1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

HO THANH HUYEN

KHOI KIEN, THU LY VU AN DAN SU VA THUC TIEN THUC HIEN TAI TOA AN NHAN DAN QUAN DONG DA

Chuyên ngành: Luật Dân sự va Tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: TS TRAN ANH TUẦN

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn động viên, tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình em trong suốt thời gian em hoàn thành Luận văn.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo - Tiến sỹ Trần Anh Tuấn - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình và động viên em để em có thê hoàn thành tốt bản Luận văn này.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo đã nhiệt tình, tâm huyết giảng dạy, quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Luật Hà Nội.

Mặc dù em đã cô gắng dé hoàn thành Luận văn, tuy nhiên do trình độ hiểu biết của em còn hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để Luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa hoc của Tiến sĩ Trần Anh Tuấn.

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bồ dưới bat cứ hình thức nao.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Hồ Thanh Huyền

Trang 4

CHXHCNVN: Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

LTCTAND: Luật tổ chức Toa án nhân dân

LTCVKSND: Luật tô chức Viện kiểm sát nhân dân

HĐTPTANDTC: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao PLTTGQCVADS: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự PLTTGQCVAKT: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế PLTTGQCTCLĐ: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao

TAND: Tòa án nhân dân

TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao

DSST: Dân sự sơ thẩm

TTDS: Tố tụng dân sự

VADS: Vụ án dân sự

VKS: Viện kiểm sát

VKSND: Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

BLDSP: Bộ luật dân sự Pháp

Trang 5

1.3 SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TÔ TỤNG DÂN SỰ VẺ KHỞI KIỆN, THỤ LÝ VỤ ÁN DY NS) 0 - S221 1221215 1212212122121111112112111112111121111011 0121110 Tyyb 21 KET LUẬN CHƯNG L - - 5+ S333 1115151512111 11 11111111111 xrree 28 CHUONG 2 CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT HIỆN HANH VE KHOI KIỆN, THU LÝ VỤ ÁN DAN SỰ 5- 55- <5 scsesssseeersrsrsesersree 29

2.1 QUY ĐỊNH VE DIEU KIỆN KHOI KIỆN VỤ ÁN DAN SỰ 29 2.2 QUY ĐỊNH VE THU LÝ, TRA LAI DON KHOI KIỆN 44 KET LUẬN CHƯNG 2 oooocccccccccccccccecscscscesscscscscecscecsvevevevsvessacacavevevevsveveveeees 53 CHUONG 3 THUC TIEN THUC HIEN CAC QUY DINH VE KHOI KIEN, THU LY VU AN DAN SU TAI TOA AN NHAN DAN QUAN DONG DA VA KIEN NGHI ccccccscscssssscssssssssssssssescsessssssssssssescsssesesesssessssssssssscsesssssssssssssseesees 54

3.1 THUC TIEN THUC HIEN CÁC QUY ĐỊNH VE KHOI KIỆN, THU LY VU ÁN DAN SỰ TAI TOA AN NHÂN DAN QUAN DONG ĐA 54 3.2 MOT SO KIÊN NGHỊ VE KHOI KIEN, THU LY VU AN DAN SỰ 71 KET LUẬN CHƯNG 3, -5-5- << << SsEsEsEsEEESeEeseEeEEsesesesrsesrseee 76 KET LUẬN CHUNG 5-5-5 5£°£ £ << EsEsEsESESe SEEeEeEeEEseseseseseseseee 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế thi trường và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều van đề cần giải quyết Một trong những vấn đề đó là sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và tính

chất phức tạp của các quan hệ dân sự, kinh tế, lao động và các tranh chấp, các yêu

cầu của người dân yêu cầu Toà án giải quyết ngày một gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp.

Với tư cách là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, pháp luật cũng đòi hỏi phải thay đổi sao cho phù hợp với sự phát triển của đất nước Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) ra đời năm 2004, được sửa đôi, bố sung năm 2011 với những quy định về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự (VADS) đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự một cách nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự Hiến pháp sửa đổi năm 2013 ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền dân sự cơ bản của công dân, các quy định về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự trong BLTTDS sửa đôi năm 2011 cũng cần được sửa đôi nhăm cụ thê hoá việc thực hiện các quyền này.

Vấn đề khởi kiện, thụ lý vụ việc dân sự, trong đó có khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự đã được quy định khá đầy đủ trong BLTTDS sửa đổi năm 2011 Tuy nhiên, một số các quy định của pháp luật tô tụng dân sự hiện hành về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự van còn tồn tại nhiều hạn chế và bat cập Sự thiếu cụ thể, rõ ràng của một sỐ quy định của pháp luật đã làm cho đương sự khó khăn khi xác định các điều kiện khởi kiện để nộp đơn khởi kiện, khó khăn cho Tòa án khi thụ lý các đơn khởi kiện Thực tiễn vận dụng pháp luật để xác định các điều kiện khởi kiện, điều kiện thụ lý cũng nảy sinh nhiều vướng mắc, bắt cập, tình trạng có nhiều ý kiến, quan diém khác nhau về cùng một vấn đề dẫn tới sự thiếu thống nhất trong áp dụng pháp luật vẫn còn tồn tại.

Việc nghiên cứu chuyên sâu lý luận về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự giúp cho ta có nhận thức sâu sắc hơn về các quy định của pháp luật hiện hành, phát hiện

những khiếm khuyết, hạn chế dé hoàn thiện Ngoài ra, việc nghiên cứu thực tiễn tố

Trang 7

thực hiện pháp luật, từ đó có thé giúp học viên rút ra những đề xuất, kiến nghị có giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về khởi kiện, thụ ly vụ án tại các Toa án nói chung và đặc biệt là tai Toa an nhân dân Quận Đống Đa nói riêng.

Với những lý do trên, việc tác giả đã lựa chọn đề tài “Khởi kiện, thu lý vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa” làm Luận văn tốt nghiệp cuối khoá học là cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài.

Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài cho thấy, trong thời gian trước và sau khi BLTTDS được ban hành đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự Ví dụ như công trình nghiên cứu khoa học đề tài cấp CƠ SỞ của Trường đại học luật Hà Nội về “Hoàn thiện pháp luật vé thủ tục giải quyết vụ việc dan sự theo định hướng cái cách tu pháp” do TS Trần Anh Tuan chủ nhiệm năm 2010 Một số bài viết được công bồ trên tạp chí như bài viết: “Van dé khởi kiện và thu lý vụ an dan sự” của Ths Lê Thị Bích Lan đăng trên Tạp chí Luật học — số đặc san về BLTTDS năm 2005, bài viết “Quyên khởi kiện và việc xác định tư cách tham gia tổ tụng” của TS Trần Anh Tuan đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 23/2008 v.v

Các công trình Luận văn, luận án có: Luận văn tiễn sĩ của tác giả Nguyễn Công Bình năm 2006, đề tài “Bảo đảm quyên bảo vệ của đương sự trong TTDS Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học của học viên Liễu Thị Hạnh bảo vệ năm 2009 về đề tài “Thu ly vụ an dân sự, mot số van dé lý luận và thực tiên”, Luận văn thạc sỹ luật học của học viên Trần Thị Lượt bảo vệ năm 2014 với đề tài “Khởi kiện vụ án dán sự`.V.V

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã dé cập đến những van đề liên quan đến việc khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự, được nhìn nhận, giải quyết ở một góc độ khác nhau Thực tiễn đặt ra cần phải có sự nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện và có hệ thống các van đề về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự theo quy định của pháp luật Xuyên suốt Luận văn là phân tích những nội dung pháp lý về khởi kiện và thụ

Trang 8

những kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật trên thực tế.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là van dé lý luận về các quy định của pháp luật về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện các quy định đó tại Tòa án nhân dân Quận Đống Đa.

Từ mục đích nghiên cứu trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:

Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, thực hiện cũng như dung lượng cho phép Luận văn nên Luận văn không nghiên cứu về thủ tục khởi kiện, thụ ly việc dân sự mà chỉ nghiên cứu tập trung vào những vấn đề lý luận cơ bản của khởi kiện, thụ lý vụ án dan sự như: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và cơ sở của khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự, nội dung các quy định của BLTTDS sửa đổi b6 sung và các văn bản hướng dẫn về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự và giới hạn thực tiễn thực hiện việc khởi kiện, thụ lý đó trong phạm vi Tòa án nhân dân Quận Đống Đa.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mac - Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lich sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước qua các giai đoạn lịch sử.

Việc thực hiện đề tài được tiến hành trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, tông hợp, so sánh, diễn giải, suy diễn, logic

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự; nội dung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện các quy định đó tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa Trên cơ sở đó, Luận văn sẽ xác định những bắt cập của pháp luật hiện hành, từ đó tìm ra một số giải pháp nhăm góp phan hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự.

Trang 9

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự như khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định đó.

- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của Bộ luật tổ tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi bổ sung năm 2011 về khởi kiện, thụ ly vụ án dân sự.

- Đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa; những vướng mac, bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định đó tại Tòa án.

- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự nhằm góp phần giải quyết nhanh chóng, chính xác các vụ án dân sự.

6 Những kết quả nghiên cứu mới của Luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên quan đến khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự.

Những đóng góp mới của Luận văn:

Phân tích có hệ thông các quy định của BLTTDS sửa đổi, bổ sung 2011 liên quan đến khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự; đánh giá được thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng những quy định về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa; phân tích và luận giải những khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn thực hiện pháp luật về khởi kiện, thụ lý vụ án trên thực tế Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng dân sự về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự cũng như bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật trên thực tế.

7 Cơ cầu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số van dé ly luan về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự.

Chương 2: Các quy định của pháp luật hiện hành về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự.

Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân Quan Đông Da và kiên nghị.

Trang 10

VE KHOI KIEN, THU LY VU AN DAN SU

1.1 KHAI NIEM, DAC DIEM VA Y NGHIA CUA KHOI KIEN, THU LY VU AN DAN SU

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm va ý nghĩa của khởi kiện vu án dân sự

1.1.1.1 Khai niệm khởi kiện vu an dân sự

Trước năm 1959, trong một số văn bản pháp luật như Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 về xác định thâm quyền xét xử về dân sự và thương sự của Toà án sơ cấp, Sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và tố tung thuật ngữ vụ kiện dan sự được sử dụng dé chỉ những tranh chấp dân sự có yêu cầu Toà án giải quyết Đến năm 1959, khi mà Hiến pháp 1959 ra đời, thuật ngữ vự kiện trước đây được thay thế băng thuật ngữ vu án, cu thể theo Điều 1 Luật tô chức Toà án nhân dân năm 1960 quy định “Toa án nhân dân xét xử những vụ an hình sự và dan sự ” Khai nệm vụ án dân sự ở đây được dùng dé chỉ những vụ kiện dân sự và cả những việc dân sự đặc biệt — bao gồm cả những việc trong đó có tranh chấp hay không có tranh chấp về quyên và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Đến những năm 1990, các vấn đề phát sinh từ các mối quan hệ dân sự đều

được giải quyết thông qua các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989,

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động Thuật ngữ vu án dân sự là tiếp tục được kế thừa sử dụng trong các văn bản pháp luật này Theo đó, thủ tục để giải quyết các van dé phát sinh căn cứ vào loại quan hệ cụ thé, thủ tục tố tụng dân sự giải quyết cho quan hệ dân sự, thủ tục tố tụng kinh tế giải quyết cho các quan hệ kinh tế, kinh doanh thương mại; và thủ tục tố tụng lao động giải quyết cho các quan hệ lao động chứ không căn cứ vào việc vụ việc đó có tranh chấp hay không Hay nói cách khác, theo các Pháp lệnh nói trên, khi các đương sự có nhu cầu đưa các vụ việc dân sự, kinh tế, lao động để giải quyết theo thủ tục tố tụng thì tất cả các vụ việc, tranh chấp hay không tranh chấp vẫn được gọi chung là vu dn.

Trang 11

qua phiên toà với những thủ tục như thâm vấn, tranh luận, đối chất cho một số loại việc không có tranh chấp, chỉ đơn giản là việc xác nhận một sự kiện pháp lý nao đó thì lại dan đến sự rườm rà, kéo dài việc giải quyết, gây mat thời gian vừa gây tốn kém cho công dân va Nhà nước, không bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

Vì vậy, khi cho soạn thảo BLTTDS 2004, nhà làm luật đã xây dựng hai loại thủ tục riêng biệt là thủ tục giải quyết các vuan dân sự có tranh chấp và thủ tục giải

quyết việc dân sự không có tranh chấp Theo đó, lần đầu tiên khái niệm vụ việc dân

sự và việc dân sự đã được BLTTDS ghi nhận chính thức Khái niệm vụ việc dân sự đã thay thế cho khái niệm vu án dân sự trước đây, còn hiện tại, nếu các cá nhân, cơ quan tổ chức có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ thì gọi là vụ án dân sự, nếu cơ quan cá nhân tổ chức không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ nhưng có yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyền về dân sự thì là việc dân sự Có thể nói, từ thời điểm này khái niệm vụ án dân sự không còn nội hàm bao rộng như trước nữa, bao gồm cả các tranh chấp và yêu cầu mà chỉ bao hàm các tranh chấp về dân sự, các yêu cầu về dân sự đã được tách ra thành một khái niệm riêng biệt Tuy xét về góc độ nội hàm thì khái niệm vụ án dân sự đã bị thu hẹp lại, nhưng xét về mặt phạm vi thì khái niệm này lại được mở rộng ra thêm rất nhiều bởi lúc này vụ án dân sự bao gồm các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động.

Nhà nước trong trường hợp cần yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi hay công nhận các quyền của mình thì chủ thể có thể khởi kiện hoặc yêu cầu Toà án giải quyết Theo quy định tại Điều 14 Hiến pháp 2013 thì “Ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, các quyên con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyên công dân và được quy định trong Hién pháp và luật" Trong đó quyền dân sự có ý nghĩa rất quan trọng Theo đó các chủ thé có quyền thực hiện các hành vi như lao động, san xuất kinh doanh, tham gia vào các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật nhằm thỏa mãn lợi ích của mình, tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của bản thân và xã hội Khi quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm hay tranh chấp thì họ có quyền thực hiện những biện pháp mà pháp luật cho phép dé bảo vệ và một trong những biện pháp đó chính là khởi kiện VADS.

Trang 12

quyên lợi của mình Pháp luật cũng quy định các trường hợp khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước Điều 162 BLTTDS sửa đổi xác định những chủ thé có quyền khởi kiện mặc dù không có quyên lợi tranh chấp hay vi phạm Đó là:

- Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định;

- Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thé người lao động do pháp luật quy định;

- Cơ quan, tô chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự dé yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

- Ngoài ra theo quy định của BLDS, hộ gia đình, tổ hợp tác là các chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự, vì vậy khi tham gia các quan hệ dân sự nếu xảy ra tranh chấp các chủ thé này cũng có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền va lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, khởi kiện VADS là việc cá nhân, cơ quan, tô chức hoặc các chủ thé khác theo quy định của pháp luật TTDS nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẳm quyền bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của minh hay của người khác, bảo vệ lợi ích công cộng và lợi ích Nhà nước trong trường hợp lợi ích đó đang bị xâm phạm hay có tranh chấp với chủ thê khác.

Khởi kiện VADS là hoạt động đầu tiên của TTDS, là hành vi tố tụng đầu tiên của nguyên đơn làm phát sinh các quan hệ pháp luật TTDS Việc thực hiện quyên khởi kiện VADS thể hiện bang việc nguyên đơn nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án, được xác định là sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lý làm phát sinh quá trình tố tụng Khởi kiện VADS là giai đoạn đầu tiên dé bắt dau thủ tục tố tụng.

1.1.1.2 Đặc điểm của khởi kiện vụ án dân sự

Khởi kiện VADS được xem là “Công cụ hữu hiệu nhất trong toàn bộ các phương thức khác nhau mà xã hội và Nhà nước dùng để giải quyết các tranh chấp và mâu thuần lợi ich” [4,390] Hoạt động khởi kiện VADS có những đặc điểm sau:

Trang 13

được pháp luật ghi nhận dưới dạng quyền khởi kiện tại Điều 161 BLTTDS, theo đó cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện VADS (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thấm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền hay lợi ích hợp pháp của mình Xuất phát từ yêu cầu của việc cần đảm bảo quyền con người, khi quyền hay lợi ích bị xâm phạm chủ thé có quyền cần phải có một công cụ dé bảo vệ lợi ích của mình hoặc của người khác mà phương pháp hiệu quả nhất chính là nhờ vào quyền lực cũng như sự công minh của Nhà nước và pháp luật thông qua việc làm đơn khởi kiện Việc làm đơn khởi kiện là bước đầu tiên trong hoạt động khởi kiện, từ việc làm đơn gửi Tòa án sẽ phát sinh những thủ tục t6 tụng tiếp theo như đơn khởi kiện được Tòa án thụ ly hay không thụ lý, nếu đơn được chấp nhận Tòa án sẽ ra các quyết định tô tụng khác dé giải quyết vụ an Chinh vì vậy, khởi kiện được coi là hoạt động không thể thiếu dé làm phát sinh vụ án dân sự.

- Khởi kiện là hoạt động do các chủ thể có quyền lợi hoặc được pháp luật trao quyên thực hiện theo quy định của pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng quy định Các hoạt động khác do các cơ quan tố tụng thực hiện ví dụ: Tòa án thực hiện việc thụ lý, việc chuẩn bị xét xử, hòa giải, phiên tòa, Chi cục thi hành án dan sự thực hiện việc thu tạm ứng án phí, lệ phí Trừ các trường hợp đặc biệt mà pháp luật có quy định thì chủ thé có quyền khởi kiện thường là chủ thé của các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại có tranh chấp.

- Khởi kiện VADS là tiền đề cho các hoạt động tố tụng tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ án dân sự Khởi kiện VADS được thực hiện ở thời điểm trước khi Tòa án thụ lý vụ án Hoạt động ngay sau việc nộp đơn khởi kiện là hoạt động xemxét đơn khởi kiện Tòa án sau khi nhận đơn khởi kiện sẽ xem xét đơn và trong thời hạn luật định phải ra một trong các quyết định thụ lý nếu thuộc thâm quyền; chuyên đơn nếu không thuộc thâm quyên và trả lại đơn Khởi kiện chính là hành vi dau tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ thé khác nhau tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân su, là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tô tụng dân sự.

- Khởi kiện vụ án dân sự là hoạt động trong đó các đương sự được tự do địnhđoạt, theo đó các nhân, cơ quan, tô chức và các chủ thê khác có quyên, lợi ích hợp

Trang 14

quyền dân sự phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc theo thỏa thuận của các bên Đây là đặc điểm đặc trưng của hoạt động này Việc khởi kiện được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và quyền tự do của cá nhân, đồng thời pháp luật cũng ghi nhận việc tự định đoạt và tự thỏa thuận của các chủ thể Điều này xuất phát từ bản chất dân sự của các quan hệ pháp luật Dân sự (DS), Hôn nhân gia đình (HNGD), Kinh doanh thương mại (KDTM), Lao động (LD) nên trong tố tụng dân sự thì các đương sự có quyền tự định đoạt về việc bảo vệ quyền lợi của mình.

Các đương sự được tự do lựa chọn các phương thức để bảo vệ quyền, lợi ích của

mình như trung gian hòa giải, trọng tài hoặc yêu cầu sự can thiệp của Tòa án bằng việc thực hiện hoạt động khởi kiện.

1.1.1.3 Y nghia cua khoi kién vu an dan sw

- Thứ nhất, khởi kiện VADS là một biện pháp được pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyên và lợi ích của đương sự

Pháp luật ghi nhận khởi kiện là hoạt động của chủ thê pháp luật dân sự nhằm

bảo vệ quyền hay lợi ích của mình hay của người khác khi bị tranh chấp hay bị vi phạm đồng nghĩa với việc trao cho người dân một phương thức bảo vệ hữu hiệu quyền dân sự của minh Bang việc thực hiện hoạt động khởi kiện chủ thể có quyền khởi kiện có thé nhờ tới sự can thiệp kip thời của Tòa án, thông qua hoạt động xét xử Tòa án dé bảo vệ các quyền hay lợi ích hợp pháp của đương sự, ngăn chặn được các thiệt hại, chấm dứt hành vi trái pháp luật và khôi phục lại các quyền dân sự của các chủ thê Một khi chủ thé lựa chọn việc khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có nghĩa là họ mong muốn được Nhà nước sử dụng quyền lực đặc biệt để phán xét, khôi phục quyền hay lợi ích mà họ đã bị tranh chấp hay bị vi phạm, quyết định của Tòa án mang tính cưỡng chế, bắt buộc thi hành đối với người vi phạm Do đó, pháp luật ghi nhận van đề khởi kiện, trao quyền khởi kiện cho cá nhân, cơ quan, t6 chức cũng có nghĩa là trao trách nhiệm cho những người thực thi pháp luật, điều đó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với đời sống nhân dân, thé hiện đúng đường lối của Đảng và Nhà nước đó là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”.

Trang 15

- Thứ hai, khởi kiện VADS là tiền dé cho các hoạt động tô tụng tiếp theo tại Tòa án

Bản chất của việc khởi kiện là triển khai thực hiện quyền khởi kiện theo một trình tự, thủ tục luật định dé bảo vệ quyền hay lợi ích hợp pháp của minh hay của người khác khi các quyền hay lợi ích này bị xâm phạm hay tranh chấp Khởi kiện được thực hiện ở thời điểm trước khi Tòa án thụ lý vụ án Chủ thê thực hiện hoạt động khởi kiện nhằm bảo vệ quyên hay lợi ích của mình hoặc của người khác bằng việc nộp đơn, chứng cứ và tài liệu đi kèm nếu có tại Tòa án Khi đơn được nộp tại Tòa án thì người có thẩm quyên sẽ thực hiện việc tiếp nhận đơn va xem xét trong thời hạn do pháp luật quy định dé đưa ra quyết định thụ lý hay không thụ lý Khi có quyết định thụ lý Tòa án sẽ tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo Nếu chủ thể có quyền khởi kiện không thực hiện hoạt động khởi kiện thì sẽ không có những hoạt động tiếp theo và vụ án dân sự cũng không được phát sinh kéo theo tranh chấp sẽ không được giải quyết triệt dé Vì vậy, có thé thấy khởi kiện là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ thé khác tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS; là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, hoạt động khởi kiện là tiền đề cho các hoạt động tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Thông qua hoạt động khởi kiện chủ thể có quyền khởi kiện đã nhờ tới sự can thiệp của một chủ thé đặc biệt đó là Nhà nước dé bảo vệ quyền hay lợi ích hợp pháp của mình Nhà nước sử dụng quyền lực mang tính chất cưỡng chế không những khôi phục lại quyền hay lợi ích hợp pháp của chủ thé bị xâm phạm đồng thời chịu những chế tài, trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc của pháp luật Vì vậy cơ chế khởi kiện dân sự ra đời không những bảo vệ được quyền dân sự của các chủ thể mà còn có ý nghĩa ran đe, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của các chủ thé, đảm bảo sự ổn định của các quan hệ xã hội, nâng cao ý thức pháp luật của người dân.

- Thứ ba, khởi kiện VADS là một phương thức xử sự văn minh thay thế cho việc các cá nhân tự do hành xử trong việc giải quyết tranh chấp

Do địa vị pháp lý của các bên trong quan hệ pháp luật nội dung là bình đăng nên một bên không thê tự mình cưỡng chế bên kia phải thực hiện nghĩa vụ của mình, họ cần phải tìm đến một chủ thê có địa vị pháp lý cao hơn, có quyền năng đặc biệt dé

Trang 16

can thiệp giúp họ khôi phục lại quyền hay lợi ích bị xâm hại và chủ thé đặc biệt đó chính là Nhà nước Thay vì hành xử băng các hành vi, lời nói giữa các bên thì việc lựa chọn khởi kiện tại cơ quan có thâm quyền là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn, tránh đây mâu thuẫn, tranh chấp đến mức xử sự thiếu văn minh, thậm chí tiếp tục làm phương hại tới nhau Vì vậy, việc khởi kiện với nghĩa là hoạt động của chủ thể có quyền triển khai thực hiện quyền khởi kiện theo một trình tự, thủ tục luật định dé bảo vệ quyền hay lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác khi các quyên hay lợi ích nay bị xâm phạm được coi là một hoạt động mang tính chất văn minh.

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa thụ lý vụ án dân sự

1.1.2.1 Khai niệm thu lp vụ an dân sự

Thụ lý vụ án dân sự không phải là một quyền của chủ thé pháp luật, mà nó là một tô hợp các hoạt động của cơ quan có thâm quyền giải quyết các vụ án dân sự Khái niệm “thụ lý” các vụ án dân sự hình thành từ rất lâu trong lịch sử lập pháp và có mối quan hệ biện chứng với quyền khởi kiện của chủ thé pháp luật Có thé nói, chỉ khi quyền khởi kiện của chủ thê pháp luật được thực thi thì mới có hoạt động thụ lý đơn khởi kiện của các cơ quan tiễn hành tố tụng Và ngược lại, chỉ khi hoạt động thụ lý được thực hiện thì quyền khởi kiện của chủ thể pháp luật mới được thực hiện và quyền lợi hợp pháp của chủ thể mới có khả năng được đảm bảo.

Xét về mặt thuật ngữ, theo Từ điển tiếng việt “Thu ly là tiếp nhận giải quyết vu kiện” (Viện khoa học ngôn ngữ, Từ điền tiếng Việt 2003, NXB Đà Nẵng) Dưới góc độ pháp lý, theo Từ điển Luật hoc thi “Thu ly vu an la bắt dau tiép nhận mot vu

việc để xem xét giải quyết Theo pháp luật TTDS, thụ ly vụ án là việc toà dan sự nhận đơn yêu cẩu của đương sự đề nghị xem xét, giải quyết một vụ việc đề bảo vệ

quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, tô chức, cơ quan” [38, 754] Như vậy có thê thấy về mặt thuật ngữ thì khái niệm thụ lý vụ án dân sự là

việc Toà án bắt đầu nhận trách nhiệm giải quyết vụ án dân sự Còn về mặt khoa học

pháp lý, khái niệm thụ lý vụ án dân sự được tiếp cận từ khái quát đến cụ thể, nghĩa là thụ lý vụ án dân sự là việc toà án tiếp nhận đơn đề nghị của đương sự để xem xét

giải quyết.

Về mặt lý luận, cũng tồn tại hai quan điểm khác nhau về thụ lý vụ án dân sự Quan điểm thứ nhất thì cho rang thụ lý vụ án dân sự “Ja hành vi tổ tụng của Toà an

Trang 17

chấp nhận đơn khởi kiện của đương sự và như vậy đã chính thức ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể vào các quan hệ t6 tung Việc thu lý là bước khởi điểm làm phát sinh các quan hệ pháp luật TTDS Mặc dù vậy, nói một cách chính xác thì thụ ly gom có nhiễu hành vi tổ tụng được diễn ra trong thời hạn nhất định, do đó nó được coi như là một giai đoạn to tụng nhở” (Tống Công Cường, Luật TTDS Việt Nam, nghiên cứu so sánh, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh) Quan điểm thứ hai lại cho rằng “Thu lý vụ an dân sự là việc Toa án nhận don khởi kiện của người khởi kiện và vào số thụ ly vụ án dé giải quyết” (Giáo trình Luật TTDS, Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, 2014).

Có thể thấy các quan điểm này đã nói lên một cách tương đối thống nhất nội dung cơ bản của khái niệm thụ lý VADS, đó là việc chấp nhận đơn khởi kiện của đương sự dé xem xét Tuy nhiên ở quan điểm thứ hai đã nêu được rõ ràng hoạt động cơ bản của việc thụ lý VADS bao gồm nhận đơn và vào số thụ lý, với cách tiếp cận này giúp ta có thể nhìn nhận rõ hơn về nội dung của khái niệm thụ lý Còn quan điểm thứ nhất tác gia mới chỉ đề cập đến việc Toa án chấp nhận đơn khởi kiện của đương sự nhưng mà chưa đề cập đến các hoạt động cơ bản của việc thụ lý VADS.

Khi có mẫu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ lĩnh vực thuộc thâm quyền giải quyết của Toa án là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, HN&GD, kinh doanh thương mại và lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tô chức khác, yêu cầu Toa án công nhận hoặc không công nhận quyền về dân sự, HN&GĐ , và các chủ thé nay có yêu cầu Toa án giải quyết VADS dé bảo vệ quyên và lợi ích hop pháp của họ thì Toà án sẽ phải tiến hành giải quyết theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Sau khi nhận được đơn khởi kiện và các chứng cứ, tai liệu kèm theo thì Toa án phải vào số nhận đơn và xem xét trong thời hạn do pháp luật quy định Tòa án sẽ phải kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ khởi kiện, xác định các điều kiện dé thụ lý VADS như điều kiện về quyền khởi kiện của chủ thé; điều kiện về thâm

quyên; điều kiện sự việc chưa được giải quyết băng bản án, quyết định đã có hiệu

lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thâm quyền khác Trong trường hợp thấy vụ án thuộc thâm quyền của mình thì Toà án phải thông báo cho người khởi kiện biết dé họ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí (trừ trường hop

Trang 18

được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí và lệ phí) Sau khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí thì Toà án quyết định nhận giải quyết và vào số thụ lý VADS Các hoạt động đó của Toà án được gọi là thụ lý VADS.

Thụ lý VADS là công việc đầu tiên của Toà án trong quá trình tổ tụng Nếu không có việc thụ lý vụ việc thì Toà án sẽ không có các bước tiếp theo của quá trình tố tụng Thụ lý VADS bao gồm 02 hoạt động cơ bản là nhận đơn khởi kiện và vào số thụ lý vụ án dân sự dé giải quyết Các hoạt động này bao gồm nhiều công đoạn nhỏ như tiếp nhận đơn khởi kiện, kiểm tra nội dung đơn đã đầy đủ điều kiện luật định hay chưa, Toa án nhận những tai liệu chứng cứ ban đầu kèm theo đơn khởi kiện, thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí và vào sô thụ lý Khi Tòa án đã vào số thụ lý VADS dong nghĩa với việc Toà án đã xác nhận trách nhiệm giải quyết vụ việc thuộc về mình mà không phải thuộc về một cơ quan Nhà nước nào

khác, và cũng từ đây các mối quan hệ pháp luật tố tụng sẽ được phát sinh, các chủ thể sẽ bị ràng buộc với nhau và mối quan hệ đó sẽ tiếp tục được điều chỉnh bằng

các quy định cụ thê của pháp luật TTDS.

Như vậy, thụ ly VADS là việc Toà an chấp nhận đơn khởi kiện hoặc đơn yêu câu của người khởi kiện, người yêu cau khi đã thỏa mãn các điêu kiện thu ly và vào số thụ lý dé giải quyết VADS theo quy định của pháp luật TTDS.

1.1.2.2 Đặc điểm thụ lý vụ án dân sự

Thụ lý vụ án dân sự bao gồm những đặc điểm sau:

- Thụ lý vụ án dan sự là một hoạt động do Toà an có thấm quyên thực hiện: Theo quy định tại Điều 102 Hiến pháp năm 2013 thi “Téa án nhân dan là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyên tư pháp ” Do đó, Tòa án là cơ quan xét xử các VADS nên thụ lý VADS là một trong những chức năng, nhiệm vụ quyền hạn chỉ do Toà án thực hiện mà không một cơ quan Nhà nước nao khác có thẩm quyền thực hiện.

- Thụ lý VADS trong pháp luật TTDS chỉ được thực hiện trên cơ sở có yêu câu của chủ thể có đây đủ điều kiện mà pháp luật quy định:

Điều này có thể hiểu dù có tranh chấp, mâu thuẫn dân sự diễn ra, hay có những sự kiện pháp lý xảy ra là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của một

Trang 19

chủ thê nào đó nhưng nếu các đương sự, chủ thể không yêu cầu Toà án giải quyết mâu thuẫn, công nhận sự kiện pháp lý thì Toà án cũng không thể thực hiện hoạt động thụ lý VADS để giải quyết Điều này chính là do sự đặc trưng của quan hệ dân sự, luôn đề cao sự tự thoả thuận, tự quyết định của các cá nhân, cơ quan, tô chức Mặt khác, không phải mọi chủ thể khi có tranh chấp, mâu thuẫn hoặc có quyền lợi cần được bảo vệ đều có quyền thực hiện việc khởi kiện, yêu cầu Toa án mà chỉ những chủ thể đầy đủ điều kiện do pháp luật quy định mới được thực hiện Hay nói cách khác, chỉ có những “người trong cuộc” mới có quyền thực hiện yêu cầu Toà án thụ lý VADS, còn những người không liên quan thì không có quyền này (trừ một sỐ trường hợp bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước, hay bảo vệ lợi ích những người chưa hoặc không có khả năng thực hiện quyền khởi kiện, quyền yêu cầu của mình ).

- Thụ lý VADS bao gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn khởi kiện và vào số thụ lý vụ án để giải quyết:

Các hoạt động này bao gồm nhiều công đoạn nhỏ như tiếp nhận đơn khởi kiện kiểm tra nội dung đơn đã day đủ điều kiện khởi kiện và điều kiện thụ ly theo luật định hay chưa, Toà án nhận những tài liệu chứng cứ ban đầu kèm theo đơn

khởi kiện, thông báo yêu cầu bô sung đơn khởi kiện (nếu cần), thông báo về việc

nộp tiền tạm ứng án phí và cuối cùng là việc vào số thụ ly VADS.

- Thu ly VADS phải được thực hiện theo quy định của pháp luật TTDS

Tương tự như mọi hoạt động tố tụng khác, khi thực hiện thụ lý VADS, Toà án đều phải tuân theo day đủ, chính xác mọi quy định của pháp luật TTDS Các van đề về chủ thể có quyền khởi kiện, thẩm quyền giải quyết của Toà án, thu tiền tạm ứng án phí, hình thức của đơn khởi kiện, việc trả lại đơn khởi kiện, thời hạn thông báo việc thụ lý đều phải đảm bảo tuân theo các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thời gian, cách thức thực hiện đã được quy định cụ thê trong pháp luật tô tụng dân sự Ngoài ra, điều kiện để vụ án được thụ lý còn phải tuân theo các quy định trong luật nội dung như Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HNGĐ), Bộ luật Lao động (BLLĐ), Luật Thương mại (LTM), Luật Dat đai (LDD) chang hạn như thụ ly vụ án khi vụ án chưa thoả mãn điêu kiện khởi kiện, trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu

Trang 20

cầu không có lý do chính đáng, khách quan đều là sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự.

- Toa an chỉ thực hiện hoạt động thụ lý khi việc khởi kiện của các chủ thể có quyên khởi kiện thỏa mãn các điều kiện thụ lý theo quy định của pháp luật TTDS:

Dé Tòa án có thé thụ lý VADS thì Tòa án phải xem xét việc khởi kiện của các chủ thé có thỏa mãn day đủ các điều kiện thụ lý VADS hay không? Các điều kiện này bao gồm điều kiện khởi kiện; điều kiện về hình thức khởi kiện; tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện và điều kiện về nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí.

1.1.2.3 Ý nghĩa thụ lý vụ án dân sự

Thứ nhất, thụ ly VADS là một hình thức bảo dam của Nhà nước trong việc bảo vệ quyên con người, quyền và lợi ích hợp của công dân

Bản chất cốt lõi của việc người dân đi kiện, hay yêu cầu Toà án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp ly nao đó xét cho cùng đều là nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Việc ghi nhận các quy định về thụ lý VADS chính là thể hiện việc Nhà nước sẽ đảm bảo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thực sự trong đời sống xã hội Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã khang định: Khi một người bị xâm phạm đến quyên và lợi ích thì họ có quyên yêu cẩu cơ quan tài phan bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của họ Do đó khi người dân tìm đến cơ quan Nhà nước có thâm quyên là Toà án dé mong muốn Nhà nước bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của họ Khi Tòa án chấp nhận giúp họ giải quyết những khó khăn này bằng việc thụ lý giải quyết VADS chính là thé hiện sự tôn trọng của Nhà nước đối với quyên con người của công dân đồng thời cũng khang định Nhà nước luôn “của dân, do dân, vì dân” Ngoài ra, việc đặt ra các quy định về thụ lý VADS còn là tiền đề để phòng ngừa và ngăn chặn mọi hành vi, mọi sự xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác.

- Thứ hai, thụ lý VADS chính là cơ sở pháp lý để Toà án tiễn hành các hoạt động tô tụng, giải quyết VADS

Trang 21

Mỗi cơ quan Nhà nước khác nhau đều thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn trong phạm vi hoạt động của mình, Toà án cũng vậy Muốn thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật, giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội cũng như tạo điều kiện cho người dân có thé nhận được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo sự 6n định trong xã hội, Toà án phải tiến hành các hoạt động giải quyết VADS đó Do đó, thụ lý VADS chính là cơ sở pháp lý dé Toà án tiễn hành các hoạt động tố tụng, giải quyết VADS bởi lẽ Toà án chỉ được tiến hành hoạt động tô tụng giải quyết VADS khi đã thụ lý Hơn nữa, việc làm tốt các hoạt động thụ lý sẽ tạo tiền dé dé giải quyết vụ việc nhanh chóng, hiệu quả, chính xác.

- Thứ ba, thụ lý VADS xác định trách nhiệm giải quyết VADS của Tòa án Tòa án thụ lý VADS tức là Tòa án đã nhận trách nhiệm giải quyết mâu thuẫn, yêu cầu của đương sự Bắt cứ người dân nào khi đã tìm đến sự trợ giúp của Toà án dé bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của mình đều rat quan tâm đến thời gian mà vấn đề của mình được giải quyết, nếu việc giải quyết bị kéo dài không những ảnh hưởng đến tâm lý của họ mà còn có thể ảnh hưởng đến việc thực thi quyết định đó, ảnh hưởng đến quyên lợi của họ Khi đã nhận giải quyết, Toà án sẽ phải thực hiện đúng chức năng, căn cứ vào các quy định của pháp luật dé giải quyết đứt điểm các tranh chấp Toà án sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác trong quyết định của mình Việc Toà án thụ lý, giải quyết góp phần giảm bớt mẫu thuẫn trong xã hội, tạo điều kiện cho người dân có được quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình một cách nhanh chóng, đúng đắn tạo niềm tin của nhân dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Thứ tư, thụ lý VADS là cơ sở cho các hoạt động tô tụng tiếp theo:

Các hoạt động tố tụng giải quyết VADS như hòa giải, thu thập chứng cứ, xét xử chỉ có thể được tiến hành nếu Tòa án đã thụ lý VADS Nếu Tòa án làm tốt hoạt động thụ lý sẽ tạo tiền đề giải quyết vụ việc nhanh chóng, chính xác, hiệu quả Còn nếu thực hiện hoạt động thụ lý một cách qua loa, thiếu chính xác, thiếu kỹ càng, Toà án sẽ khó xác định chính xác nội dung tranh chấp, khó xác định được các tài liệu chứng cứ cơ bản đã day đủ dé làm cơ sở tiễn hành giải quyết về sau, từ đó nếu có tiếp tục giải quyết VADS thì cũng không đúng đắn và chính xác.

- Thứ năm, thu lý VADS là cơ sở để Toà án tính thời hạn dé giải quyết VADS:

Trang 22

Pháp luật quy định một thời hạn nhất định dé giải quyết vụ án và thời hạn đó sẽ được bắt dau tính ké từ thời điểm thụ lý Nếu Tòa án thực hiện đúng thủ tục thụ lý vụ án

thì sẽ đảm bảo được thời hạn giải quyết vụ án, tránh tình trạng án quá hạn luật định, án ton dong, kéo dai, kip thoi bao vé quyén, lợi ích hợp pháp của các đương sự, dam bao

cho việc thực thi pháp luật và góp phần bảo vệ pháp chế XHCN.

Việc thụ lý không chỉ làm phát sinh trách nhiệm của Toà án với người dân, đảm bảo giúp người dân giải quyết vẫn đề của mình mà nó còn làm phát sinh tư cách của các chủ thé pháp luật, sẽ có nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Những người này sẽ có những quyên và nghĩa vụ tố tụng do pháp

luật TTDS quy định Do đó, khi vụ án đã được thụ lý, sẽ tạo nên mối quan hệ ràng

buộc giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với Toà án đánh dấu sự phát sinh một số quyền và nghĩa vụ mới cho các đương sự khi chính thức bước vào quá trình tố tụng Khi Toa án thụ lý vụ án, các đương sự đã bắt đầu được thực hiện các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chăng hạn như họ có quyền yêu cầu các tô chức, cá nhân cung cấp chứng cứ trong vụ án mà họ đang lưu giữ; cùng với việc nộp đơn khởi kiện nguyên đơn có thê nộp đơn yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời, yêu cầu Tòa án tiễn hành thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình hoặc khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, yêu cầu của Tòa án

1.2 CƠ SỞ CUA VIỆC QUY ĐỊNH VE KHOI KIỆN, THU LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ

1.2.1 Về cơ sở lý luận của việc xây dựng các quy định về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự

Trước hết việc quy định khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự dựa trên cơ sở ghi nhận và đảm bảo các quyền con người về dân sự Quyền khởi kiện được ghi nhận là một quyền con người trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 và các Công ước quốc tế khác, cụ thé Điều 8 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 ghi nhận “Mọi người déu có quyên được bảo vệ bằng các Tòa án quốc gia có thẩm quyên với phương diện pháp lý có hiệu lực chống lại những hành vi vi phạm các quyên căn bản đã được Hién pháp và pháp luật công nhận” Ké thừa các quy định về quyền con người, Điều 14 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ

Trang 23

nghĩa Việt Nam đã quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyên con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trong thé hiện ở các quyên công dân va được quy định trong Hién pháp và luật” Trên cơ sở quy định về quyền con người của Hiến pháp 2013, pháp luật tố tung dân sự cũng cụ thê hóa cơ chế bảo vệ các quyền này thông qua phương thức khởi kiện tại Tòa án Do đó, việc ghi nhận khởi kiện vụ án dân sự là hoạt động triển khai thực hiện quyên khởi kiện của chủ thé có quyền trong TTDS trước hết phải dựa trên cơ sở ghi nhận và bảo đảm các quyền con người về dân sự.

Việc thụ lý vụ án dân sự cũng là hoạt động của chủ thể có quyền triển khai thực hiện quyền theo một trình tự, thủ tục luật định dé bảo vệ quyền hay lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác, khi các quyền hay lợi ích này bị xâm phạm hay tranh chấp Theo đó khi chủ thé có quyền khởi kiện thì được thực hiện hoạt động này, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là vẫn đề nhân quyền luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm và được ghi nhận trong đạo luật mỗi quốc gia, tuy nhiên nếu pháp luật chỉ công nhận quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thê là chưa đầy đủ mà điều quan trọng và cơ bản nhất là cần phải thiết lập cơ chế thực hiện và bảo vệ chúng trong trường hợp bị xâm phạm Việc ghi nhận quyền khởi kiện, Toà án giải quyết vụ án dân sự thôi là chưa đủ khi mà các quyên này sẽ được Toà án tiếp nhận ra sao, với những điều kiện cụ thể nào, trong thời hạn nào nếu không được quy định cụ thé thì sẽ không đảm bảo các quyền này được thực thi thực

Sự trong cuộc sống, cũng như việc thực hiện nó sẽ trở nên thiếu thong nhat, kém

hiệu quả Do đó, pháp luật đặt ra các quy định cu thé về thụ lý vụ án dé đảm bao

khi người dan thực hiện quyền khởi kiện, Toà án giải quyết vụ án dân sự cho mình

hoàn toàn công khai, minh bạch, theo cơ chế rõ ràng, ràng buộc trách nhiệm của cả Toà án và các đương sự.

Hon thé nữa, việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, khi mà Nhà nước chính là đại diện cho lợi ích của các giai cấp trong xã hội, các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể đều được Nhà nước bảo hộ Nguyên tắc này được quy định tại pháp luật TTDS trước đây qua các văn bản như Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sở thâm về dân sự ban hành kèm theo Thông tư 96/NCPL ngày

Trang 24

8/2/1977 của Toà án nhân dân tối cao, hay trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế nay được quy định tại Điều 4 BLTTDS “Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cau giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyên dé yêu cau Toà án bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của mình hoặc của người khác ” Sự quy định về khởi kiện, thụ lý VADS chính là sự cụ thể hoá nguyên tắc này.

Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc cơ bản trong tô chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, có tác dụng đảm bảo cho hoạt động của bộ máy Nhà nước được nhịp nhàng, đồng bộ, phát huy hiệu lực của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong TTDS ở chỗ yêu cầu mọi hoạt động TTDS của người tiến hành tố tụng dân sự, người tham gia TTDS, của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đều phải tuân theo quy định của pháp luật TTDS, mọi hành vi vi phạm đều được xử lý theo quy định của pháp luật Do đó, việc khởi kiện, thụ lý VADS - bước đầu tiên trong giai đoạn tố tụng, không có bước này sẽ không có các bước tố tụng về sau, cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ mãi chỉ nằm trên giấy tờ mà không thể được thực thi thực sự.

Việc đặt ra các quy định về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự còn xuất phát từ nguyên tắc bình đăng về quyền và nghĩa vụ trong tô tụng dân sự Các chủ thể khi

tham gia quan hệ TTDS hoàn toàn bình đăng về việc được hưởng quyên, thực hiện

nghĩa vụ, địa vị pháp lý, một người có nhiều tiền hơn, hay có địa vị xã hội cao hơn khi tham gia một quan hệ dân sự với người khác không có nghĩa là họ có quyền coi thường quyền của người kia, có quyền coi nhẹ, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình Do vậy, việc ghi nhận các quy định cụ thé về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự chính là góp phần đảm bảo sự bình đăng của các đương sự khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS, dù họ có là ai, ở địa vi xã hội nào thì khi muốn khởi kiện vụ án dân sự thì vẫn phải thực hiện đầy đủ và tuân thủ các yêu cầu của pháp luật, như phải cung cấp đầy đủ chứng cứ để chứng minh việc khởi kiện của mình là chính đáng, phải nộp tiền tạm ứng án phí.v.v Nếu có sự vi phạm các điều kiện, thì dù bất cứ là ai cũng sẽ bị trả lại đơn khởi kiện theo pháp luật đã quy định.

Trang 25

1.2.2 Về cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các quy định về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự

Việc ghi nhận các quy định về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự ngoài việc dựa trên các cơ sở lý luận trên thì còn dựa trên các cơ sở thực tiễn sau:

- Thứ nhất, do nhận thức, cũng như hiểu biết pháp luật của người dân còn chưa cao, hoặc do tâm lý ai cũng muốn giành lay cho mình những lợi ich hơn người khác, do đó việc xâm phạm quyền và lợi ích của người khác có thê bị thực hiện dù là vô tình hay cố tinh, thì người bị xâm phạm vẫn phải chịu sự thiệt thoi không đáng có Do đó, cần có cơ chế dé bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của những chủ thê bị xâm phạm này Không chỉ trao cho họ quyền khởi kiện mà còn phải đảm bảo cho quyền khởi kiện đó của họ, Nhà nước cần có cơ chế thụ lý để giải quyết các tranh chấp của người dân.

- Thứ hai, các quan hệ dân sự trong xã hội ngày càng trở nên phức tạp, kéo theo đó là các tranh chấp cũng ngày càng đa dạng phức tạp hơn, nhưng trình độ hiểu biết pháp luật của người dân nói chung còn chưa cao, khi xảy ra tranh chấp khó tránh khỏi lúng túng khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình Do đó, việc quy định rõ về van đề khởi kiện, thu lý vụ án dân sự là một vấn đề tất yếu được đặt ra không chỉ giúp cho người dân có thể dễ dàng hơn trong việc khởi kiện mà còn nắm cách thức Toà án sẽ thực hiện như thế nào đối với yêu cầu của mình, vì sao yêu cầu của mình không được chấp nhận, Toà án cần bao lâu để giải quyết yêu cầu đó Việc quy định cụ thể này không những đảm bảo cho Toà án có thể thực hiện đúng, thống nhất cách thức thụ lý vụ án mà còn tạo điều kiện cho người dân theo dõi, kiểm tra hoạt động của Toà án có đúng hay không

- Ti ba, quá trình hình thành, phát triển của pháp luật tố tung dân sự đã cho thấy những khó khăn, thiếu sót khi không có quy định về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự Chính những thiếu sót này không những khiến cho quyền và lợi ích chính đáng của người dân khó được đảm bảo, thực hiện, bảo vệ một cách nhanh chóng, đúng dan mà còn khiến cho hệ thống pháp luật trở nên rối loạn, thiếu thống nhất, gây áp lực lớn lên những người thực thi pháp luật dan dần khiến người dân mat niềm tin vào cuộc sống khi mà chi cho họ quyền khởi kiện, nhưng việc đảm bảo cho quyền đó được Toà án thực hiện ra sao thì lại không có quy định cụ thê.

Trang 26

1.3 SƠ LƯỢC QUA TRINH HÌNH THÀNH VA PHAT TRIEN CAC QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT TO TUNG DAN SU VE KHOI KIEN, THU LY VU AN DAN SU

1.3.1 Giai đoạn trước năm 1945

Vấn đề khởi kiện, thụ lý nói chung và khởi kiện, thụ lý VADS nói riêng đã xuất hiện trong pháp luật Việt Nam ngay từ khá sớm Ngay từ thời Lê sơ (thế kỷ XV), tố tụng đã là một trong những lĩnh vực được chú trọng phát triển và đạt được nhiều thành tựu Đại diện tiêu biểu cho pháp luật tố tụng ở triều Lê là Bộ Quốc triều hình luật và Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ Bộ Quốc triều hình luật của Nhà Lê không chỉ quy định về pháp luật nội dung mà còn là bộ luật đầu tiên quy định khá chỉ tiết về thủ tục tố tụng Tuy nhiên, do các nhà làm luật thời kỳ này không có sự phân biệt pháp luật về tô tụng hình sự và dân sự nên những quy định về to tụng cũng không được phân định về tô tụng dân sự và tổ tụng hình sự nên tất cả những quy định về thủ tục tố tụng đều được quy định tại 02 chương là Bộ vong và Đoản ngục Theo đó những thủ tục về đơn kiện (khởi kiện), đơn tố cáo trong giai đoạn này được quy định như sau: Điều 508 Quốc triều Hình luật “Đơn kiện hoặc don tô cáo phải do các đương sự làm và nộp tại nha môn có thẩm quyền phân xử loại việc đó Nếu đương sự không biết chữ thì có thể nhờ người khác viết hộ” Đề giảm bớt những vụ kiện không cần thiết, nhà làm luật không những quy định về hình thức đơn kiện và tư cách nguyên đơn mà còn quy định về việc quan lại nhận đơn trái lệ Pháp luật quy định con không được kiện hoặc tô cáo ông bà cha mẹ, vợ không được kiện cáo chồng Hay Điều 1 Khám tụng điều lệ quy định: khi nhận được đơn các quan xử dn phải xem xét thủ tục xem đã đây du hay chưa Những quy định như trên đã cho thấy việc điều tra xác minh xét hỏi được bắt đầu từ khi có đơn kiện nên pháp luật đã rất chú trọng đến những thủ tục khởi kiện Tuy nhiên, do không có sự phân biệt thủ tục tố tụng dân sự và thủ tục tố tụng hình sự nên những quy định này có nhiều sự chồng chéo mâu thuẫn với những văn bản ban hành đơn lẻ khác trong suốt một thời gian dài, điều này đã gây ra không ít khó khăn cho những quan lại xử án.

Đến thời nhà Nguyễn, hoạt động lập pháp của triều Nguyễn cũng đã đạt được những thành tựu đáng nề, tiêu biểu nhất là sự ra đời của bộ Hoàng Việt Luật

Trang 27

Lệ (Bộ luật Gia Long) Có thé nói, trong suốt chiều dai lich sử phong kiến nước ta thì bộ luật Gia Long là một bộ luật tiêu biểu nhất, đặc biệt là những quy định về pháp luật tố tụng đã có sự phân biệt rõ ràng hai thủ tục (thưa kiện) khởi kiện và thụ lý Ngoài ghi nhận việc khởi kiện tại một số điều luật trong Hoàng Việt luật lệ, còn ghi nhận tại chiếu, chỉ, lệnh, dụ của nhà Vua được ghi chép lại trong sách: “Kham định Đại nam hội điển sự lệ° Về việc khởi kiện, Bộ luật Gia Long quy định từ Điều 301 đến Điều 311, trong đó có một số nội dung sau: Chỉ cho phép một don thưa một việc, việc đó phải liên hệ trực tiếp với mình và phải có băng chứng Nếu thưa kiện về việc quân lương hoặc quản lý quân đội thì dân chúng phải công khai

đồng loạt thưa kiện Bộ luật quy định cam kiện vượt cấp, cam gui thu nac danh va

nghiêm trị hành vi vu cáo, hành vi xúi giuc, người tù không có quyền tố cáo người khác trừ tố ngục quan, ngục tốt đối xử tàn tệ, hành hạ, xâm hại tù nhân [10, 26]

Về việc thụ lý, Luật Gia Long quy định: "Các quan khi nhận đơn thưa kiện phải làm rõ vụ việc, nhanh chóng thụ lý Nếu quan bỏ qua sẽ bị trừng phạt căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc" Chăng hạn như không thụ lý về các việc đánh người, hôn nhân, ruộng đất thì xử từ 60 đến 80 truong; nếu là việc ác nghịch như con cháu mưu giết ông bà cha me mà quan không xử lý thi phạt 100 trượng: nếu là việc mưu phản đại nghịch mà quan không thụ lý, không sai bắt dẹp ngay thì xử phạt 100 trượng đó trong 03 năm Sau những năm tháng thăng trầm của lịch sử, những quy định về pháp luật tố tụng đã phát triển mạnh mẽ, với những quy định về thâm quyền, về sự phân biệt án dân sự và quân sự, về điều kiện chứng cứ trong quá trình kiện, thụ lý.

Dưới thời Pháp thuộc thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự được quy định trong luật dân sự thương sự tố tụng và Pháp viện biên chế Theo luật dân sự thương sự tố tụng thì một vụ tranh chấp dân sự xảy ra, người có quan hệ trực tiếp đến vụ tranh chấp có quyền viết đơn đến Tòa án khởi kiện Như vậy, có thé khang định các quy định về khởi kiện đã xuất hiện từ khá sớm trong pháp luật Việt Nam, mặc dù các quy định này còn khá đơn giản tuy nhiên đó cũng là những cơ sở đầu tiên dé hình thành các quy định về khởi kiện, thụ lý VADS, trong pháp luật Việt Nam sau này.

1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989

Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á Cùng thời gian đó, vào cuối năm 1946, bản Hiến pháp

Trang 28

đầu tiên của nước ta ra đời Hién pháp 1946 đã ghi nhận một loạt quyền co ban của công dân Việt Nam Các quy định của Hiến pháp 1946 tạo ra chính là những viên gach cơ sở đầu tiên, là điều kiện tiên quyết, là nền tảng co bản dé hình thành quyền khởi kiện và việc thụ lý vụ án dân sự.

Ngày 10/10/1945, Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh số 47/SL cho phép áp dụng luật lệ cũ để xét xử nhưng “không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể Cộng hoà”, trong đó có Điều II quy định về thủ tục tố tụng cho phép tạm thời giữ thủ tục tố tụng của chế độ cũ Ngày 17/4/1946, Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh số 51/SL có quy định về việc kiện, khởi tố thụ lý vụ án, tuy nhiên thực chất lại không có quy định thụ lý như thế nào Đến ngày 22/5/1950 Sắc lệnh số 97/SL được ban hành quy định về việc sửa đổi một số nguyên tắc mới để áp dụng điều kiện dân chủ, vẫn cho phép tiếp tục áp dụng các luật lệ cũ nhưng với điều kiện không được trái với nguyên tắc do chính Sắc lệnh này quy định Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của Luật Dân sự nói chung và quyền dân sự của chủ thê về việc khởi kiện vụ án dân sự nói riêng Sắc lệnh này đã đặt cơ sở, cũng như đặt ra các nguyên tắc cơ bản cho việc hình thành và phát triển quyên khởi kiện của các chủ thé trong giao lưu dan sự.

Từ đó đến năm 1954, những quy định về khởi kiện vụ án dân sự bước đầu đã được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam Từ năm 1955 đến năm 1958 Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật t6 tụng như Thông tư 141/HCTP ngày 5/2/1957, Thông tư 1507/HCTP ngày 24/8/1956, Thông tư số 69/TC ngày 31/12/1958 nhưng nhìn chung chỉ mới dừng lại ở việc quy định về nguyên tắc giải quyết vụ án dân sự mà chưa có quy định cụ thé về thụ lý vụ án dân sự.

Như vậy, có thé nói giai đoạn từ sau Cách mang Thang 8 thành công đến năm 1958 thì các quy định của pháp luật về thụ lý vụ án dân sự hầu như không có Các quy định về thụ ly vụ án dân sự chi dan dần được chú ý và xây dung từ năm 1959 trở đi Trên cơ sở hiến pháp 1959, Luật hôn nhân và gia đình 1959 ra đời và tiếp theo là Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960, Luật tô chức Viện kiểm sát nhân dân 1960 Các luật này ra đời kèm theo một khối lượng đáng ké các văn bản hướng dẫn thủ tục giải quyết các tranh chấp về dân sự, đặc biệt là thủ tục giải quyết ly hôn Từ đây đã đặt ra yêu cầu phải có một văn bản quy định cụ thể về thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình.

Văn bản pháp luật quan trọng nhất ghi nhận điều này là Thông tư 39/NCPL

ngày 21/1/1972 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn việc thụ lý, di lý, xếp và tạm

Trang 29

xếp những vụ kiện về hôn nhân và gia đình, tranh chấp về dân sự Trong thông tư này, Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cụ thể việc thụ lý vụ án dân sự, ghi nhận về quyền đi kiện, điều kiện thực hiện quyền đi kiện và việc thụ ly vụ án dân sự Có thể nói thông tư này đã trở thành văn bản pháp lý quan trọng, góp phần vào giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình được nhanh chóng và hiệu quả.

Như vậy, trong những năm đầu của giai đoạn này, các quy định về thủ tục tố tụng dân sự cũng như thủ tục thụ lý vụ án dân sự hầu như không đáng kể Từ năm 1960 trở đi Nhà nước cũng đã bước đầu quan tâm và ban hành cụ thể, chỉ tiết hơn các quy định về pháp luật tô tụng dân sự, trong đó có quy định về thụ lý vụ án dân sự - làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong thời kỳ này, tuy nhiên với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước còn yếu kém lạc hậu, các mối quan hệ dân sự cũng còn ít và không quá phức tạp, nên sự chú trọng của Nhà nước vào việc xây dựng các quy định về thủ tục tố tụng dân sự nói chung cũng như thủ tục thụ lý vụ án dân sự nói riêng còn khá hạn chế, các văn bản hướng dẫn còn ít, các quy định này vẫn tản mạn trong những văn bản pháp luật khác nhau và giá trị pháp lý không cao.

Ngày 08/02/1977 Toà án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 96/NCPL hướng dẫn trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự Theo Thông tư này, khi một người có lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích của mình Đó là quyền nguyên đơn được khởi tố, các đương sự khác như bị đơn sau khi bị nguyên đơn khởi tố có quyền phản tố và người dự sự cũng có quyền đưa ra những yêu câu riêng Tòa án chỉ thụ lý và giải quyết vụ kiện khi nguyên đơn khởi tố, trừ trường hợp pháp luật có quy định quyền khởi t6 của công dân, đoàn thé nhân dân, hợp tác xã và Viện kiểm sát vì lợi ích chung Ngày 18/12/1980 Quốc hội khóa VI đã thông qua Hiến pháp mới của nước Việt Nam thống nhất Ngày 13/06/1981 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được Quốc hội thông qua và tiếp theo ngày 03/07/1981 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân cũng được ban hành Năm 1986 trên tinh thần Cương lĩnh của Đảng về chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đây mạnh sự phát triển của đất nước, xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường Do đó, đòi hỏi phải có sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật để điều chính những quan hệ mới pháp sinh trong giao lưu dân sự.

Trang 30

1.3.3 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004

Ở giai đoạn nay, đất nước bước vào những năm dau của thời kỳ đổi mới kê từ sau Đại hội Đảng lần VI năm 1986 Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động phát sinh ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp khi nền kinh tế tập trung bao cấp sang chuyên sang nền kinh tế thị trường có sự quản ly của Nhà nước, chính điều này cũng đã đòi hỏi sự thay đổi phát triển của pháp luật để tương ứng với sự phát triển của xã hội.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, trên cơ sở các văn bản tố tụng dân sự đã ban hành trước đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật t6 tụng dân sự nói riêng, trong đó phải kế đến 3 Pháp lệnh cơ bản là Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế 1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động 1996 Đây là những văn bản pháp quan trọng có ý nghĩa rất lớn về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trong thời kỳ này, đặc biệt là vấn đề thụ lý vụ án cũng đã được quy định trong các văn bản pháp luật này tạo cơ sở pháp lý cho quá trình giải quyết vụ án dân sự Sau khi các pháp lệnh trên được ban hành các cơ quan hữu quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 09/10/1990 của Hội đồng thâm phán TANDTC; Thông tư số 09/TTLN ngày 01/11/1990 giữa TANDTC, VKSNDTC và BTP; Nghị định số 117/CP ngày 07/09/1994 của Chính phủ về lệ phí, án phí của Tòa án.

Đối với vấn đề điều kiện thụ lý vụ án, van dé này được quy đinh tại Điều 36 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự, Điều 32 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế, Điều 34 Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động Nhìn chung, theo quy định của các điều luật này, thì một vụ án dân sự, vụ án kinh tế hay một tranh chấp lao động chỉ được Toà án thụ lý giải quyết khi có đơn khởi kiện đến Toà án, đồng thời thoả mãn các yêu cầu khởi kiện khác như: Người khởi kiện có quyền khởi kiện, thời hiệu khởi kiện vụ án còn, sự việc thuộc thâm quyên giải quyết của Toà án

Đối với trình tự, thủ tục thụ lý vụ án, nhìn chung các văn bản pháp luật này đều quy định sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, xem xét đơn khởi kiện có thuộc thẩm quyền của mình hay không, rồi từ đó ra các quyết định tiếp theo

Trang 31

(thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí, hay chuyển đơn khởi kiện ) Tuy nhiên, thời điểm thụ lý các vụ án dân sự, kinh tế và tranh chấp lao động ở ba văn bản pháp có sự khác biệt Đối với vụ án dân sự thì Toà án thụ lý vụ án ké từ ngày nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí và thời hạn nộp là một tháng kê từ ngày nộp đơn (Khoản 2 Điều 37 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự), còn đối với vụ án kinh tế hoặc tranh chấp lao động thi Toà án thụ ly vụ án ké từ ngày nguyên đơn xuất trình biên lai nộp tiền tam ứng án phí và thời hạn nộp là 7 ngày kế từ ngày nộp đơn, (Điều 33 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế và Khoản 2 Điều 35 Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động).

Có thé nói so với các văn bản tô tụng dân sự trước đây thì các quy định về thụ lý vụ án dân sự, kinh tế, tranh chấp lao động ở các Pháp lệnh ké trên đã có sự tiễn bộ đáng ké, các quy định được đưa ra nhiều hơn, rõ ràng cụ thé hơn về điều kiện khởi kiện, trình tự, thủ tục thụ lý đi kèm với Pháp lệnh còn có các văn bản hướng dẫn Tuy nhiên, bên cạnh đó thì vẫn còn ton tại những hạn chế nhất định như: không quy định thời hạn mà Toà án xem xét giải quyết đơn để biết được vụ án có thuộc thâm quyên của minh hay không nên dẫn đến tình trạng thờ ơ, thiếu trách nhiệm của Toà án; ba thủ tục khác nhau với những thời điểm thụ lý vụ án khác nhau dé gây vướng mắc nhằm lẫn; bản chất tranh chấp kinh tế, tranh chấp lao động đều bắt nguồn từ tranh chấp dân sự nhưng thủ tục giải quyết được quy định bởi 3 pháp lệnh khác nhau nên nhiều trường hợp đã gặp phải không ít khó khăn và nhằm lẫn trong việc phân biệt thủ tục giải quyết

1.3.4 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

Trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước, điều kiện kinh tế -xã hội ngày càng tăng lên, sự mở rộng, hội nhập kinh tế ngày càng phô biến, phong phú, kéo theo đó là sự phát triển, phức tạp lên nhanh chóng của các quan hệ dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình Các văn bản t6 tụng pháp luật trước day

thê hiện rõ các khuyết điểm của mình, không theo kip sự phat triển của xã hội,

không còn phù hợp với điều kiện mới Do đó, vào ngày 16/6/2004, Quốc hội đã thông qua BLTTDS 2004, Bộ luật này có hiệu lực chính thức từ ngày 1/1/2005. BLTTDS 2004 đã thông nhất một thủ tục để giải quyết các vụ án, các yêu cầu về dân sự, hôn nhân — gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, đã có sự tách

Trang 32

bach cu thé về khái niệm vụ án dân sự, việc dân sự, cũng như trình tự, thủ tục thụ lý đối với vu án dân sự, việc dân sự Các trình tự thủ tục thu lý đã được quy định khá rõ ràng, lần lượt qua từng bước với những thời hạn cụ thé giúp nâng cao tỉnh thần trách nhiệm của Toà án và kip thời bảo vệ, dam bao quyền lợi ích hợp pháp của công dân Ngoài ra, phạm vi khởi kiện, phạm vi yêu cầu trong BLTTDS cũng được mở rộng hơn trước, căn cứ trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu không thụ lý cũng được quy định chặt chẽ và cụ thé hơn.

Tuy nhiên qua thời gian thực thi, một sé quy định của BLTTDS đã bộc lộ một số bất cập nhất định Vì vậy, nhằm khắc phục nhưng hạn chế bất cập này mà Luật sửa đổi b6 sung một số Điều của BLTTDS đã được thông qua vào năm 2011, chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2012, trong đó một số điều luật quy định về thụ lý vụ án, việc dân sự của BLTTDS 2004 cũng đã được sửa đôi bố sung Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ trước những thay đổi của quan hệ pháp luật dân sự trong đời sống, cũng như quan tâm đến sự việc hoàn thiện các quy định về tố tụng dân sự, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các chủ thể pháp luật dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, qua nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về khởi kiện và thụ lý trong tố tụng dân sự, chúng ta có thể thấy các quy định về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự không phải là những quy định mới mà có sự kế thừa và phát triển lâu dài theo triển trình lịch sử xây dựng pháp luật Việt Nam.

Các quy định về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự ngày càng cụ thé, day đủ, góp

phan vào việc giải quyết nhanh chóng, đúng đắn các tranh chap, bảo đảm sự ổn định xã hội và đoàn kết trong nhân dân.

Trang 33

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Chương | của Luận văn đã phân tích, luận giải dé làm rõ về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự Theo đó, khởi kiện VADS là việc các cá nhân, cơ quan tô chức có quyên và lợi ích bị xâm phạm, yêu cầu cơ quan Tòa án giải quyết theo trình tự, thủ tục luật định Còn thụ lý VADS chính là việc Toà án chấp nhận đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu của người khởi kiện khi đã thỏa mãn các điều kiện thụ lý và vào số thụ ly dé giải quyết VADS theo quy định của pháp luật TTDS.

Cụ thê hơn, đây là hai hoạt động, một hoạt động là quyền của người dân và một hoạt động thuộc thầm quyền của Tòa án Việc thụ lý chỉ được thực hiện khi có yêu cầu khởi kiện của chủ thé có đầy đủ điều kiện mà pháp luật quy định và khi việc khởi kiện của các chủ thê có quyền khởi kiện thỏa mãn các điều kiện thụ lý theo quy định của pháp luật TTDS.

Khởi kiện, thụ lý VADS xuất phát từ các cơ sở lý luận (nguyên tắc đảm bảo quyền con người trong TTDS, nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ) và cơ sở thực tiễn (thực tiễn đòi hỏi cần cơ chế bảo đảm cho quyền khởi kiện của các chủ thé theo quy định của pháp luật được thực hiện trên thực tế ) Sau nhiều giai đoạn lịch sử cũng như các văn bản tố tụng ngày càng hoàn thiện, khởi kiện, thụ lý VADS đã thé hiện những ý nghĩa vô cùng quan trọng của mình, đây không chỉ là cơ sở pháp ly dé Toa án tiến hành các hoạt động tổ tụng, giải quyết VADS, cơ sở cho các hoạt động tô tụng tiếp theo, nó còn góp phan quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thực tế của người dân Thụ lý VADS xác định trách nhiệm giải quyết VADS của Tòa án, là căn cứ để kiểm tra thời hạn giải quyết của Toà án Nói theo cách khác, khởi kiện, thụ lý VADS chính là một bảo đảm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp của công dân.

Trang 34

CHƯƠNG 2

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VE KHOI KIỆN, THU LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ

2.1 QUY ĐỊNH VE DIEU KIEN KHOI KIEN VỤ ÁN DAN SỰ 2.1.1 Quy định về điều kiện đối với chủ thể khởi kiện

Việc xác định ai là người có thể thực hiện quyền khởi kiện, có thé khởi kiện ai và khởi kiện về vấn đề gì trong những quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có tranh chấp là một vấn đề không đơn giản về mặt học thuật cũng như trong quá trình xây dựng BLTTDS Về nguyên tắc thì từ việc xác định đối tượng khởi kiện để có thé xác định ai có thé thực hiện quyên khởi kiện và việc khởi kiện đó được thực hiện đối với những chủ thể nào Có nghĩa là dựa trên chính quan hệ pháp luật có tranh chấp và tính chất của vụ kiện để xác định chủ thé có quyền khởi kiện và chủ thé có thé bị kiện.

Theo quy định tại Điều 161 BLTTDS sửa đổi thì "Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại điện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Toà án có thâm quyên dé yêu cau bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình" Điều 162 Bộ luật này còn mở rộng quyền khởi kiện đối với một số chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước :

"I Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vu, quyên hạn của mình có quyên khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định.

2 Công đoàn cap trên của công đoàn cơ sở có quyên khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cân bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định.

3 Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyên hạn của mình có quyên khởi kiện vụ án dân sự để yêu cau Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách".

Như vậy, chủ thể của quyền khởi kiện được thừa nhận trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam có thể phân chia thành các nhóm chủ thể như sau:

Trang 35

Nhóm chủ thé thứ nhất: Các chủ thé có quyền khởi kiện do quyền lợi của họ bị tranh chấp hoặc vi phạm;

Nhóm chủ thé thứ hai: Các chủ thé có quyền khởi kiện nhưng họ không có quyền lợi trong vụ kiện (nhóm chủ thé có quyền khởi kiện vì lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc khởi kiện vì quyền, lợi ích hợp pháp của người khác).

Việc phân chia thành 2 nhóm chủ thé như trên là hoan toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt của đương sự trong TTDS, theo đó về nguyên tắc chủ thể có quyền khởi kiện phải là chủ thé có quyên lợi bị xâm phạm hay tranh chấp, các chủ thể khác chỉ có quyền khởi kiện trong những trường hợp mà nhà lập pháp ấn định Tuy nhiên, văn từ của các điều luật trên không có giải thích chủ thé có quyền lợi bị xâm phạm hay tranh chấp là những chủ thể nào.

Theo nghiên cứu của chúng tôi thì pháp luật hiện hành thiếu những quy định có tính kết nối giữa pháp luật nội dung và pháp luật tô tụng dân sự Thiết nghĩ, cần có quy định theo hướng chủ thé có quyền khởi kiện do có quyền lợi bị xâm phạm hay tranh chấp trước hết phải chính là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, hôn

nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có tranh chấp Trong những

trường hợp nay thì để xác định chủ thé có quyền khởi kiện cần phải kết hợp giữa quy định của pháp luật nội dung và pháp luật tô tụng dân sự Theo đó, chủ thé của quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tô chức, tô hợp tác, hộ gia đình có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp sé có quyền khởi kiện vụ án dân sự Cụ thê là người có quyền khởi kiện đó là chủ sở hữu hay người có quyền chiếm hữu hợp pháp vật trong quan hệ sở hữu, chiếm hữu tài sản hoặc được thực hiện bởi chủ thể có quyền sử dụng đất trong quan hệ về quyền sử dụng đất Trong quan hệ nhân thân, thì những chủ thể mang quyền mới có quyền khởi kiện như người có quyền khởi kiện trong vụ án ly hôn là người vợ hoặc người chồng, cha hoặc mẹ có quyền khởi kiện thay đổi người cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, cha, mẹ, con có quyền khởi kiện yêu cầu xác định cha, mẹ, con.v.v

Đối với trường hợp đương sự là cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì việc khởi kiện sẽ do cá nhân đó tự mình thực hiện hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện khi cần thiết Nếu cá nhân đó không có năng lực hành vi tố tụng dân

Trang 36

sự thì việc khởi kiện phải người dai diện hợp pháp cua ho thực hiện Đối với trường hợp đương sự là các cơ quan, tổ chức có quyền hay lợi ích bị vi phạm hoặc có tranh chấp thì việc khởi kiện phải do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện hoặc thông qua người được uỷ quyên Đối với trường hợp hộ gia đình thực hiện quyền khởi kiện thì phải thông qua người đại diện là chủ hộ hoặc người được chủ hộ uỷ quyền Cũng tương tự như hộ gia đình, tổ hợp tác hoạt động thông qua người dai diện của tô - Tổ trưởng do các thành viên bau ra Tổ trưởng tô hợp tác cũng có thé uy quyên cho tô viên thực hiện quyền khởi kiện.

Ngoài ra, các cơ quan tô chức còn khởi kiện dé bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của chủ thé khác theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, lao động và các cơ quan tô chức khởi kiện dé bảo vệ lợi ich công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách, chăng hạn như Co quan về dân số gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có quyền khởi kiện một số vụ án về hôn nhân và gia đình trong những trường hợp nhất định Hay Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở cũng có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyên lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định, quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn bởi đã góp phần bảo vệ người lao động khi quyền lợi ích hợp pháp của họ bị vi phạm hay tranh chấp.

Như vậy, qua các quy định của pháp luật hiện hành có thể thấy điều kiện về chủ thể thực hiện quyền khởi kiện được pháp luật quy định khá chặt chẽ nhằm tránh người dân đi kiện tràn lan, lạm dụng việc khởi kiện gây khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác Mặt khác, cũng để đảm bảo cho người dân có thể thực hiện quyền của mình một cách thuận lợi nhất, pháp luật cũng đã cho phép họ được quyền uỷ quyền cho người khác thay mình thực hiện việc khởi kiện, pháp luật còn cho phép một SỐ CƠ quan tô chức có thé thực hiện việc khởi kiện dé bảo vệ cho người khác — chủ yếu trong quan hệ lao động, quan hệ hôn nhân gia đình, những mỗi quan hệ thường phức tạp và thường có những người yếu thế dễ bị xâm phạm quyên lợi nhưng lại ít có điều kiện để thực hiện việc kiện tụng bảo vệ lợi ích cho minh Quyén khởi kiện con được mở rộng đối với cơ quan, tô chức có nhiệm vụ, quyền hạn yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

Trang 37

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu giải quyết các tranh chấp của các dòng họ về nhà thờ tổ, gia tộc, tôn giáo cũng chưa có quy định ai sẽ là người đại diện cho tập thé này dé thực hiện việc khởi kiện đòi quyền lợi ích của tập thé khi bị xâm phạm hay tranh chấp Đây chính là điểm hạn chế của pháp luật cần phải được nghiên cứu bổ sung.

2.1.2 Quy định về thủ tục tiền tố tụng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, một số vụ án pháp luật quy định bắt buộc phải qua thủ tục tiền tố tụng Thủ tục tiền tố tụng được hiểu là những thủ tục do pháp luật quy định hoặc do các bên chủ thê trong quan hệ pháp luật thoả thuận trước đó, mà nếu chưa trải qua những thủ tục đó thì Toà án sẽ không thụ lý đơn khởi kiện của đương sự.

Việc nghiên cứu cho thấy, pháp luật hiện hành quy định về điều kiện bắt buộc về thủ tục tiền tố tụng đối với các trường hợp sau đây :

- Đối với trường hợp tranh chấp về quyên sử dụng dat:

Tranh chap dat đai là loại tranh chấp có nhiều yếu tô phức tạp nhất, các đương sự khiếu nại lại thường khá quyết liệt, gay gắt, dai dang Chính vì vậy, việc hoà giải đối với những tranh chấp này là bước khá cần thiết, giúp giảm bớt áp lực cho Toà án Trước đây theo Luật Đất đai 2003, Điều 135, 136 quy định tất cả các tranh chấp đất đai (chỉ trường trường hợp vợ chồng ly hôn mà tranh chấp về quyền sử dụng đất) phải ra UBND cấp xã hoà giải, nếu hoà giải mà các bên không đồng ý mới được khởi kiện ra Toà án đã gây nên những bắt cập, kéo dài thời gian giải quyết vụ án, nhất là đối với những trường hợp mâu thuẫn giữa các bên đương sự đã đến mức không thê cùng nhau thoả thuận được nữa nhưng vẫn không thê khởi kiện ra Toà án do chưa tiến hành thủ tục này Tuy nhiên, ké từ ngày 1/7/2013, Nghị quyết 05/2012/NQ-HDTP có hiệu lực pháp luật, đã có hướng dẫn theo hướng giới han hơn các trường hợp bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải cơ sở tại Khoản 3 Điều 8:

“3 Khi xác định điều kiện khởi kiện vu án dân sự mà đối tượng khởi kiện là quyền sử dung dat thì thực hiện như sau:

a) Đối với tranh chấp ai có quyên sử dung dat thì phải tiễn hành hòa giải tai Uy ban nhân dân xã, phường, thị tran nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 135 của Luật Dat dai.

Trang 38

b) Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dung đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyên sử dung dat, tranh chấp vé thừa kế quyên sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chong là quyên sử dụng dat, thì không phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nhưng van phải thực hiện thủ tục hoà giải theo quy định của BLTTDS”.

Như vậy, những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì không phải hoà giải tại UBND cấp xã trước khi khởi kiện, chỉ bắt buộc những tranh chấp về việc ai có quyền sử dụng đất mới phải thông qua hoà giải cơ sở trước khi khởi kiện tại Toà án Tuy nhiên, khác với Nghị quyết 05/2012/NQ-HDTP, Luật đất đai năm 2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014) tại Điều 202 lại quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở” và “tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi don đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp dé hòa giải” mà không nêu cụ thể những tranh chấp nao lên quan đến đất đai phải qua hoà giải cơ sở, tranh chap nào không qua hoa giải cơ sở.

Như vậy, ta có thể thấy đường như có sự thiếu thống nhất giữa quy định của pháp luật TTDS về hoà giải tranh chấp về QSDĐ (cu thé ở đây là NQ 05/2012/NQ-HĐTP) và Luật Đất đai năm 2013 Sự thiếu thống nhất này sẽ gây lúng túng cho Toà án khi tiến hành thụ lý các tranh chấp về QSDĐ, cũng như có thé gây ảnh hưởng đến quyên và lợi ích hợp pháp của người dân.

- Đối với trường hợp tranh chấp về lao động:

Ngoài các tranh chấp không nhất thiết phải thông qua hoà giải cơ sở được quy định tại Khoản 1 Điều 201 BLLĐ 2012, thì theo quy định tại Khoản 4 Điều 201 BLLD 2012 thì tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động phải thông quan hoà giải cơ sở Nếu hoà giải không thành hoặc một trong các bên không thực hiện, không hoà giải trong thời hạn luật định, thì mới có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Tương tự, tranh chấp lao động tập thé về quyền giữa tập thé lao động với người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 205 BLLĐ 2012 thì sau khi tranh chấp đã được đã được chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết mà các bên không đồng ý với quyết định này hoặc quá thời hạn mà chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết thì mới được yêu cầu Toà án giải quyết Thông thường những

Trang 39

tranh chấp lao động thường có nhiều quan hệ tranh chấp cùng một lúc, trong đó thường có tranh chấp về tiền lương, đây là quan hệ tranh chấp cần phải thực hiện

việc hòa giải cơ sở, vì vậy nếu người khởi kiện, khởi kiện cùng một lúc nhiều quan

hệ trong vụ án lao động nhưng trong đó có quan hệ cần phải được hòa giải tại cơ sở thì cần phải thực hiện việc hòa giải trước khi khởi kiện.

- Đối với trường hop tranh chấp về bôi thường thiệt hai do người có thẩm quyên của cơ quan tổ tụng gáy ra :

Theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2009 thì trường hợp cá nhân tô chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong quá trình hoạt động quản lý hành chính tố tụng, thi hành án và có văn bản của cơ quan có thâm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật thì có quyền yêu cầu co quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết việc bồi thường Cụ thé tại Khoản | Điều 22 quy định: “ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường quy định tại Điễu 20 của Luật này mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không ra quyết định hoặc kể từ ngày người bị thiệt hai nhận được quyết định nhưng không dong ÿ thì người bị thiệt hại có quyên khởi kiện ra Toà án có thẩm quyên theo quy định tại Diéu 23 của Luật này để yêu cau giải quyết bôi thường ” Như vậy đương sự chỉ có thé khởi kiện tranh chấp bồi thường

thiệt hại tại Toà án khi đã yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết

việc bồi thường mà cơ quan đó không ra quyết định trong thời hạn luật định hoặc do không đồng ý với quyết định giải quyết đó.

Như vậy ta có thể thấy, tương tự như với trường hợp hạn chế quyền khởi kiện, tuỳ từng vụ án cụ thé cần xem xét các luật nội dung liên quan đến vụ án đề biết được vụ án đã trải qua thủ tục tiền tố tụng mà pháp luật nội dung yêu cầu hay chưa Nếu tranh chấp chưa thực hiện thủ tục tiền tố tụng thì Toà án sẽ trả lại đơn khởi kiện.

2.1.3 Quy định về điều kiện thời hiệu khởi kiện

Hiện nay theo Giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội thì thời hiệu khởi kiện vẫn được coi là một điều kiện khởi kiện Theo quy định tại Khoản 3 Điều 155 BLDS năm 2005 thì “7hời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thé duoc quyên khởi kiện để yêu cau Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bi xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyên khởi kiện” Tuy nhiên, quy định

Trang 40

tại Điều 168 BLTTDS sửa đổi năm 2011 đã không coi thời hiệu khởi kiện là một điều kiện của việc khởi kiện vụ án dân sự nữa Nếu thời hiệu khởi kiện đã hết thì Toà án vẫn phải thụ lý vụ án và sau đó ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 192 Bộ luật này.

Theo hướng dẫn tại Điều 23 Nghị quyết 03/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 thì đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó ( thường gồm các mốc: 01 năm; 02 năm; 03 năm; 10 năm ) Chang hạn, đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì theo quy định tại Điều 30 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, ké từ thời điểm phát sinh tranh chấp; Đối với các tranh chap lao động cá nhân thì theo quy định tại khoản 2 Điều 202 của Bộ luật lao động, thời hiệu khởi kiện về tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kê từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyên, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm; Đối với tranh chấp về chia di sản thừa kế, xác nhận quyên thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác thì theo quy định tại Điều 645 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện là mười năm, ké từ thời điểm mở thừa kế.

Cũng theo hướng dẫn của Nghị quyết trên thì Toà án phải thụ lý và giải quyết mà không áp dụng thời hiệu trong các trường hợp sau :

- Tranh chấp về quyên sở hữu tai sản là tranh chấp ai có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tai san đó;

Ví dụ: Tranh chấp a1 CÓ quyền sở hữu nhà ở; nếu có khởi kiện thì Toà án thụ lý vụ án; việc chấp nhận hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật.

- Tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu là tranh chấp về tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình nhưng do người khác quản lý, chiếm hữu tài sản đó;

Vi dụ: Ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A nhưng do B dang quản lý; A có tài liệu chứng minh ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A và khởi kiện đòi nhà thì Toà án thụ lý; việc chấp nhận hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật.

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng dat đó.

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:20

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w