Tham quan bảo tàng hồ chí minh và trình bày những kiến thức mà bản thân em đã tiếp nhận được và em học tập được gì về lý tưởng sống, nhân cách, đạo đức của hồ chí minh

15 57 0
Tham quan bảo tàng hồ chí minh và trình bày những kiến thức mà bản thân em đã tiếp nhận được và em học tập được gì về lý tưởng sống, nhân cách, đạo đức của hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHCHỦ ĐỀ:Tham quan Bảo Tàng Hồ Chí Minh và trình bày những kiến thức mà bảnthân em đã tiếp nhận được và em học tập được gì về

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHỦ ĐỀ:

Tham quan Bảo Tàng Hồ Chí Minh và trình bày những kiến thức mà bảnthân em đã tiếp nhận được và em học tập được gì về lý tưởng sống, nhân cách,đạo đức của Hồ Chí Minh thông qua thông tin, hiện vật tại Bảo Tàng

Trang 3

Lời nói đầu

Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng trăm năm lịch sử bị đô hộ bởi các nước đế quốc thực dân Nhân dân ta đã phải trải qua biết bao khó khăn, sự hy sinh, mất mát để có được một vùng đất đẹp đẽ, yên bình, tự do như bây giờ Và chắc hẳn ai cũng biết công lao to lớn nhất phải kể đến nhà lãnh tụ vĩ đại – Chủ tịch Hồ Chí Minh Với một tấm lòng yêu nước, thương dân, khao khát giành lại độc lập tự do cho đất nước, Người sẵn sàng đánh đổi tuổi trẻ của mình ra đi tìm đường cứu nước với hy vọng sẽ giúp đất nước ta thoát khỏi ách nô lệ Người học tập từ những chiến thắng của các cuộc cách mạng dân tộc tiêu biểu trên thế giới từ đó đúc kết được phương pháp và áp dụng cho dân tộc Việt Nam Bến Nhà Rồng là địa điểm Bác lựa chọn để bắt đầu cuộc hành trình bôn ba đầy vất vả của mình Hiện nay, Bến Nhà Rồng đã được tư sửa lại và trở thành Bảo tàng Hồ Chí Minh Nơi đây lưu trữ những thông tin liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bảo Tàng Hồ Chí Minh đã góp phần cho chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh, những gì Người đã cống hiến cho đất nước này Bởi vậy mà em chọn tìm hiểu về Bảo Tàng Hồ Chí Minh để một phần là giúp mình có nhiều kiến thức hơn, mặt khác có thể tuyên truyền đến nhiều người hơn Mong muốn tất cả mọi người có thể hiểu rõ hơn về Bác và cùng nhau chung tay xây dựng một đất nước ngày càng vững mạnh hơn.

Trang 4

A TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH I LỊCH SỬ THÀNH LẬP

Bến Nhà Rồng, tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh là bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn thuộc quận 4 Nơi đây từng là trụ sở của hãng vận tải Messageries maritimes tại Sài Gòn từ năm 1864 đến năm 1955 Ngay chính nơi này, ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp Năm 1975, cụm di tích kiến trúc của thương cảng Nhà Rồng đã được Nhà nước Việt Nam xây

dựng lại thành Khu lưu niệm Hồ Chí Minh;

Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những bảo tàng lịch sử quan trọng và đáng chú ý nhất ở Việt Nam Nằm tại TP Hồ Chí Minh, bảo tàng được xây dựng nhằm tôn vinh và ghi nhận những công lao to lớn, vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh – người đã lãnh đạo cuộc cách mạng và giải phóng Việt Nam Nơi đây lưu trữ những thông tin quan trọng về cuộc đời và sự nghiệp đầy vẻ vang của Bác, vậy nên mà nó trở thành điểm đến quan trong thu hút du khách trong và ngoài nước

II KIẾN TRÚC VÀ KHÔNG GIAN CỦA BẢO TÀNG1 Kiến trúc

Nhà Rồng ban đầu gọi là Trụ sở Công ty Vận hải Hoàng đế được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863 và hoàn thành trong 1 năm Kiến trúc tòa nhà theo phong cách kiên trúc phương Tây nhưng trene nóc nhà gắn hai con rồng rất lớn bằng đất nung tráng men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt” – một kiểu trang trí quen thuộc của chùa đình Việt Nam Phía hai đầu hồi tòa nhà có biểu tượng ký tự M.I (viết tắt của Messageries Impériales) có thể nhìn thấy từ hướng sông Sài Gòn hoặc từ hướng đường Khánh Hội ra.

Năm 1871, do ảnh hưởng của nền Cộng hòa nên chi tiết mặt trăng trên nóc nhà được thay bằng biểu tượng của hãn vương miện, mỏ neo và đầu ngực Phù hiệu “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước bên Pháp, hãng chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền

Sau năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho tu bổ lại ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hau con rồng khác với tư thế quay đầu ra Từ đó, kiến trúc Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến nay

Trang 5

2 Không gian của bảo tàng

Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP Hồ Chí Minh, bảo tàng có khuôn viên rộng trên 12.000 ha nằm ở vị trí ngã ba sông Sài Gòn, không gian rộng rãi, thoáng mát

Hiện nay, bảo tàng có 7 phòng trưng bày trong đó có 4 phòng trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 3 phòng trưng bày chuyên đề đặc biệt, nhấn mạnh đến sự kiện Bác ra đi tìm đường cứu nước, tình cảm của Bác đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam giành cho Nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và Hệ thống đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ

Giữa sân Bảo tàng Hồ Chí Minh hướng ra sông Sài Gòn là tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước do điêu khắc gia Phạm Mười thực hiện, khánh thành vào ngày 5/6/2003 nhân kỷ niệm 92 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Đây là nơi dừng chân của khách tham quan để lưu trữ những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất đi đến với bảo tàng”.

Tham quan bảo tàng của lớp HS48A1

Trang 6

B QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀ TÌM HIỂU BẢO TÀNG

I THỜI THƠ ẤU VÀ THANH NIÊN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH.BƯỚC ĐẦU HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CHỦTỊCH HỒ CHÍ MINH TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN,KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM VÀ SÁNGLẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1890 – 1930).

1 Thời thơ ấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1901 )a) Giới thiệu sơ lược sơ lược về gia đình Bác

Chủ tịch Hồ Chí Minh thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) trong một gia đình nhà Nho có nguồn gốc nông dân Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (1862 - 1929), quê ở làng Kim Liên cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân từ gia đình nhà nông, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ ông đã chịu khó làm việc và học tập, có tình thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối bọn quan lại và thực dân Pháp Vì vậy, sau một thời gian làm quan, ông bị chúng cắt chức và thải hồi Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời

Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan (1868 - 1901) là một người phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải Bà là một người hết lòng thương yêu và chăm lo cho chồng con

Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954) Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm (1888 - 1950) Bác còn một người em là bé Xin sinh năm 1900 nhưng vì ốm yếu nên sớm qua đời Các anh chị của Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha me, chăm làm việc và rất thương người, đều là những người mang trong mình tinh thần yêu nước sâu sắc, họ tham gia rất nhiều phong trào và bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt bỏ tù.

Trang 7

Hình ảnh gia đình Bác Ô trống ngoài cùng bên phải là của bé Xin

b) Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1902)

Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ Bởi lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù mà Người rất ham học, thích ngeh chuyện và hay hỏi những điều mới lạ, từ các hiện tượng thiên nhiên đến những chuyện cổ tích mà bà ngoại và mẹ hay kể

Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình chuyển vào Huế lần thứ nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội Từ năm 1895 đến đầu năm 1901, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha mẹ tại Huế, ở nhờ nhà một người quen trong nội thành Đó là những năm tháng gia đình Người sốn trong cảnh thiếu thốn Bà Hoàng Thị Loan làm nghề dệt vải, còn ông Sắc ngoài thời gian học, phải đi chép chữ thuê để kiếm sống, để học và dự thi.

Năm 1898, ông Sắc thi lần hai nhưng vẫn khôn đỗ, theo lời mời của một người bạn ông Sắc về dạy học tại xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố 6km Thời điểm này, Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha về đây và bắt đầu học chữ Hán.

Trang 8

Cuối năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi coi thi ở trường thi hương Thanh Hóa Ông dẫn theo Nguyễn Sinh Khiêm, còn Nguyễn Sinh Cung về sống với mẹ ở nội thành Huế Bà Loan sinh bé Xin trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn nên lâm bệnh và qua đời Chẳng bao lâu bé Xin cũng theo mẹ vì quá yếu Mới 11 tuổi Nguyễn Sinh Cung đã chịu nỗi đau mất mẹ và em

Tháng 9 năm 1901, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình chuyển về sống ở quê nội Nguyễn Sinh Sắc làm lễ vào làng cho hai con trai với tên mới là Nguyễn Tất Đại (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung) Tại quê nhà, Người được học chữ Hán với thầy giáo Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và sau là thây Trần Thân Qua các buổi học Người dần hiểu được thởi cuộc và sự day dứt của bậc cha chú trước cảnh nước mất, nhà tan.

2 Thời thiếu niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1902 – 1910 )

Lớn dần lên, càng đi vào cuộc sống của người dân địa phương, Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước Đó là nạn thuế khoá nặng nề cùng với việc nhân dân bị bắt làm phu xây dựng đường trong tỉnh, làm đường từ Cửa Rào đi Xiêng Khoảng (Lào) nơi rừng thiêng nước độc Những cuộc ra đi không có ngày về, nhân dân lầm than, ai oán.

Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và tiếp tục học chữ Hán Tại đây Nguyễn Tất Thành lại có dịp nghe chuyện thời cuộc của các sĩ phu đến đàm đạo với cha mình.

Cuối năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh để dạy học Ngoài thời gian học tập, Nguyễn Tất Thành thường theo cha đến các vùng trong tỉnh như làng Đông Thái, quê hương của Phan Đình Phùng, thăm các di tích thành Lục niên, miếu thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, v.v

Tháng 7-1905, Nguyễn Tất Thành theo cha đến huyện Kiến Xương, Thái Bình và được dịp gặp các sĩ phu ở vùng đó.

Khoảng tháng 9 –1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) Trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh Chính tại ngôi trường này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên được tiếp xúc với khẩu hiệu Tự do – Bình đẳng – Bác ái.

Trang 9

Những chuyến đi này giúp Nguyễn Tất Thành mở rộng thêm tầm nhìn và tầm suy nghĩ Anh nhận thấy ở đâu người dân cũng lam lũ đói khổ, nên dường như trong họ đang âm ỉ những đốm

lửa muốn thiêu cháy bọn áp bức bóc lột thực dân phong kiến Trước cảnh thống khổ của nhân dân, anh đã sớm “có chí đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào”.

Cuối tháng 5-1906, ông Nguyễn Sinh Huy vào kinh đô nhậm chức Nguyễn Tất Thành và anh trai cùng đi theo cha Vào Huế, Nguyễn Tất Thành cùng với anh trai được cha cho đi học Trường tiểu học Pháp – Việt tỉnh Thừa Thiên Huế Ở Huế, lần này xảy ra một sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc đời

của Nguyễn Tất Thành Tháng 4-1908, anh tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên, khởi đầu cho cuộc tranh đấu suốt đời Người vì quyền lợi của nhân dân lao động.

Vì những hoạt động yêu nước, tham gia cuộc đấu tranh của nông dân, Nguyễn Tất Thành bị thực dân Pháp để ý theo dõi Ông Nguyễn Sinh Huy cũng bị chúng khiển trách vì đã để cho con trai có những hoạt

động bài Pháp Tuy nhiên, tháng 8-1908, Nguyễn Tất Thành, với tên gọi Nguyễn Sinh Côn, vẫn được ông Hiệu trưởng Quốc học

Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào học tại trường Tháng 9-1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế.

Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc nhiều với sách báo Pháp Các thầy giáo của Trường Quốc học Huế có người Pháp và cả người Việt Nam, cũng có những người yêu nước như thầy Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến Chính nhờ ảnh hưởng của các thầy giáo yêu nước và sách báo tiến bộ mà anh được tiếp xúc, ý muốn đi sang phương Tây tìm hiểu tình hình các nước và học hỏi những thành tựu của văn minh nhân loại từng bước lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Tất Thành Cùng thời gian đó, Nguyễn Tất Thành còn được nghe kể về những hành động của những ông vua yêu nước như Thành Thái, Duy Tân và những bàn luận về con đường cứu nước trong các sĩ phu yêu nước.

Hình ảnh Bác thời niên thiếu

Trang 10

Khoảng tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế theo cha vào Bình Định, khi ông được bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê Trong thời gian ở Bình Khê, Nguyễn Tất Thành thường được cha dẫn đi thăm các sĩ phu trong vùng và thăm di tích lịch sử vùng Tây Sơn.

Cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi học tiếp chương trình lớp cao đẳng (lớp nhất - cours supérieur), tại Trường tiểu học Pháp - Việt Quy Nhơn Ông Nguyễn Sinh Sắc hiểu khả năng và chí hướng người con trai thứ của mình nên đã tạo điều kiện cho anh được tiếp tục học lên.

Tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học Sau khi nghe tin cha bị cách chức Tri huyện Bình Khê, bị triệu hồi về Kinh, anh không theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam Trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành dừng chân ở Phan Thiết Ở đây Người xin vào làm trợ giáo và được giao dạy một số môn, đồng thời phụ trách các hoạt động ngoại khoá của Trường Dục Thanh, một trường tư thục do các ông Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh (con trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước) thành lập năm 1907 Ngoài giờ lên lớp, Nguyễn Tất Thành tìm những cuốn sách quý trong tủ sách của cụ Nguyễn Thông để đọc Lần đầu tiên anh được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng Pháp như Rútxô (Rousseau), Vônte (Voltair), Môngtétxkiơ (Montesquieu) Sự tiếp cận với những tư tưởng mới đó càng thôi thúc Người tìm đường đi ra nước ngoài.

Tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn Người ở tạm tại trụ sở các chi nhánh của Liên Thành công ty đặt tại Sài Gòn, như nhà số 3, đường Tổng đốc Phương (nay là số 5, đường Châu Văn Liêm); nhà số 128, Khánh Hội Ở Sài Gòn một thời gian ngắn, anh thường đi vào các xóm thợ nghèo, làm quen với những thanh niên cùng lứa tuổi Ở đâu anh cũng thấy nhân dân lao động bị đọa đày, khổ nhục Nguyễn Tất Thành cũng hay đến những cửa hàng ở gần cảng Sài Gòn, nơi chuyên nhận giặt là quần áo cho các thủy thủ trên tàu Pháp, để tìm cách xin việc làm trên tàu, thực hiện ước mơ có những chuyến đi xa.

Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lăng và đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến Nhân dân bị nô lệ, đói khổ, lầm than Quê hương có truyền thống đấu tranh anh dũng, chống giặc ngoại xâm Thời gian 10 năm sống ở Kinh đô Huế - trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước, tiếp xúc với nền văn hóa mới, với phong trào Duy

Trang 11

Tân, đã cho Nguyễn Tất Thành nhiều hiểu biết mới Nhìn lại các phong trào yêu nước như phong trào Cần Vương, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do cụ Phan Đình Phùng lãnh đạo; Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu; Phong trào Đông Kinh nghĩa thục; cuộc khởi nghĩa Yên Thế do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo; cuộc vận động cải cách của cụ Phan Châu Trinh và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ, Người rất khâm phục và coi trọng các bậc tiền bối, nhưng Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường đó Thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Nguyễn Tất Thành, để rồi Người có một quyết định chính xác và táo bạo là xuất dương tìm đường cứu nước Đây chính là bước ngoặt quan trọng, một sự lựa chọn lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng, mở đầu cho quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

3 Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng của Nguyễn Ái Quốc(1911 – 1920)

Đến Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành nhanh chóng tìm được một trường kĩ thuật do Pháp quản lí, ở đó thủy thủ Việt Nam được dạy về hàng hải, về giao thông vận chuyển hàng… Người thanh niên dù gầy gò, có giọng nói Trung Bộ nhưng lại rất là thông minh, nói được tiếng Pháp thành thạo Nguyễn Tất Thành phải học 3 năm để hoàn thành khóa học Trong những ngày đó, anh thường xuyên đến bến cảng Sài Gòn Hình ảnh những chiếc tàu neo bến làm lòng anh không yên.

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (với tên gọi Văn Ba) bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước Trên con tàu Amrial La Touche De Tréville từ cảng Sài Gòn, Văn Ba xin làm phụ bếp, Người bắt đầu cuộc hành trình 30 năm đầy gian khổ để tìm con đường giải phóng cho dân tộc, giải phóng đất nước Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt và phi thường Thật đáng khâm phục với

Ngày đăng: 30/03/2024, 10:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan