 3

Bo luat dan su:

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động:

Tòa án nhân dân:

Tòa án nhân dân tối cao:

Trách nhiệm hữu hạn:

Ủy ban nhân dân:

Vụ án dân sự:

TNHHUBNDVADS

Trang 4

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trước năm 2004 Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tốtụng dân sự như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989(PLTTGQCVADS), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994(PLTTGQCVAKT), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động

năm 1996 (PLTTGQCTCLD) quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ

việc phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh

doanh, thương mại và lao động Thời kỳ đầu đổi mới của đất nước, các vănbản pháp luật này đã phát huy tác dụng trong việc Toà án giải quyết các vụviệc, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức, lợi íchcủa Nhà nước và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa Tuy vậy, các văn bảnpháp luật này có nhiều hạn chế, bất cập như mới chỉ dừng lại ở việc quy định

những nguyên tắc, thủ tục cơ bản và nhiều vấn đề chưa được quy định cụ thể.

Hơn nữa, trước sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhiều quy định không cònphù hợp, thậm chí mâu thuẫn, thiếu đồng bộ với các quy định của Bộ luật dân

sự (BLDS), Bộ luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình

Trước yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng quan hệ quốctế, tại kỳ hop thứ 5 ngày 15 tháng 6 năm 2004 Quốc hội nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự(BLTTDS) Việc ban hành BLTTDS đã đánh dấu một bước phát triển mớicủa hệ thống pháp luật tô tụng dân sự Việt Nam Đây là văn bản pháp luậtquy định day đủ và có hệ thống các van dé về tố tung dân sự như các nguyêntắc cơ bản trong tố tụng dân sự; quyền và nghĩa vụ tố tụng của các cơ quantiến hành tố tụng, người tiễn hành tố tụng và người tham gia tố tụng; thẩm

quyên của Tòa án nhân dân; trình tu, thủ tục giải quyét các vụ việc dân sự,

Trang 5

đặt trách nhiệm giải quyết tranh chấp dân sự đó cho Toa án BLTTDS năm2004 có nhiều quy định mới về thụ ly VADS bảo đảm cho việc thu lý giảiquyết các VADS được thuận lợi Tuy vậy, thực tiễn giải quyết các VADS còncó những ý kiến khác nhau trong việc thực hiện các quy định này và còn chưađược các cơ quan có thâm quyên giải thích một cách đầy đủ và thống nhất.Để góp phần làm rõ những van đề liên quan đến việc thụ lý VADS, tác giảlựa chon đề tài “Thu lý vu án dân sự — Một số van dé ly luận và thực tiến”

làm luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước khi BLTTDS được ban hành đã có một số công trình nghiên cứukhoa học pháp lý về vấn đề thụ lý VADS, như bài “Một số ý kiến về thụ lý vụ

án dân sự" của Đoàn Đức Lương đăng trên Tạp chi Toà án nhân dân số

10/1998; bài “Một số ý kiến về thụ lý vụ án dân sự” của tác giả Lê Chí Côngđăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 11/1998; Luận án thạc sĩ luật học “Thuly va chuẩn bị xét xử so thẩm vu án dân sự theo pháp luật tổ tụng dán sự Việt

Nam” của Doan Đức Lương Trong các công trình nghiên cứu này các tác

giả chủ yếu mới đề cập đến thực tiễn thụ lý các VADS ở các Tòa án, tìnhtrạng thiếu cán bộ trong việc thụ lý xét xử các vụ án của ngành Toà án và việc

nghiên cứu cũng chỉ đặt ra đối với các quy định của PLTTGQCVADS Từ

khi BLTTDS được ban hành, các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý vềvan dé nay vẫn được tiếp tục thực hiện, như bài “Van dé khởi kiện và thụ lý

vụ án dan sự” của tác giả Lê Thị Bích Lan đăng trên Tap chí Luật học năm

2005 số đặc san về Bộ luật tố tụng dân sự; bài “Bàn về kiểm sát việc thụ lý vụan dan sự theo quy định cua Bộ luật tổ tụng dán sự” của tác giả Phan Xuân

Trang 6

đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thụ lý

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn dé lý luận về thụ lýVADS; các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thụ lý VADS

và thực tiễn thi hành các quy định này tại các Toà án Việt Nam Ngoài ra,việc nghiên cứu cũng được tiễn hành đối với các quy định thụ lý VADS củapháp luật tố tụng dân sự một số nước dé đối chiếu, so sánh tham khảo.

Nội dung nghiên cứu đề tài tập trung vào việc giải quyết nhiều van dé

khác nhau của thụ lý VADS như quyền khởi kiện VADS, khai niệm thu ly

VADS, thấm quyền thụ lý VADS, điều kiện thụ lý VADS, trình tự, thủ tục

thụ lý VADS và các vấn đề khác liên quan đến việc thụ lý VADS Tuy nhiên,trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ

một số vấn đề cơ bản nhất về thụ lý VADS như khái niệm thụ lý VADS, cácquy định của BLTTDS về thụ lý VADS để giải quyết theo thủ tục sơ thâm và

việc hoàn thiện chúng Những vấn đề khác liên quan đến đề tài này tác giả sẽ

tiếp tục nghiên cứu sau khi có điều kiện.

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa Mác — Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và quan

điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật Ngoài ra, để thực

hiện việc nghiên cứu luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu

khoa học như phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, suy diễn lô gic 5 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục dich nghiên cứu dé tai là làm rõ một sô van dé lý luận về thụ lý

Trang 7

gop phan nâng cao hiệu quả giải quyết VADS.

Với mục đích nghiên cứu như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được xác

định trên những khía cạnh sau:

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về thụ lý VADS như khái niệm, bảnchất, ý nghĩa của thụ lý VADS; sự phát triển của pháp luật tố tụng dân sựViệt Nam về thụ lý VADS.

- Phân tích, đánh giá các quy định BLTTDS về thụ lý VADS.

- Khảo sát, tìm hiểu việc thực hiện các quy định của BLTTDS về thụ lýVADS tại các Toà án, nhận diện những bat cập và tìm ra nguyên nhân của

- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt

Nam vẻ thụ lý VADS.

6 Những điểm mới của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên biệt có tính hệ thống những

vẫn đề liên quan đến việc thụ lý VADS Trong luận văn có những điểm mới

Trang 8

Trong đó, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn dé ly luận về thu lý vụ án dân sự

Chương 2: Nội dung các quy định của Bộ luật to tung dan su nam2004 về thụ ly vụ án dân sự và thực tiến thực hiện

Chương 3: Thực trạng pháp luật tổ tụng dân sự Việt Nam hiện hành

về thu ly vụ an dan sự và các giải pháp hoàn thiện

Trang 9

1.1 KHÁI NIEM, BAN CHAT VA Ý NGHĨA CUA THU LÝ VU ÁN

DAN SU

1.1.1 Khái niệm vụ án dân sự và quyền khởi kiện vu án dân sựVụ án dân sự, quyền khởi kiện VADS và thụ lý VADS là những vấn đềcó mối liên hệ mật thiết với nhau Khi chủ thé của quyền khởi kiện thực hiệnquyền khởi kiện của mình thì Toà án mới xem xét thụ lý Vì vậy khái niệmthụ lý VADS được xem xét gan liền với khái niệm VADS và quyền khởi kiện

1.1.1.1 Khai niém vu an dan su

Trước khi BLTTDS ra đời, theo quy định của PLTTGQCVADS,

PLTTGQCVAKT và PLTTGQCTCLD tổn tại 3 khái niệm vụ án dân sự, vuán kinh tế, vụ án lao động Theo đó vụ án kinh tế bao gồm các tranh chấp vềhợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhâncó đăng ký kinh doanh; các tranh chấp giữa công ty với các thành viên củacông ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thànhlập, hoạt động, giải thé công ty; tranh chấp liên quan đến việc mua bán côphiếu, trái phiếu và các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật.Vụ án lao động bao gồm các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao độngvà người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiềnlương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về thực hiện hợp đồng laođộng và trong quá trình học nghé; tranh chấp lao động tập thể giữa tập théngười lao động và người sử dụng lao động về thực hiện thoả ước lao động tậpthể; về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn VADS bao gồm

những tranh châp và những việc không có tranh châp về dân sự và hôn nhân

Trang 10

hoặc đã chết

Năm 2004 BLTTDS ra đời, khái nệm VADS được khái quát hơn.

VADS bao gồm các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh, thương mại, lao động (gọi chung là vụ án dân sự) thuộc thâm quyềngiải quyết của Toà án và có đương sự yêu cầu Toà án giải quyết Khái niệmkinh tế được thay băng khái niệm kinh doanh thương mại Theo BLTTDSkhái niệm VADS được mở rộng rất lớn xét theo phạm vi loại việc, bởi ngoài

những tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đìnhcòn bao gồm các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật kinh doanh,thương mại và lao động Tuy vậy, BLTTDS lại thu hẹp về nội dung loại việcbởi VADS chỉ bao gồm những loại việc có tranh chấp [10, tr 30-31].

Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng “Vụ là việc, sự việc không hay, rắc

rồi cần phải giải quyết” [47, trl279]; “Dân su (civil administration) thuộc

việc của dân dé phân biệt với việc của quan” [47, tr36] Theo Dai từ điểntiếng Việt “Án là vụ việc phải đưa ra xét xử ở toa” [45, tr34] “Dân sự là việcliên quan đến dân nói chung” [45, tr 520] Những việc liên quan đến dân gồmnhững quan hệ nhân thân, tài sản, những vẫn đề về hôn nhân gia đình, kinh tế,

lao động Trong các mối quan hệ này khi các bên trong quan hệ có mâu

thuẫn, rắc rối, không thống nhất được ý kiến với nhau về quyền và lợi íchđược gọi là xảy ra tranh chấp Tranh chấp là sự giành giật, mâu thuẫn, bấtđồng ý kiến về quyên và lợi ích giữa các chủ thé.

Như vậy ta có thé hiểu VADS là những tranh chấp về quyền và nghĩa vụliên quan đến dân và phải đưa ra xét xử ở Toà án Theo nghĩa hẹp VADS chỉbao gồm các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình.

Tuy vậy về cơ bản thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và

Trang 11

chức vé quyên và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân

và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, được dua ra Toa an giải

quyết theo quy định của pháp luật to tụng dân sự Trong luận văn tác giả đềcập đến khái niệm VADS theo nghĩa này.

Đặc trưng của VADS là có sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa hai

bên hay nhiều bên đương sự trong mối quan hệ pháp luật Trong quan hệ đó

một bên có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa mình, yêu cầu bên kia phải thực hiện nghĩa vụ là làm một việc hoặc

không được làm một việc Nghĩa vụ này phát sinh từ những quan hệ dân sự,hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được pháp luật bảo

vệ Yếu tố tranh chấp được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu dé xác định có

là VADS hay không Và đây cũng chính là yếu tố dé phân biệt giữa VADS và

việc dân sự Theo Điều 311 BLTTDS quy định "Việc dân sự là việc cá nhân,cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Toa án công nhận

hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa

vụ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình

hoặc của cá nhân, cơ quan, to chức khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình

quyên về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”.Trong VADS ta có thể xác định được các bên là nguyên đơn (người có

đơn khởi kiện); bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng trongviệc dân sự vì không có tranh chấp nên chỉ xác định được bên yêu cầu còn

bên kia có thé xác định hoặc không xác định [44, tr 5] Vì ở VADS giữa các

đương sự có tranh chấp nên thủ tục giải quyết VADS có nhiều khác biệt với

thủ tục giải quyết việc dân sự Theo quy định của BLTTDS khi giải quyết

Trang 12

Thời hiệu khởi kiện VADS là 2 năm trong khi thời hiệu yêu cầu giải quyếtviệc dân sự là một năm và thời hạn chuẩn bị xét xử VADS dài hơn thời hạngiải quyết việc dân sự Khi giải quyết VADS Toà án có thể phải ra một bảnán còn khi giải quyết việc dân sự chỉ phải ra quyết định.

Do thủ tục giải quyết VADS và thủ tục giải quyết việc dân sự có những

khác nhau cơ bản nên khi nhận đơn khởi kiện Toà án phải xác định ngay đó là

VADS hay việc dân sự để thụ lý giải quyết đúng thủ tục.

1.1.1.2 Khai niệm quyền khởi kiện vụ án dán sự

Hiến pháp năm 1992 quy định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hộiđược tôn trọng, thé hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiếnpháp và luat”(Diéu 50) Trong đó quyền dân sự có ý nghĩa rất quan trọng,theo đó cá nhân, tổ chức được thực hiện các hành vi theo quy định của phápluật nhằm thoả mãn lợi ích của mình như lao động, sản xuất kinh doanh đểtạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của bản thân và xã hội tham giavào các giao dịch dân sự v.v Khi quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm haytranh chấp thì họ có quyền thực hiện những biện pháp mà pháp luật cho phépđể bảo vệ và một trong những biện pháp đó chính là khởi kiện vụ án Quyền

khởi kiện phát sinh từ quyền được pháp luật bảo hộ các quyền dân sự hợp

Quyên khởi kiện vụ án dân sự là quyên năng t6 tụng cơ bản của cá nhân,cơ quan, tô chức theo quy định của pháp luật tô tung dân sự yêu câu Toà ánbảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác khi có tranhchấp về quan hệ dán sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mai, laođộng Theo Điều 4 và Điều 5 BLTTDS cá nhân, cơ quan, tô chức có quyền

Trang 13

khởi kiện VADS tai Toà án có thâm quyền dé yêu cầu Toa án bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác Việc thực hiện quyềnkhởi kiện của đương sự phải tuân theo quy định của pháp luật về thời hiệu

khởi kiện, năng lực chủ thể, thâm quyền của toa án

Khi quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm chủ thé có quyên và lợi ich bixâm phạm có quyền tự định đoạt khởi kiện hoặc không khởi kiện đến Toà ányêu cầu bảo vệ Việc khởi kiện được thực hiện bằng hình thức nộp đơn khởikiện tại Toà án có thâm quyên.

về nguyên tắc chỉ có cá nhân, cơ quan, tô chức trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình có lợi ích bị xâm phạm mới có quyên khởi kiện để yêucầu Toà án bảo vệ quyên lợi của minh Nhung dé tất cả quyền và lợi ích hợp

pháp bị xâm phạm đều được bảo vệ, pháp luật quy định “Cơ quan về dân số,gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ và quyềnhạn của mình có quyên khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường

hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định Công đoàn cấp trên của côngđoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ

quyên và lợi ích hợp pháp của tập thé người lao động do pháp luật quy định.

Cơ quan, tô chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi

kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhànước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”(Điều 162 BLTTDS).

Tóm lại, theo quy định của pháp luật Việt Nam các đương sự hoàn toàn

tự do lựa chọn các biện pháp dé bảo vệ quyên lợi của mình Nhà nước chínhthức xác nhận quyền khởi kiện VADS của các cá nhân, cơ quan, tô chức yêu

cầu Toà án bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của mình Pháp luật cũng ghi nhận

các chủ thể khác như cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ

nữ, tổ chức công đoàn có quyền khởi kiện yêu cầu Toa án bảo vệ quyền,

lợi ich của người khác Việc thực hiện quyền khởi kiện VADS thé hiện bang

Trang 14

cách nộp đơn khởi kiện tại Toa án, là sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lý làmphát sinh quá trình t6 tụng Khởi kiện VADS là giai đoạn đầu tiên của tổ tụngdân sự Giai đoạn này sẽ kết thúc khi Toà án thụ lý VADS.

1.1.2 Khái niệm thụ lý vụ án dân sự

Khi người khởi kiện thực hiện quyền khởi kiện của mình băng việc nộp

đơn khởi kiện cho Tòa án có thẳm quyền, Toà án có trách nhiệm nhận đơn,vào số theo dõi để xem xét giải quyết Một mặt, Toà sẽ phải xác định nội

dung đương sự yêu cầu giải quyết có thuộc thâm quyền giải quyết của mình

không; người khởi kiện có năng lực hành vi tố tụng dân sự, có quyền và lợi

ích hợp pháp bị xâm phạm không, trong trường hợp người đại diện khởi kiện

thì phải tuân thủ các quy định về đại diện Mặt khác, Tòa án phải xem xét đơn

khởi kiện có nộp trong thời hiệu khởi kiện không và sự việc đã được giải

quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực chưa Khi việc khởi kiện đápứng được các yêu câu thì Toà án tiến hành thụ lý VADS Trong trường hợpngười khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Toà án sẽ thông báo dé họ

biết và đi nộp tiền tạm ứng án phí Sau khi nhận được biên lai thu tiền tạm

ứng án phi do đương sự nộp, Toà án sẽ vào sé thu lý vụ án dé giải quyết.

Theo Từ điển tiếng Việt “Thu lý là tiếp nhận giải quyết vụ kiện” [50, tr961] Theo Từ điển Luật học “Thụ lý vụ án là bắt đầu tiếp nhận một vụ việcđể xem xét và giải quyết Theo pháp luật tố tụng dân sự, thụ lý vụ án là việctoà dân sự nhận đơn yêu cầu của đương sự dé nghị xem xét, giải quyết một vu

việc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, tô chức, cơ

quan” [46, tr 732] Toà án là co quan có chức năng giải quyết các tranh chapvề dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động Để giảiquyết các tranh chấp này Toà án phải thụ lý Tuy nhiên, hoạt động thụ lý củaToa án có phát sinh hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc thực hiện quyền

khởi kiện VADS của các đương sự có đúng các quy định của pháp luật

Trang 15

không, đối tượng tranh chấp được xác định trên cơ sở yêu cầu của bên này

đối với bên kia có thuộc thâm quyên giải quyết của Toà án không Toà án chỉ

thụ lý giải quyết vụ án khi có đơn khởi kiện hợp pháp của đương sự.

Nhu vậy, thu lý vụ án dan sự là việc Toà an có thẩm quyên chấp nhận

giải quyết đơn khởi kiện của đương sự và vào sé thụ ly vụ an dân sự để giải

quyết theo quy định của pháp luật to tung dân sự.

Thụ lý vụ án là giai đoạn đầu tiên của quá trình tô tụng dân sự do Tòa ánthực hiện Hoạt động thụ lý gồm những công việc cụ thể sau: Tòa án nhậnđơn khởi kiện, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của đơn khởi kiện trong thờihạn luật định; xác định nội dung tranh chấp, nội dung yêu cầu giải quyết củangười khởi kiện Kiểm tra các điều kiện để thụ lý vụ án như thời hiệu khởikiện; thâm quyền giải quyết của Toà án; sự việc chưa được giải quyết bangbản án, quyết định đã có hiệu lực; quyền khởi kiện của chủ thể khởi kiện.Kiểm tra các chứng cứ nộp theo đơn khởi kiện đã đầy đủ chưa? Thông báo

nộp tiền tạm ứng án phí; vào số thụ lý và ra thông báo về việc thụ lý vụ án.

Trong giai đoạn thụ lý sẽ phải xác định quan hệ tranh chấp cần giải quyết; xácđịnh các thành phần tham gia tố tụng như nguyên đơn, bị đơn, người cóquyền lợi nghĩa vụ liên quan Đây là những công việc rất quan trọng góp phầnrất lớn vào việc giải quyết vụ án được chính xác, đảm bảo việc bảo vệ quyênvà lợi ích của các đương sự bởi nó sẽ quyết định những quy phạm pháp luậtnội dung được áp dụng để giải quyết tranh chấp Tat nhiên, trong quá trìnhgiải quyết vụ án, Toà án vẫn có thé xác định lại quan hệ tranh chấp, bỗ sungthêm những người tham gia tổ tụng nếu phát hiện ra có sai sót.

Thụ lý VADS là cơ sở pháp lý để ràng buộc các chủ thể vào trong một

mối quan hệ cụ thể được điều chỉnh bằng pháp luật tố tụng dân sự Trong mỗi

quan hệ này Toà án là chủ thê thực hiện quyền lực nhà nước thông qua việcthụ lý giải quyết tranh chấp và các quyết định của Toà án có tính chất bắt

Trang 16

buộc đối với các bên Thụ lý vụ án làm phat sinh quyền và nghĩa vụ tố tụng

của các chủ thê và đặt trách nhiệm giải quyết vụ án cho Toà án Thời điểm

thụ lý VADS cũng là thời điểm bắt đầu tính thời hạn giải quyết vụ án.

Thụ lý VADS có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động tố tụng khác.Toà án chỉ tiễn hành hoà giải, đưa vụ án ra xét xử sau khi đã thụ lý vụ án.

Tranh chấp trong nội bộ nhân dân thường được giải quyết dứt điểm khi có cơ

quan nhà nước có thâm quyền nhận trách nhiệm giải quyết Bằng việc thụ lývu án, Toà án đã chính thức xác nhận thắm quyền và trách nhiệm giải quyết

1.1.3 Bản chất của thụ lý vụ án dân sự

Thụ lý VADS là một giai đoạn của tổ tụng dân sự - giai đoạn đầu tiên

trong quá trình Toà án giải quyết vụ án Thụ lý VADS thực chất là việc Toà

án chấp nhận đơn khởi kiện xem xét giải quyết Day là một hành động cụ thé

của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp Khi đơn khởi kiện được nộpđến Tòa án thì Tòa án có thể trả lại đơn, chuyền đơn đến cơ quan khác hoặc

vào số thụ lý vụ án để giải quyết Khi Tòa án đã thụ lý vụ án tức là đã xácđịnh trách nhiệm giải quyết tranh chấp thuộc về mình mà không phải thuộc

trách nhiệm của cơ quan nhà nước khác Trong bộ máy nhà nước, mỗi cơquan có một chức năng cụ thé dé đảm bảo các vẫn dé nảy sinh trong xã hội

được giải quyết và ôn định trật tự xã hội Toà án có chức năng giải quyết, xétxử các tranh chấp về dân sự Nếu không thu lý vụ án thì Toa án không thégiải quyết vụ án cụ thể đó Do vậy, để thực hiện chức năng giải quyết vụ

VADS thì trước hết VADS phải được Toà án thụ lý Thụ lý vụ án gom cac

hoat dong co ban nhu: nhan don khoi kién, xem xét xac dinh cac diéu kién déthụ lý, vào số thụ ly vụ án dé giải quyết, thông báo việc thụ lý Kiểm tra cácđiều kiện thụ lý với mục đích tránh việc thụ lý nhằm khi vụ án không thuộcthâm quyên giải quyết của Toà án hoặc thuộc thâm quyền giải quyết của Toa

Trang 17

án khác, người khởi kiện không có quyền khởi kiện Nếu loại trừ được ngay

từ giai đoạn này thi Toà án sẽ bớt được việc xử lý hậu quả sau này như phải

ra quyết định đình chỉ, chuyển vụ án mà các quyết định này thường gây khókhăn cho Toà án và phiền hà cho đương sự.

Thụ lý VADS xác định nội dung loại việc sẽ được giải quyết theo thủ tục

tố tụng dân sự giải quyết các VADS mà không phải là một thủ tục khác như

tổ tụng tụng hình sự hay tố tụng hành chính hoặc thủ tục giải quyết việc dân

sự Đồng thời các đương sự trong vụ án sẽ được xác định gồm nguyên đơn, bịđơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Các hoạt động tiếp theo của quátrình tố tụng giải quyết VADS sẽ là yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ, lậphồ sơ vụ án, hoà giải, đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa

Thụ lý vụ án làm phát sinh quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thé

tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự Tòa án có trách nhiệm căn cứ vào

các quy phạm nội dung giải quyết tranh chấp đúng pháp luật Để VADS được

giải quyết đúng thời hạn và chính xác thì Toà án phải làm tốt công tác thụ lý.

Nếu ngay từ đầu đã xác định chính xác quan hệ pháp luật để ghi vào số thụ lý

và thông báo về việc thụ lý vụ án thì các đương sự cũng dễ dàng hơn trong

việc bảo vệ quyền lợi của mình Trên cơ sở các chứng cứ do đương sự cungcấp Tòa án ra phán quyết Bản án, quyết định giải quyết của Toà án có tínhchất bắt buộc mà các chủ thé khác phải tuân theo Trong tổ tụng dân sựnguyên tắc tự định đoạt là tối cao, ngay cả khi Tòa án đã ra phán quyết các

đương sự vẫn có thé thỏa thuận việc thực hiện phán quyết đó Theo quy định

của BLTTDS, bằng việc thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý vụ án, bướcđầu Toà án đã có các chứng cứ, tài liệu của vụ án Hồ sơ vụ án bao gồm đơn

khởi kiện, các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn; ý

kiến của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) cùng cáctài liệu kèm theo chứng minh cho ý kiến của họ.

Trang 18

1.1.4 Ý nghĩa của thu lý vụ án dân sự

Thụ lý VADS có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng, xác định việc Toà án đãnhận trách nhiệm giải quyết vụ án Tức là đã có cơ quan có thấm quyền nhận

trách nhiệm giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp và quyết định giải quyết sẽđược đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước Khi đã nhận

giải quyết Tòa án sẽ phải thực hiện đúng chức năng, căn cứ vào các quy định

của pháp luật để giải quyết dứt điểm các tranh chấp Tòa án phải chịu tráchnhiệm về tính chính xác của quyết định Khi đã nhận trách nhiệm Tòa án phảitạo điều kiện để các đương sự hòa giải các mâu thuẫn và có được quyết địnhcông bằng, chính xác Việc Tòa án thụ lý giải quyết góp phần vào giảm bớtmâu thuẫn trong xã hội, tạo niềm tin của nhân dân vào các cơ quan bảo vệpháp luật Sau khi thụ lý vụ án, Toà án sẽ phải tiến hành các bước tiếp theocủa quá trình tố tụng để đảm bảo vụ án được giải quyết trong thời hạn pháp

luật quy định Trong giai đoạn thụ lý nếu xác định đầy đủ và đúng thành phân

tham gia to tung, sẽ bảo đảm được quyền lợi của người dân, tránh hiểu nhằm.Thông thường khi giải quyết vụ án các thâm phán thường căn cứ vào cácthành phần tham gia tổ tụng được xác định từ giai đoạn thụ lý để triệu tập hoà

giải, xét xử

Thụ lý VADS là cơ sở pháp lý để Toà án tiến hành các hoạt động tốtụng, giải quyết vụ án Toa án chỉ được tiến hành hoạt động tố tụng giải quyếtVADS nếu đã thụ ly vụ án Trong một xã hội đảm bảo pháp luật được thực thithì các cơ quan nha nước chỉ thực nhiệm những hoạt động nam trong phạm vichức trách Nếu làm tốt các hoạt động thụ lý sẽ tạo tiền dé giải quyết vụ án

nhanh chóng, chính xác và hiệu quả Tòa án xác định đúng quan hệ pháp luật

trong giai đoạn thụ lý sẽ góp phần rất lớn vào việc giải quyết đúng đắn vụ án;

nếu xác định sai quan hệ pháp luật cần phải giải quyết sẽ dẫn đến việc ápdụng sai pháp luật và việc giải quyết mâu thuẫn không đúng pháp luật sẽ gây |

Trang 19

bức xúc cho đương sự dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài, mất niềm tin ở quần

chúng nhân dân.

Thụ lý vụ án là cơ sở để Tòa án tính thời hạn giải quyết VADS Phápluật quy định mỗi vụ án phải được giải quyết trong một thời hạn nhất định vàcăn cứ để tính thời hạn chính là từ thời điểm Tòa thụ lý vụ án Khi đương sựnộp đơn khởi kiện đến Tòa án, họ thường rất quan tâm đến quá trình giải

quyết vụ án, họ phải được biết Tòa đã thụ lý vụ kiện của họ chưa, thời hạn

giải quyết trong bao lâu Do đó việc Tòa án thụ lý vụ án là căn cứ để kiểm trathời hạn giải quyết vụ án của Tòa án, nếu vụ án bị kéo dài quá thời hạn đươngsự có thé khiếu nại Nếu Toa án thực hiện đúng thủ tục thụ lý vụ án, thời hạngiải quyết vụ án được đảm bảo, không còn tình trạng vụ án kéo dai, tồn đọng.Vụ án được giải quyết nhanh chóng và chính xác sẽ tạo được niềm tin củanhân dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật Kip thời bảo vệ quyền và lợi ích hoppháp của các đương sự, đảm bảo pháp luật được thực thi và góp phần bảo vệpháp chế xã hội chủ nghĩa.

Sau khi Toà án thụ lý vụ án các đương sự được thực hiện các biện pháp

mà pháp luật cho phép dé bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của mình Họ cóquyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ trong vụ án mà họđang lưu giữ Cùng với việc nộp đơn khởi kiện, nguyên đơn có thể nộp đơnyêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời, tiễn hành thu thập tàiliệu để bảo vệ quyền lợi của mình BỊ đơn được đọc và sao chụp tải liệu Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án trong giai đoạn tốtụng đầu tiên, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra trongquá trình giải quyết vụ án ngay từ giai đoạn đầu, việc phát hiện kịp thời vụ ánthụ lý sai tránh được việc tiến hành các thủ tục tố tụng không cần thiết, tiết

kiệm được thời gian, tiên của.

Trang 20

1.2 SƠ LƯỢC SỰ PHÁT TRIEN CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP

LUẬT TO TUNG DAN SỰ VIỆT NAM VE THU LÝ VU ÁN DAN SỰTU NAM 1945 DEN NAY

1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1988

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới trong

lịch sử phát triển đất nước Ngày 02/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Chủtịch H6 Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam

dân chủ cộng hoà Bản tuyên ngôn không chỉ khẳng định độc lập dân tộc,

thống nhất và toàn vẹn lãnh thé mà còn khang định các quyền dân tộc cơ ban

của con người Từ đó, bộ máy nhà nước cách mạng cũng được khẩn trương

xây dựng Ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 33C/SL

về việc thành lập các Toà án quân sự cơ quan xét xử của nước Việt Nam dânchủ cộng hoà, Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 quy định về tổ chức cácToa án và các ngạch thấm phan trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chỉ rõ

ngoài các việc hình Toà án còn giải quyết các việc về dân sự và thương sự(Điều 17) Do thời kỳ này đất nước mới thành lập tình hình thù trong giặcngoài rất nguy cấp nên mọi việc tập trung chủ yếu để tran áp bọn phản cách

mạng bảo vệ sự an nguy của đất nước, chưa có điều kiện để soạn thảo các vănbản pháp luật nói chung và văn bản pháp luật về tố tụng dân sự nói riêng nên

ngày 10 tháng 10 năm 1945 Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh số 47/SL chophép áp dụng luật lệ cũ để xét xử nhưng “không trái với nguyên tắc độc lập

của nước Việt Nam và chính thể cộng hoà” trong đó có Điều 11 quy định về

thủ tục tố tụng cho giữ tạm thời thú tục tố tụng của chế độ cũ Trong điềukiện đất nước còn non trẻ, chưa thể ban hành tất cả văn bản điều chỉnh mọi

lĩnh vực, việc áp dụng luật lệ cũ là cần thiết với thời điểm lúc bấy giờ Ngày17/4/1946 Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 51-SL có quy định về việc kiện,

khởi tố và thụ lý vụ án tuy nhiên không quy định thụ lý như thế nào Tiếp đó

THƯ VIỆN _.TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI

PHÒNG ĐỌC _ 2 ƒ đ⁄†

Trang 21

Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 được ban hành bãi bỏ việc áp dụng luật lệcủa chế độ cũ; Sắc lệnh số 85-SL ngày 22/5/1950 cải cách bộ máy tư pháp vàtố tụng, từ Điều 15 đến Điều 18 quy định về thủ tục tố tụng nhưng không cóđiều luật nào quy định về thủ tục thụ lý VADS Từ năm 1945 đến năm 1954không có văn bản pháp luật quy định riêng về thủ tục tố tụng dân sự cũng nhưthụ lý VADS Thời ky này cuộc kháng chiến chống Pháp đang bước vào giaiđoạn quyết liệt, các Toà án chỉ tập trung xét xử các vụ án hình sự, ít giảiquyết các tranh chấp dân sự Thậm chí theo Thông tư số 12-NV-CT ngày29/12/1946 của Bộ Tư pháp về tổ chức tư pháp trong tình hình đặc biệt “nếu vìmột lẽ gì, Toà án thường không thể tiếp tục công việc xử án được, việc xét xửnhững phạm pháp sẽ do quyết định của Uy ban bảo vệ khu mà giao cho Toa ánquân sự Còn các việc hộ hoặc thương mại sẽ đình chỉ, trừ những việc cấp tốcthì sẽ do hội thâm chuyên môn của Toà án quân sự xét xử bằng mệnh lệnh”[41,tr37] Từ năm 1955 đến năm 1960 Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản

pháp luật tố tụng như Thông tư số 141/HCTP ngày 05/02/1957, Thông tư số

1507/HCTP ngày 24/8/1956 của Bộ Tư pháp và Thông tư số 69/TC ngày31/12/1958 của Bộ Tư pháp và TANDTC sửa đổi thấm quyền của cácTAND nhưng các văn bản pháp luật tố tụng này chủ yếu chỉ quy định vềnguyên tắc giải quyết VADS mà chưa quy định cụ thể về thụ lý VADS.

Sau khi Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật tổ chức Toa án nhândân (LTCTAND) năm 1960 ra đời đã có một khối lượng đáng ké các văn banhướng dẫn thủ tục giải quyết các tranh chấp về dân sự, đặc biệt là thủ tục giảiquyết ly hôn Theo đó, “ Duong sự có quyền đưa đơn trực tiếp đến Toa án,mặc dù việc bất hoà trong gia đình chưa được tô hoà giải hoặc Uỷ ban hànhchính xã giải quyết Khi nhận đơn Toà án phải thụ lý để giải quyết ”(Mục 3Phan II Thông tư 03/NCPL ngày 03/3/1966 của TANDTC về trình tự giảiquyết việc ly hôn) Bên cạnh đó Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC)

Trang 22

cũng có Thông tư số 613-V5 ngày 04/6/1969 hướng dẫn về khởi tố vụ kiện dânsự “ Khi có đơn khởi kiện của nhân dân hoặc có quyết định khởi tố của Viện

kiểm sát thì Toà án có trách nhiệm thụ lý và giải quyết” [39, tr34].

Trong giai đoạn nay đáng chú ý nhất phải kế đến Thông tư số 39-NCPLngày 21/01/1972 của TANDTC hướng dẫn việc thụ lý, di lý, xếp và tạm xếpnhững việc kiện về hôn nhân và gia đình, tranh chấp vé dân sự Trong Thôngtư này TANDTC hướng dẫn rất cụ thê việc thụ lý VADS “Khi nghiên cứu mộtđơn kiện, thấm phán cần xem xét nội dung của đơn kiện có rõ ràng không, vukiện có thuộc thấm quyền xét xử của Toà án không, nguyên đơn có đủ tư cáchđi kiện không Nếu nhận thấy nội dung don kiện đã rõ ràng, vụ kiện thuộcthâm quyền của Toà án mình và nguyên đơn có đủ tư cách đi kiện, thẩm phanphải thụ lý vụ kiện Việc đó phải được vào số thụ lý ngay ”[39, tr33].

Tóm lại, trong giai đoạn này các văn bản pháp luật quy định về tục tốtụng dân sự và hướng dẫn về việc thụ lý VADS rất ít Tuy vậy, bước đầu các

văn bản pháp luật tố tụng dân sự được ban hành trong thời gian từ năm 1960

trở đi cũng đã có những quy định về thụ lý VADS.1.2.2 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2003

Quán triệt tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tăngcường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, kế thừa và phát triển các quy địnhvề thủ tục tố tụng dân sự trước đó, thời gian từ năm 1989 đến năm 2003 Nhànước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tố tụng dân sự như: Pháp

lệnh thú tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989; Pháp lệnh thủ tục

giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994; Pháp lệnh thủ tục giải quyết cáctranh chấp lao động ngày 11/4/1996 Đây là những văn bản pháp luật quantrọng có ý nghĩa rất lớn về thủ tục giải quyết các VADS trong thời kỳ này.Đặc biệt vấn đề thụ lý vụ án cũng đã được quy định trong các văn bản pháp

luật này tạo cơ sở pháp lý cho quá trình giải quyết VADS.

Trang 23

Vẻ điều kiện thụ lý vụ án được quy định tại Điều 36 PLTTGQCVADS,Điều 32 PLTTGQCVAKT, Điều 34 PLTTGQCTCLD Theo đó Toà án chỉthụ lý vụ án khi người khởi kiện có quyền khởi kiện, thời hiệu khởi kiện vụán còn, sự việc chưa được giải quyết băng bản án hoặc quyết định có hiệu lựcpháp luật, sự việc thuộc thắm quyên giải quyết của Toa án Ngoài ra, theoĐiều 11 PLTTGQCTCLĐ, Toà án chỉ thụ lý, giải quyết các tranh chấp laođộng đã qua hoà giải ở cơ sở hoặc đã được Hội đồng trọng tài lao động cấptỉnh giải quyết trừ những tranh chấp về xử lý ký luật theo hình thức sa thảihoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp về bồi thường

thiệt hại cho người sử dụng lao động.

Về trình tự thủ tục thụ lý vụ án: Các văn bản pháp luật này quy định saukhi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, nếu đơn kiện không thuộc

một trong các trường hop trả lại đơn khởi kiện thì Toa án cần xem xét vụ án

có thuộc thẩm quyền của mình hay không (thẩm quyền theo loại việc, thẩm

quyền của cấp Toa án, thẩm quyền theo lãnh thé, thẩm quyền theo sự lựa

chọn của nguyên đơn) Nếu qua xem xét thấy vụ án thuộc thắm quyền củaToà án mình thì thông báo cho nguyên đơn biết Đối với các vụ án kinh tế vàlao động trong thời hạn bay ngày ké từ ngày được thông báo, nguyên đơnphải nộp tiền tạm ứng án phí (Điều 33 PLTTGQCVAKT, Điều 35PLTTGQCTCLĐ) Đối với VADS trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộpđơn, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí (Điều 37 PLTTGQCVADS).Toà án chỉ thụ lý vụ án khi nguyên đơn xuất trình chứng từ về việc nộp tiềntạm ứng án phí Ngày Toà án thụ lý vụ án là ngày nguyên đơn xuất trìnhchứng từ về việc nộp tiền tạm ứng án phí Đối với VADS và vụ án lao độngnếu đương sự được miễn án phí thì ngày thụ lý là ngày Toà án nhận đơn khởikiện; nếu đương sự được miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý là ngày

Toà án cho miền nộp tiên tạm ứng án phí Ngoài ra Toà án có thê gia hạn nộp

Trang 24

tiền tạm ứng án phi một thang đối với VADS Hết thời han nay ma nguyênđơn không nộp tiền tạm ứng án phí thì Toà án không thụ lý vụ án.

Tại Mục 4 Phan I Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 07/01/1995 của

TANDTC, VKSNDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của

PLTTGQCVAKT cũng nêu "sau khi nhận được đơn và các tài liệu kèm theo,

nếu đơn kiện không thuộc một trong những trường hợp trả lại đơn theo quy

định tại Điều 32 Pháp lệnh thì Toà án cần xem xét vụ án có thuộc thấm quyền

của mình hay không Nếu qua xem xét thấy vụ án thuộc thâm quyền của mìnhthì phải cho nguyên đơn biết va trong thời hạn bay ngày kể từ ngày nhậnđược thông báo nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí Toà án chỉ vào sốthụ ly vụ án ké từ ngày xuất trình chứng từ về việc nộp tiền tạm ứng án phí".

Như vậy các văn bản pháp luật tố tụng dân sự được ban hành trong thờigian này đã quy định về thủ tục thụ lý các VADS, vụ án kinh tế và vụ án laođộng Tuy nhiên các quy định còn mang tính chất chung chung, thiếu cụ thẻ,

chưa quy định rõ thời han Toa án phải xem xét giải quyết đơn nên chưa dé

cao được trách nhiệm của Toà án Đối với những VADS Viện kiểm sát khởitố, t6 chức xã hội khởi kiện pháp luật không quy định trong những trườnghợp này đương sự có phải nộp tiền tạm ứng án phí hay không nên khi áp dụng

còn nhiều lúng túng, không thống nhất, có Toà án yêu cầu đương sự nộp có

Toà án không, tạo nên sự không công bằng trong giải quyết vụ án Mặt khác,

về bản chất, tranh chấp kinh tế, tranh chấp lao động đều bắt nguồn từ tranhchấp dân sự nhưng thủ tục giải quyết được quy định bởi ba pháp lệnh khác

nhau, việc phân biệt thủ tục giải quyết đôi khi gặp phải không ít khó khăn và

nhằm lẫn.

1.2.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế, đòi hỏi pháp luật tố tụng dân

Trang 25

sự Việt Nam phải tương thích với pháp luật quốc tế Hơn nữa các quan hệ

pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương

mại, lao động là những vẫn đề liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày củangười dân nên áp dụng các thủ tục khác nhau để giải quyết tranh chấp là rấtphức tạp Đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, đồng thời cụ thể hoá các quyđịnh của Hiến pháp năm 1992, ngày 15 tháng 6 năm 2004 Quốc hội nước

Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua BLTTDS Bộ luật này có

hiệu lực từ ngay 01/01/2005 BLTTDS gồm 36 chương với 418 điều.BLTTDS đã quy định thống nhất một thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, hôn

nhân va gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động Trong đó Chương 12

quy định về thủ tục khởi kiện và thụ lý VADS với 18 điều (từ Điều 161 đếnĐiều 178).

BLTTDS là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp ly cao nhất về tố tụngdân sự từ trước tới nay BLTTDS xác định rõ các chủ thể có quyền khởi kiện

VADS, đồng thời không quy định quyền khởi tổ VADS cho Viện kiểm sát

nữa Quy định này là phù hợp vì nó thể hiện tối cao nguyên tắc quyền tự địnhđoạt của đương sự, nguyên tắc thoả thuận trong việc giải quyết các VADS.Về phạm vi khởi kiện BLTTDS đã mở rộng hơn trước, không hạn chế ở chỗ

một người khởi kiện nhiều người hoặc nhiều người khởi kiện một người về

cùng một quan hệ pháp luật như quy định tại Điều 34 PLTTGQCVADS Điều163 BLTTDS quy định được giải quyết trong cùng một vụ án các trường hợp:ca nhân, cơ quan, tô chức khởi kiện một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tô chứckhác về một quan hệ pháp luật hay nhiều quan hệ pháp luật có liên quan;nhiều cá nhân, cơ quan, tô chức có thé khởi kiện một cá nhân, cơ quan, tổchức khác về cùng một quan hệ pháp luật hay nhiều quan hệ pháp luật có liên

BLTTDS năm 2004 bỗ sung thêm 3 trường hợp trả lại đơn khởi kiện là:

Trang 26

người khởi kiện không nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn pháp luật quyđịnh; không bổ sung đơn theo yêu cầu của Toà án và chưa đủ điều kiện khởikiện Ngoài ra, BLTTDS còn quy định về quyền khiếu nại của người khởikiện khi nhận lại đơn khởi kiện, việc thông báo thụ lý VADS, quyền và nghĩavụ của người được thông báo BLTTDS đã làm thay đổi cơ bản các quy địnhvề thủ tục tố tụng dân sự nói chung và các quy định về thụ lý VADS nóiriêng, tạo nền tảng quan trọng để các Toà án giải quyết vụ án được nhanh

chóng, kip thời và chính xác.

Tóm lại, pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo đảm cho cá nhân, tô chức

được thực hiện quyền khởi kiện VADS yêu cầu Tòa án bảo vệ khi quyền và

lợi ích hợp pháp bị xâm phạm Tòa án có trách nhiệm xem xét thụ lý giải

quyết Thụ lý VADS là một bước quan trọng trong quá trình Tòa án giảiquyết các tranh chấp dân sự Sau khi thụ lý Tòa án sẽ phải thực hiện các bướcđể giải quyết vụ án đúng thời hạn, đúng pháp luật; các đương sự sẽ thực hiện

quyền và nghĩa vụ tố tụng dé bảo vệ quyền lợi của mình Thực hiện tốt hoạt

động thụ lý sẽ góp phan rất lớn để việc giải quyết VADS được nhanh chóng,

chính xác và đúng pháp luật Việc Tòa án nhận trách nhiệm giải quyết vụ án

góp phan tạo niềm tin của quan chúng nhân dân vào tính nghiêm minh củapháp luật Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Nhà nước ta đãban hành nhiều các văn bản quy định về thủ tục giải quyết các VADS trongđó có hoạt động thụ lý Đặc biệt từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI(1986), Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện trong đó có hoạtđộng xây dựng pháp luật Dé nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp dânsự, các pháp lệnh về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự được nhànước lần lượt ban hành bao gồm: PLTTGQCVADS, PLTTGQCVAKT,

PLTTGQCTCLD Trong các pháp lệnh này đều dành một chương để quy

định về thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án Sự ra đời của BLTTDS đã đánh dấu

Trang 27

cũng được quy định cụ thé hơn thé hiện sự nhận thức đánh giá mới của Nhànước về tẦm quan trọng của hoạt động thụ lý vụ án.

Trang 28

CHƯƠNG 2

NOI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT

TO TUNG DAN SỰ NĂM 2004 VE THU LÝ VU ÁN DAN SỰ

VA THUC TIEN THUC HIEN

2.1 THAM QUYEN VA DIEU KIEN THU LY VU AN DAN SUMỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước đều có một chức năng và nhiệm vụriêng biệt, các cơ quan này không được phép hoạt động vượt ra ngoài thẩmquyền của mình “Tham quyền là quyền xem xét để kết luận và định đoạt một

van dé theo pháp luật” [50, tr922] “Tham quyền của cơ quan nhà nước là

toàn bộ những quyền và nghĩa vụ mà nhà nước quy định cho cơ quan đó, phụ

thuộc vào vị trí của mình trong trong bộ máy nhà nước Các cơ quan nhà

nước khác nhau thì có thấm quyền khác nhau” [42, tr 204] Toà án là một bộ

phận cấu thành bộ máy nhà nước Điều 127 Hiến pháp năm 1992 quy định:“Toa án nhân dân tôi cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toa án quân

sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Trong hệ thống các cơ quan tư pháp Toà ánthực hiện quyền tư pháp chủ yếu với chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân

sự, hành chính và các vụ án khác theo quy định của pháp luật.

Thâm quyền định giới hạn quyền lực của mỗi cơ quan Mỗi cơ quan chỉgiải quyết những loại việc nhất định khi những loại việc đó đáp ứng được mộtsố điều kiện nhất định Đối với những vụ việc phát sinh từ các quan hệ có

cùng tính chất là mang tính tài sản, được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự

do, tự nguyện thoả thuận, cam kết và tự định đoạt của các chủ thể được giảiquyết theo thủ tục tố tụng dân sự Trong phạm vi luận văn tác giả chỉ đề cậpđến thâm quyền của Toa án trong việc thụ lý VADS (theo nghĩa rộng) để xét

xử sơ thâm.

Trang 29

2.1.1 Tham quyền thụ lý vụ án dân sự

Theo Điều 1 LTCTAND năm 2002 và Điều 1 BLTTDS thì Toa án cóthấm quyên thụ lý giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh

doanh, thương mại, lao động theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Tham quyền của TAND bao gồm thâm quyền theo loại việc, thâm quyền củaToa án các cấp và thẩm quyên theo lãnh thé Thâm quyền theo loại việc củaToa án trong việc thụ lý giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia

đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định tại các điều 25, 27, 29

và 31 BLTTDS Tham quyền của Toa án các cấp được quy định tại các Điều33 và Điều 34 BLTTDS Tham quyền của Toà án theo lãnh thổ được quy

định tại Điều 35 và Điều 36 BLTTDS.

Theo các điều 25, 27, 29 và 31 BLTTDS, Toa án có thẩm quyền giảiquyết các vụ án phát sinh từ bốn loại quan hệ pháp luật như những vụ án phát

sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, những vụ án phát sinh từ quan hệ pháp luật

hôn nhân và gia đình, những vụ án phát sinh từ quan hệ pháp luật kinh doanh

thương mại, những vụ án phát sinh từ quan hệ pháp luật lao động Đối vớimột số loại việc Tòa án chỉ có thâm quyên thu lý giải quyết nếu trước khikhởi kiện đương sự đã yêu cầu cơ quan có thâm quyền giải quyết nhưngkhông thành Ví dụ: Tranh chấp về quyền sử dụng đất đã qua hoà giải ởUBND cấp xã nhưng không thành; một số tranh chấp lao động cá nhân mà

Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động hoà giải không

thành hoặc không giải quyết trong thời hạn; tranh chấp lao động tập thê về

quyền sau khi Chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết mà hai bên vẫn còn

tranh chấp hoặc hết thời hạn theo quy định mà không giải quyết Ngoài ra,lần đầu tiên BLTTDS quy định Tòa án có thâm quyền giải quyết tranh chấpgiữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam Ngoài những loại việc đã kếtrên Toả án còn giải quyết các tranh chấp khác mà pháp luật có quy định như

Trang 30

tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thấm quyền

trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra theo quy định tại Nghị quyết số388/2003/NQ-UBTVQHII ngày 17/3/2003 của Uy ban thường vụ Quốc hội.

Theo các điều 33 và 34 BLTTDS, các Toà án có thâm quyên giải quyếtVADS theo thủ tục sơ thấm gồm có TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện.Theo các quy định nêu trên hầu hết các loại việc thuộc thâm quyền giải quyếtcủa Toà án đều thuộc thắm quyền của TAND cấp huyện TAND cấp tỉnh cóthâm quyền giải quyết những tranh chấp có đương sự, tài sản đang ở nướcngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ởnước ngoài hoặc Toà án nước ngoài, những vụ việc thuộc thấm quyền củaTAND cấp huyện cấp tỉnh lấy lên để giải quyết Ở Toà án cấp tỉnh có các toàchuyên trách: Toà Dân sự, Toà Kinh tế và Toà Lao động Toà Dân sự có

nhiệm vụ thụ lý và giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình Toà

Kinh tế có nhiệm vụ thụ lý giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương

mại Tòa Lao động có nhiệm vụ thụ lý giải quyết các tranh chấp lao động.

Theo các điều 35 và 36 BLTTDS, Toà án có thâm quyền giải quyếtVADS theo thủ tục sơ thâm là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc có trụsở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức Các đương sự có quyền tự thoả thuận bằngvăn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu nguyên đơnlà cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn nếu nguyên đơn là tổ chức giảiquyết Để đảm bảo quyên lợi của nguyên đơn, trong trường hợp không biếtnơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà ánnơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tải sản giảiquyết; nếu tranh chấp phat sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thìnguyên đơn có thé yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức cóchi nhánh giải quyết Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt

Nam hoặc vụ án về tranh chap việc cap dưỡng thì nguyên đơn có thê yêu câu

Trang 31

Toà án nơi mình cư trú làm việc giải quyết Nếu tranh chấp về bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư

trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết Nếu tranh

chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảohiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập vàcác điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là ngườilao động có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết Nếutranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc ngườicó vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi người sử dụng

lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc người cai thầu, người cóvai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết Tranh chấp phát sinh từ quan hệ

hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi thực hiện hợp đồng giải

quyết Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì

nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc,

có trụ sở giải quyết Toà án nơi có bat động sản có thâm quyền giải quyết các

tranh chấp vé bất động sản, nếu bat động sản có ở nhiều địa phương khácnhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sảngiải quyết.

TAND là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự có nhiệm vụ giải quyết các

VADS Khi xem xét việc thụ lý vụ án Toa án phải căn cứ vào tất cả các quyđịnh nêu trên dé xác định thẩm quyền xét xử sơ thâm vu án Toà án có quyềnthụ lý VADS và tiến hành lập hồ sơ vụ án Trong quan hệ t6 tụng Toa án là

chủ thê đặc biệt, chủ thể có quyền lực, các quyết định của Toà án buộc các cá

nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành Việc thực hiện thẩm quyền thụ lýVADS của Toà án chỉ xuất hiện khi người có quyền khởi kiện nộp đơn khởi

kiện tại Toà án Từ thời điểm này phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên và

Toà án mới có trách nhiệm xem xét đơn khởi kiện của người khởi kiện, có

Trang 32

quyền yêu cầu đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ của vụ án Trong té tụngdân sự các đương sự có quyền tự định đoạt, thâm quyền thụ lý giải quyếtVADS của Toà án bị giới hạn trong yêu cầu của đương sự Toà án phải tôntrọng quyền tự định đoạt của đương sự, chỉ giải quyết trong phạm vi đươngsự yêu cầu và không được vượt quá phạm vi yêu cau của đương sự.

Khi nhận đơn khởi kiện Toa án phải xem xét tranh chấp có thuộc thâmquyền của Toà án hay thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước

khác Toà án có trách nhiệm hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện

đúng quy quy định Khi thu lý vụ án Toà án có thé thụ lý đơn kiện của nhiềungười để giải quyết trong cùng một vụ án Tuy nhiên để đảm bảo vụ án đượcgiải quyết đúng pháp luật thì tuỳ từng yêu cầu khởi kiện của mỗi người màToà án quyết định thụ lý bằng một hay nhiều vụ án Nếu xét các yêu cầu củanguyên đơn khác nhau thì Toà án cần thụ lý thành nhiều vụ án khác nhau.Việc quyết định thụ lý thành một hay nhiều vụ kiện khác nhau hợp lý, giúp

cho vụ án được giải quyết nhanh gọn, hạn chế được những sai sót.

Nhu vậy, thâm quyền của Toà án trong việc giải quyết VADS là một vanđề rất quan trọng liên quan trực tiếp đến việc thụ lý vụ án Do vậy, khi thụ lývụ án Toà án phải tiến hành các bước cần thiết để xác định tranh chấp cóthuộc thẩm quyền của mình hay không theo pháp luật tố tung dân sự dé quyết

Chủ thê khởi kiện phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng

Trang 33

dân sự Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng pháp luật quy định cho

cá nhân, tổ chức có các quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự Năng lực

hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyên, nghĩa vụ t6 tung

dân sự hoặc uy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự Đối với cánhân, người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sựtrừ những người mat năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hànhvi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 57 BLTTDS) Theo Điều 22BLDS “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà

không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của

người có quyên, lợi ích liên quan, Toả án ra quyết định tuyên bố mất năng lựchành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định” “Người nghiện ma

tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì

theo yêu cau của người có quyên, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữuquan, Toà án có thé ra quyết định tuyến bé là bị hạn chế năng lực hành vi dân

sự Người dai diện theo pháp luật của người bị han chế năng lực hành vi dânsự và phạm vi đại diện do Toa án quyết định” (Điều 23 BLDS) Như vậy, mộtngười chỉ bị coi là mất năng lực hành vị dân sự, bị hạn chế năng lực hành vidân sự khi có quyết định của Toà án.

Người chưa đủ 6 tuéi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì khôngcó năng lực hành vi tố tụng dân sự Việc bảo vệ quyén và lợi ích hợp phápcho những người nay và những người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi dongười đại diện hợp pháp của họ thực hiện Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ18 tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự

bang tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc liên

quan đến quan hệ lao động hay giao dịch dân sự đó Đối với những việc nàyToa án có quyên triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tổ tụng.Đối với những việc khác, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại

Trang 34

Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện Đối với các cơ quan, tổ

chức nang lực hành vi phát sinh từ khi được thành lập hợp pháp theo trình tự

thủ tục do pháp luật quy định.

Cơ quan, tô chức do người đại diện hợp pháp hoặc có thé uy quyền chongười khác có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự khởi kiện.

“Cơ quan quy định tại Điều 1 BLTTDS là các cơ quan nhà

nước như Uỷ ban nhân dân các cấp, các bộ, ngành ở trung ương, các

sở, ngành ở địa phương, các cơ quan chuyên môn khác ở từng lĩnh

vực như cơ quan thuế, thị trường, dân số, môi trường, các cơ quantiến hành tố tụng các cấp v.v có tu cách pháp nhân Các bộ phận,

đơn vị, văn phòng đại diện của các cơ quan nhà nước thực hiệnnhiệm vụ của cơ quan nhà nước, phụ thuộc vào cơ quan nhà nước

không phải là pháp nhân không có quyền khởi kiện vụ án dân sự.Các tổ chức quy định trong Điều 1 BLTTDS là các tổ chức kinh

tế, t6 chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã

hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tô chức xã hội - nghề nghiệp v.vbao gồm các tô chức có tư cách pháp nhân và các tổ chức không có

tư cách pháp nhân Các tô chức không có tư cách pháp nhân được

khởi kiện vụ án dân sự phải là những tổ chức được pháp luật quyđịnh có quyền tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập Cáctô chức không có tư cách pháp nhân là một bộ phận của doanhnghiệp, hợp tác xã như tô, đội, chi nhánh, văn phòng đại diện v.vkhông được pháp luật quy định có quyền tham gia các quan hệ pháp

luật một cách độc lập thì không được tự mình khởi kiện vụ án dân

sự” [43, tr 241-242].

Người khởi kiện phải là người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm

phạm Quy định này nhằm hạn chế những trường hợp lợi dụng quyền khởi

Trang 35

kiện để xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Cá nhân có

năng lực hành vi tố tụng dân sự day đủ có thể tự mình hoặc uỷ quyền chongười khác thay mặt mình khởi kiện, trừ việc ly hôn Cơ quan tổ chức khởikiện bảo vệ quyền và lợi ích của mình thông qua người đại diện theo phápluật hoặc người được uỷ quyền Ví du, A ký hợp đồng vay tiền ở Ngân hàngCông Thương Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn, thời hạn vay tiền là 03 thángtinh từ ngày 01/9/2007 đến hết ngày 30/11/2007 Đến hạn trả nợ 30/1 1/2007,A không trả tiền cho Ngân hàng, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Côngthương Lạng Sơn đại diện ngân hàng khởi kiện A ra Toà Khi xem xét đơn đểthụ lý Toà án cần kiểm tra Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công thương LạngSơn có được uỷ quyền hợp lệ tham gia tố tụng của Tổng giám đốc Ngân hàngCông thương Việt Nam không và xem xét hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ

Dé bao đảm mọi quyền và lợi ich hợp pháp đều được bảo vệ, ngoài việckhởi kiện VADS để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích của mình, trong

trường hợp không có người khởi kiện cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em,

Hội liên hiệp phụ nữ còn có quyền khởi kiện các vụ án về hôn nhân và giađình, công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao

động trong các trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật lao động

quy định Cơ quan, tô chức có nhiệm vụ quyên hạn trong việc thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước, quản lý xã hội về một lĩnh vực nhất định có quyềnkhởi kiện VADS để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhànước thuộc lĩnh vực mình phụ trách (Tiểu mục 2.1 Mục 2 Phan I Nghị quyết

02/2006/NQ-HĐTTP ngày 12/5/2006 của HDTPTANDTC).

2.1.2.2 Diéu kiện vê thẩm quyên của Toà án

Toà án chỉ thụ lý VADS đối với những tranh chấp thuộc thâm quyên giảiquyết của mình Theo BLTTDS, thâm quyền giải quyết tranh chấp của Toà ánđược quy định tại các điều 25, 27, 29, 33, 34, 35 và 36 bao gồm thầm quyền

Trang 36

theo loại việc, thấm quyền theo cấp và thâm quyền theo lãnh thé Việc xácđịnh thâm quyền là một điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động bìnhthường và hop lý của bộ máy nhà nước Đông thời việc phân định thẩmquyền giữa các Toà án cũng giúp cho các Toà án thực hiện đúng nhiệm vụcủa mình và người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện Tham quyên củaToà án được xác định một cách chính xác sẽ tránh được sự chồng chéo trong

việc thực hiện nhiệm vu của Toà án với các cơ quan nhà nước khác, giữa các

Toa án và các bộ phận trong một Toà án, góp phan giải quyết đúng đắn vụ án,tạo điều kiện cho các đương sự tham gia tổ tụng bảo vệ quyền va lợi ích hợppháp của mình Để vụ án được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Toàán có thâm quyén giải quyết, xét xử Khi xác định tranh chap dân sự có thuộcthấm quyền giải quyết của mình hay không, trước hết phải xác định tranhchấp đó có thuộc thâm quyền chung về dân sự của Toà án hay không? Nội

dung tranh chấp yêu cầu Tòa án giải quyết phải được quy định tại các điều25, 27 và 29 BLTTDS; phải đúng thâm quyền theo cấp xét xử được quy định

tại các điều 33 và 34 BLTTDS va đúng thâm quyền theo lãnh thổ quy định tạicác điều 35 và 36 BLTTDS Trong trường hợp người khởi kiện có quyền lựachọn Toà án theo Điều 36 BLTTDS thì yêu cầu đương sự cam kết không khởi

kiện tại các Toà án khác? Nếu do các bên thoả thuận lựa chọn Toà án giảiquyết thì phải kiểm tra tính hợp pháp của thoả thuận.

Những tranh chấp thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án được quyđịnh khá đầy đủ và chỉ tiết Khi nhận đơn khởi kiện Tòa án căn cứ vào yêucầu của đương sự mà đối chiếu nội dung loại việc đó có thuộc thâm quyềngiải quyết của Tòa án minh hay không? Khi xác định thâm quyên, Toà áncũng phải xác định đó là loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh thương mại hay lao động để vào số thụ lý loại án đúng với quy định.Việc xác định này có ý nghĩa rất lớn khi xác định các quy phạm pháp luật nội

Trang 37

dung để áp dụng Chang hạn nếu đó là tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽáp dụng các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình, BLDS nêu là tranh

chấp lao động sẽ áp dụng Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội

Các quy định về thâm quyền bước dau đã phát huy tác dụng trong việcxác định thẩm quyên thụ lý giải quyết vụ án của Toà án Tuy nhiên, trongthực tiễn thi hành vẫn có nhiều khó khăn nhằm lẫn về mục đích lợi nhuận đểxác định đó là hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế, hoặc vẫn có trường hợptranh chấp về thầm quyên giải quyết Nội dung vụ án như sau: Thang 7/2002,

công ty TNHH TS (Bình Dương) và ông S (người Đài Loan) ký hợp đồngthành lập công ty liên doanh với tổng vốn là 650.000 USD, trong đó ông S

góp 78% và công ty TS góp 22% bằng nhà xưởng và trang thiết bị Quá trình

thực hiện hai bên phát sinh mâu thuẫn Tháng 7/2007, phía Việt Nam gửi thư

khuyến cáo cho ông S nêu rõ không thể hợp tác tiếp và sẽ kiện ra toà để giảiquyết việc liên doanh Một thang sau không thấy ông S phản đối, phía Việt

Nam đã nộp đơn đến TAND tỉnh Bình Dương Khi hoà giải, ông S chấp nhận

mua lại phần vốn của phía Việt Nam và đồng ý để Toà chỉ định công ty kiểmtoán để hạch toán vốn nhưng sau đó đôi ý, bác bỏ thoả thuận Sau đó ông S đãnhờ Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) giải quyết tranh chấp vớilý do khi ký hợp đồng liên doanh các bên đã thoả thuận nếu có tranh chấp thìVIAC sẽ thụ lý Tháng 3/2008, VIAC chính thức thụ lý vụ tranh chấp Ngaysau đó TAND tỉnh Bình Dương gửi công văn yêu cầu VIAC đình chỉ giảiquyết vì cho rằng trước khi khởi kiện ra toà phía Việt Nam đã thông báo choông S biết và ông S không phản đối Tuy các bên đã có thoả thuận trọng tàinhưng Toà án có thâm quyền giải quyết vì theo hướng dẫn tại điểm b Tiểumục 1.2 Mục I Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31/7/2003 củaHĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh trọng tàithương mại “Khi được nguyên don cho biết bằng văn bản sẽ khởi kiện yêu

Trang 38

cẩu Toà án giải quyết hoặc khi được Toà án thông báo về việc nguyên đơn đãnộp đơn kiện yéu cau Toà án giải quyết vụ tranh chấp mà trong thời han bayngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của nguyên đơn hoặc thông báocua Toà án bị don không phản đối (duoc coi là các bên có thoả thuận mớilựa chon Toà an giải quyết thay cho thoả thuận trọng tai)” Dap lại VLACviện dẫn Điều 5 Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 cho rằng TANDtỉnh Bình Dương đã thụ lý sai Tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài khi khởikiện ra Toà án thì Toà phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận vô hiệu

(ở đây thoả thuận trọng tài không vô hiệu) TAND tỉnh Bình Dương đã xin ý

kiến của TANDTC và TANDTC đã khang định TAND tỉnh Binh Duong ápdụng Nghị quyết nêu trên dé thụ lý là đúng pháp luật [51].

2.1.2.3 Điêu kiện về thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện đượcquyên yêu cầu Toà án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình,

kinh doanh, thương mại, lao động dé bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm phạm.

Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mat quyền khởi kiện, trừ trường hợppháp luật có quy định khác Theo quy định tại Điều 160 BLDS năm 2005,riêng đối với yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu nhà nước; yêu cầu bảo vệquyền nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện Theo hướng dẫn tạitiết a Tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần IV Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày31/3/2005 của HĐTPTANDTC “Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được ”tính ké từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tô chức, lợi

ích công cộng, lợi ích của nhà nước bị xâm phạm”.

Quy định thời hiệu khởi kiện góp phần quan trọng vao việc ôn định cácquan hệ kinh tế - xã hội, hạn chế việc lạm dụng quyền khởi kiện Tuỳ thuộcvào tính chất của mỗi loại tranh chấp pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện

khác nhau Thời hiệu khởi kiện các tranh châp vê dân sự, hôn nhân và gia

Trang 39

đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định cụ thể trong BLDS

năm 2005 (các điều 136, 607, 645), Luật thương mại năm 2005 (Điều 319),Luật sửa đổi bố sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2006 (các điều166, 167) Theo các quy định này thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyếttranh chấp về thừa kế là 10 năm tính từ thời điểm mở thừa kế; thời hiệu khởikiện dé yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết délại là 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 645 BLDS); thời hiệu khởikiện đối với các tranh chấp thương mại là 2 năm (Điều 319 Luật thương mạinăm 2005) Thời hiệu khởi kiện tính từ khi xảy ra hành vi vi phạm đối với cáctranh chấp lao động về kỷ luật sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng laođộng, bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động và tranhchấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động, tranh chấp vềbảo hiểm xã hội giữa người lao động với người sử dụng lao động hoặc với cơ

quan bảo hiểm xã hội, tranh chấp giữa người sử dụng lao động với cơ quanbảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động tập thể là một năm; ba năm đối với

tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tôchức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;sáu tháng đối với các tranh chấp lao động khác (các điều 166, 167 Bộ luật laođộng năm 2006) Đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thìthời hiệu khởi kiện là ba năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp (Điều 30Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000) Thời hiệu khởi kiện đối với trường hợpbị oan sai trong thời gian từ ngày 01/7/1996 đến trước ngày Nghị quyết số388/2003/NQ-UBTVQH có hiệu lực là 2 năm kể từ ngày Nghị quyết nay cóhiệu lực, đối với những trường hợp bị oan sai sau ngày Nghị quyết có hiệulực là 2 năm ké từ ngày bản án, quyết định huỷ, sửa bản án, quyết định gâyoan sai có hiệu lực (Điều 19 Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQHII ngày17/3/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội) Theo Điều 159 BLTTDS đối với

Trang 40

những tranh chấp mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời

hiệu khởi kiện thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều này “Thời hiệu khởikiện yêu cầu Toa án giải quyết các vụ án dan sự là 2 năm, ké từ ngày quyền

và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tô chức, lợi ích công cộng, lợi ích

của Nhà nước bị xâm phạm” Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khách quanmà việc khởi kiện không được thực hiện trong thời hạn quy định Dé đảm-bảoquyền và lợi ích hợp pháp của họ pháp luật quy định không tính vào thời hiệu

khởi kiện khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng; trở ngại khách quan;

người có quyền khởi kiện chưa thành niên, bị mat năng lực hành vi dân sự, bịhạn chế năng lực hành vi dân sự mà chưa có người đại diện; người đại diệncủa họ bị chết mà chưa có người thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác màkhông thể tiếp tục đại diện (Điều 161 BLDS).

Đơn khởi kiện phải được gửi đến Tòa án trong thời hiệu khởi kiện mớiđược Tòa án xem xét thụ lý Việc kiểm tra các điều kiện để thụ lý VADS là

hết sức quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định của Toả án và quyền lợi của

các đương sự Người khởi kiện có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các quy định

của pháp luật về khởi kiện mà một trong các điều kiện đó là khởi kiện vụ ántrong thời hạn quy định Có như vậy mới đảm bảo được quyên lợi của bảnthân và không gây ảnh hưởng đến sự 6n định của các quan hệ xã hội.

Trong thực tiễn, hau hết các đơn khởi kiện được nộp trong thời hiệu khởi

kiện và được các Toà án xem xét thụ lý đúng quy định Tuy nhiên vẫn có

trường hợp Toa án còn hing túng khi xác định thời điểm xảy ra tranh chap détính thời hiệu khởi kiện nên thời gian thụ lý bị kéo dài, hoặc hết thời hiệu mà

Toà án vẫn thụ lý vụ án như vụ Doanh nghiệp tư nhân Đông Hoa khởi kiện

Công ty TNHH Liên Hoa Ngày 24/12/1999, Doanh nghiệp tư nhân ĐôngHoa do bà Hòn làm chủ cùng với 6 người Đài Loan thành lập Công ty liên

doanh Liên Hoa vốn pháp định là 700.000USD, bên Việt Nam góp

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:37

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN