Untitled ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHOA LUẬT BÀI THU HOẠCH Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh Giảng viên ThS Nguyễn Thị Thảo Nguyên Mã lớp học phần 22C1HCM51000443 Sinh viên Huỳnh[.]
Trang 1ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
KHOA LUẬT
BÀI THU HOẠCH
Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh Giảng viên: ThS Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Mã lớp học phần:22C1HCM51000443
Sinh viên: Huỳnh Cẩm Hương
Khóa – Lớp: K47 – LQ001
MSSV: 31211027379
Phòng học: N2-205
Đề bài: Hãy nêu cảm nhận của Bạn sau Chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh
– Bến Nhà Rồng
TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2022
Trang 2I VÀI NÉT VỀ BẾN CẢNG NHÀ RỒNG
Bến cảng nhà rồng hay còn được biết đến với cái tên là Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích lịch sử nổi tiếng của dân tộc thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh Kể từ thời khắc lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Bến Nhà Rồng, trên sông Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, ra đi tìm đường cứu nước đã hơn 100 năm Ngày nay, bến Nhà Rồng đã trở thành nơi mà các thế hệ cháu con đất Việt tìm về để hiểu và trân trọng hơn những giá trị của lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh Cách mạng kiên cường của Chủ tịch Hồ Chí Minh Vào ngày 3/9/1979, quyết định lấy bến nhà Rồng làm khu lư u niệm chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến nhà Rồng Đây chính là nơi trưng bày những tư liệu về hình ảnh và những thước phim nói đến cuộc đời của vị lãnh tụ của dân tộc Bến nhà rồng cũng là một trong những thương cảng lớn của người dân Sài Gòn, được xây dựng vào 4/4/1863 do một công ty vận tải của Pháp xây dựng Hình ảnh Bến cảng nhà Rồng Bên trong khu nhà lưu niệm có trưng bày nhiều hình ảnh và hiện vật về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch Bảo tàng - trước đây là trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng đế
- một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo
mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu kiến trúc quen thuộc của đình chùa Việt Nam Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng đế còn được gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng
Đây là công trình đầu tiên do Pháp xây dựng từ sau khi chiếm được Sài Gòn Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã cho tu bổ, sửa sang lại mái ngôi nhà và thay hai con rồng cũ thành mới với
tư thế quay đầu ra sau năm 1955 Từ đó đến nay, kiến trúc của nơi đây hầu như được giữ nguyên vẹn Và từ sau năm 1975, trụ sở của thương cảng Nhà Rồng được chính quyền Việt Nam xây dựng lại trở thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh, đến năm 1995, khu di tích này tiếp tục được tu sửa và đổi thành Bảo tàng Hồ Chí Minh Đây chính là nơi trưng bày các hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề
“Tình cảm Chủ tịch Hồ Chí Minh với miền Nam và tình cảm của người dân miền Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh” Từ nǎm 1995 đến nay, đơn vị đã tổ chức trưng bày 20 chuyên đề mang tính thời sự tại Bảo tàng và 16 cuộc trưng bày lưu động tại các vùng sâu vùng xa, các quận huyện ngoại thành Tất cả các phòng trưng bày sau những lần chỉnh lý đều được nâng lên cả về nội dung và hình thức, phối hợp nhiều yếu tố trong khâu trưng bày tạo tính hấp dẫn đối với người xem Ngoài những hoạt động chính, Bảo tàng còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi như tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới
Trang 3thiệu và chiếu phim, tư liệu, hồi ký, các ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và về Bảo tàng, in lịch, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử,
sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh , Bảo tàng còn là nơi hội họp, gặp gỡ lý tưởng của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập, vui chơi; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của Thành phố… Bạn nên ghé thăm và trải nghiệm những hoạt động thú vị này
II VÀI NÉT VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học Người lấy tên là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, sinh ngày 19/5/1890 Bác được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù và sống ở đây cho đến năm 1895 Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn Quê nội của Bác, làng Kim Liên là một làng quê nghèo khó Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố Thân phụ Bác là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc, từng đỗ phó bảng Thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan Bác có một người chị là Nguyễn Thị Thanh, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (tự Tất Đạt, còn gọi là
Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900- 1901, tên khi mới lọt lòng là Xin) Vào năm 1901 khi cha của bác đậu học vị Phó bảng Ngày 22 tháng chạp năm Canh Tí (tức ngày Hình ảnh ngôi nhà của bác ở làng Sen 3 10-2 năm 1901) bà Hoàng Thị Loan lâm bệnh và đột ngột qua đời ở Huế.Ông đã đưa 2 người con trai của mình trở lại quê nội là Làng Sen Và theo phong tục của làng thì ông đã làm lễ nhập làng
và đổi tên con trai đầu Nguyễn Sinh Khiêm thành Nguyễn Tất Đạt, đổi tên Bác Hồ, Nguyễn Sinh Cung thành Nguyễn Tất Thành với một mong muốn- mong muốn 2 người con trai của mình sau này lớn lên sẽ thành đạt Hơn 5 tuổi Nguyễn Tất Thành được cha gửi vào học tại trường Tiểu học Vạn Sử Vinh và người đã được học tiếng Pháp Tháng 9 năm 1907, ông vào học tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ Cha ông bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai" Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình Đến năm 1910, khi Người 20 tuổi thì Người đã rời quê hương và đi vào Phan Thiết Ông dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành Tại đây, ông theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son ( bây giờ là trường Cao Đẳng kỹ thuật Cao Thắng ) Ở đây, ông học được 3 tháng Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài Trường Dục Thanh nơi bác dạy học
III CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Giai đoạn trước 1911 Người được sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước có truyền thống lâu đời chống giặc cứu nước, Người sống cùng cha là Nguyễn Sinh Sắc và mẹ là
Trang 4Bà Hoàng Thị Loan, chịu ảnh hưởng sâu sắc tinh thần chịu thương chịu khó, sống chan hòa yêu thương của mọi người Đồng thời Người cũng tận mắt chứng kiến cảnh cuộc sống cùng cực của đồng bào dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tận mắt chứng kiến tội ác tày trời của bọn thực dân cùng thái độ ươn hèn của triều đình nhà Nguyễn Điều này càng thôi thúc Người sớm tham gia hoạt động cách mạng Chính vì đấy mà ngày 5 tháng 6 năm 1911, người lấy tên Văn Ba và tại đây – Bến cảng Nhà Rồng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân lên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville bằng công việc làm 4 phụ bếp trên chuyến tàu rời Tổ quốc với một hoài bão cao cả tìm con đường cứu nước, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân ở chân trời Châu Âu xa xôi Trên hành trình này Người không chỉ dừng lại ở Pháp và còn đi đến rất nhiều nơi: Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ Với lòng yêu nước nồng nàn và căm thù bọn thực dân xâm lược, Người kiên trì chịu đựng mọi gian khổ, khó khăn, Người đã được chứng kiến và suy nghĩ nhiều
về những điều mắt thấy tai nghe, mong sao thực hiện được hoài bão cao cả của mình Hình ảnh con tàu Đô đốc Latouche-Tréville Đi đến đâu Người không ngừng học hỏi và tiếp thu các Văn hóa của các Quốc gia với mong muốn tìm ra đường cứu nước giải phóng dân tộc Thương cho Bác, người con xa quên sống trên xứ Người với nhiều khát khao hoài bão cao cả và đầy ý chí Khi đặt chân tại Bến cảng Nhà Rồng – chứng nhân lịch sử thì cảm xúc dâng trào xao xuyến khôn nguôi và cảm nhận được rằng sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và công lao to lớn của Người đối với đồng bào Việt Nam
Phòng trưng bày
Trang 5Giai đoạn 1911 -1920 Sau khi rời bến cảng Nhà rồng Hồ Chí Minh có cuộc hành trình qua nhiều nước tư bản, thuộc địa, phụ thuộc, Người đã nhận thấy rằng Giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở các nước tư bản hay thuộc địa đều bị bóc lột Còn các chủ nghĩa đế quốc, thực dân ở đâu cũng là kẻ đi bóc lột, điều này càng giúp Người nhận thức được rõ đâu là bạn và đâu là thù Đến năm 1912, Bác Hồ tiếp tục theo con tàu đi qua một
số quốc gia ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và dừng lại ở đất nước Mỹ xa xôi Và ở đây Người có
cơ hội tiếp cận và tìm hiểu về cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ Người làm việc vất vả làm thuê kiếm sống vừa tìm hiểu về đời sống văn hóa người dân nơi đây Trải qua những năm tháng lăn lộn trong quần chúng lao động ở nhiều nước trên thế giới, Nguyễn Tất Thành đã thấy rõ cảnh bất công, tàn bạo của xã hội tư bản Đến 1913,
Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ và đến Anh Ở đây Người lại kiếm tiền sinh sống và đồng thời Người tranh thủ học tiếng Anh và học hỏi nhiều thứ ở đây Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành đến làm thuê ở khách sạn Drayton Court, phía tây London Một thời gian sau, Nguyễn Tất Thành lại chuyển sang làm phụ bếp ở khách sạn Carlton-một khách sạn hạng sang nổi tiếng ở London Giữa lúc đó cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra ác liệt, tình hình Đông Dương đang có những biến động Ngày 03/12/1917
Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện hoạt động trực tiếp trong phong trào Việt Kiều và phong trào công nhân Pháp Trở lại Pháp, lúc đầu Người sống ở phố Sarônnơ, sau đó đến ở ngôi nhà số 6 Vila đờ 5 Gôbơlanh và nhà số 9 ngõ Công Poanh, quận 17 Paris Cuộc sống của Người gặp nhiều khó khăn, vừa hoạt động chính trị, vừa phải làm thuê để kiếm sống, nhưng Người vẫn luôn lạc quan, hăng hái học tập, hoạt động Vào ngày 18/6/1919, Người đã thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây Đây là lần đầu tiên một con người Việt Nam đã đưa ra quan điểm chính trị của một nước thuộc địa ra quốc tế, đánh dấu bước nhận thức mới về quyền tự do dân chủ của nhân dân trong tư tưởng hồ chí minh
Đến năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng duy nhất ở Pháp tỏ ý quan tâm đến số phận các dân tộc thuộc địa Chính nhờ thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga đã làm chấn động cả thế giới, đọc Luận cương của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa mà Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ánh sáng cho con đường giải phóng dân tộc mình trong sự nghiệp giải phóng tất cả các dân tộc bị áp bức Ngày
30/12/1920, tại đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp Sự kiện này làm thay đổi về chất trong tử tưởng Hồ chí minh từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lê - nin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản Người khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản Ta nhận thấy bước chuyển biến nhảy vọt trong suy nghĩ của Người lúc bấy giờ Giai đoạn 1920 – 1930 : Đây là giai đoạn Nguyễn
Ái Quốc có những lí luận và hoạt động thực tiễn sâu sắc Năm 1921, nhận được sự giúp
Trang 6đỡ của Đảng Cộng sản Pháp và cùng với một số người yêu nước của các dân tộc thuộc địa Pháp, Hồ Chí Minh đã sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp ở Paris để đoàn kết các lực lượng cách mạng, chống chủ nghĩa thực dân và thông qua tổ chức đó đưa chủ nghĩa Mác - Lênin đến với các dân tộc thuộc địa Năm 1922, Hội xuất bản tờ báo
"Người cùng khổ" do Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút kiêm quản lý tờ báo Ngày
13/6/1923, Người rời Pháp sang Liên Xô Tại đây, Người tham gia một khóa học lý luận ngắn hạn tại trường Quốc tế phương Đông, và được nghiên cứu chế độ Xô viết, học tập một cách hệ thống về chủ nghĩa Mác Lênin và kinh nghiệm xây dựng Đảng và tại đây Bác được tham dự hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành Cuối tháng 11/1924 Người được Quốc tế Cộng sản cử sang Quảng Châu để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam Đây là lúc sau hơn 10 năm bôn ba thế giới Người
đã luôn tích lũy được tri thức nhân loại, kinh nghiệm hoạt động và tổ chức cách mạng để vận dụng và hành động Người chọn một số thanh niên Việt Nam ở Quảng Châu và một
số thanh niên từ trong nước sang để mở lớp huấn luyện chính trị Tại Quảng Châu, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vào tháng 6/1925 Sự hoạt động Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo đã có tác dụng tích cực đến 6 phong trào cách mạng ở trong nước Từ năm 1926, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
đã xây dựng được nhiều cơ sở tại các trung tâm kinh tế và chính trị quan trọng ở trong nước Số lượng hội viên tăng nhanh Đầu năm 1927, Đường cách mệnh tập hợp những bài giảng của Người ở Quảng Châu được xuất bản, được coi là cẩm nang cho cách mạng Việt Nam Trong tác phẩm này, Người đã chỉ ra những phương hướng cơ bản về chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam Những quan điểm cơ bản về chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc mà Người chỉ ra trong tác phẩm này đã đặt nền tảng cho cương lĩnh của Đảng ta sau này Tác phẩm Đường cách mệnh là sự phát triển các quan điểm lý luận đã được Nguyễn Ái Quốc sơ bộ nêu lên trước đó Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long, Hương Cảng, hội nghị nhất trí thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Sự ra đời của Đảng khẳng định tầm nhìn, vai trò, bản lĩnh, trí tuệ và uy tín của Người; là cống hiến to lớn và đầy sáng tạo của Người trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào việc thành lập một đảng cách mạng chân chính để lãnh đạo cách mạng Việt Nam Giai đoạn 1930 - 1941 Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu cho một thời
kỳ mới trong lịch sử của dân tộc Tuy Đảng vừa mới ra đời nhưng đã trực tiếp lãnh đạo cao trào cách mạng 1930- 1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh Tháng 10/ 1930, Hội nghị trung ương Đảng lần thứ nhất đã phê phán đường lối của cương lĩnh đầu tiên, ra án nghị thủ tiêu cương lĩnh, đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương Năm 1934, Hồ Chí Minh quay lại Liên Xô đã không còn làm việc tại ban Phương Đông mà được đưa đi học tại Trường Quốc tế Lênin Cuối năm 1936, Người trúng tuyển vào lớp nghiên cứu sinh, ngành lịch sử của Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa Năm 1937, Người dự kỳ thi học kỳ I của lớp nghiên cứu sinh đạt kết quả tất cả các môn học Năm
1938, Người đã gửi thư cho Quốc tế Cộng sản bày tỏ nguyện vọng được về nước Trước
Trang 7khi về nước, trong thời gian khi còn hoạt động ở nước ngoài, dù đã từng bị tù đày trong lao tù đế quốc vượt qua bao khó khăn gian khổ nhưng Người vẫn kiên định thực hiện con đường đã chọn là giải phóng dân tộc Người vẫn luôn theo dõi tình hình trong nước, kịp thời chỉ đạo cách mạng Việt Nam Được Quốc tế Cộng sản chấp thuận, vào ngày 28-
01-1941, Người trở về Việt Nam sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài trực tiếp lãnh đạo cách mạng Sự kiện Bác Hồ trở về Tổ quốc (1-1941) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) cho thấy tầm nhìn chiến lược của vị lãnh tụ thiên tài, đã tạo ra bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX Giai đoạn 1941 -1969 Sau 30 năm bôn ba học hỏi và làm việc ở nước ngoài, ngày
28/01/1941 tại cột mốc 108, biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Bác Hồ trở về nước Khi
ra đi Bác chỉ là người thanh niên với đôi bàn tay trắng, khi trở về Bác đã mang theo con đường giải phóng cho nhân 7 dân Việt Nam cùng với một vali mây đựng vài quyển sách, vài bộ quần áo và một cái máy đánh chữ Tháng 05/1941, Hội nghị Trung ương lần thứ tám họp tại Pác Bó (Cao Bằng) dưới sự chủ trì của Bác Ngày 13/08/1942, Bác Hồ sang Trung Quốc với mong muốn liên lạc được với phe đồng minh để kháng chiến chống Pháp, phát xít Nhật nhưng lại bị chính quyền địa phương Trung Quốc bắt giam Đến tháng 9/1943 Bác được trả tự do, năm 1944 Bác trở về Việt Nam và thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đứng đầu là đại tướng Võ Nguyên Giáp Đỉnh cao của sự thắng lợi là cách mạng tháng Tám (8/1945) giành chiến thắng vẻ vang, thể hiện tính đúng đắn của Người trong tư tưởng về cách mạng thuộc địa Sự kiện hết sức quan trọng đối với Việt Nam ta trong giai đoạn này là sự ra đời của bản tuyên Ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình,
Hà Nội Tại đây Người tuyên bố tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:
"Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" Ngày 23/8/1945 Pháp quay lại đánh chiếm Sài Gòn, ngày 19/12/1946 Bác đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bác khẳng định rằng: “Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!” với ý chí kiên cường bất khuất trước giặc ngoại xâm "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" Với đường lối lãnh đạo sáng suốt, Bác Hồ đã đưa phong trào đánh giặc lên đỉnh cao bằng thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 lững lẫy năm châu chấn động địa cầu và đến tháng 7/1954
ký kết hiệp định giơnevo
Năm 1960, Đại hội lần thứ III của Đảng, Bác được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bác nêu ra những vụ để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ Sau đó sức khỏe của Bác đã giảm sút đi rất nhiều Ngày 2/9/1969 Hồ Chí Minh đi xa , trước đó Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân bản Di chúc lịch sử với mong muốn cuối cùng là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh Đây là một mất mác vô cùng to lớn đối
Trang 8với cả dân tộc Việt Nam, khép lại một cuộc hành trình dài bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước giải phóng cho dân tộc Việt Nam của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại
IV CẢM NHẬN VÀ BÀI HỌC HIỆN NAY SAU CHUYẾN THAM
Bảo tàng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, học tập tư tưởng, đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; bồi dưỡng các thế hệ người Việt Nam kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người Như được thấy chiếc micro Bác đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2-9, thấy những bức ảnh thật, những văn kiện cũng như những bức tượng và những mô hình tái hiện lại những giai đoạn hoạt động cách mạng của Bác cho em dễ dàng hiểu kỹ và sâu hơn về Bác – một con người vĩ đại của cả dân tộc Bên ngoài hàng lang có rất nhiều hình ảnh cũng như tư liệu liên quan đến việc Người quan tâm đến giáo dục và đại đoàn kết dân tộc Điều thú vị đối với các bạn sinh viên khi tới với bảo tàng Hồ Chí Minh là có thể tận mắt nhìn thấy những bài báo, những vần thơ, những văn kiện lịch sử quan trọng mà chúng ta vẫn thường chỉ được nghe trên giảng đường Những món đồ về cuộc sống hằng ngày của Người cũng được trưng bày tại đây làm ta hiểu thêm về cuộc đời phi thường đó Chánh cương và Sách lược vắn tắt được Bác Hình ảnh về bác Hồ cùng nhân dân Hồ viết ngày 3/2/1930 Những kỹ vật được trưng bày như đôi dép cao su và bộ quần áo mà Bác thường hay mặc cũng đã phần nào giúp em hiểu thêm về cốt cách thanh cao, giản dị của Người, sống một đời cho nhân dân, vì mục tiêu giải phóng dân tộc.Một người bôn ba gần
40 năm trời, hơn nửa đời mình đi tìm đường cứu nước, cả cuộc đời đấu tranh cho giải phóng dân tộc, một vị lãnh tụ đất nước, một danh nhân văn hóa thế giới mà không đòi hỏi cho bản thân mình thứ gì cả Cả cuộc đời lo cho dân cho nước, lo hạnh phúc cho nhân dân còn bản thân mình thì sống đơn sơ đạm bạc, lúc nào cũng nghĩ những gì Bác dùng là
mồ hôi nước mắt của nhân dân Tất cả những thứ ấy thật là giản dị và đơn sơ đến mức ngạc nhiên “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế! Ôm cả non sông mọi kiếp người” Một vị lãnh tụ luôn vì dân tộc hi sinh tất cả để mang lại độc lập của cho dân tộc Với những phẩm chất Người luôn sáng mãi và rạng danh trong sử sách đến muôn đời.Qua buổi tham quan em cảm nhận rõ hơn con đường giải phóng dân tộc đầy gian lao, chông gai và vất vả nhưng dưới sự chèo lái của người thuyền trưởng tài ba Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc đến bến bờ của sự độc lập Từ đó, chúng em càng thêm tự hào dân tộc với một truyền thống nồng nàn yêu nước Tấm gương Hồ Chí Minh là một trong những gì em cần phải học tập
và làm theo con đường cách mạng của người không hề đơn giản gặp vô vàn khó khăn nhưng Người không bao giờ từ bỏ hay nao núng mà quyết tâm làm được cho đến cùng một mình ra đi với một vùng văn hoá mới đầy khác biệt khó khăn gian khổ nhiều nguy hiểm khó khăn và thách thức nhưng Người vẫn không ngừng ngại đây là điều chúng ta cũng như bản thân cần phải học tập nhiều hơn nữa
Học tập tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay: Là một người am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và
Trang 9giữ nước của dân tộc mình, Hồ Chí Minh nhận thức được thời phong kiến chỉ có những cuộc đấu tranh thay đổi triều đại mới làm thay đổi vận mệnh đất nước và từ chính những cuộc đấu tranh ấy, lịch sử đã ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha ta với tư tưởng “Vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức” và “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước” Chính chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc trong chiều sâu và bề dày lịch sử này đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và được Người ghi nhận như những bài học lớn cho sự hình thành tư tưởng của mình Khái niệm đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng của Bác là một hệ thống những luận điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục Tập hợp, tổ chức cách mạng và tiến bộ nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Nói một cách khác, đó là tư tưởng xây dựng, củng cố, mở rộng lực lượng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người Bác nhận định: Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời
mà là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng Qua thắng lợi của Cách mạng tháng 8, Bác đã chỉ ra: “Vì sao có cuộc thắng lợi đó? Một phần là vì tình hình quốc
tế có lợi cho ta Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết…Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết Không ai thắng được lực lượng đó” Vì vậy, Bác nhấn mạnh “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc” Bởi vì đại đoàn kết toàn dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu
số, người tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết 11 quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người Dù cách mạng Việt Nam trải qua những thời kỳ lịch sử khác nhau song chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Bác luôn được xây dựng, hoàn thiện và tuân theo những nguyên tắc nhất quán là: Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con người; Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân; Đại đoàn kết một cách tự giác, có
tổ chức, có lãnh đạo; đại đoàn kết rộng rãi, lâu dài, bền vững; Đại đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn trên tinh thần phê bình, tự phê bình vì sự thống nhất bền vững; Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân Như vậy đại đoàn kết dân tộc phải là cơ sở và phải đi đến việc thực hiện đoàn kết quốc tế, nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, thì đoàn kết quốc tế cũng là yếu tố hết sức quan trọng giúp cho cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn và đưa cách mạng Việt Nam lên giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa Qua hơn 35 năm đổi mới, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội
và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bộ mặt đất nước, đời sống
Trang 10của nhân dân thật sự thay đổi; dân chủ XHCN được phát huy và mở rộng; đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường Công tác xây dựng Ðảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống chính trị được đẩy mạnh; sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ XHCN được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng đi vào chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao… Vì vậy, trong điều kiện nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay thì việc quan trọng là phải khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao ý chí tự cường dân tộc, trong chính sách đoàn kết phải chú ý phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người, mỗi bộ phận
để mọi việc từ lãnh đạo, quản lý đến sản xuất kinh doanh, học tập và lao động đều có năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao Đồng thời, phải khắc phục những tiêu cực của kinh tế thị trường, đặc biệt là tâm lý chạy theo đồng tiền, cạnh tranh không lành mạnh làm phai nhạt truyền thống đoàn kết, tình nghĩa tương thân tương ái của dân tộc, giải quyết đói nghèo, thu hẹp khoảng cách, ranh giới giữa đồng bằng và miền núi, giữa nông thôn và thành thị, củng cố khối đại đoàn kết 54 dân tộc, chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, các tập quán tốt đẹp của dân tộc, kiên quyết loại trừ những âm mưu lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng
để gây rối Trong tất cả người Việt Nam sống ở trong nước hay ở nước ngoài đều tiềm ẩn tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc Vì vậy, khơi nguồn và phát triển đến đỉnh cao sức mạnh dân tộc và trí tuệ của con người Việt Nam, thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch 12 Hồ Chí Minh một cách sáng tạo, quy tụ lực lượng dân tộc bằng nội dung
và hình thức tổ chức thích hợp với mọi đối tượng tập thể, cá nhân trên cơ sở lấy liên minh công nông và trí thức làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng là một bài học kinh
nghiệm lịch sử có giá trị bền vững lâu dài, đặc biệt có ý nghĩa chính trị quan trọng trong
sự nghiệp thực thi đường lối đổi mới, thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay
Downloaded by v? ngoc (vuchinhhp10@gmail.com)