1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh sử dụng phương pháp hỏi đáp và phương pháp trực quan hóa trong giảng dạy tác phẩm vợ chồng a phủ tô hoài nhằm nâng cao nhận thức về phong tục tập quán địa phương

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁTSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMSỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỎI – ĐÁP VÀ PHƯƠNGPHÁP TRỰC QUAN HÓA TRONG GIẢNG DẠY TÁCPHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” TÔ HOÀI NHẰ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỎI – ĐÁP VÀ PHƯƠNGPHÁP TRỰC QUAN HÓA TRONG GIẢNG DẠY TÁCPHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” ( TÔ HOÀI ) NHẰM NÂNG

CAO NHẬN THỨC VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN CHOHỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT

Người thực hiện: Hà Thị LệChức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn

Đơn vị công tác: Trường THPT Mường Lát

Năm học: 2023 – 2024

Trang 3

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2

2.1 Cơ sở lí luận của đề tài 2

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

2.3.1.3.1 Phương pháp trực quan hóa bằng hình ảnh 6

2.3.1.3.2 Phương pháp trực quan hóa bằng các đồ vật, sản phẩm chứa đựng nộidung bài học 6

2.3.2 Phương pháp hỏi – đáp ( Vấn đáp) 7

2.3.2.1 Mục đích của phương pháp 7

2.3.2.2 Phân loại 8

2.3.2.3 Cách thức tiến hành 8

2.3.2.3.1 Phương pháp hỏi đáp theo hướng phát triển năng lực 9

2.3.2.3.2 Phương pháp hỏi đáp theo hướng giả định 9

2.4 Hiệu quả khi áp dụng đề tài 10

Trang 4

1 PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn đề tài

Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục đào tạo, giáo dục phổ thông trên phạm vi cả nước nhiệm vụ trongtâm của giáo dục là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, đánh giáhọc sinh nhằm phát huy tính thích cực , chủ động, sáng tạo và rèn luyện phươngpháp tự học của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹnăng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn Nghĩa là chuyển từ chương trình giáodục để tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, từ chỗ học sinh họcđược cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học Vìvậy, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giákết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học.

Với cách học truyền thống chủ yếu là thuyết trình đã không tạo ra nhiềuhứng thú cho học sinh trong giờ học văn khiến cho giờ học có phần nhàm chán,thụ động, máy móc.Vậy nên việc kết hợp giữa phương pháp thuyết trình truyềnthống với việc kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại hay còn gọi là phươngpháp dạy học tích cực, phương pháp giáo dục chủ động sẽ giúp cho giờ học trởnên sinh động và hấp dẫn, tạo cơ hội cho người học được làm việc một cáchsáng tạo

Qua thực tiễn dạy học các tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm “Vợ

chồng A phủ” (Tô Hoài) nói riêng tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp trựcquan hóa và phương pháp hỏi – đáp là hai phương pháp phát huy được sự chủ

động,tích cực sáng tạo phù hợp để giúp các em thấy được vẻ đẹp của phong tụctrong tác phẩm, đem đến cho các em những tri thức bổ ích về đời sống, nhữnghiểu biết thú vị về những vùng trời xa lạ hay về một thời kì lịch sử thường chỉcòn vang bóng Thông qua những trang viết đậm màu sắc phong tục của nhà vănTô Hoài học sinh biết được ở thời kì ấy, miền đất ấy, dân tộc ấy có những thóiquen sinh hoạt, cách ăn mặc, nói năng, vui chơi, lao động, cách giao tiếp, ứngxử, những nghi lễ như thế nào Có những điểm tương đồng hay khác biệt gì vớiphong tục tập quán của đồng bào dân tộc mình hay không.Bởi lẽ trường THPTMường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa là một huyện vùng cao biên giớibao gồm nhiều thành phần dân tộc,số lượng học sinh là người đồng bào DTTSchiếm đến 92,7% tổng số học sinh toàn trường có nhiều phong tục tập quán củađịa phương được thể hiện trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” ( Tô Hoài).

Vì những ưu điểm của hai phương pháp đã nêu trên tôi lựa chọn đề tài:

“Sử dụng phương pháp Hỏi – Đáp và phương pháp Trực quan hóa tronggiảng dạy tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” ( Tô Hoài) nhằm nâng cao nhậnthức về phong tục tập quán địa phương cho học sinh lớp 12 Trường THPTMương Lát”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trang 5

Đề tài hướng đến mục đích vận dụng phương pháp hỏi – đáp và phươngpháp trực quan hóa trong quá trình dạy – học tác phẩm “vợ chồng A Phủ” củanhà văn Tô Hoài nhằm tăng cường sự tương tác, thực hành của học sinh để vậndụng kiến thức đó vào thực tế đời sống khơi dậy niềm đam mê, hứng thú vớimôn học từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn, phù hợp với xu thếdạy học hiện đại

Qua đó giúp học sinh nâng cao nhận thức, ý thức trong vấn đề tìm hiểu, bảotồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộcmình cũng như các dân tộc khác.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là vận dụng phương pháp Hỏi - Đápvà phương pháp Trực quan hóa vào dạy học cho các em học sinh khối 12Trường THPT Mường Lát

Tôi đã thực nghiệm đề tài ở tiết học tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” của nhàvăn Tô Hoài đối với 2 lớp học 12G và 12H năm học 2022- 2023 ( lớp thựcnghiệm) và lấy lớp 12B, 12D ( làm lớp đối chứng)

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứusau:

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết- Phương pháp điều tra, khảo sát- Phương pháp thực nghiệm

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lí luận của đề tài

Phương pháp giảng dạy tích cực (PPGD tích cực) là khái niệm để chỉnhững phương pháp, cách thức, kỹ năng khác nhau giúp cho giờ học trở nênsinh động và hấp dẫn, tạo cơ hội cho người học được làm việc một cách chủđộng sáng tạo.Dạy bằng phương pháp dạy học tích cực nghĩa là tìm mọi cáchgiúp người học được nắm quyền chủ động trong việc học, cho họ cơ hội đượclàm việc, được khám phá tiềm năng của chính mình Người dạy cần giúp ngườihọc có được sự tự tin, có trách nhiệm với bản thân để từ đó chia sẻ trách nhiệmvới cộng đồng[4].

Khi giáo viên dạy học bằng phương pháp giảng dạy tích cực người học sẽcảm thấy “ được học” chứ không phải bị “ép học” Người đọc được chia sẻnhững kiến thức và kinh nghiệm của mình, đồng thời được bổ sung những kiếnthức và kinh nghiệm chưa biết từ giáo viên và các bạn trong lớp Nhờ đó họ sẽcảm thấy hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể hiện, được thựchành Học theo hướng tích cực giúp người học ghi nhớ sâu các kiến thức quantrọng và tăng khả năng ứng dụng và thực tế gấp 3 đến 4 lần so với cách học thụđộng một chiều.

Trang 6

Nhà triết lí kinh doanh nổi tiếng người Anh, Charles Handy đã nói: “Đểlàm chủ tương lai của bản thân, chúng ta cần phải tự tin và tin tưởng vào bảnthân của chính mình Đó là điều mà các trường học nên dạy cho mọi người”[tr.16] Để người học có được sự tự tin và tin tưởng vào giá trị của chính mình,họ cần được học theo phương pháp chủ động Chỉ khi người học chủ động tựkhám phá kiến thức, tự học hỏi, tự thực hành và tự bổ sung hiểu biết cho nhauthì kiến thức họ học được mới trở thành tri thức của bản thân, mới chuyển thànhhành động và thói quen hàng ngày của họ [4]

Phương pháp dạy học tích cực áp dụng trong bài học không nên quá nhiều,nhưng phải lựa chọn phương pháp phù hợp với từng tiết học, từng đối tượng họcsinh để gây được dấu ấn và cảm xúc cho người học Một số phương pháp dạy

học tích cực có thể sử dụng trong dạy học Ngữ văn THPT như: Phương pháp

Hỏi - Đáp, phương pháp Làm việc nhóm, phương pháp Đóng vai, phương phápTrực quan hóa, phương pháp Tình huống, phương pháp Bày tỏ quan điểm,phương pháp dạy bằng Trò chơi sư phạm

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm2.2.1 Thuận lợi

Về mặt cơ sở vật chất, việc lựa chọn phương tiện sao cho phù hợp với nộidung, mục tiêu, đối tượng, phương pháp dạy học tích cực là rất quan trọng Nhữngnăm gần đây nhờ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, sự ủng hộ giúp đỡ của các“trường bạn” cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trường nhìnchung đã đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học theo phương pháp đổi mới giáo dục,số lượng trang thiết bị hiện đại ( máy chiếu đa phương tiện, ti vi, sân chơi, bãitập ) khá đầy đủ để phụ vụ nhu cầu học tập của học sinh.

Về đặc thù môi trường học tập, Mường Lát là một huyện vùng cao biêngiới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, bao gồm nhiều thành phần dân tộc:Dân tộc Thái chiếm 44,05% tổng dân số, dân tộc H’Mông chiếm 43%, dân tộcDao chiếm 2,11%, dân tộc Khơ mú chiếm 2,49%, dân tộc Mường chiếm 3,41%,các dân tộc khác chiếm 4,94% Mỗi dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyệncó phong tục, tập quán, sắc thái văn hóa riêng tạo nên một bức tranh văn hóa đasắc màu Đó là điều kiện thuận lợi để các em tìm hiểu tác phẩm “ Vợ chồng APhủ” ( Tô Hoài )

2.2.2 Khó khăn

Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn và vận dụng phươngpháp Hỏi – Đáp, phương pháp Trực quan hóa trong giờ học ở Trường THPTMường Lát cũng gặp phải những khó khăn như sau:

Đối với kiến thức, nội dung kiến thức ở tác phẩm văn chương nói chung cóthể nói là khó đối với học sinh Khó là bởi vì có những nội dung mang tính trừutượng, lịch sử, triết lí xã hội; bối cạnh xã hội của tác phẩm khác xa với bối cảnh xãhội hiện đại

Trang 7

Đối với người học, đa phần các em là người miền núi và là người đồng bàoDTTS như Trường THPT Mường Lát việc dạy tác phẩm văn chương cho các emlà điều cực kì khó khăn vì ngôn ngữ văn chương có tính chính xác,hàm súc, đanghĩa, hình tượng và biểu cảm việc sử dụng ngôn ngữ phổ thông ( Tiếng Việt) củacác em cực kì hạn chế, đặc biệt là các em học sinh người đồng bào dân tộcH’Mông đang còn tình trạng “ nói chưa thông, viết chưa thạo” dù đã là học sinhcấp 3 gây cản trở rất lớn đối với việc dạy – học văn nói riêng và các môn học khácnói chung Đồng thời, nhận thức của các em đang còn hạn chế, chậm tiến so vớimặt bằng chung của toàn tỉnh, còn lười học, mải chơi, tâm lí ỷ lại, trông chờ, chưachủ động tiếp cận kiến thức Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượnggiáo dục bộ môn Vì vậy, việc tạo hứng thú cho các em trong các bài học là vấnđề rất quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học.

Đối với giáo viên, tuy nhận thức sâu sắc về đổi mới phương pháp tronggiảng dạy, song trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, hạn chế: nhiềugiáo viên còn e ngại tốn thời gian, sợ bị “cháy giáo án”, thiếu sự chuẩn bị khi ápdụng các phương pháp, chưa linh hoạt, kĩ năng tạo hứng thú và lựa chọn đơn vịkiến thức còn hạn chế, chưa thực sự tâm huyết; chưa hiểu rõ quy trình chuẩn bị đểthực hiện đổi mới phương pháp dạy học làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượnggiáo dục của môn Ngữ Văn Mặt khác, số lượng giáo viên không ổn định, đầy đủ,phải mượn giáo viên hợp đồng, giáo tăng cường giáo viên dưới xuôi hàng nămcũng gây khó khăn cho nhà trường, giáo viên và học sinh.

Từ nhận thức trên và từ kinh nghiệm của bản thân tôi nhận thấy, tronggiảng dạy môn Ngữ Văn nếu giáo viên biết thực hiện vận dụng hiểu quả phươngpháp dạy học Hỏi – Đáp và phương pháp Trực quan hóa cho học sinh; kết hợp vớinhiều phương pháp dạy học phù hợp, nhiều nguồn thông tin và các ví dụ thực tếtrong bài giảng để gây hứng thú cho học sinh là điều rất quan trọng, quyết định lớnđến chất lượng dạy và học của bộ môn Đặc biệt là những tác phẩm văn chươngvốn là những câu chuyện đời sống như “ Vợ chồng A Phủ” ( Tô Hoài) sẽ được họcsinh vận dụng hình thành năng lực cho bản thân, giải quyết các vấn đề thực tiễncủa đời sống như việc giữ gìn và phát triển phong tục tập quán của địa phương.

2.3 Cách thức thực hiện

2.3.1 Phương pháp trực quan hóa

Để tiếp thu kiến thức trên lớp một cách có hiệu quả, người học không chỉđọc, nghe, quan sát mà còn phải tự mình tham gia bài giảng Trong đó, việc quansát các nội dung bài giảng được cụ thể hóa thông qua các giáo cụ trực quan ( tức làhọc bằng mắt) là một trong những phương pháp dạy học hấp dẫn, có khả năng thuhút, lôi cuốn người học, giúp người học hiểu bài và ghi nhớ bài một cách tốt hơnvà lâu hơn.

Nếu chỉ dừng lại ở việc đọc thì mức độ ghi nhớ đạt 10%, chỉ nghe đạt 20%,nhưng nếu cộng thêm nhìn thì mức độ nghi nhớ có thể đạt tới 50 – 60% Người

Trang 8

dạy bao giờ cũng mong người học nhớ lâu, nhớ sâu bài giảng của mình Do đó,việc chuẩn bị bài giảng tốt cũng đồng nghĩa với việc các nội dung cốt lõi được củthể hóa thành các hình ảnh trực quan.

Trực quan hóa nghĩa là sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, hình vẽ, sơ đồ, bảngbiểu [4] để truyền tải hoặc minh họa cho một chủ đề hay một nội dung của bàigiảng.

2.3.1.1 Mục đích của phương pháp

 Gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của người học; Giúp người học định hướg tốt nội dung;

 Giảm thời lượng nói của người dạy;

 Làm cho thông tin, nội dung bài giảng trở nên rõ ràng, cụ thể giúp người học dễ tiếp thu, dễ nhớ;

 Mở rộng và bổ sung những kiến thức đã học; Làm thay đổi không khí lớp;

 Làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động

2.3.1.2 Các hình thức trực quan trong giảng dạy

 Dùng tranh, ảnh, hình vẽ để truyền tải một chủ đề, một nội dung.

 Dùng một đoạn video clip Phim tư liệu để minh họa thông tin, nội dung.

 Dùng các đồ vật, sản phẩm chứa đựng nội dung bài giảng, chủ đề để trình bày

2.3.1.3 Cách thức tiến hành:

2.3.1.3.1 Phương pháp trực quan hóa bằng hình ảnh

Ví dụ: Trước khi tìm hiểu tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” ( Tô Hoài) giáo

viên sưu tầm trình chiếu một số hình ảnh trực quan như: Những ngày tết vùngcao, đêm tình mùa xuân, Tục cướp vợ trình ma hoặc một số hình ảnh về lá

ngón, quả pao, còn, kèn lá, sáo, sắc phục dân tộc

Bước 1: Giáo viên trình chiếu hình ảnh minh họa trong khoảng thời gian từ

3-5 phút.

Trang 9

Bước 2: Gv đặt câu hỏi: Sau khi xem hình ảnh trên làm em liên tưởng đến

nét văn hóa vùng miền nào trên đất nước ta?

Bước 3: Hs trình bày suy nghĩ và cảm nhận của mình sau khi xem hình ảnh

minh họa

Bước 4: Gv nhận xét, đánh giá phần trình bày của học sinh Sau đó giới

thiệu khái quát về vẻ đẹp thiên nhiên, con người, những nét đặc sắc về văn hóa,nghệ thuật, phong tục tập quán của vùng núi Tây Bắc.

Bước 5: Gv kết luận và dẫn dắt vào hoạt động hình thành kiến thức mới để

tìm hiểu tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” cũng như tác giả Tô Hoài[1].

2.3.1.3.2 Phương pháp trực quan hóa bằng các đồ vật, sản phẩm chứađựng nội dung bài học

Ví dụ: Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” của nhà văn

Tô Hoài giáo viên có thể lấy cây sáo để giới thiệu cho học sinh trong quá trìnhtìm hiểu văn bản Ngoài ra giáo viên cũng có thể lấy “ quả pao” để cho họcsinh xem kết hợp[1].

Trang 10

Bước 1: Gv dẫn dắt, trong quá trình tìm hiểu tác phẩm chúng ta thấy hình

ảnh tiếng sáo đã xuất hiện lặp đi lặp lại bốn lần trong tác phẩm Vậy trong lớpmình có bạn nào chưa biết đến cây sáo không ?

Bước 2: Hs trả lời

Bước 3: Gv trưng bày cây sáo, kết hợp với “ quả pao” cho học sinh xem

trong vòng 1- 2 phút.

Bước 4: Gv nhận xét, chốt lại hoạt động

Tiếng sáo là biểu hiện cho vẻ đẹp của phong tục, nét đẹp văn hóa người dânmiền núi Là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu; nó đã lay gọi, khơigợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mị Có quan hệ mật thiết với quátrình diễn biến tâm lí của Mị, là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động chuẩn bịđi chơi xuân, thể hiện tư tưởng của tác phẩm

Như vậy, qua quá trình thực hiện phương pháp Trực quan hóa tôi nhậnthấy một số lưu ý như sau: Gv phải lựa chọn sản phẩm, dễ tìm, phù hợp, sinhđộng, mang tính hiểu quả cao, không chiếm nhiều thời gian để giới thiệu tronggiờ học Bởi lẽ trực quan hóa không phải là một buổi triển lãm tranh, ảnh, hìnhvẽ một cách tùy hứng, càng không phải là một nơi trưng bày đồ vật hoặc sảnphẩm hàng hóa.

Việc sử dụng tranh ảnh hoặc các video ngắn, các đồ vật sẵn có của địaphương đã làm tăng sự hứng thú dạy và học, không mất nhiều công sức hay tốnchi phí tiền bạc mà giúp các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn, thời gian trình bàytrên lớp ít nhưng hiệu quả mang lại cao, mang lại sự thoải mái trong lớp học, dễkết hợp với các phương pháp khác, đặc biệt là phương pháp thuyết trình, khuyênkích được trí tưởng tượng, chủ động, tích cực như người Việt Nam thường nói“Trăm nghe không bằng một thấy” Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi ngườidạy phải có năng khiếu và hiểu biết về lĩnh vực này.

2.3.2 Phương pháp hỏi – đáp ( Vấn đáp)

Đây là phương pháp sư phạm giúp phát huy hiệu quả tính thích cực củangười học Khi giáo viên áp dụng phương pháp này, không khí lớp học sẽ sôi nổivà việc tiếp thu kiến thức sẽ tốt hơn Phương pháp này đặt ra yêu cầu quan trọng

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:21

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w