1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) xuất phát từ vai trò của người lao động, hãy đề xuất phươngthức thực hiện lợi ích của mình trong quan hệ lợi ích vớingười sử dụng sức lao động

16 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xuất Phát Từ Vai Trò Của Người Lao Động, Hãy Đề Xuất Phương Thức Thực Hiện Lợi Ích Của Mình Trong Quan Hệ Lợi Ích Với Người Sử Dụng Sức Lao Động, Với Cộng Đồng Và Xã Hội
Tác giả Vũ Thị Cẩm Ly
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Quế Anh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác – Lê Nin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Để phát triển kinh tế- xã hội cần có nhiều động lực, trong đó giải quyết tốt các lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích kinh tế của người lao động là một động lực quan trọng .Thực tiễn ở V

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

……….o0o……….

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN

ĐỀ TÀI

“ XUẤT PHÁT TỪ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG, HÃY ĐỀ XUẤT PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN LỢI ÍCH CỦA MÌNH TRONG QUAN HỆ LỢI ÍCH VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG SỨC LAO ĐỘNG , VỚI CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI ”

Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Cẩm Ly

Giảng viên giảng dạy : TS Vũ Thị Quế Anh

Hà Nội, 2022

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU ……….3

B NỘI DUNG ……….5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ……… 5

1.1 Lợi ích kinh tế……… 5

1.1.1 Bản chất đặc trưng cơ bản của lợi ích kinh tế……… 6

1.1.2 Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế-xã hội……… 7

1.2 Quan hệ lợi ích kinh tế……….7

1.2.1 Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế……….7

1.2.2 Sụ thống nhất và mâu thuẫn của lợi ích kinh tế………8

1.2.3 Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường……… 9

CHƯƠNG 2: Quan điểm và phương thức nhắm đảm bảo lợi ích của người lao động khi tham gia hoạt động kinh tế-xã hội……… 12

2.1 Thực hiện lơi ích kinh tế theo nguyên tắc thị trường………12

2.2 Thực hiện lơi ích kinh tế theo chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội……… 12

C KẾT LUẬN………13

D TÀI LIỆU THAM KHẢO………13

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lợi ích vật chất và tinh thần là một trong những động cơ hoạt động của con người, với ý nghĩa đó, lợi ích cũng chính là động lực cho sự phát triển xã hội C.Mác, Ph.Ăngghen đã từng nói: lợi ích lay chuyển đời sống của con người Để phát triển kinh tế- xã hội cần có nhiều động lực, trong đó giải quyết tốt các lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích kinh tế của người lao động là một động lực quan trọng Thực tiễn ở Việt Nam, trước đổi mới ,Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, với những tìm tòi thử nghiệm “giải phóng lực lượng sản xuất” với tư tưởng “làm cho sản xuất bung ra” tạo động lực cho sản xuất, chú ý kết hợp 3 lợi ích quan tâm đến lợi ích thiết thân của người lao động đã tạo ra động lực mạnh mẽ và quan trọng cho sự vận động và phát triển toàn diện của đất nước trong hơn 30 năm qua

Khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ,trong quá trình xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không chỉ nước ta mà các nước đang phát triển cũng dễ gặp phải các vấn đề như: cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu kinh nghiệm, chất lượng nhân sự thấp.Vì vậy đồng thời chúng ta phải giải quyết nhiều vấn đề bức xúc để đáp ứng kịp thời các yêu cầu đặt ra Trong những năm gần đây, với sự phát triển ngày càng sâu rộng của nền kinh tế thị trường, vấn đề lợi ích chung, lợi ích kinh tế cá nhân, lợi ích kinh tế tập thể, lợi ích kinh tế xã hội hay mối quan hệ giữa các lợi ích ngày càng trở nên phức tạp và trở thành vấn đề nóng cần được giải quyết, xuất hiện những biểu hiện của sự mất cân bằng, thiên lệch trong giải quyết quan hệ giữa lợi ích của các chủ thể kinh tế Thực chất đó là việc đề cao quá mức lợi ích cá nhân tập thể bất chấp luật pháp, đạo đức để đạt được lợi ích Song ở thái cực ngược lại, lại có những lợi ích cá nhân và tập thể chính đáng chưa được coi trọng để tạo điều kiện phát triển, thành phần kinh tế tư nhân chưa được thực sự phát huy một cách hiệu quả tối đa Tiếp sau đó là càng hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường càng phát triển và lớn mạnh, các cá nhân không những phải thỏa mãn lợi ích chính đáng của mình mà còn phải thúc đẩy việc thực hiện các lợi ích xã hội, vừa bảo đảm phát triển ,vừa giữ vững chủ nghĩa xã hội

Trang 5

Đứng trước thực tế đó, nghiên cứu lợi ích kinh tế của chủ thể kinh tế và đề ra phương thức đảm bảo lợi ích của người lao động trong các quan hệ lợi ích cụ thể trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là công việc hết sức cấp thiết Với ý nghĩa đó, em lựa chọn chủ đề “

” làm đề tài tiểu luận của mình

2 Đối tượng nghiên cứu

Người lao động với các mối quan hệ lợi ích khi tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề ra những phương thức thực hiện lợi ích của người lao động trong các mối quan hệ lợi ích kinh tế

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tức là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Tiểu luận bám sát những quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, các chính sách của nhà nước ,các lý thuyết kinh

tế khác liên quan đến đề tài tiểu luận

Để phân tích, nghiên cứu vấn đề, tiểu luận sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, với các phương pháp cụ thể: phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp phân tích và tổng hợp,…

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ

1.1 Lợi ích kinh tế

Trang 6

a) Khái niệm lợi ích kinh tế

Ngay từ khi mới xuất hiện, con người đã tiến hành các hoạt động kinh tế Hoạt động kinh

tế luôn giữ vị trí trung tâm trong mọi hoạt động chính trị, xã hội, luật pháp, tư tưởng… và

là cơ sở cho các hoạt động khác Trong hoạt động kinh tế, con người luôn có những động

cơ nhất định Động cơ thúc đẩy con người hành động Mức độ hành động mạnh hay yếu tùy thuộc vào mức độ chín muồi của động cơ, tùy thuộc vào sự nhận thức và thực hiện lợi ích của họ

Để tồn tại và phát triển, con người phải thỏa mãn cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần Lợi ích đạt được khi mọi người đáp ứng nhu cầu của họ Lợi ích có thể là lợi ích vật chất, có thể là lợi ích tinh thần

b) Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế

Về bản chất, lợi ích kinh tế phản ánh mục đích, động cơ của các quan hệ giữa các chủ thể sản xuất xã hội Các mối quan hệ kinh tế được thiết lập giữa các thành viên trong xã hội

vì trong mối quan hệ này họ có lợi ích kinh tế, về vấn đề này Ph.D Ăng-ghen viết: "Các quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định trước hết được biểu hiện dưới hình thái lợi ích Các quan hệ xã hội luôn mang tính lịch sử, do vậy, lợi ích kinh tế trong mỗi giai đoạn cũng phản ánh bản chất xã hội của giai đoạn lịch sử đó

Xét từ góc độ biểu hiện, các chủ thể kinh tế khác nhau đều có quan hệ với các lợi ích tương ứng: lợi ích của chủ doanh nghiệp trước hết là lợi nhuận, lợi ích của người lao động là thu nhập Tất nhiên, đối với mỗi cá nhân, trong các mối quan hệ xã hội nói chung liên quan đến người đó, mặc dù có khi thực hiện hoạt dộng kinh tế, nhưng không phải lúc nào lợi ích vật chất cũng được ưu tiên Tuy nhiên, xét về lâu dài khi tham gia hoạt động kinh tế thì lợi ích kinh tế mới là lợi ích quyết định

Trang 7

Discover more

from:

Document continues below

Kinh tế chính trị

Trường Đại học…

999+ documents

Go to course

Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin

Kinh tế

chính trị 99% (272)

226

Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…

Kinh tế

chính trị 99% (89)

17

Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…

Kinh tế

chính trị 98% (66)

32

Tiểu luận Kinh tế chính trị

Kinh tế

chính trị 100% (33)

23

Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…

Kinh tế

chính trị 98% (165)

14

Trang 8

Lợi ích kinh tế là một trong những vấn đề sống còn của sản xuất và đời sống Chính những lợi ích kinh tế đã gắn bó con người với cộng đồng của mình và tạo ra những kích thích, thôi thúc, khát vọng và sự say mê trong hoạt động sản xuất kinh tế của người lao động Lợi ích kinh tế được thừa nhận và thực hiện đúng sẽ là động lực kinh tế mạnh mẽ thúc đẩy con người hành động, sau đó lợi ích kinh tế thể hiện như là một trong những động lực cơ bản của tiến bộ xã hội nói chung, phát triển sản xuất-kinh doanh nói riêng Lợi ích có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội Với tính cách là lợi ích cụ thể của một con người, lợi ích là động cơ thúc đẩy hay “động cơ tư tưởng”, là nguyên nhân của những trạng thái căng thẳng thôi thúc chủ thế hoạt động thực hiện lợi ích đó để thỏa mãn nhu cầu Lợi ích chính là nhân tố quan trọng nhất trong chuỗi quy định nhân quả dẫn dắt sự hoạt động của con người: nhu cầu-lợi ích-mục đích-hoạt động Với tính cách là mâu thuẫn và quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa các loại lợi ích của chủ thể và giữa lợi ích của các chủ thể khác nhau, lợi ích là động lực của sự phát triển

1.2 Quan hệ lợi ích kinh tế

Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh

tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thể giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định

Những tương tác đó biểu hiện hết sức phong phú:

- Theo chiều dọc: giữa tổ chức kinh tế với cá nhân trong tổ chức kinh tế đó

- Theo chiều ngang: giữa con người với con người, giữa các chủ thể kinh tế, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế

Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri

Kinh tế chính trị 98% (60)

11

Trang 9

Ngày nay quan hệ lợi ích kinh tế còn xét tới quan hệ giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới.Thiết lập những tương tác trên nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ vời trình độ phát triển lực lược sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng

- Sự thống nhất: Chúng thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác Vì vậy, khi lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng sẽ được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Khi các chủ thể kinh tế cùng liên kết hướng tới một hoặc nhiều mục tiêu chung thì lợi ích kinh tế của các chủ thể đó thống nhất với nhau

Ví dụ:

+ Quan hệ lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp và người lao động : công nhân sẽ có những lợi ích riêng của mình được quy định trong hợp đồng, nhiều công nhân tạo nên cấu thành tập thể và tham gia vào lợi ích của doanh nghiệp Công nhân lao động tốt đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì nâng cao lợi ích cho công nhân => lợi ích của công nhân và doanh nghiệp thống nhất với nhau + Quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế, lợi ích doanh nghiệp, lợi ích xã hội

- Sự mâu thuẫn: Lợi ích kinh tế xung đột vì các chủ thể kinh tế có thể theo đuổi lợi ích của họ theo những cách khác nhau Sự khác biệt của các điểm đối lập trở thành mâu thuẫn Khi nảy sinh mâu thuẫn, việc thực hiện lợi ích này có thể cản trở, thậm chí gây tổn hại đến lợi ích khác Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là gốc rễ của mâu thuẫn xã hội

Ví dụ:

+ Việc làm hàng gian, hàng giả…

+ Trốn thuế: để tăng lợi ích mà doanh nghiệp trốn thuế, việc này làm ảnh hưởng, cụ thể là làm suy giảm lợi ích xã hội => lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội mâu thuẫn nhau

Trang 10

a) Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động

Người lao động : là người có đủ thể lực , có khả năng lao động ,khi họ bán sức lao động sẽ nhận được tiền lương tiền công và chịu sử quản lý , điều hành của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động : là chủ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình,

cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, là những người trả tiền cho những người lao động

- Sự thống nhất: Nếu người sử dụng lao động tổ chức sản xuấtkinh doanh hiệu quả,

sẽ tiếp tục phát triển sản xuất nên người lao động có việc làm và thu được lợi ích Ngược lại, nếu người lao động tích cực làm việc, lợi ích kinh tế của họ được gia tăng đồng thời, góp phần vào sự gia tăng lợi ích của người sử dụng lao động

- Sự mâu thuẫn: Vì lợi ích của mình, người sử dụng lao động luôn tìm cách cắt giảm tới mức thấp nhất các khoản chỉ phí trong đócó tiền lương của người lao động để tăng lợi nhuận Vì lợi ích của mình, người lao động sẽ đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm,bãi công Nếu mâu thuẫn không được giải quyết hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu tới các hoạt động kinh tế

b) Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động

Những người sử dụng lao động có quan hệ lợi ích kinh tế chặt chẽ với nhau.Trong cơ ché thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ của nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh

tế giữa họ

Trang 11

- Sự thống nhất: Những người sử dụng lao động có quan hệ lợi ích kinh tế chặt chẽ với nhau họ liên kết với nhau trong ứng xử với người lao động, với những người cho vay vốn, cho thuê đất, với nhà nước, trong chiếm lĩnh thị trường

- Sự mâu thuẫn: Trong cơ chế thị trường, mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động làm cho họ cạnh tranh với nhau quyết liệt Hệ quả là doanh nghiệp yếu hơn bị thua lỗ, phásản doanh nghiệp mạnh hơn sẽ phát triển nhanh chóng

c) Quan hệ lợi ích giữa những người lao động

Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao dộng Để thực hiện lợi ích kinh tế của mình, người lao động không chỉ phải quan hệ với người

sử dụng lao động, mà còn phải quan hệ với nhau Nếu có nhiều người bán sức lao động, người lao động phải cạnh tranh với nhau Hậu quả là tiền lương của người lao động bị giảm xuồng, một bộ phận người lao động bị sa thải

- Sự mâu thuẫn: Nếu có nhiều người bán sức lao động, người lao động phải cạnh tranh với nhau Hậu quả là tiền lương của người lao động bị giảm xuống, một bộ phận người lao động bị sa thải

- Sự thống nhất: Nếu những người lao động thống nhất được với nhau, họ có thể thực hiện được các yêu sách của mình (ở một chừng mực nhất định) đối với những người sử dụng lao động

d) Quan hệ giữa lợi ích các nhân, lợi ích nhóm, lợi ích xã hội

Trong cơ chế thị trường, cá nhân tồn tại dưới nhiều hình thức Người lao động, người sử dụng lao động là thành viên của xã hội nên mỗi người đều có lợi ích

cá nhân và có quan hệ chặt chẽ với lợi ích xã hội Nếu người lao động và người

sử dụng lao động làm việc theo đúng các quy định của pháp luật và thực hiện được các lợi ích kinh tế của mình , họ đã góp phàn phát triển nền kinh tế, thực hiện lợi ích kinh tế của xã hội.Khi lợi ích kinh tế của xã hội được thực hiện, xã hội phát triển sẽ tạo lập môi trường thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế của mình

Trang 12

+ Lợi ích cá nhân: là lợi ích của 1 thành viên trong xã hội khi tham gia vào hoạt động kinh tế

+ Lợi ích nhóm: là lợi ích của các cá nhân của tổ chức hoạt động trong cùng ngành cùng lĩnh vực có sự liên kết với nhau để thể hiện tốt lợi ích riêng

+ Lợi ích xã hội: là tổng các lợi ích cá nhân Lợi ích cá nhân được thực hiện sẽ làm phát triển nền kinh tế thực hiện được lợi ích kinh tế của xã hội

- Giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội

Người lao động, người sử dụng lao động, mỗi người đều có lợi ích cá nhân và có quan hệ chặt chẽ với lợi ích xã hội Giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội có sự thống nhất và mâu thuẫn với nhau

Sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, xã hội quyết định sự tồn tại và phát triển của cá nhân Lợi ích xã hội đóng vai trò định hướng cho lợi ích cá nhân và các hoạt động thực hiện lợi ích cá nhân Lợi ích xã hội là cơ sở của sự thống nhất giữa các lợi ích cá nhân, tạo sự thống nhất trong các hoạt động của các chủ thể khác nhau

- Giữa lợi ích nhóm và lợi ích quốc gia

+ Lợi ích nhóm: Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực, liên kết với nhau trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng (lợi ích cá nhân, tổ chức) của họ hình thành nên “lợi ích nhóm”

Ví dụ: Các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức chính trị, xã hội, các nhóm dân cư chung một số lợi ích theo vùng, theo sở thích…

+ Nhóm lợi ích: Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong những ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau, liên kết với nhau trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng của mình hình thành nên “nhóm lợi ích”

Ví dụ: Mô hình liên kết 4 nhà: nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học– nhà nước Mô hình liên kết trên thị trường nhà ở: doanh nghiệp kinh doanh bất động sản – ngân hàng thương mại – người mua nhà

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w