LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp với đề tài : “ Hoàn thiện công tác tổchức mua nguyên vật liệu tại công ty TNHH Compal Việt Nam”, bên cạnh sự nỗ lựckhông ngừng của bả
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BẢN THẢO LẦN 2
ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC MUA NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH COMPAL ( VIỆT NAM )
Giáo viên hướng dẫn : TS Đinh Thị Thu Hương
TS Vũ Thị Như Quỳnh
Sinh viên thực hiện : Kim Thị Ngọc
Mã sinh viên : 19D107175Lớp học phần : K55QT3
Hà Nội, Năm 2022
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em là Kim Thị Ngọc - mã sinh viên 19D107175 khoa Quản trị kinh doanh(Tiếng Trung thương mại) xin cam đoan rằng đề tài khóa luận tốt nghiệp “Hoàn thiệncông tác tổ chức mua nguyên vật liệu tại công ty TNHH Compal (Việt Nam)” là sảnphẩm em đã nỗ lực nghiên cứu và xây dựng trong suốt quá trình thực tập tại doanhnghiệp
Trong quá trình triển khai và hoàn thiện đề tài khóa luận tốt nghiệp em có thamkhảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng dưới sự hướng dẫn và gợi ý của giảng viênhướng dẫn TS Vũ Thị Như Quỳnh và TS Đinh Thị Thu Hương Tất cả số liệu, kếtquả trong bài đều là do em tự thu thập và thống kê trong quá trình thực tập tại công tyTNHH Compal (Việt Nam), tuyệt đối không có sự sao chép từ bất cứ tài liệu thamkhảo nào Một lần nữa, em xin cam đoan về tính chính xác và duy nhất của các số liệu,nội dung được đề cập trong đề tài tài nghiên cứu do em thực hiện
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Kim Thị Ngọc
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp với đề tài : “ Hoàn thiện công tác tổchức mua nguyên vật liệu tại công ty TNHH Compal (Việt Nam)”, bên cạnh sự nỗ lựckhông ngừng của bản thân, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà trường cùngtoàn thể các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh (Tiếng Trung thương mại), trường Đạihọc Thương Mại đã truyền dạy cho em rất nhiều kiến thức bổ ích, đồng thời tạo điềukiện giúp đỡ em có thể hoàn thành chương trình Đại học cũng như xây dựng một nềntảng vững chắc để bước vào môi trường học tập và làm việc mới
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn
TS Vũ Thị Như Quỳnh và TS Đinh Thị Thu Hương đã trực tiếp hướng dẫn, tận tìnhchỉ bảo em trong quá trình thực hiện bản báo cáo khóa luận tốt nghiệp này Đồng thời,
em cũng xin được cảm ơn các anh chị nhân viên Công ty TNHH Compal đã tạo điềukiện để em được học hỏi hoàn thành bản báo cáo
Do kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian khảo sát thực tế chưađược nhiều nên trong bài khóa luận này vẫn còn nhiều điều thiếu sót Em rất mongnhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn có quan tâm đến đề tài này đểbài báo cáo của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Kim Thị Ngọc
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Kết cấu khóa luận
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MUA NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản có liên quan 1.1.1 Khái niệm về nguyên vật liệu
1.1.2 Khái niệm về mua nguyên vật liệu
1.1.3 Khái niệm về quản trị mua nguyên vật liệu
1.1.4 Khái niệm nhà cung cấp
1.1.5 Khái niệm thương lượng
1.1.6 Khái niệm về đặt hàng
1.1.7 Khái niệm về thanh toán
1.2 Một số nội dung của hoạt động tổ chức mua nguyên vật liệu 1.2.1 Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp
1.2.1.1 Tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu
1.2.1.2 Lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu
1.2.2 Thương lượng và đặt hàng với nhà cung cấp
1.2.3 Giao nhận và thanh toán tiền mua nguyên vật liệu
1.2.3.1 Giao nhận hàng
Trang 51.2.3.2 Thanh toán tiền mua nguyên vật liệu
1.3 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động mua nguyên vật liệu 1.3.1 Yếu tố vĩ mô
1.3.1.1 Yếu tố kinh .
1.3.1.2 Yếu tố văn hóa –xã hội
1.3.1.3 Yếu tố chính trị - phát luật
1.3.1.4 Hệ thống giao thông vận tải .
1.3.2 Yếu tố vi mô
1.3.2.1 Nhà cung cấp
1.3.2.2 Chính sách của doanh nghiệp
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MUA NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG TY TNHH COMPAL VIỆT 2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Compal Việt Nam 2.1 1 Quá trình phát triển và hình thành của công ty TNHH Compal Việt Nam
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh , ngành nghề kinh doanh
2 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của của công ty TNHH Compal Việt Nam ( 2019 ,2020 và 2021)
2.2 Thực trạng công tác tổ chức mua nguyên vật liệu của công ty TNHH Compal Việt Nam 2.2.1 Khái quát về nguyên vật liệu của công ty TNHH Compal Việt Nam
2.2.2 Thực trạng lựa chọn và tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu
2.2.3 Thực trạng đàm phán và đặt hàng với nhà cung cấp
2.2.4 Thực trạng mua hàng và thanh toán
2.3 Đánh giá chung về thực trạng công tác tổ chức mua nguyên vật liệu công ty TNHH Compal Việt Nam 2.3.1 Ưu điểm trong công tác tổ chức mua nguyên vật liệu
2.3.1.1 Ưu điểm
2.3.1.2 Nguyên nhân
2.3.2 Nhược điểm trong công tác tổ chức mua nguyên vật liệu 2.3.2.1 Nhược điểm
Trang 62.3.2.2 Nguyên nhân
CHƯƠNG III : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC MUA NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY TNHH COMPAL VIỆT NAM
3.1 Mục tiêu và phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (năm
2023-2025 )
3.2 Quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả công tác mua nguyên vật liệu của công ty
TNHH Compal Việt Nam trong thời gian tới
3.3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức mua nguyên vật liệu công ty TNHH Compal Việt Nam
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
Hình 2.1 : Khách hàng của tập đoàn Compal
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty TNHH Compal Việt Nam
Bảng 2.1 : Danh mục ngành nghề kinh doanh công ty TNHH Compal
Bảng 2.2 : Quy mô và cơ cấu lao động của công ty theo chức năng từ 2019 - 2021
Bảng 2.3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2019 - 2021
Bảng 2.4 : Bảng nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu công ty theo tháng
Bảng 2.5 : Danh sách nhà cung cấp chính của công ty
Bảng 2.6 : Bảng tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp
Bảng 2.7 : Các hình thức thương lượng của công ty
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá,hiện đại hoá thì việc xây dựng và phát triển các ngành sản xuất công nghiệp đóng vaitrò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà Công nghiệp điện tử hiện đang làmột trong những ngành phát triển mũi nhọn ở nước ta Với tốc độ phát triển nhanhchóng của khoa học, kỹ thuật công nghệ, cũng như sự cạnh tranh khốc liệt trongngành, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì cần phải có những chínhsách, phương hướng hoạt động hiệu quả
Việc tổ chức hoạt động mua nguyên vật liệu có ý nghĩa to lớn nhằm đảm bảo chotiến độ sản xuất được liên tục, thông suốt và nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và đặc biệt các doanh nghiệp sản xuấtnói riêng Trong những năm gần đây, trước sự ảnh hưởng của dich bệnh, các doanhnghiệp điện tử cũng đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguyên vật liệu khi nguồnchuỗi cung ứng đa quốc gia bị đứt đoạn Chính vì vậy công tác tổ chức mua nguyênvật liệu càng cần phải được đầu tư và chú trọng hơn nữa
Sau một thời gian được học tập và làm việc tại công ty TNHH Compal (ViệtNam), em nhận thấy rằng công tác tổ chức mua nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớnđến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, công ty đã chú trọng đến hoạtđộng mua cũng như công tác tổ chức mua nguyên vật liệu đã đạt được nhữg thành tựunhất định Tuy nghiên, doanh nghiệp cũng gặp không ít những khó khăn trong cáckhâu tổ chức mua hàng như xác đinh nhu cầu nguyên vật liệu, số lượng tồn kho, tìmkiếm lựa chọn nhà cung cấp cũng như giao hàng, Nhận thấy được tầm quan trọngcủa vấn đề nêu trên, em đã lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác tổ chức mua nguyênvật liệu tại công ty TNHH Compal (Việt Nam)” làm đề tài khóa luận của mình nhằmđánh giá những thành công và hạn chế trong công tác mua nguyên vật liệu cũng như
đề ra các giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Các nghiên cứu về công tác tổ chức mua nguyên vật liệu của doanh nghiệp đãđược nhiều tác giả thực hiện nghiên cứu, tiếp cận theo phạm vi và góc độ khác nhau.Dưới đây là một số tài liệu nghiên cứu em tìm hiểu được :
Trang 10- Giáo trình “ Quản trị sản xuất ” (2018) chủ biên Trần Văn Trang cùng vớigiảng viên thuộc bộ môn Quản trị tác nghiệp kinh doanh, khoa Quản trị kinh doanh,trường Đại học Thương Mại Giáo trình gồm 9 chương, trình bày các vấn đề tácnghiệp chính của quản trị sản xuất: Dự báo nhu cầu sản phẩm, các phương pháp dựbáo; Thiết kế sản phẩm, lựa chọn quá trình sản xuất và hoạch định công suất; Xác địnhđịa điểm sản xuất của doanh nghiệp; Bố trí mặt bằng sản xuất; Hoạch định nhu cầu và
tổ chức mua nguyên vật liệu; Lập lịch trình sản xuất; Quản trị dự trữ; Quản lý chấtlượng trong sản xuất Chương 6 phân tích chi tiết hoạch đinh nhu cầu và tổ chức muanguyên vật liệu, đây chính là tài liệu tham khảo chính cho khóa luận tốt nghiệp
- Ngô Trung Hiếu ( 2016) đề tài khóa luận : “Hoàn thiện công tác tổ chức muahàng hóa nguyên vật liệu của công ty cổ phần tập đoàn Austdoor ” Đề tài đã phântích, đánh giá thực trạng công tác mua nguyên vật liệu của doanh nghiệp trên địa bàn
Hà Nội Trên cơ sở đó đưa ra quan điểm, định hướng, đề xuất giải pháp cho doanhnghiệp nhằm hoàn thiện công tác mua nguyên vật liệu
- Quách Thị Hồng Nhung (2018) đề tài khóa luận : “ Hoàn thiện công tác muasắm nguyên vật liệu ở công ty cổ phần xây dựng số 1 - Vinaconex 1 ” Đề tài chỉ ranhững mặt tích cực, hợp lý, cũng như khó khăn trong công tác mua sắm nguyên vậtliệu của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất giải quyết khó khăntrong hoạt động mua sắm nguyên vật liệu
- D Perkins & A Gunasekaran với đề tài : “Improving the effectiveness ofpurchasing in a small company ” tạm dịch là “Nâng cao hiệu quả mua hàng tại mộtcông ty nhỏ” trong tạp chí Lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất (1998).Bài báo này đềcập đến việc cải thiện hiệu quả của việc mua hàng trong một công ty nhỏ Việc thumua có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động sản xuất, vì hầu hết các công ty mua khoảng60% các thành phần và nguyên liệu thô từ các nhà cung cấp Nhận thấy vai trò củahoạt động mua hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một nỗ lực đã được thực hiện
để trình bày kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động mua hàng tại một công ty nhỏ ởĐức Hệ thống mua hàng được đề xuất trong công ty đã được nhúng phù hợp với hệthống MRP hiện tại
Trang 11Như đã thấy ở các đề tài nghiên cứu trên có đối tượng nghiên cứu khác nhau, thờigian, không gian, quy mô nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu khác nhau và không có
đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu về hoàn thiện công tác tổ chức mua nguyên vật liệucủa công ty TNHH Compal Việt Nam Hiện nay, cũng có một số công trình nghiêncứu đến các hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Compal nhưng chưa có đề tàinào trùng lặp với đề tài : “Hoàn thiện công tác tổ chức mua nguyên vật liệu của công
ty TNHH Compal Việt Nam” Bằng những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm khiđược thực tập tại vị trí mua hàng của công ty, cũng như mong muốn được tìm hiểu kỹhơn về thực trạng công tác tổ chức mua nguyên vật liệu, đề ra các giải pháp nhằmhoàn thiện công tác tổ chức mua nguyên vật liệu tại công ty TNHH Compal, em đãchọn đề tài nghiên cứu : “Hoàn thiện công tác tổ chức mua nguyên vật liệu tại công tyTNHH Compal Việt Nam” làm đề tài khóa luận của mình
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức mua nguyên vật liệu tại công tyTNHH Compal Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về những vấn đề lý luận tổ chức mua nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
- Thực trạng công tác tổ chức mua nguyên vật liệu tại công ty TNHH Compal (Việt
Nam)
- Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức mua nguyên vật liệu tại công ty TNHH
Compal (Việt Nam)
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận và thực trạng côngtác tổ chức mua nguyên vật liệu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian : Nghiên cứu hoạt động tổ chức mua nguyên vật liệu tại công
ty TNHH Compal Việt Nam trong phạm vi trong nước
- Phạm vi thời gian : Số liệu và thực trạng nghiên cứu về công tác tổ chức muanguyên vật liêu tại công ty TNHH Compal Việt Nam trong giai đoạn ( 2019-
Trang 122022) Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức mua nguyên vật liệu ápdụng cho giai đoạn 2025 và các năm tiếp theo.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu : Nghiên cứu về công tác tổ chức mua nguyên vậtliệu tại công ty TNHH Compal Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
+ Đối tượng phỏng vấn : Các anh chị nhân viên phòng mua công ty TNHH Compal + Quy mô phỏng vấn : Phỏng vấn 11 cán bộ nhân viên phong mua bao gồm 1 chủquản , 10 nhân viên mua hàng
+ Các bước tiến hành :
Bước 1 : Xây dựng mẫu câu hỏi phỏng vấn
Bước 2 : Thực hiện phỏng vấn đối với các đối tượng cần được khảo sát đã xác địnhBước 3: Tổng hợp kết quả và xử lý dữ liệu
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn thông tin : Các phòng ban nội bộ công ty như phòng kế toán, phòng mua,phòng sản xuất Ngoài ra còn có dữ liệu trên các trang mạng, báo, tạp chí
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu thu thập , báo cáo kinh doanh , quacông tác thu thập số liệu thành dạng bảng , sơ đồ Ngoài ra, những tài liệu thu thậpđược đã được xử lý dưới dạng đồ thị, biểu đồ Từ các bảng số liệu, sơ đồ đó quan sát
và rút ra những đánh giá tổng quát về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp , cáccông tác tổ chức mua nguyên vật liệu doanh nghiệp
Trang 13- Phương pháp so sánh đối chiếu: Sau khi đã thống kê số liệu dưới dạng bảng và sắpxếp phù hợp, tiến hành so sánh đối chiếu số liệu qua các năm vào các thời điểm cụ thể
để làm nổi bật nên tiềm lực bên trong doanh nghiệp
- Phương pháp tư duy logic : Bằng các khái niệm , phạm trù, quy luật kinh tế đượcđưa ra ở chương 1 , căn cứ vào các lý thuyết đó , sử dụng phương pháp tư duy logic đểtiến hành phân tích thực trạng và các yếu tố tác động đến quản trị mua nguyên vậtliệu , từ đó đánh giá những thành công, những hạn chế trong công tác quản trị muanguyên vật liệu và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua nguyênvật liệu trong chương 3
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phântích tổng hợp, ngoài ra còn sử dụng phương pháp logic và phương pháp triển khai, quynạp trong quá trình phân tích lý luận và thực tiễn về công tác tổ chức mua nguyên vậtliệu của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định gần nhất với hiện tại
6 Kết cấu khóa luận
Ngoài chương mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lí luận về tổ chức mua nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
Chương 2 : Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tổ chức mua nguyên vật liệu tạicông ty TNHH Compal (Việt Nam)
Chương 3 : Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức mua nguyên vậtliệu tại công ty TNHH Compal (Việt Nam)
Trang 14CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC MUA NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm cơ bản có liên quan
1.1.1 Khái niệm về nguyên vật liệu
Theo Bách khoa toàn thư : “ Nguyên vật liệu là đối tượng lao động do doanhnghiệp mua, dự trữ để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm.”
Còn theo Vũ Thị Như Quỳnh (2020), thì nguyên vật liệu là các yếu tố đầu vào, cơ bảnphục vụ cho hoạt động sản xuất Nguyên vật liệu được coi là nguồn tài nguyên được
sử dụng nhiều nhất cả về mặt số lượng lẫn chi phi trong hầu hết các doanh nghiệp sảnxuất Vị trí và vai trò của nguyên vật liệu đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
đã được khẳng định từ rất lâu; trong đó sự sẵn sàng của nguyên vật liệu với chất lượng
và số lượng phù hợp sẽ quyết định mức độ phù hợp: tỉnh kịp thời, chất lượng và sốlượng của sản phẩm đầu ra
1.1.1 Khái niệm về mua nguyên vật liệu
Đồng Thị Thanh Phương (2002), Giáo trình quản trị sản xuất và dịch vụ, NXB Thống
kê Xét ở góc độ kinh tế, mua được hiểu là hoạt động kinh tế phản ánh quan hệ trao đổihàng hỏa tiền tệ giữa người mua và người bán trên nguyên tắc thỏa thuận nhằm đạtđược những lợi ích của cả hai bên, trong đó người mua có được sự thỏa mãn nhu cầutiêu dùng của mình, người bán sẽ bán được hàng và thu được tiền
1.1.2 Khái niệm về quản trị mua nguyên vật liệu
Lê Quân, Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại, Nhàxuất bản Thống kê, Hà Nội cho rằng : Quản trị mua NVL là tổng hợp các hoạt độngxây dựng kế hoạch mua, tổ chức triển khai mua và kiểm soát mua nhằm đạt được mụctiêu Như vậy, quản trị mua là quản trị thông qua các bước công việc như xác định nhucầu, tìm và lựa chọn NCC, theo dõi và kiểm tra việc giao nhận, đánh giá kết quả muanhằm đạt được các mục tiêu đã xác định
1.1.3 Khái niệm nhà cung cấp
Theo Bách khoa toàn thư : “Nhà cung cấp là một doanh nghiệp đóng góp hàng hóahoặc dịch vụ Nói chung, một nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng sản xuất các mặthàng tồn kho / tồn kho và bán chúng cho mắt xích tiếp theo trong chuỗi Ngày nay, cácthuật ngữ này đề cập đến một nhà cung cấp bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào.”
Trang 15Lê Quân, Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại, Nhàxuất bản Thống kê, Hà Nội cho rằng : “Nhà cung cấp là các cá nhân , tổ chức cung cấpcác mặt hàng mà công ty cần cho hoạt động kinh doanh của mình.”
1.1.4 Khái niệm thương lượng
Lê Quân, Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại, Nhàxuất bản Thống kê, Hà Nội cho rằng : “Thương lượng với nhà cung cấp được hiểu làquá trình giao dịch, đàm phán với nhà cung cấp để đi đến những thoả thuận giữa haibên (người mua và người bán) nhằm mục đích cùng có lợi Đó là một giai đoạn rấtquan trọng trong quá trình mua hàng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của côngtác mua hàng”
1.1.5 Khái niệm về đặt hàng
Theo Bách khoa toàn thư : “ Đặt hàng là một thuật ngữ kinh doanh, là lời đề nghị kýkết hợp đồng xuất phát từ phía người mua được đưa ra dưới hình thức đặt hàng Trongđặt hàng, người mua nêu cụ thể về hàng hóa định mua và tất cả những nội dung cầnthiết cho việc ký kết hợp đồng Thực tế, người ta chỉ đặt hàng với các khách hàng cóquan hệ thường xuyên Nội dung của đơn đặt hàng chỉ bao gồm: tên hàng, quy cách,phẩm chất, số lượng, thời gian giao hàng Về những điều kiện khác, hai bên sẽ ápdụng điều kiện chung đã thỏa thuận với nhau hoặc theo những điều kiện hợp đồng đã
ký kết trong lần giao dịch trước đó.”
Lê Quân, Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại, Nhàxuất bản Thống kê, Hà Nội cho rằng : “Đặt hàng là kết quả của quá trình thương lượng
là việc doanh nghiệp thương mại đặt hàng với nhà cung cấp, theo các hình thức chủyếu như kí kết hợp đồng mua bán (đứng tên người mua và người bán), hóa đơn bánhàng, thư đặt hàng Trong đó hình thức hợp đồng mua bản là quan trọng và có tínhpháp lý cao nhất”
1.1.6 Khái niệm về thanh toán
Theo Bách khoa toàn thư : “ Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên (ngườihoặc công ty, tổ chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặcdịch vụ trong một giao dịch có ràng buộc pháp lý ”
1.2 Nội dung cơ bản của công tác tổ chức mua nguyên vật liệu
1.2.1 Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp
1.2.1.1 Tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu
Trang 16a, Phân loại các nhà cung cấp:
Doanh nghiệp mong muốn có nhiều nhà cung cấp cho mỗi sản phẩm, dịch vụ màdoanh nghiệp thương mại cần mua để có thể lựa chọn Chính vì vậy dựa vào nhu cầumua nguyên vật liệu , có thể phân loại nhà cung cấp thành 3 nhóm :
- Theo giá trị nguyên vật liệu cần mua (gồm có nhà cung cấp chính và nhà cung cấpphụ)
Nhà cung cấp chính : Là nhà cung cấp mà giá trị mua được từ đó chiếm tỉ trọng lớnnhất và chủ yếu trong khối lượng hàng hoá mà doanh nghiệp mua về để cung cấp chokhách hàng trong một thời gian nhất định Nhà cung cấp này quyết định khối lượnghàng hoá mua vào và độ ổn định của quá trình mua nên cần phải được quan tâmthường xuyên
Nhà cung cấp phụ: Là nhà cung cấp mà giá trị hàng hoá mua vào chiếm tỉ trọng nhỏtrong khối lượng hàng mua được Khối lượng hàng hoá mua được từ nguồn này khôngảnh hưởng lớn đến kế hoạch mua và doanh số bán chúng trong tương lai, nhất là đốivới những nguồn hàng mới
- Theo tính chất quan hệ (gồm có nhà cung cấp truyền thống và nhà cung cấp mới) Nhà cung cấp truyền thống: Doanh nghiệp đã có quan hệ mua bán với nhà cung cấptrước đó, trong một thời gian dài Hai bên đã có hiểu biết lẫn nhau Mức độ rủi ro khimua hàng tại nhà cung cấp truyền thống thấp
Nhà cung cấp mới: Doanh nghiệp chưa có hoặc có ít quan hệ thương mại với nhà cungcấp này Doanh nghiệp cần nhiều thông tin hơn về nhà cung cấp để đưa ra quyết định
- Theo phạm vi địa lý (gồm có nhà cung cấp trong nước và nhà cung cấp nước ngoài) Nhà cung cấp trong nước : là những nhà cung cấp có cơ sở ,văn phòng tại Việt Nam.Doanh nghiệp có thể chủ động tìm hiểu những thông tin cần thiết có liên quan đến nhàcung cấp và việc mua hàng của họ Doanh nghiệp thương mại có khả năng kiểm soáttình hình cung cấp hàng hoá của họ theo các hợp đồng đã kí kết
Nhà cung cấp nước ngoài: Đây chính là nguồn hàng nhập khẩu của doanh nghiệp.Doanh nghiệp có thể ký kết trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài để nhập hànghoặc qua trung gian
b, Nguồn thông tin tìm kiếm nhà cung cấp
Nguồn thông tin tìm kiếm nhà cung cấp bao gồm:
Trang 17- Nguồn thông tin nội bộ doanh nghiệp : Nguồn này có được nhờ vào quá trình lưu trữthông tin về nhà cung cấp đã từng có quan hệ với doanh nghiệp Nguồn này còn có thểbao gồm các thông tin đến từ các cá nhân trong doanh nghiệp (nhà quản trị, nhân viênmua hàng và những người khác trong doanh nghiệp); các hồ sơ nhà cung cấp đangđược lưu trú tại doanh nghiệp
- Nguồn thông tin đại chúng: Bảo, tạp chí chuyên ngành, truyền hình, đài phát thanh,mạng internet,
- Nguồn thông tin từ phía các nhà cung cấp: thư chào hàng, catalog quảng cáo, đạidiện bán (người chào hàng), hội chợ, triển lãm và giới thiệu sản phẩm, hồ sơ dự thầucung cấp sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp v.v
c, Lập hồ sơ các nhà cung cấp
Để lập hồ sơ các nhà cung cấp, doanh nghiệp tiến hành thu thập các thông tin, xử lýthông tin về nhà cung cấp, rút ra những nhận xét, đánh giá và kết luận về từng nhàcung cấp theo các nguyên tắc tiêu chuẩn lựa chọn đã đề ra Hồ sơ nhà cung cấp cầnchứa đựng những thông tin cơ bản như : Tên nhãn hiệu nhà cung cấp , chức năng ,nhiệm vụ ngành nghề , phạm vi hoạt động thị trường ,chất lượng sản phẩm dịch vụ , uytín nhãn hiệu thương hiệu sản phẩm dịch vụ ,
1.2.1.2 Lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu
a, Các tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp
Để lựa chọn nhà cung cấp , doanh nghiệp cần xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá và lựachọn nhà cung cấp với các tiêu chuẩn sau :
- Các tiêu chuẩn chính: Chất lượng của nhà cung cấp như nhãn hiệu hàng hóa , chấtlượng hàng hóa , thời gian giao hàng của nhà cung cấp có được đảm bảo hay không ,giá thành hàng mua bao gồm giá mua và chi phí giao hàng,
- Các tiêu chuẩn khác : Khả năng kĩ thuật của nhà cung cấp như khả năng trong đổimới sản phẩm , đảm bảo giải quyết các vấn đề kĩ thuật ,dịch vụ sau bán và bảo trì ,khảnăng sản xuất cũng như khả năng tài chính của nhà cung cấp,
b, Phương pháp lựa chọn nhà cung cấp
Khi lựa chọn nhà cung cấp, cần vận dụng sáng tạo nguyên tắc “ không nên chỉ có mộtnhà cung cấp mà phải xem xét , có phương pháp để lựa chọn nhà cung cấp như :
- Phương pháp dựa vào kinh nghiệm: Nhà quản trị mua hàng có thể bằng kinh nghiệm,
sự từng trải và vốn sống của bản thân trong suốt quá trình hoạt động của mình để lựa
Trang 18chọn nhà cung cấp Phương pháp này đơn giản, các quyết định được đưa ra nhanhchóng, song mang tính chủ quan, định kiến hoặc thiên kiến, có thể mắc sai lầm trongviệc đánh giá và lựa chọn
- Phương pháp thang điểm: Nhà quản trị sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá đối với nhàcung cấp, kết hợp với các phương pháp cho điểm theo các tiêu chuẩn, sắp xếp thứ tự
ưu tiên dựa trên tổng số điểm của các tiêu chuẩn đối với từng nhà cung cấp từ đó đưa
ra các quyết định lựa chọn mang tính khách quan
c, Quy trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp
Để đảm bảo lựa chọn được nhà cung cấp một cách khách quan , doanh nghiệp cầntuân thủ quy trình lựa chọn nhà cung cấp như sau :
Bước 1: Thu thập thông tin về nhà cung cấp: Do có nhiều nhà cung cấp cùng cungcấp một hoặc nhiều chủng loại sản phẩm giống nhau, nên để có quyết định chính xáctrong mối quan hệ hợp tác
Bước 2: Lập danh sách nhà cung cấp ban đầu: Các nhà cung cấp được cập nhật vàodanh sách nhà cung cấp ban đầu
Bước 3: Lập tiêu chí đánh giá: Để đánh giá nhà cung cấp, công ty xem xét các vấn
đề liên quan đến nhà cung cấp, sắp xếp theo mức độ quan trọng hoặc cho trọng sốcác tiêu chuẩn
Bước 4: Tiến hành đánh giá nhà cung cấp theo tiêu chí đã chọn Sau khi xem xét vàđánh giá tiềm năng của từng nhà cung cấp, người được phân công đánh giá sẽ tiếnhành phân loại chọn lọc nhà cung cấp dựa vào tiêu chỉ đánh giá, các chuẩn mực lựachọn, đánh giá và đánh giá lại
Bước 5: Lập danh sách nhà cung cấp chính thức Danh sách nhà cung cấp đượcchọn phải lập theo thứ tự từ kết quả đánh giá Trong một số trường hợp, doanhnghiệp có thể thăm quan nhà xưởng và đánh giá trực tiếp cơ sở vật chất
Bước 6 : Lưu hồ sơ danh sách nhà cung cấp được chọn được cập nhật thườngxuyên và phải duy trì hồ sơ ,kết quả đánh giá và mọi hành động cần thiết phát sinh
Trang 19* Thương lượng với nhà cung cấp :
Thương lượng giữ vai trò quan trọng trong quá trình quyết định mua hàng hóa Tronggiao dịch, đàm phán, nhà quản trị phải quan tâm đến các vấn đề thương lượng như sau:
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa cần mua về : Mẫu mã , chất lượng , các phươngtiện và phương pháp kiểm tra ,
- Hình thức, thời gian, địa điểm giao hàng (giao tại kho người cung cấp hay giao tạikho của doanh nghiệp thương mại )
- Giá cả và sự dao động giá cả thị trường lúc giao hàng có biến động
- Phương thức và hình thức thanh toán tiền mua hàng (trả bằng tiền mặt hoặc chuyểnkhoản, trả ngay hoặc trả chậm, )
* Đặt hàng với nhà cung cấp :
Đặt hàng: Kết quả của quá trình thương lượng là việc doanh nghiệp thương mại đặthàng với nhà cung cấp, theo các hình thức chủ yếu như kí kết hợp đồng mua bán (đúngtên người mua và người bán), hóa đơn bán hàng, thư đặt hàng Trong đó hình thức hợpđồng mua bán là quan trọng và có tính pháp lý cao nhất
Hợp đồng mua bán là cơ sở để các bên ký kết làm tốt nghĩa vụ của mình, là căn cứpháp lý để phân xử trách nhiệm mỗi bên khi có tranh chấp và xử lý vi phạm hợp đồng
Vì vậy, hợp đồng mua bán phải đảm bảo đầy đủ, rõ ràng và cụ thể các nội dung như :Tên , số lượng ,quy cách , sản phẩm , đơn giá , phương pháp định giá , tên địa chỉ củacác bên mua , thời gian phương tiện , địa điểm giao ,
1.2.3 Giao nhận và thanh toán tiền mua nguyên vật liệu
1.2.3.1 Giao nhận hàng
Mục đích của giai đoạn này nhằm đảm bảo nhà cung cấp giao hàng đúng thời hạn,đúng hợp đồng hay đơn đặt hàng đã được cam kết hay chấp nhận, thanh toán tiền muahàng cho nhà cung cấp theo đúng thoả thuận của hai bên Các bước công việc này baogồm nội dung cụ thể như sau :
Thúc giục giao hàng: Doanh nghiệp có thể thúc giục nhà cung cấp giao hàng khi thờihạn giao hàng sắp đến và thúc giục giao hàng khi thời hạn giao hàng đã hết, qua đónâng cao tính chủ động trong việc giao nhận hàng để đề phòng trường hợp giao hàng
từ phía nhà cung cấp do những nguyên nhân khách quan
Trang 20Tổ chức giao nhận hàng : Thông qua việc giám sát , theo dõi quá trình giao hàng , khinhận hàng cần nghiêm túc kiểm tra số lượng , chủng loại ,mẫu mã , quy cách , các tiêuchuẩn đã ký kết ,
1.2.3.2 Thanh toán tiền mua nguyên vật liệu
Thanh toán tiền mua hàng: Trên cơ sở phương thức, hình thức thanh toán, thời hạn,đồng tiền thanh toán và các điều kiện thanh toán khác đã được thoả thuận được ghitrong hợp đồng, doanh nghiệp thương mại tiến hành thanh toán tiền mua hàng cho nhàcung cấp (bên bán)
Việc thanh toán tiền mua hàng liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả người muavới người bán, mặt khác cần thể hiện mối quan hệ làm ăn giữa hai bên Do vậy cầnphải nghiêm chính thực hiện để nâng cao uy tín của doanh nghiệp trước các nhà cungcấp , duy trì và phát triển mỗi quan hệ tốt đẹp , bền vững với họ
1.3 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động mua nguyên vật liệu
1.3.1 Yếu tố vĩ mô
1.3.1.1 Yếu tố kinh tế
Tình hình kinh tế trong nước có ảnh hưởng rất lớn đến việc đến việc mua nguyên vậtliệu của các doanh nghiệp Việc nền kinh tế vào tình trạng khủng hoảng cũng ảnhhưởng rất lớn đến nguồn cung nguyên vật liệu Từ năm 2019 đến nay do ảnh hưởngcủa dịch COVID-19 hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam gặpnhiều khó khăn, mức tăng trưởng thấp Dịch COVID-19 bùng phát kéo dài dẫn đếnviệc hạn chế đi lại, gia tăng chi phí cả 2 chiều xuất và nhập khẩu Bên cạnh đó, nguyênliệu đầu vào của doanh nghiệp tăng giá và khan hiếm và dự kiến tình trạng thiếu hụtnày sẽ kéo dài đến năm 2024
1.3.1.2 Yếu tố chính trị - phát luật
Các doanh nghiệp hiện nay đều hoạt động dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhànước, hoạt động theo các chính sách, quy định, hiến pháp và luật pháp Do đó, cácdoanh nghiệp cần phải linh hoạt trong việc nắm bắt tình hình những thay đổi nhất làcác doanh nghiệp liên quan đến xuất nhập khẩu Nắm rõ được các quy định luật phápcủa mỗi nước tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp triển khai ,tổ chức quy trình muanguyên vật liệu một cách hiệu quả ,tạo thuận lợi trong quá trình giao nhận nguyên vậtliệu
Trang 211.3.1.3 Yếu tố công nghệ
Tốc độ phát triển công nghệ làm thay đổi sản phẩm ảnh hưởng đến nhu cầu của ngườitiêu dùng do đó ảnh hưởng đến nhu cầu về nguyên vật liệu của công ty Khi khoa họccông nghệ hiện đại, doanh nghiệp có nhiều điều kiện cũng như thuận lợi hơn trongkhâu tổ chức thu mua nguyên vật liệu thì việc mua nguyên vật liệu đã nhanh chónghơn ,tiết kiệm chi phí hơn ,
1.3.1.4 Hệ thống giao thông vận tải
Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác mua nguyên vật liệu là hệ thống giaothông vận tải của một nơi, một khu vực, một quốc gia, những nhân tố này thuận lợi sẽgiúp cho quá trình giao nhận nguyên vật liệu thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của doanhnghiệp, làm cho mọi hoạt động không bị ngừng trệ mà trở nên đồng đều, tạo ra mức dựtrữ giảm, kết quả là ta sử dụng vốn có hiệu quả hơn
1.3.2 Yếu tố vi mô
1.3.2.1 Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Vì nhà cung cấp ảnh hưởng đến chính sách mua nguyên vật liệu mà doanhnghiệp đưa ra Nếu nhà cung cấp có khả năng đáp ứng được nhu cầu của doanhnghiệp thì sẽ có ảnh hưởng tốt đến hoạt động kinh doanh doanh nghiêp như : Chínhsách ưu đãi mua , khả năng giao hàng sớm hay muộn , đa dạng các phương thức thanhtoán Ngoài ra nhà cung cấp cũng có thể coi là một áp lực đe dọa đối với doanhnghiệp khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng các sản phẩm,dịch vụ mà họ cung cấp, hay như không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp về sốlượng, thời gian cung ứng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và làm giảm lợi nhuậncủa doanh nghiệp
1.3.2.2 Chính sách của doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp ở nước ta hiện nay do việc xem nhẹ các hoạt động quản lý liênquan tới nguồn đầu vào của doanh nghiệp cho nên ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinhdoanh Một trong những yếu tố của việc xem nhẹ này là việc đánh giá không đúng tầmquan trọng của yếu tố đầu vào (đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước) do trình độ của cán
bộ quản lý còn hạn chế, số lượng đào tạo chính quy rất ít, phần lớn làm theo kinhnghiệm và thói quen Mặt khác là do những yếu kém của cơ chế cũ để lại làm cho một
Trang 22số doanh nghiệp hoạt động không năng động còn trông, chờ, ỷ lại gây ra khó khăn rấtlớn trong công tác tổ chức mua nguyên vật liệu
1.3.2.3 Khách hàng
Đây là một trong những yếu tố quyết định đến số lượng, chất lượng, giá cả hàng hóa
mà doanh nghiệp mua vào Do đó, một sự thay đổi về nhu cầu khách hàng, thị trườngtiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến công tác hoạch định và tổ chức mua nguyên vật liệu củadoanh nghiệp Vì vậy các doanh nghiệp cần phải thăm dò thị hiếu của khách hàng để
có thể đưa ra những chính sách mua nguyên vật liệu có hiệu quả nhất
1.3.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Điều kiện cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác mua hàngnguyên vật liệu của doanh nghiệp Cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt, hiện đại tạo điều kiện tốttrong mua nguyên vật liệu bởi nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại thì doanhnghiệp sẽ nhanh chóng nắm bắt được thông tin, có nhiều cơ hội chớp lấy thời cơ đểmua được hàng nhanh hơn, tốt hơn điều đó làm tăng sức cạnh tranh của doanhnghiệp so với các đối thủ cạnh tranh Nhưng nếu cơ sở vật chất của doanh nghiệp màkém sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của mình Ngoài ra cơ sở hạ tầng đầy đủ , hiện đạicũng đảm bảo cho hoạt động bảo quản , dự trữ hàng tồn kho
Trang 23CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MUA NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG
TY TNHH COMPAL VIỆT NAM
2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Compal Việt Nam 2.1.1 Quá trình phát triển và hình thành của công ty TNHH Compal Việt Nam
Tập đoàn Điện tử Compal được thành lập năm 1984 với đội ngũ quản lý chuyênnghiệp, danh tiếng về sản phẩm chất lượng cao và thiết kế linh động, phù hợp với xuhướng thị trường, Compal đã dành được niềm tin từ khách hàng và phát triển trở thànhmột trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin toàn cầu
Notebook số 1 và nằm trong Top 3 đẳng cấp thế giới về sản xuất TV Compal sảnxuất sản phẩm của mình tại nhà máy Côn Sơn, Trung Quốc Nhà máy này gồm 4xưởng sản xuất máy tính xách tay chuyên nghiệp và 2 nhà máy sản xuất các thiết bịđặc biệt khác cho sản phẩm màn hình hiển thị
Năm 2007, tập đoàn Compal đã thành lập cơ sở sản xuất ở nước ngoài thứ 2 tạiViệt Nam , lấy tên là công ty TNHH Compal Việt Nam Nhà máy được xây dựng vớitổng số vốn đầu tư 500 triệu USD với ngành nghề chính là sản xuất máy tính xách tay ,sản phẩm điện tử dân dụng và các linh kiện điện tử khác Đây là dự án có vốn đăng kýcao nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Sau một thời gian chậm tiến độ, tháng 5/2011, Compal đã đưa nhà máy vào sảnxuất, nhưng chỉ hoạt động trong thời gian vài tháng, với khoảng 200 công nhân, sảnxuất cầm chừng rồi dừng hẳn Sau đó, một phần nhà máy được Compal cho Công tyMinh Đức thuê để thực hiện việc in ấn các loại bao bì, sách hướng dẫn cho Samsung.Năm 2015, Compal bất ngờ tuyên bố hồi sinh dự án 500 triệu USD ở KCN BáThiện để chuyển sang sản xuất smartphone Khi đó, Compal đã tuyên bố sẽ đưa mộtnhà đầu tư Mỹ vào để cùng đầu tư sản xuất smartphone
Tiếp tục kế hoạch phát triển, giai đoạn 2018- 2023, tập đoàn đã đầu tư thêm 200triệu USD để triển khai dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm máy tính xách tay, điệnthoại thông minh, với công suất 2 triệu sản phẩm/tháng, doanh thu ước tính đạt 4,8 tỷUSD/năm
Trang 24Hình 2.1 : Khách hàng của tập đoàn Compal
( Nguồn : Trang web tập đoàn Compal )
2.1.2 Thông tin liên hệ
Tên công ty : Công ty TNHH Compal (Việt Nam) - Tên viết tắt :CVC
Vị trí của công ty : Khu công nghiệp Bá Thiện, Thị trấn Bá Hiến, Huyện Bình
Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam
Đại diện pháp luật: CHEN, JUI-TSUNG
Điện thoại: 02113598888 - Fax: 02113598886
Mã số thuế: 2500288887
Ngày hoạt động: 04/10/2007
Giấp phép kinh doanh: 192043000066
Tổng vốn đầu tư 8.000 tỷ đồng, tương đương 500 triệu USD
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh
2.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh : Công ty TNHH Compal (Việt Nam) là Công ty 100% vốnđầu tư nước ngoài (Đài Loan), là doanh nghiệp trong danh sách Top 500 công ty hàngđầu thế giới, danh sách Top 100 công ty công nghệ toàn cầu, là công ty xếp hạng thứ
ba tại Đài Loan, chuyên sản xuất máy tính xách tay, các thiết bị ngoại vi, thiết bị thôngminh khác như đồng hồ thông minh, xe hơi thông minh,…
Quy mô sản xuất một năm của Công ty lên đến 40 triệu máy tính xách tay và linhkiện, thiết bị ngoại vi liên quan; 4 triệu máy tính bảng PAD; 3 triệu điện thoại di động;
2 triệu bản mạch bút chì thông minh; 2 triệu bản mạch của bút chì thông minh; 2 triệumáy tính All-in-one; 1,2 triệu màn hình tinh thể lỏng và 4 linh kiện; hơn 1,1 triệu thiết