Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của việt nam và liên hệ thực tiễn cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đối với bản thân

15 3 0
Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của việt nam và liên hệ thực tiễn  cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đối với bản thân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾQUỐC TẾ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA

Trang 2

1 Nguyễn Thị Tường Duy DVH220604

2 Nguyễn Phương Nhung DVH220650

8 Nguyễn Quốc Thắng DTA227537

9 Nguyễn Quốc Triều DTA227557

Trang 3

Nhóm 3

Chủ đề 3: PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ KHI PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC.

Câu 1: Khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nó được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có trách nhiệm định hướng nền kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

Trang 4

nghĩa là sản phẩm của thời kỳ Đổi Mới, thay thế nền kinh tế kế hoạch bằng nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị trường Những thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu Cụm từ "định hướng xã hội chủ nghĩa" mang ý nghĩa là Việt Nam chưa đạt đến chủ nghĩa xã hội mà đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng cho một hệ thống xã hội chủ nghĩa trong tương lai Mô hình kinh tế này khá tương đồng với mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (socialist market economy) của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó các mô hình kinh tế tập thể, nhà nước, tư nhân cùng tồn tại, và khu vực nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Câu 2 Trình bày sơ lược các đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường:

Về chủ thể kinh tế: Các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất kinh doanh theo luật pháp và được bình đẳng không phân biệt đối xử Các chủ thể kinh tế đều có cơ hội để tiếp cận các nguồn lực phát triển có hiệu quả

Trang 5

Về thị trường: Thực hiện các giải pháp để tạo lập và phát triển các yếu tố thị trường cơ bản như thị trường hàng hóa và dịch vụ; thị trường vốn, tiền tệ; thị trường khoa học, công nghệ; thị trường lao động, thị trường bất động sản và lành mạnh hóa các yếu tố thị trường đó nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường phát triển ổn định, bền vững và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về cơ chế vận hành: Tôn trọng tính khách quan của các quy luật kinh tế thị trường; tính năng động của cơ chế thị trường

Về vai trò của Nhà nước: Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường trên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường vào điều kiện Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để định hướng phát triển nền kinh tế, tạo lập môi trường cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững và hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường.

Trang 6

Câu 3 Phân tích đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam (ví dụ cụ thể)

Phân tích đặc trưng

Có 5 đặc trưng cơ bản:

Thứ nhất là mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương thức để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”.

Thứ hai là vấn đề sở hữu và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

Về sở hữu: Sở hữu là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả lao động tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy

Trang 7

trong một điều kiện lịch sử nhất định Sở hữu hàm ý trong đó bao gồm có chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu, lợi ích từ đối tượng sở hữu

Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý:

+ Về nội dung kinh tế, sở hữu là điều kiện của sản xuất, là lợi ích kinh tế mà chủ thể sở hữu được thụ hưởng khi sở hữu đối tượng sở hữu.

+ Về nội dung pháp lý, sở hữu thể hiện những quy định mang tính chất pháp luật về quyền hạn hay nghĩa vụ của chủ thể sở hữu.

Kinh tế thị trường:

Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ

Trang 8

Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật.

Thứ ba là hoạt động quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đại diện cho đa số nhân dân trong xã hội và phải bảo vệ quyền lợi, lợi ích của nhân dân.

Quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, bằng chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng thời sự dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và khắc phục những tiêu cực, hạn chế do cơ chế thị trường mang lại, bảo vệ lợi ích của nhân dân và xã hội.

Thứ tư kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối.

Trang 9

Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, dựa trên các nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từ chỗ coi Nhà nước là chủ thể quyết định phân phối chuyển dần sang xác định thị trường quyết định phân phối lần đầu và Nhà nước thực hiện phân phối lại.

+ Mỗi chế độ xã hội lại có hình thức phân phối đặc trưng Các hình thức phân phối là một bộ phận của quan hệ sản xuất và do quan hệ sở hữu quyết định Nhưng ngược lại quan hệ phân phối là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của quan hệ sở hữu.

+ Tại Việt Nam hiện đang thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội.

Trang 10

Cơ chế phân phối này tạo động lực để kích thích các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh, đồng thời hạn chế những bất công trong xã hội.

+ Do trình độ của lực lượng sản xuất còn chưa đồng đều nên tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, do đó tất yếu cần có sự tồn tại đa dạng về quan hệ phân phối.

Thứ năm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với bảo đảm công bằng xã hội nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Nền kinh tế luôn gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

+ Luôn có sự gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, mọi người đều có cơ hội và điều kiện phát triển toàn diện

Trang 11

=>> Đây cũng là một trong những mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự khác biệt so với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa về việc phân cực giàu nghèo, phân hóa xã hội.

Câu 4 Những khó khăn, hạn chế khi phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam (ví dụ cụ thể)

1 Nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro Nền kinh tế thị trường không phải lúc nào cũng cân đối về giá cả và sản lượng hàng hóa Việc xảy ra các biền cố như thiên tai , dịch bệnh , cấm vận hoàn toàn có thể gây khủng hoảng thị trường

VD : Dịch bệnh Covid19 vừa qua cùng với chỉ thị 16 , cả nước phải đóng cửa chống dịch , mọi hoạt động giao thương vận chuyển hàng hóa , du lịch gần như đóng băng

Trang 12

2 Kinh tế thị không được tự khắc phục, tái tạo tài nguyên , suy thoái , ô nhiễm môi trường , xã hội Vì lợi nhuận trước mắt mà con người có thể nhẫn tâm khai thác quá mức , cạn kiệt tài nguyên mà không màng đến hậu quả

VD : Khai thác trái phép cát ở sông Hồng , than ở Quảng Ninh , các chất thải từ nhà máy chưa qua xử lí

3 Không thể tự khắc phục được hiện tượng phân hoá trong xã hội Trong nền kinh tế thị trường các chủ thể được tự do cạnh tranh với nhau dẫn đến phân hoá xã hội về mặt thu nhập , phân hoá giàu nghèo

VD : Việc tranh giành điểm số của các học sinh , sinh viên trong môi trường lớp học là tất yếu hay cạnh tranh việc làm , tiền lương ổn định của các sinh viên ở một công ty, doanh nghiệp nào đó Kết quả sẽ phân ra nhiều sinh viên chăm chỉ biết nắm bắt cơ hội và sinh viên thụ động.

Trang 13

Sự phân hoá này là tất yếu và kinh tế thị trường không thể khắc phục được Tuy nhiên nếu sự phân hoá này ngày càng tăng , khoảng cách xã hội ngày càng trở nên căng thẳng , đấu tranh giai cấp xuất hiện

Câu 5 Giải pháp khắc phục:

Từ những thực trạng và những ưu nhược điểm của kinh tế thị trường chúng ta cần có những biện pháp giải quyết một cách hợp lí Cụ thể là :

Đẩy mạnh phân công lao động xã hội và đa dạng hoá các hình thức sở hữu vì đây là hai điều kiện ra đời và tồn tại sản xuất hàng hoá

Đẩy mạnh phân công lao động xã hội đồng nghĩa với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước Hiện nay công nghiệp hoá ở nước ta phải kết hợp chặt chẽ hai chiến lược công nghiệp theo hướng xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu Để thực hiện chiến lược này cần phải phân công lao động để phát triển những nghành, những lĩnh vực mà đất nước có lợi thế so sánh như, sản xuất nông

Trang 14

nghiệp công nghiệp dệt may … đồng thờ phải cải tiến công nghệ và kỹ thuật sản xuất

Thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu Đối với nước ta quá trình đa dạng hoá được thể hiện bằng việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Cụ thể nâng cao vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước, phát triển nền kinh tế tập thể để cùng kinh tế nước nhà tạo nền tảng cho chủ nghĩa xã hội Đồng thờ tạo môi trường pháp lí lành mạnh, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.

Hình thành đồng bộ cảc loại thị trường nhằm xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong những năm gần đây thì phải :

Phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thông qua việc đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển hệ thống giao thông và phương tiện vận tải để mở rộng thị trường

Trang 15

Xây dựng thị trường vốn, từng bước hình thành và phát triển thị trường chứng khoán nhằm huy động vốn

Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại , chỉ có mở cửa và hội nhập nền kinh tế mới thu hút được vốn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại để khai thác thế mạnh đất nước

Thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu, ưu tiên nhập tư liệu sản xuất Thu hút vốn nước ngoài hướng vào những ngành, những lĩnh vực, những sản phẩm có công nghệ tiên tiến, có tỷ trọng xuất khẩu cao

Ngày đăng: 28/03/2024, 20:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan