Khái niệm người lao độngNgười lao động là các cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, có thể là làmviệc bằng sức lao động hay là lao động trí óc, thông qua hành vi lao động tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=====000=====
TIỂU LUẬN
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Đề tài: Xuất phát từ vai trò của người lao động, hãy đề xuất phương thức thực hiện lợi ích của mình trong quan hệ lợi ích với người sử dụng sức lao động, với cộng đồng
và xã hội
Sinh viên thực hiện: Lê Mạnh Hùng
Mã SV: 2212150079
SBD: 47
Lớp tín chỉ: TRI115H(HK2.2223).2.K61 Giảng viên giảng dạy: TS Vũ Thị Quế Anh
Hà Nội - 06/2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I Cơ sở lí luận 4
1 Vai trò của người lao động 4
2 Quan hệ lợi ích kinh tế 6
II Một số đề xuất về phương thức thực hiện lợi ích của mình trong quan hệ lợi ích với người sử dụng lao động, với cộng đồng và xã hội 11
1 Quan điểm 11
2 Giải pháp trong thời gian tới 12
LỜI KẾT 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trong triết học cổ đại hay hiện đại, con người luôn là một đối tượng được quan tâm hàng đầu Đặc biệt, trong học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lenin, vai trò của con người trong quá trình sản xuất của cải vật chất là vô cùng to lớn
Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là thực thể cải tạo tự nhiên, xã hội Con người giữ vai trò quyết định, không thể thiếu trong sản xuất phát triển nền kinh tế Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó người lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó Trong một xã hội dù lạc hậu hay hiện đại cũng đều xuất hiện vai trò của người lao động, dùng vai trò của người lao động để vận hành máy móc Người lao động là một nhân tố then chốt của mọi quá trình sản xuất không thể có gì thay thể hoàn toàn được người lao động vì đây là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở tồn tại sự phát triển xã hội
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các chủ đầu tư đã áp dụng những công nghệ cao vào hoạt động lao động sản xuất để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, thu lại lợi nhuận cao Chính điều này dẫn đến sự gia tăng trong chi phí sản xuất dẫn đến giá thành sản phẩm không thể đáp ứng được cao tiêu chí của người tiêu dùng Do đó, để các doanh nghiệp có thể tiếp tục vận hành và phát triển, các chủ đầu tư thường cắt giảm những quyền lợi của người lao động như: giảm tiền lương, tăng giờ làm,… để bù lỗ cho doanh nghiệp Điều này dẫn đến sự bất bình đẳng trong quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, người lao động phải hi sinh lợi ích cá nhân để thu về lợi ích cho người sử dụng lao động Chính vì thế, em đã lựa chọn đề tài tiểu luận: “ Xuất phát
từ vai trò của người lao động, hãy đề xuất phương thức thực hiện lợi ích của mình trong quan hệ lợi ích với người sử dụng sức lao động, với cộng đồng và xã hội”
Trang 4NỘI DUNG
I Cơ sở lí luận
1 Vai trò của người lao động
1.1 Khái niệm người lao động
Người lao động là các cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, có thể là làm việc bằng sức lao động hay là lao động trí óc, thông qua hành vi lao động trên thực tế mà được trả lương, làm việc dưới sự quản lý của người sử dụng lao động
Người lao động mang một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế bởi lao động là yếu tố tiên quyết trong việc hình thành và phát triển của một quốc gia, đặc biệt là trong thời kì kinh tế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay
1.2 Vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất
Lịch sử phát triển xã hội loài người cho đến nay, về cơ bản, là lịch sử vận
động, phát triển của sản xuất và tái sản xuất xã hội Chính trong quá trình lao động con người đã bộc lộ bản chất của mình và thể hiện một vai trò đặc biệt quan trọng -động lực của sự phát triển sản xuất xã hội
Lao động sản xuất là một hình thái hoạt động chỉ có ở con người Con người tiến hành lao động sản xuất nhằm thoả mãn không chỉ nhu cầu mang tính sinh vật mà cả những nhu cầu tinh thần, xã hội; không chỉ để thích nghi mà còn để cải tạo giới tự nhiên, cải tạo xã hội,
và cải tạo ngay cả chính bản thân con người.Trong mọi phương thức sản xuất, con người bao giờ cũng ở vị trí trung tâm và giữ vai trò quyết định so với công cụ lao động và đối tượng lao động Con người không chỉ chế tạo ra công cụ lao động, không chỉ đề ra kế hoạch, lựa chọn phương pháp lao động, mà còn trực tiếp sử dụng công cụ lao động để sản xuất ra của cải vật chất Các-Mác đã khẳng định: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào.”
Chính con người, với trí tuệ và khả năng của mình đã chế tạo ra tư liệu lao động và sử dụng nó để thực hiện sản xuất Tư liệu lao động dù có ý nghĩa lớn lao đến đâu nhưng nếu tách khỏi người lao động thì cũng không thể phát huy được tác dụng, không thể trở thành lực lượng sản xuất của xã hội Như thế có thể nói, nhân tố con người (người lao động) có vai trò hết sức quan trọng và đã trở thành động lực của sự phát triển sản xuất xã hội
Trang 5Như vậy, động lực chủ yếu của sự tiến bộ xã hội là lực lượng sản xuất, mà trong lực lượng sản xuất thì con người là yếu tố quan trọng nhất Cho nên, bất kỳ sự tiến bộ xã hội nào, đều do người lao động trực tiếp thực hiện Cho đến nay tất cả những phương tiện hùng hậu phục vụ cho nền sản xuất có trên trái đất này đều là kết quả của bàn tay và khối óc con người Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất và tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội tạo thành năng lực của con người và của cộng đồng người Năng lực đó khi được sử dụng, phát huy sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Theo đó, con người không chỉ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên
và xã hội mà còn là chủ thể tích cực cải biến tự nhiên và xã hội, con người là điểm khởi đầu và điểm kết thúc của mọi quá trình lịch sử, con người là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, là lực lượng sản xuất quyết định nhất của xã hội và cách mạng xã hội cũng là sự nghiệp của quần chúng lao động
1.3 Vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất qua các giai đoạn phát triển
từ nền kinh tế nông nghiệp đến nền kinh tế tri thức
1.3.1 Trong nền kinh tế nông nghiệp
Trong thời kì phong kiến, tức là chế độ địa chủ bóc lột nông dân: Địa chủ chiếm tư liệu sản xuất, tức là ruộng đất, dụng cụ lao động, nhưng không cày cấy Nông dân phải thuê mướn ruộng đất từ địa chủ, nộp tô thuế đầy đủ để có thể cày cấy, trồng trọt nhưng luôn nghèo khó, quanh năm làm lụng vất cả Trong khi đó, địa chủ chỉ cần ngồi không, ăn chơi hưởng lạc, bóc lột sức lao động của người lao động mà sống trong giàu sang phú quý Đây là một chế độ không cân bằng Nông dân hay người lao động là lực lượng đóng vai trò chính, đóng góp nhiều nhất trong công cuộc sản xuất của cải vật chất nhưng những lợi ích nhận lại được không tương xứng với công sức người lao động bỏ ra Địa chủ chỉ đơn giản cung cấp tư liệu sản xuất mà bóc lột sức lao động của nông dân, thu về lợi ích cho bản thân Hai giai cấp trong giai đoạn này đều không lo nâng cao sản xuất mà chỉ lo thu lợi về bản thân nên hoạt động sản xuất trong thời kì này khá rời rạc
Trong thời kì tư bản, nổi bật là nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trọng nông nghiệp Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp nổi bật lên với chế độ độc quyền ruộng đất Chế độ độc quyền ruộng đất đã ngăn cản tự do cạnh tranh trong nông nghiệp Khi quan hệ
Trang 6sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, nông nghiệp tư bản chủ nghĩa chia làm 3 giai cấp chủ yếu: địa chủ, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp, công nhân công nghiệp làm thuê 1.3.2 Trong nền kinh tế công nghiệp
Về phương thức lao động, là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa càng cao Công nhân là một phát minh của thời đại mới
Những người lao động không có tư liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động của mình cho những nhà tư bản và bị bóc lột để sản xuất ra giá trị thặng dư Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa nên C.Mác và Ph.Ăngghen còn gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản
1.3.3 Trong nền kinh tế tri thức
Trong thời kì này, nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, nhu cầu về sự sáng tạo, đổi mới, học tập được đề cao Hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm không còn là công việc của riêng người lao động mà là của cả một bộ phận lao động bao gồm quản lí sản xuất, kỹ
sư, …
Mặc dù đã có nhiều máy móc, thiết bị hỗ trợ con người trong quá trình lao động sản xuất nhưng xét cho cùng vai trò của người lao động vẫn vô cùng quan trọng Như C.Mác đã nói: “Thiên nhiên không thể tạo ra máy móc, đầu máy xe lửa, đường sắt, điện báo …Tất
cả những cái đó đều là những cơ quan của bộ óc con người, do bàn tay con người tạo nên, đều là sức mạnh đã vật hóa tri thức.”
1.3.4 So sánh tổng quát
Xuyên suốt quá trình phát triển, ta nhận thấy lao động quản lý dần chiếm ưu thế hơn so với lao động sản xuất trực tiếp Trước kia người sản xuất và người quản lý là một, tuy nhiên cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, người sản xuất và người quản lí ngày càng tách rời, riêng biệt, sự khác biệt thành đối lập gay gắt Nhưng cùng với sự phát triển
và quá trình tri thức hóa, mối quan hệ giữa người lao động sản xuất và nhà quản lí đã có chiều hướng tích cực hơn
2 Quan hệ lợi ích kinh tế
2.1 Khái niệm về quan hệ lợi ích kinh tế
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Kinh tế chính trị
Mác - Lênin
Trường Đại học…
64 documents
Go to course
Ktct-Ths - Cô Quế Anh
Kinh tế chính
16
23214i32u34i0345
Kinh tế chính
22
TIEN TE - KINH TE Chinh TRI MAC Lenin
Kinh tế chính
16
HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TR…
Kinh tế chính
21
Tieuluan
Kinh tế chính
13
Trang 8Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định Như vậy quan hệ lợi ích kinh tế có biểu hiện hết sức phong phú, quan hệ đó có thể là các quan hệ theo chiều dọc, giữa một tổ chức kinh tế với một cá nhân trong tổ chức kinh tế
đó Cũng có thể theo chiều ngang giữa các chủ thể, các cộng đồng người, giữa các tổ chức, các bộ phận khác nhau hợp thành nền kinh tế Trong điều kiện hội nhập ngày nay, quan hệ lợi ích kinh tế còn phải xét tới quan hệ giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới
2.2 Các quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường có vô số các quan hệ lợi ích kinh tế gắn với các chủ thể khác nhau, ở đây đề cập một số quan hệ lợi ích cơ bản, cụ thể:
2.2.1 Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
Người lao động là người có đủ thể lực và trí lực để lao động, tức là có khả năng lao động Khi bán sức lao động họ sẽ nhận được tiền lương (hay tiền công) và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động Bản chất của tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao động, chỉ đủ để tái sản xuất sức lao động Người sử dụng lao động là chủ doanh nghiệp (nhà tư bản trong chủ nghĩa tư bản), cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động Là người trả tiền mua hàng hóa sức lao động nên người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý quá trình làm việc của người lao động Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động thể hiện tập trung ở lợi nhuận
mà họ thu được trong quá trình kinh doanh Lợi ích kinh tế của người lao động thể hiện tập trung ở thu nhập (trước hết là tiền lương, tiền thưởng) mà họ nhận được từ việc bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động có quan hệ chặt chẽ, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau
Sự thống nhất về lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động thể hiện: Nếu người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động kinh tế trong điều kiện bình thường
họ sẽ thu được lợi nhuận, thực hiện được lợi ích kinh tế của mình; đồng thời, họ sẽ tiếp
ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ Chính TRỊ - CÔ…
Kinh tế chính
16
Trang 9tục sử dụng lao động nên người lao động cũng thực hiện được lợi ích kinh tế của mình vì
có việc làm, nhận được tiền lương Ngược lại, nếu người lao động tích cực làm việc, lợi ích kinh tế của họ được thực hiện thông qua tiền lương được nhận, đồng thời, góp phần vào sự gia tăng lợi nhuận của người sử dụng lao động Vì vậy, tạo lập sự thống nhất trong quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động là điều kiện quan trọng để thực hiện lợi ích kinh tế của cả hai bên
Tuy nhiên, quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động còn có mâu thuẫn Tại một thời điểm nhất định, thu nhập từ các hoạt động kinh tế là xác định, cho nên lợi nhuận của người sử dụng lao động tăng lên thì tiền lương của người lao động giảm xuống và ngược lại Vì lợi ích của mình, người sử dụng lao
động luôn tìm cách cắt giảm tới mức thấp nhất các khoản chi phí, trong đó có tiền lương của người lao động để tăng lợi nhuận Tuy nhiên, tiền lương là điều kiện để tái sản xuất sức lao động nên mức tiền lương thấp nhất người sử dụng lao động phải trả cho người lao động là mức tiền lương tối thiểu Vì lợi ích của mình, người lao động sẽ đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, bãi công Nếu mâu thuẫn không được giải quyết hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu tới các hoạt động kinh tế
Để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, người lao động và người sử dụng lao động đã thành lập các tổ chức riêng Công đoàn là tổ chức quan trọng nhất bảo vệ quyền lợi của người lao động Người sử dụng lao động có các nghiệp đoàn, hội nghề nghiệp Trong xã hội hiện đại, đấu tranh giữa các bên cần phải tuân thủ quy định của pháp luật
2.2.2 Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
Những người sử dụng lao động có quan hệ lợi ích kinh tế chặt chẽ với nhau Trong cơ chế thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ của nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ Những người sử dụng lao động liên kết và cạnh tranh với nhau trong ứng xử với người lao động, với những người cho vay vốn, cho thuê đất, với nhà nước, trong chiếm lĩnh thị trường Trong cơ chế thị trường, mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động làm cho họ cạnh tranh với nhau quyết liệt Hệ quả tất yếu là các nhà doanh nghiệp có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội và các rủi ro khác sẽ bị thua lỗ,
Trang 10phá sản , bị loại bỏ khỏi thương trường Đồng thời, những người thu được nhiều lợi nhuận sẽ phát triển nhanh chóng
Những người sử dụng lao động không chỉ cạnh tranh trong cùng ngành, mà còn cạnh tranh giữa các ngành, bằng việc di chuyển vốn (tư bản) từ ngành này sang ngành khác Từ
đó hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, tức là những người sử dụng lao động đã chia nhau lợi nhuận theo vốn đóng góp Sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động biểu hiện tập trung ở lợi nhuận bình quân mà họ nhận được
Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau Người sử dụng lao động có các nghiệp đoàn, tổ chức của mình như: Hội doanh nhân tư nhân Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hiệp hội giày da Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam Quan hệ chặt chẽ về lợi ích kinh
tế giữa những người sử dụng lao động làm cho họ trở thành đội ngũ doanh nhân Trong cơ chế thị trường, đội ngũ doanh nhân đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Vì vậy cần tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ doanh nhân phát triển 2.2.3 Quan hệ lợi ích giữa những người lao động
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao động Để thực hiện lợi ích kinh tế của mình, người lao động không chỉ phải quan hệ với người sử dụng lao động, mà còn phải quan hệ với nhau Nếu có nhiều người bán sức lao động, người lao động phải cạnh tranh với nhau Hậu quả là tiền lương của người lao động bị giảm xuống, một bộ phận người lao động bị sa thải Nếu những người lao động thống nhất được với nhau,
họ có thể thực hiện được các yêu sách của mình (ở một chừng mực nhất định) đối với giới chủ (những người sử dụng lao động)
Để hạn chế mâu thuẫn lợi ích kinh tế, trong nội bộ, đặc trưng với những người sử dụng lao động, những người lao động có thể thành lập các tổ chức của mình Sự đoàn kết, giúp
đỡ lẫn nhau giữa những người lao động trong giải quyết các mối quan hệ là rất cần thiết nhưng phải dựa trên các quy định của pháp luật
Ở Việt Nam hiện nay, những người lao động thường xuất thân từ những vùng quê, nông thôn nên mối liên kết giữa họ có ý nghĩa nhất định với nhau trong quá trình giải quyết