ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ “Quản lý nguồn lực trong nhà trường” LỚP BỒI DƯỠNG NGHI
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ
“Quản lý nguồn lực trong nhà trường”
LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ
Đề bài
Theo Anh (chị), chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng như thế nào đếnchất lượng giáo dục của nhà trường? Từ đó, hãy đề xuất các biện pháp để huyđộng và quản lý hiệu quả nguồn nhân lực của nhà trường? Liên hệ thực tiễn tạiđơn vị anh (chị) đang công tác hoặc đơn vị anh (chị) quan tâm
Bài làm
Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người, trướchết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động, bao gồm: thể lực, trí lực, nhâncách của con người đáp ứng một cơ cấu kinh tế - xã hội đòi hỏi
Trang 2Vậy nên chất lượng của nguồn nhân lực giữ vai trò quan trong đốivới sự phát triển của một tổ chức nói chung cũng như của ngành giáo dụcnói riêng.
Chất lượng của nguồn nhân lực thể hiện ở kiến thức, kỹ năng, thái
độ, hành vi của người lao động
Kiến thức chính là trình độ chuyên môn và các kiến thức khác như:ngoại ngữ, tin học, chính tri, làm cho người lao động có trình độ đáp ứngnhu cầu hiện tại và chiến lược trong tương lai của ngành giáo dục
Người có kiến thức dễ dàng hoàn thành công việc thuộc lĩnh vực chuyênmôn của mình Kiến thức giúp cho nhà giáo dục truyền đạt đến học sinhmột cách chính xác, giúp học sinh có thêm được kiến thức mới Nhà giáodục với một kiến thức hạn hẹp thì khó có thể truyền tải để người học cómột kiến thức sâu rộng Để phát triển nguồn nhân lực cần phải nâng caokiến thức của nguồn nhân lực, trang bị cho người lao ñộng những kiến thứcmới
Kỹ năng là khả năng của con người trên nhiều lĩnh vực để đáp ứng nhu cầucao hơn trong nghề nghiệp ở hiện tại hoặc trang bị kỹ năng mới cho tươnglai Ví dụ nhà giáo dục trong trận đại dịch covid-19, nếu không có kỹ năng
về tin học thì khó có thể hoàn thành bài giản do gặp khó khăn trong quátrình dạy-học trực tuyến cho học sinh Tiết học có thể bị gián đoạn do nhà
Trang 3giáo dục không biết điều hành lớp học hoặc do thao tác chậm, chưa thànhthạo,…
Trình độ nhận thức của người lao động được biểu hiện qua thái độ, hành vi
và cách ứng xử trong công việc của họ Nhận thức của người lao động chothấy cách nhìn nhận của người đó về vai trò, trách nhiệm, mức độ nhiệttình đối với công việc, điều này sẽ được thể hiện qua các hành vi của họ.Nhận thức của người lao động được coi là tiêu chí đánh giá trình độ pháttriển nguồn nhân lực Thật vậy, khi nhà giáo dục có ý thức trách nhiệm,hành vi và cách ứng xử phù hợp sẽ giúp cho người học yêu việc học, làđộng lức giúp người học cố gắng Nhà giáo dục có hành vi và thái độchuẩn mực không những giúp người học tin tưởng vào giáo dục mà còngiúp ngành giáo dục phát triển, phát huy được hiệu quả giáo dục
Các biện pháp để huy động nguồn nhân lực của nhà trường:
- Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của Hiệu trưởng
- Nâng cao nhận thức cho các bên liên quan
- Xây dựng thương hiệu nhà trường thông qua quảng bá hình ảnh (tờ rơi,đăng bài viết trên báo, tạp chí; phát thanh, truyền hình; marketing; v.v )
- Tăng cường các mối quan hệ nhằm huy động tối đa nguồn lực bên trong
và bên ngoài nhà trường
Trang 4- Tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả và công khai nguồn lực của nhàtrường đối với các bên có liên quan.
Các giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả trong nhà trường:
Đặt ra mục tiêu rõ ràng
Người quản lý cần có chiến lược, mục tiêu rõ ràng từng công việc củamình, đồng thời xác định hướng đi chung cho toàn bộ nhân viên trongngành giáo dục Việc định hướng cho nhân viên ngay từ đầu chính là chìakhóa giúp thúc đẩy hiệu quả hoạt động lớn nhất Bên cạnh đó, tạo độnglực, môi trường làm việc lý tưởng để nhân viên thoải mái đóng góp ýtưởng, công sức nhằm phát triển nhà trường
Nhà quản lý cần nắm rõ năng lực nhân viên
Nắm rõ được năng lực cấp dưới cũng là một giải pháp quản lý nhân sự hiệuquả Điều này sẽ giúp người quản lý sắp xếp, bố trí công việc phù hợp vớinăng lực, điểm mạnh của từng người Tránh giao việc quá sức hoặc quánhẹ, dễ sinh ra tâm lý chán nản, dẫn đến bỏ việc giữa chừng
Bên cạnh đó, nhân viên được làm đúng chuyên môn, năng lực của mình vàhoàn thành tốt cũng tạo thêm sự hứng khởi, động lực tiếp tục cống hiến vềsau
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo cần phải dành nhiều thời gian quan sát, đánh giáhiệu quả công việc, cách hành xử, thái độ làm việc, để nắm rõ được nănglực nhân viên
Trang 5Xây dựng môi trường làm việc tốt là giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả.Môi trường làm việc lý tưởng cần có đầy đủ không gian, trang thiết bị, đồdùng cơ bản để nhân viên có thể tập trung làm việc Bên cạnh đó là môitrường có nhiều cơ hội cho nhân viên thể hiện, phát triển bản thân, lộ trìnhthăng tiến rõ ràng để tạo mục tiêu phấn đấu Điều quan trọng nữa đó là chế
độ khen thưởng, khích lệ nhân viên đạt thành tích cao trong tháng, năm.Ngoài ra, môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau cũnggiúp tinh thần thoải mái, làm việc hiệu quả hơn
Bảo đảm công bằng giữa các nhân viên
Vấn đề bất công trong chính sách thưởng, phạt giữa các nhân viên trongnhà trường thường xuyên xảy ra, dẫn đến thiếu hụt nhân sự, giảm hiệu suấtlàm việc đáng kể Đồng thời tạo ra nhiều mâu thuẫn khó nói trong nội bộnhà trường, khiến tinh thần làm việc không được thoải mái
Để giải quyết vấn đề này, người lãnh đạo cần đưa ra những quy định rõràng, chặt chẽ và áp dụng cho toàn bộ nhân viên Người lãnh đạo sẽ làngười tuân thủ quy định đầu tiên để làm gương cho cấp dưới Các chínhsách thưởng, phạt đều được thông báo công khai trên toàn hệ thống, đảmbảo tất cả nhân viên đều được nhận
Giao tiếp hiệu quả với cấp dưới
Trang 6Vấn đề giao tiếp trong nhà trường là hết sức quan trọng Nhiều ngườikhông phân biệt giao tiếp và ra lệnh, quát tháo Để rồi nhận được thái độlàm việc đối phó, không có tinh thần đóng góp, hiệu quả thu về thấp
Giao tiếp với nhân viên hiệu quả chính là giải pháp quản lý nhân sự hữuhiệu nhất, giúp bạn “thu phục lòng người”, tìm thấy sự trung thành, gắn bócủa đội ngũ nhân viên với mình và nhà trường
Một người quản lý tốt sẽ luôn biết cách cư xử, giao tiếp đúng mực, lấynhân sự làm trung tâm để đạt hiệu quả công việc cao Bên cạnh đó, traođổi, góp ý với nhân viên một cách nhẹ nhàng, chỉ ra lỗi sai và gợi ý cáchkhắc phục sẽ khiến họ nể trọng, có động lực làm việc hơn là quát tháo
Xử lý xung đột khéo léo
Xung đột giữa các tổ chuyên môn hay cá nhân là điều không thể tránh khỏitrong bất cứ trường học nào Có thể do mâu thuẫn quyền lợi, sự bất cônghay quá căng thẳng mà nên Việc của người lãnh đạo lúc này là nhẹ nhàng
“gỡ rối” cho từng bên, tạo điều kiện trao đổi, bày tỏ để hiểu nhau hơn, từ
đó biết thông cảm, cởi mở và hòa đồng
Khen thưởng và khen ngợi nhân viên
Đây chính là một trong những giải pháp quản lý nhân sự tuyệt vời nhất.Chính sách khen thưởng, khen ngợi đúng lúc giúp tạo niềm tin, động lực,khích lệ mọi người cùng nỗ lực, phấn đấu vì mục tiêu chung
Có kế hoạch đào tạo nhân viên
Trang 7Lập kế hoạch đào tạo nhân viên định kỳ giúp củng cố kiến thức, nghiệp vụ.Đây cũng là mô hình lý tưởng trong thời đại 4.0, nhất là đối với nhàtrường
Người quản lý cũng nên tổ chức các buổi chia sẻ về kiến thức chuyênngành, kỹ năng mềm để giúp nhân viên trau dồi năng lực, từ đó phục vụ tốtcho công việc chung của toàn trường
Sử dụng công cụ quản lý nhân sự trong nhà trường
Để đạt hiệu quả cao trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng, các công cụ
hỗ trợ quản lý nhân sự là không thể thiếu Hiện nay, có rất nhiều giải phápquản lý nhân sự thông minh được một số trường áp dụng và đạt năng suấtlàm việc cực kỳ cao Bên cạnh đó cũng rút ngắn thời gian kiểm tra, đánhgiá so với cách quản lý truyền thống
Thực trạng về công tác quản lý nhân sự của nhà trường nơi đang làm việc
*Mặt mạnh:
Trường đều thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của ngành và đúngluật giáo dục, triển khai hoạt động dạy và học theo đúng quy chế chuyênmôn Trong quá trình chỉ đạo và quản lý công tác bồi dưỡng cho đội ngũgiáo viên, hiệu trưởng luôn bám sát mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà
Trang 8nước, đã cụ thể hoá các văn bản hướng dẫn để thực hiện trong quá trìnhquản lý và chỉ đạo tại đơn vị mình.
Công tác bồi dưỡng giáo viên ở các nhà trường luôn bám sát nội dung,chương trình của tất cả các môn học trong nhà trường, thể hiện đúng chủtrương của Đảng đó là giáo dục học sinh toàn diện Nhà trường đã có địnhhướng về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, coi đó là một định hướnglớn nhất trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đếnnăm 2025
Nhà trường đã triển khai bằng các văn bản cụ thể, được tổ chức chặt chẽ.Công tác bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ được thực hiện theo các conđường
Khuyến khích cá nhân tự học, tự bồi dưỡng
Tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên
Bố trí giáo viên chưa đạt trên chuẩn đi đào tạo tại chức, liên thông, từ xa Hàng năm Sở GD & ĐT tổ chức hội nghị, hội thảo, hội thi …
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học trong nhà trường đãđược từng bước mua sắm và nâng cấp tương đối đầy đủ, ngày một khangtrang Trường thực hiện tốt khẩu hiệu "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương
- Trách nhiệm" trong công tác chỉ đạo và quản lý bồi dưỡng cho giáo viên
Trang 9Việc bồi dưỡng giáo viên đổi mới phương pháp dạy học được tiến hànhđồng bộ với việc đổi mới nội dung, chương trình, cơ sở vật chất và trangthiết bị dạy học, vận dung linh hoạt 18 kĩ thuật dạy học trong quá trìnhgiảng dạy theo hướng chủ đề, chủ điểm
* Hạn chế:
Hiệu trưởng sử dụng các biện pháp Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viênchưa hiệu quả cao
Các biện pháp đưa ra hiệu lực hiệu quả còn thấp
Phân công nhiệm vụ đội ngũ đôi chỗ chưa phù hợp, tổ chức sắp xếp giáoviên về khả năng chuyên môn, sở trường, hoàn cảnh chưa hợp lý, chưaphát huy tốt vai trò của giáo viên trong giảng dạy
Hoạt động quản lý công tác bồi dưỡng chưa phát huy hết vai trò của cán bộquản lý trong nhà trường như hiệu phó, các tổ trưởng chuyên môn …
Các nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa tập trung vào việc bồi dưỡnggiáo viên mà chủ yếu là các thủ tục hành chính, nội dung sinh hoạt nghèonàn, nặng về thông báo các sự việc mà chưa tập trung bàn sâu về các hoạtđộng như chuyên đề, các kĩ thuật dạy học, đánh giá nhận xét sổ dự giờ Việc tổ chức các chuyên để rút kinh nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn
Trang 10thiếu tính hệ thống, khoa học, việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm
vì thế tác dụng bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ còn bị hạn chế
Chất lượng của các chuyên đề hàng tháng chưa cao, anh chị em còn e dètrong góp ý bài dạy của đồng nghiệp Giáo viên thực sự sắc về chuyên môn
là không có
Công tác thi đua dạy tốt còn mang tính chủ điểm, chủ yếu tập trung theocác đợt thi đua trong năm như: Chủ điểm chào mừng quốc tế phụ nữ 8-3,chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, chào mừng ngày thành lậpĐoàn 26-3
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý còn hạn chế, cụthể chưa sử dụng được phần mềm quản lý nhà trường vào việc quản lý cánbộ
Công tác kế hoạch hoá của nhà trường còn hạn chế, mặc dù hiệu trưởng đã
có chủ trương và định hướng công tác bồi dưỡng giáo viên, nhưng công tác
kế hoạch hoá chưa biểu hiện được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản
lý Kế hoạch thường mang tính hình thức, chưa tính đến điều kiện và đặcđiểm của nhà trường và nhu cầu, nguyện vọng của mỗi cá nhân giáo viên
Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên chưa thể hiện tính chủ động Vẫn còn một
bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn,năng lực chuyên môn hạn chế
Trang 11*Nguyên nhân:
Chuyên môn ít kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn
Đội ngũ giáo viên: Trình độ giáo viên chưa đồng đều, giáo viên trẻ thiếukinh nghiệm, giáo viên cao tuổi áp dụng đổi mới phương pháp dạy học cònchậm
Điều kiện phục vụ dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo viên
Hàng năm những giáo viên sắc về chuyên môn đã được chuyển lên trungtâm chất lượng cao nên công tác bồi giỏi có phần yếu kém, thực tế trongnhững năm trước nhà trường đã cung cấp cho trung tâm chất lượng cao cácgiáo viên như giáo viên môn vật lý, một giáo viên môn hóa học, hai giáoviên văn, một giáo viên toán, đó chính là nguyên nhân mà chất lượng họcsinh giỏi chưa cao
Do ngân sách việc xây dựng hệ thống phòng học, tường rào chưa đápứng kịp yêu cầu đổi mới phương pháp của các trường Thiết bị dạy học đãđược cấp phát cơ bản đủ nhưng chất lượng kém là một trở ngại trong việcđổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên
Thực trạng đội ngũ giáo viên
Mặt mạnh: Phần đông đội ngũ giáo viên trong trường đã nhận thức đượctầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện để nâng cao chất lượng giáo dục
và giảng dạy Đội ngũ giáo viên của trường cơ bản đủ về số lượng Về chấtlượng thì đa số giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ,
Trang 12đoàn kết, thân ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, có tinh thần cầu tiến Độingũ giáo viên nhà trường luôn nêu cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng ngoàinhững thời điểm bồi dưỡng tập trung… Hằng năm, chất lượng chuyên mônđược từng bước nâng cao
Hạn chế:
Một bộ phận giáo viên còn chưa có ý thức đầy đủ về bồi dưỡng nâng caotrình độ, bảo thủ và ngại khó trong việc tiếp thu cái mới trong hoạt độnggiáo dục, còn tình trạng dạy chay, chưa phát huy được tính chủ động sángtạo của người học
Việc ứng xử sư phạm của một số giáo viên còn hạn chế, việc gặp gỡ traođổi với phụ huynh để phát hiện những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khănchưa thường xuyên nên dẫn đến có lớp học sinh nghỉ học nhiều…
Tỷ lệ phân công giữa các lớp chưa đồng đều, số lượng giáo viên toàntrường là thiếu 3 GV so với số lớp học Tay nghề không đồng đều, không
có giáo viên nòng cốt cho công tác bồi giỏi, chỉ dừng lại ở kiến thức chắcnhưng không sắc Số giáo viên có tuổi đời cũng như tuổi nghề cao thì một
số yếu về năng lực chuyên môn, có sức ì trong việc đổi mới phương phápgiảng dạy, số giáo viên này chưa thực sự là hạt nhân trong chuyên môn.Trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân vẫn còn có một số đồng
Trang 13chí giáo viên thờ ơ, tỏ ra có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu sự họchỏi, thiếu ý thức cầu tiến
Các giải pháp nhà trường đang thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý:
- Lập quy hoạch, tuyển chọn, bổ sung nhân sự đội ngũ
Lập quy hoạch nhân sự là việc xác định nhu cầu về số lượng, chấtlượng, cơ cấu về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm đáp ứng mụctiêu, nhiệm vụ của nhà trường
Các biện pháp cụ thể trong lập quy hoạch nhân sự đối với nhà trường tronggiai đoạn hiện nay là:
Rà soát tình hình nhân sự
Phân loại số lượng, chất lượng đội ngũ
Lập kế hoạch nhân sự trên cơ sở yêu cầu của năm học mới
Chú trọng công tác lựa chọn tổ trưởng chuyên môn, là người có phẩm chất,
có tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao, có năng lực chuyên môn vữngvàng
Xây dựng tổ chuyên môn mang tính lồng ghép: chọn các môn tương đồngvào một tổ, tìm hạt nhân nổi trội làm tổ trưởng và nhóm trưởng Khi nănglực chuyên môn và số lượng giáo viên của một số bộ môn tăng, đủ điềukiện thì tách tổ
Trang 14Tuyển chọn, bổ sung nhân sự nhằm đảm bảo đủ số lượng giáo viên, nhânviên như bản quy hoạch đề ra Biện pháp cụ thể là đề xuất với ngành chủquản phân bổ các giáo viên bộ môn thiếu, giáo viên có kinh nghiệm giảngdạy và năng lực chuyên môn giỏi, giáo viên đạt chuẩn.
- Phân công, bố trí giáo viên
Phân công, bố trí giáo viên, nhân viên là quyền hạn và trách nhiệm củangười hiệu trưởng Đó là việc phân công giáo viên bộ môn, giáo viên chủnhiệm các lớp trong trường Nếu phân công hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềmnăng giáo viên, ngược lại phân công bố trí không hợp lý sẽ làm giảm chấtlượng công việc cá nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhàtrường
Biện pháp thực hiện phân công, bố trí giáo viên hiện tại của trường:
Yêu cầu cá nhân đề đạt nguyện vọng của mình
Tổ chuyên môn trao đổi, bàn bạc trên cơ sở đánh giá năng lực giáo viên ởnăm học trước
Hiệu trưởng dựa trên cơ sở phân công của tổ để ra quyết định
Đối với giáo viên tay nghề vững vàng bố trí vào lớp có nhiều học sinhyếu kém, phân công chuyên môn theo nguyên tắc “người khôn làm việckhó”
Do đội ngũ giáo viên chưa đủ giáo viên chuyên trách câc bộ môn, đốivới những giáo viên dạy không đủ tiết bộ môn của mình, hiệu trưởng dựa