1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh sử dụng phương pháp học trải nghiệm chủ đề 3 4 5 6 môn gdktpl lớp 11

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng phương pháp học trải nghiệm chủ đề 3, 4, 5, 6 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
Tác giả Lê Thị Hằng
Trường học Trường THPT Tĩnh Gia 1
Chuyên ngành Giáo dục kinh tế và pháp luật
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,41 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ 3, 4, 5, 6 MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 11 Người thực

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ 3, 4, 5, 6 MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT

LỚP 11

Người thực hiện: Lê Thị Hằng Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 32.2.1 Những thuận lợi và khó khăn 3

2.2.2 Thực trạng về phía giáo viên và học sinh 52.2.3 Mức độ hứng thú của học sinh 62.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 62.3.1 Nắm vững nội dung chuyên đề 3, 4, 5, 6 62.3.2 Nắm vững phương pháp học trải nghiệm 72.3.2.1 Phương pháp học trải nghiệm là gì? 72.3.2.2 Quy trình của phương pháp học trải nghiệm 72.3.2.3 Khác biệt giữa phương pháp truyền thống với phương pháp

2.3.2.4 Lợi ích của phương pháp học trải nghiệm 92.3.2.5 Các hình thức phương pháp dạy học trải nghiệm hiện nay 92.3.3 Bảng đánh giá được sử dụng trong học trải nghiệm bằng hình

Trang 3

NỘI DUNG Tran

g

Trang 4

1 MỞ ĐẦU.

1.1 Lý do chọn đề tài.

Đổi mới giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm Đổi mới phương phápdạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại; phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cáchnghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức,

kĩ năng, phát triển năng lực

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới - mà trước hết là chương

trình tổng thể, được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với

xu thế phát triển chương trình của các nước tiên tiến, nhằm thực hiện yêu cầucủa Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội: “tạo chuyển biến căn bản, toàndiện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người

và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụkiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực,hài hoà trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” Đổimới phương pháp dạy học là một giải pháp được xem là then chốt, có tính độtphá cho việc thực hiện chương trình này

Trong những năm qua, việc giảng dạy môn GDKT&PL ở các trường THPTcủa cả nước nói chung, và dạy học chương trình GDKT&PL ở trường THPTTĩnh Gia 1 cho thấy: Sự đổi mới PPDH môn GDKT&PL ở trường THPT đangđược tiến hành, phát triển tương đối nhanh ở các trường thuộc khu vực, songchuyển biến còn chậm ở các trường phổ thông ở khu vực nông thôn PPDH mônGDKT&PL vẫn nặng về sử dụng các PPDH truyền thống, Nhằm khắc phụcphần nào còn hạn chế, phát huy tính tích cực trong việc dạy học mônGDKT&PL việc phân tích các PPDH tích cực, chỉ ra phương thức sử dụng cácPPDH một cách phù hợp trong mỗi giờ dạy nhằm phát huy, nâng cao hứng thú,sáng tạo của HS trở thành một yêu cầu cấp bách đối với GV bộ môn GDKT&PL

ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay

Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề, Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Sử dụng

phương pháp học trải nghiệm chủ đề 3, 4, 5, 6 môn GDKT&PL lớp 11” làm

đề tài nghiên cứu của mình

Trang 5

+ Năng lực phát triển bản thân.

+ Năng lực điều chỉnh hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội

+ Năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sựnghiệp xây dựng đất nước

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội

+ Năng lực kiềm chế cảm xúc

+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Sách GDKT & PL lớp 11 chủ đề 3, 4, 5, 6

- Các em học sinh các lớp 11D1,11D2,11D7 năm học 2023- 2024 tạitrường trường THPT Tĩnh Gia 1 Đây là những lớp có lựa chọn học tập môngiáo dục kinh tế và pháp luật năm học vừa qua

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứusau đây:

- Phương pháp dạy học trải nghiệm

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

- Phương pháp dự án

- Phương pháp thực nghiệm khoa học

- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng kết kinh nghiệm

- Phương pháp điều tra, xử lí tình huống

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2023 - 2024 là năm đầu tiên chương trình đổi mới sách giáo khoagiáo dục phổ thông mới được áp dụng đối với lớp 11 THPT nên nhiều giáo viênvẫn loay hoay tìm tòi để có phương pháp giảng dạy phù hợp Tuy nhiên, dù sửdụng phương pháp dạy học nào thì cũng cần dựa trên cơ sở mục tiêu giáo dụcnói chung, mục tiêu môn học nói riêng

- Trong đề tài này, tôi thực hiện dựa có trên cơ sở luật giáo dục Việt Nam

số 43/2019/QH14

+ Điều 2 của luật giáo dục Việt Nam số 43/2019/QH14: “Mục tiêu giáo dụcnhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức

Trang 6

khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; cólòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nângcao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.”

+ Khoản 3, điều 30 luật giáo dục số 43/2019/QH14: “Phương pháp giáo

dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinhphù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh;bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tưduy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăngcường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục”

- Đề tài còn dựa trên cơ sở những nghiên cứu về mục tiêu môn học Theocác nhà nghiên cứu, mục tiêu chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật làgóp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu như: yêunước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; các năng lực của người côngdân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bảnthân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứngnhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nướcpháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bốicảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới

- Đề tài còn được thực hiện dựa trên phân phối chương trình Trung học phổthông môn GDKT & PL lớp 11

Chuyên đề 3: Thị trường lao động và việc làm

Chuyên đề 4:Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết củangười kinh doanh

Chuyên đề 5: Đạo đức kinh doanh

Chuyên đề 6: Văn hóa tiêu dùng

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn.

2.2.1.1 Những thuận lợi.

- Hiện nay, chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông mới đangđược đưa vào sử dụng Bộ giáo dục và đào tạo đã có những văn bản hướng dẫn,chỉ đạo cho phép các trường, các địa phương được tự lưa chọn bộ sách giáokhoa mới phù hợp với điều kiện học tập, khả năng lĩnh hội và sáng tạo của họcsinh trường mình, địa phương mình

Trang 7

- Sở giáo dục và đào tạo Thanh hóa cũng đã có những buổi tập huấn đểgiáo viên học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận các phương pháp giáodục mới cũng như chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp.

- Trường THPT Tĩnh Gia 1 hiện nay đã và đang được công nhận là trườngchuẩn quốc gia Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, được sự quantâm, chỉ đạo của các cấp các ngành, cùng với sự ủng hộ của các thế hệ học sinh,nhà trường đã được trang bị nhiều thiết bị dạy học như máy vi tính, ti vi, bảngphụ và một số đồ dùng khác phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập

- Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, động viên khuyến khích, hỗ trợgiáo viên đầu tư chuyên môn, khai thác và sử dụng phương pháp và phương tiệndạy học hiện đại có hiệu quả

- Đội ngũ giáo viên môn Giáo dục kinh tế và pháp luật trong trường gồm 4người là con số tương đối đông so với các trường khác Mặt khác, đội ngũ giáoviên môn giáo dục kinh tế và pháp luật rất năng động, yêu nghề, ham học hỏi,đoàn kết và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong công việc nên có điều kiện học hỏinhau nhiều hơn

- Mặt khác, với đặc thù của môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là giáo dụccho học sinh những kiến thức về đạo đức, kinh tế, pháp luật gần gũi với cuộcsống hàng ngày, giúp học sinh có kỹ năng xử lý những tình huống trong cuộcsống thực tiễn, nên giáo viên rất thuận lợi để tổ chức cho học sinh khám phá và

tự tìm hiểu những tri thức mới, làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, sinh động,gây hứng thú, giảm áp lực, giảm mệt mỏi căng thẳng mà vẫn đem lại hiệu quảcao

2.2.1.2 Khó khăn

- Chương trình giáo dục phổ thông mới lần đầu tiên được đưa vào giảngnên nhiều giáo viên và học sinh còn bỡ ngỡ trong việc tiếp cận những phươngpháp dạy và học mới khi dạy, nhiều giáo viên vẫn theo hướng truyền thụ mộtchiều những kiến thức của giáo viên về bài dạy Nhiều giáo viên còn bị phụthuộc một cách máy móc, rập khuôn vào giáo án tham khảo của học liệu là chohọc sinh đọc tình huống, trả lời câu hỏi trong tình huống rồi ghi bài trong sáchgiáo khoa khiến bài dạy khô khan, dễ gây nhàm chán và kém hiệu quả

- Tài liệu phục vụ cho dạy học và bổ sung kiến thức môn Giáo dục kinh tế

và pháp luật ở trường còn nghèo nàn, đơn điệu, một số đồ dùng như tranh ảnh,

sơ đồ, không có hoặc có rất ít

- Cơ sở vật chất của nhà trường, ti vi trên các phòng học đã có nhưng phầnlớn đã cũ, nhiều lúc hư hỏng, nhiều ti vi khó kết nối với thiết bị máy tính mới

Trang 8

- Vẫn còn một bộ phận phụ huynh và học sinh nhận thức không đầy đủ, cóphần thực dụng, thờ ơ, xem môn giáo dục kinh tế và pháp luật chỉ là một môn tựchọn nên không quan trọng, không cần phải dành thời gian học và tìm hiểu sâulàm gì.

2.2.2 Thực trạng về phía giáo viên và học sinh.

2.2.2.1 Về phía người dạy

Phương pháp giảng dạy tích cực khi áp dụng khiến cho giờ giảng của mỗigiáo viên trở nên hấp dẫn, sinh động và có ý nghĩa Khi áp dụng phương phápgiáo dục chủ động, người học giữ vai trò trung tâm, người thầy chỉ đóng vai tròhướng dẫn, giúp đỡ Người học chủ động tìm kiếm tri thức và có thể thu nhậnkiến thức không chỉ từ thầy mà còn từ rất nhiều nguồn khác nhau Bên cạnh đó,kiến thức chuyên môn của người thầy sẽ tăng bởi quá trình tìm kiếm thông tinkiến thức, sử dụng linh hoạt các phương pháp và công nghệ thông tin, bởi nộidung kiến thức của từng giờ giảng phải được cập nhật liên tục để đáp ứng cáccâu hỏi của người học trong thời đại thông tin rộng mở

Khi áp dụng phương pháp học trải nghiệm bản thân giáo viên trường tôiđược thỏa sức sáng tạo trên nền kiến thức, tự tin thể hiện bản thân Biến học sinhthành trung tâm, lôi kéo được sự quan tâm và tập trung và hứng thú tuyệt đối.Biến tiết học thành một buổi trao đổi kiến thức, khiến cho môn học bớt đi sựnhàm chán, cứng nhắc và khô khan Kết quả thành công của sáng kiến từ khi ápdụng đã đạt được thành tích ngoài mong đợi

2.2.2.2 Về phía học sinh

Bản thân học sinh không hứng thú với việc học môn GDKT & PL theohướng truyền thụ truyền thống nhưng lại đặc biệt thích thú với những tiết họctrải nghiệm Sau mỗi tiết sử dụng các biện pháp làm mềm mại hóa tiết học, họcsinh tích cực học bài và làm bài cũ, kết hợp với phương pháp làm bài thi trắcnghiệm phù hợp, học sinh đã đạt kết quả rất khả quan

Khi học sinh đóng vai trò trung tâm, bản thân các em cảm thấy mình làngười chiếm lĩnh và mình cần chiếm lĩnh kiến thức thông qua người dẫn dắt.Người học được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời vớiviệc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm không chỉ từ người thầy mà còn từchính các bạn trong lớp Các em hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, đượcthể hiện, được làm Nhờ học theo hướng tích cực mà các em khắc sâu kiến thức

và tăng khả năng áp dụng vào thực tế lên gấp 3- 4 lần so với cách học thụ độngmột chiều

Trang 9

Dạy bằng phương pháp trải nghiệm chính là tìm mọi cách giúp người họcđược chủ động trong việc học, cho họ được làm việc, được khám phá tiềm năngcủa chính mình Người dạy cần giúp người học có được sự tự tin, có trách nhiệmvới bản thân để từ đó chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng.

2.2.3 Mức độ hứng thú của học sinh khi nhắc tới môn học.

Trước khi giảng dạy tôi đã có khảo sát đối với các em học sinh Mặc dù lúc

đó các em chưa được học nhưng khi nhắc đến môn học thì phần lớn các em chỉxem đó là môn phụ, không mấy ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em nênkhông mấy hứng thú

Kết quả khảo sát như sau:

Lớp Sĩ số Học sinh hứng thú với môn học.

11D1 45 20/45 = 44 %

11D2 44 18/44 = 40 %

11D7 38 17/38 = 45 %

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Nắm vững nội dung chuyên đề 3, 4, 5, 6.

Chuyên đề 3: Thị trường lao động và việc làm Yêu cầu học sinh đạt được:

- Nêu được các khái niệm: lao động, việc làm, thị trường lao động, thịtrường việc làm

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trườngviệc làm

- Nhận ra được xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường

- Xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân để tham gia thị trường laođộng và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp

Chuyên đề 4:Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết củangười kinh doanh Yêu cầu học sinh đạt được:

- Nêu được thế nào là ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh

- Giải thích được tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh

- Nhận biết được tại sao cần có ý tưởng kinh doanh; các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh

Trang 10

- Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người kinh doanh.

- Xây dựng được ý tưởng kinh doanh dưới dạng bài tập thực hành; phântích được ý tưởng kinh doanh và năng lực kinh doanh của bản thân

Chuyên đề 5: Đạo đức kinh doanh Yêu cầu học sinh đạt được:

- Nêu được quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh

- Chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh

- Biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh

- Vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh

- Phê phán được những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh

Chuyên đề 6: Văn hóa tiêu dùng Yêu cầu học sinh đạt được:

- Nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế

- Nêu được khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng

- Mô tả được một số đặc điểm trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam và các biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng

- Thực hiện được các hành vi tiêu dùng có văn hoá

- Phê phán những biểu hiện không có văn hoá trong tiêu dùng; tuyêntruyền, vận động bạn bè, người thân làm người tiêu dùng có văn hoá

2.3.2 Nắm vững phương pháp học trải nghiệm.

2.3.2.1 Phương pháp học trải nghiệm là gì?

Học trải nghiệm là phương pháp khuyến khích người học khám phá, thửnghiệm trực tiếp với kiến thức, hình thành các khái niệm và đưa ra các phântích, kết luận của bản thân về kiến thức ấy Trong đó, giáo viên chỉ đóng vai trò

là người định hướng, định hình nên hành vi tích cực cho người học

2.3.2.2 Quy trình của phương pháp học trải nghiệm

Phương pháp học trải nghiệm là một quy trình gồm 5 bước khép kínnhư sau:

- Trải nghiệm: Người học thực hiện một hoạt động thực tế tuân theo cáchướng dẫn cơ bản về an toàn, tổ chức hoặc quy định về thời gian, trước khi đượcchỉ dẫn cụ thể về cách làm

- Thông báo: Học sinh chia sẻ lại các kết quả, chú ý và những điều quansát, cảm nhận được trong phần hoạt động đã thực hiện của mình

Trang 11

- Thảo luận: Người học cùng thảo luận, nhìn lại cả quá trình trải nghiệm,phân tích và phản ánh lại Học sinh sẽ liên hệ trải nghiệm với chủ đề của hoạtđộng và các kỹ năng học được.

- Tổng quan: Liên hệ những kết quả và điều học được từ trải nghiệm vớicác ví dụ trong cuộc sống thực tế Bước này thúc đẩy người học suy nghĩ về việc

có thể áp dụng những điều học đường vào các tình huống khác như thế nào

- Triển khai: Người học sử dụng những kỹ năng hiểu biết mới vào cuộcsống thực tế của mình, trực tiếp áp dụng những điều học được vào tình huốngtương tự hoặc các tình huống khác - thực hành

2.3.2.3 Khác biệt giữa phương pháp truyền thống với phương pháp học trải nghiệm

Phương pháp học trải nghiệm tập trung vào quá trình học cùng của cá nhân.Người học được khuyến khích tham gia trực tiếp vào các trải nghiệm, sau đóphản ánh kinh nghiệm của họ bằng các kỹ năng phân tích Phương pháp nàygiúp học sinh hiểu rõ hơn về các kiến thức mới và lưu giữ thông tin lâu dài hơn.Điểm khác biệt lớn nhất giữa phương pháp học truyền thống và phươngpháp học trải nghiệm là sự chuyển dịch giữa vai trò của người dạy và người học,

cụ thể như sau:

TRẢI NGHIỆM

Đối tượng trung

người dạy Truyền thụ kiến thức

Lên kế hoạch, sắp xếp hoạt động

Lắng nghe, chia sẻ, đồng hànhcùng hoạt động trải nghiệm của

Trang 12

TIÊU CHÍ PHƯƠNG PHÁP HỌC TRUYỀN THỐNG PHƯƠNG PHÁP HỌC

TRẢI NGHIỆM

Không gian học

tập Trong lớp học

Trong và ngoài lớp họcTrong nước và thế giới

tiễn Không có Diễn ra trong cuộc sống

Kết quả của

người học Thể hiện qua điểm số

Thể hiện qua sự phát triển tư duy,thể chất, kỹ năng sốngLựa chọn của

2.3.2.4 Lợi ích của phương pháp học trải nghiệm.

- Thông qua các hoạt động thực tế và hữu ích, phương pháp học trảinghiệm mang lại cho học sinh nền tảng kiến thức vững chắc cùng hệ thống kỹnăng cần thiết cho tương lai

- Tăng tính chủ động, sáng tạo cho người học

- Tăng khả năng ghi nhớ kiến thức

- Khắc phục sự nhàm chán trong việc dạy và học

2.3.2.5 Các hình thức phương pháp dạy học trải nghiệm hiện nay

Các phương pháp dạy học trải nghiệm ngày càng được ứng dụng phổ biếntại nhiều trường học ở Việt Nam nhờ việc nâng cao tính chủ động cho ngườihọc Trong đó có thể kể tới các hình thức dưới đây

-Thảo luận nhóm

- Nghiên cứu tình huống

- Phương pháp học trải nghiệm thông qua đóng vai, trò chơi

- Học tập từ thực tế

2.3.3 Bảng đánh giá được sử dụng trong học trải nghiệm bằng hình thức học tập từ thực tế.

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:21

w