1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trường thpt sầm sơn qua bài chí phèo của nam cao sgk ngữ văn 11 tập 1

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trường THPT Sầm Sơn qua bài “Chí Phèo” của Nam Cao SGK Ngữ Văn 11 – Tập 1 (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)
Tác giả Phạm Thị Dung
Trường học Trường THPT Sầm Sơn
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 7,43 MB

Nội dung

Để học sinh phát triển năng lực giao tiếp, người giáo viên phải sử dụngkết hợp nhiều phương pháp, trong đó cốt lõi là phương pháp Dạy học hợp tác.Tuy nhiên, thực tế ở các trườn

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT SẦM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT SẦM SƠN QUA BÀI “CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO SGK NGỮ VĂN 11 – TẬP 1 (BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

Trang 2

MỤC LỤC

1 Mở đầu 3

1.1 Lý do chọn đề tài _31.2 Mục đích nghiên cứu 41.3 Đối tượng nghiên cứu 41.4 Phương pháp nghiên cứu _5

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm _5

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 5

2.1.1 Khái niệm năng lực giao tiếp _5

2.1.2 Khái niệm dạy học hợp tác _62.1.3 Đặc điểm của dạy học hợp tác 62.1.4 Vai trò của phương pháp dạy học hợp tác _7

2.1.5 Vai trò của giáo viên trong việc ứng dụng phương pháp “Dạy học hợp

3 Kết luận, kiến nghị _18

3.1 Kết luận _183.2 Kiến nghị 18Tài liệu tham khảo 20

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, việc thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 đã bướcvào năm thứ ba của bậc Tiểu học, Trung học cơ sở và năm thứ hai của bậcTrung học phổ thông Khác với Chương trình Giáo dục Phổ thông 2006 với địnhhướng tiếp cận nội dung, Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 có cách tiếpcận mới là định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh Nhữngnăng lực mà chương trình hướng đến gồm có năng lực chung cho tất cả các mônhọc và các năng lực đặc thù dành cho mỗi môn học Trong đó, năng lực giao tiếpđược xem là năng lực chung mà tất cả các môn học đều hướng đến để phát triểncho học sinh Đó cũng là một năng lực không thể thiếu của học sinh nói riêng vàmột công dân nói chung trong quá trình sinh sống, học tập và làm việc

Để học sinh phát triển năng lực giao tiếp, người giáo viên phải sử dụngkết hợp nhiều phương pháp, trong đó cốt lõi là phương pháp Dạy học hợp tác.Tuy nhiên, thực tế ở các trường THPT hiện nay, nhiều giáo viên chưa hiểu đúng

và đầy đủ về tầm quan trọng của phương pháp này nên chưa sử dụng thườngxuyên hoặc sử dụng chưa đúng quy trình, chưa đúng cách làm giảm đi đáng kểhiệu quả của nó Do vậy, nghiên cứu này sẽ góp phần đóng góp vào cơ sở lý

luận của phương pháp “Dạy học hợp tác” trong dạy học đọc hiểu và củng cố

thêm cơ sở thực tiễn của việc áp dụng phương pháp này vào thực tế giảng dạyphân môn Ngữ Văn ở các trường THPT

Trước khi Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 được đưa vào thực

hiện, khái niệm “Dạy học hợp tác” còn khá xa lạ ở Việt Nam Trước đây, giáo

viên hay dùng phương pháp thảo luận nhóm hay hình thức thảo luận nhóm (một

dạng của “Dạy học hợp tác”) để đổi mới phương pháp đi cùng với Chương trình

Giáo dục Phổ thông 2006 Do đó, trong những công trình nghiên cứu trước đây,

các tác giả chưa đề cập đến phương pháp “Dạy học hợp tác” nhưng đã có nhắc đến “phương pháp giao tiếp” Theo Lê A và cộng sự (2007), “ phương pháp

giao tiếp là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lý thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp” (tr 69–70) Đến Chương trình Giáo

dục Phổ thông 2018, thuật ngữ “Dạy học hợp tác” chính thức được sử dụng rộng

rãi như một phương pháp thay cho phương pháp thảo luận nhóm trước đây vì

nội hàm của “Dạy học hợp tác” rộng hơn mà thảo luận nhóm chỉ là một hình

thức của nó

Kể từ khi thuật ngữ “Dạy học hợp tác” được thống nhất thay thế cho thuật ngữ “thảo luận nhóm” trong Module 2 – “Sử dụng phương pháp dạy học và

giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT môn Ngữ Văn” (tài liệu

ETEP của Bộ Giáo dục và Đào tạo) (2020), chưa có một công trình nghiên cứu

nào đề cập đến hiệu quả của phương pháp Dạy học hợp tác đối với việc phát

triển năng lực giao tiếp cho học sinh

Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đóng vai trò quan trọng trongtiến trình phát triển văn học hiện đại, đánh dấu những bước chuyển mình mạnh

Trang 4

mẽ về nội dung và nghệ thuật Giai đoạn này được ví như “thời kỳ vàng son” của

truyện ngắn Việt Nam với sự xuất hiện của nhiều nhà văn tài năng như NamCao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tô Hoài cùng những tác phẩm tiêu biểu đãtrở thành kinh điển trong kho tàng văn học dân tộc Trước đây với phương phápgiảng dạy truyền thống, học sinh phải tiếp thu một lượng kiến thức khổng lồ mộtcách thụ động khiến các em có tâm lý ngại học Thực tế ấy đòi hỏi một phươngpháp dạy học mới để có thể phát huy được toàn bộ năng lực của người học trongviệc tìm tòi và khám phá thế giới truyện ngắn Đây là một nhu cầu bức thiết, lànỗi lòng trăn trở của nhiều thế hệ người dạy

“Chí Phèo” là một tác phẩm hiện thực xuất sắc, phản ánh chân thực xã hội

Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với những mảng tối tăm, bất công Đồngthời, tác phẩm còn đặt ra những vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam trướcCách mạng tháng Tám như vấn đề tha hóa con người, vấn đề người nôngdân, vấn đề trí thức, Những vấn đề này vẫn còn giá trị hiện thực cho đến ngàynay

Vì những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh Trường THPT Sầm Sơn qua bài “Chí Phèo” của Nam Cao SGK Ngữ Văn 11- Tập 1 (Bộ sách kết nối và cuộc sống)” làm đề tài trong sáng kiến kinh nghiệm của mình.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Năng lực giao tiếp và hợp tác được xem là một trong những năng lựcquan trọng của con người trong xã hội hiện đại Trong Chương trình Giáo dụcphổ thông tổng thể 2018, năng lực giao tiếp và hợp tác là một trong ba nhómnăng lực chung cần phải hình thành và phát triển cho học sinh Đây là nhómnăng lực cốt lõi, năng lực đặc biệt quan trọng cần phát triển ở học sinh, giúp họcsinh có khả năng thích ứng, hội nhập và qua đó phát triển năng lực bản thân.Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành, phát triển qua các cấp học và cácmôn học, trong đó đặc biệt phải nhắc đến môn Ngữ Văn Nhiều nghiên cứu trênthế giới cũng đã đề cập đến vai trò của môn Ngữ Văn trong việc phát triển nănglực giao tiếp cũng như cách thức để phát triển năng lực này

Trong bối cảnh môi trường học tập ngày càng đa dạng và phong phú,việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua phương pháp dạyhọc hợp tác là vô cùng quan trọng Kỹ năng giao tiếp không chỉ giúp họcsinh thành công trong học tập mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân vàxã hội của họ Qua việc làm việc nhóm, trao đổi ý kiến và thực hành giaotiếp trong môi trường học tập, học sinh có cơ hội rèn luyện và phát triểnnhững kỹ năng quan trọng này một cách tự nhiên và hiệu quả Chính vì vậy,việc áp dụng phương pháp dạy học hợp tác không chỉ giúp nâng cao chấtlượng giáo dục mà còn định hình tương lai sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao), SGK Ngữ Văn lớp 11, tập 1, Bộ sách

Kết nối tri thức với cuộc sống, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2023

- HS lớp 11A3, 11A8 Trường THPT Sầm Sơn

Trang 5

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu thực trạng sáng kiến, cơ

sở lý luận của sáng kiến, nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực trongchương trình giáo dục trung học phổ thông

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tìm hiểu lý

do HS gặp khó khăn trong việc phát triển năng lực giao tiếp, khảo sát kết quả

học tập trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong công tác giảngdạy cho HS lớp 11 trường THPT Sầm Sơn, khảo sát việc hứng thú của các em

HS khi được tiếp cận với các phương pháp dạy học hợp tác

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê tỉ lệ học sinh lớp 11

trường THPT Sầm Sơn hứng thú khi sử dụng phương pháp “Dạy học hợp tác”

để học tập bộ môn Ngữ Văn, thống kê kết quả học tập sau khi học sinh học xong

bài “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao.

- Phương pháp đối chiếu, so sánh: So sánh kết quả học tập trước và saukhi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của HS lớp 11A3 và 11A8 trường THPTSầm Sơn

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Khái niệm năng lực giao tiếp

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), năng lực được hiểu như sau: Nănglực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quátrình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩnăng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí thực hiệnthành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong nhữngđiều kiện cụ thể (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)

Về khái niệm “năng lực giao tiếp”, tác giả Phan Thị Minh Châu (2015),

dẫn ý kiến của Savignon (1983) và Hymes (1971), năng lực giao tiếp là sự tổnghợp của 4 lĩnh vực năng lực:

- Năng lực ngữ pháp: năng lực biết sử dụng ngữ pháp, từ vựng và cấu trúc

câu của một ngôn ngữ;

- Năng lực ngôn ngữ xã hội: Giúp người sử dụng ngôn ngữ phải biết được

quy luật xã hội của ngôn ngữ như tính trang trọng, tính lịch sự, tính trực tiếp,biết sự ứng xử phi ngôn ngữ;

- Năng lực diễn ngôn: Biết sử dụng các dụng cụ liên kết văn bản để tổ hợp

các từ, ngữ, câu theo mô hình cấu trúc văn bản chỉnh thể như cuộc hội thoại, thưtín, bài báo, ;

- Năng lực chiến lược: Biết sử dụng các chiến lược để vượt qua các lỗ

hổng về ngôn ngữ, biết nhận ra và khắc phục được những thất bại về giao tiếp,biết lên kế hoạch và tiếp cận được sự thành công, tính hiệu quả của giao tiếp Cóthể nói, 4 thành tố năng lực này không thể tách rời nhau mà đan xen, hỗ trợnhau, tạo thành năng lực giao tiếp tốt nhất cho người sử dụng ngôn ngữ

Trang 6

2.1.2 Khái niệm dạy học hợp tác

Dạy học hợp tác (Collaborative Learning - CL) là phương pháp giảng dạytrong đó học sinh làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu học tập chung.Trong dạy học hợp tác, học sinh được khuyến khích tương tác, hỗ trợ lẫn nhautrong quá trình học tập, từ đó phát triển các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giaotiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), “Dạy học hợp tác” là cách thức tổ

chức dạy học, trong đó học sinh làm việc theo nhóm để cùng nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra.”

Tác giả Lê Thị Thu Hiền (2015) cho rằng: “Hợp tác là sự tự nguyện của

các cá nhân cùng nhau làm việc một cách bình đẳng trong một tập thể (nhóm), trong đó các thành viên trong nhóm tiến hành hoạt động nhằm mục đích và lợi ích chung, đồng thời đạt được mục đích và lợi ích riêng của từng thành viên trên cơ sở nỗ lực chung Hoạt động của từng cá nhân trong quá trình tham gia công việc phải tuân theo những nguyên tắc nhất định và có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong nhóm.” (Lê Thị Thu Hiền, 2015)

Dạy học hợp tác là phương pháp giảng dạy hiệu quả giúp học sinh học tậpmột cách chủ động, tích cực và phát triển các kỹ năng cần thiết Áp dụng dạyhọc hợp tác vào quá trình giảng dạy sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục vàhiệu quả học tập của học sinh

2.1.3 Đặc điểm của dạy học hợp tác

Theo tài liệu hướng dẫn ETEP của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), “Dạy

học hợp tác” có một số đặc điểm sau đây:

- Có hoạt động xây dựng nhóm: Nhóm thường giới hạn thành viên do giáoviên phân công, trong đó tính đến tỉ lệ cân đối về sức học, giới tính, ; nhómđược xây dựng có thể gắn bó trong nhiều hoạt động và có thể linh hoạt thay đổitheo từng hoạt động

- Có sự phụ thuộc (tương tác) lẫn nhau một cách tích cực: Học sinh hợptác với nhau trong những nhóm nhỏ Có thể nói, tương tác (tương tác tự do haytương tác vì nhiệm vụ học tập) giữa những người học trong khi làm việc cùngnhau là đòi hỏi tất yếu của dạy học hợp tác, có nghĩa là các thành viên trongnhóm không chỉ liên kết với nhau về mặt trách nhiệm mà còn có mối liên hệ tìnhcảm, đạo đức, lối sống; thành công của cá nhân chỉ mang ý nghĩa góp phần tạonên sự thành công của nhóm

- Có ràng buộc trách nhiệm cá nhân - trách nhiệm nhóm: Đây vừa là

nguyên nhân vừa là điều kiện của nhóm học tập Các cá nhân thể hiện tráchnhiệm với bản thân và đối với các thành viên của nhóm, cùng hỗ trợ nhau trongviệc thực hiện nhiệm vụ đặt ra; mỗi cá nhân cần có sự nỗ lực bản thân trong sựràng buộc trách nhiệm của cá nhân và nhóm

- Hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác: Học sinh nhận thức được tầm

quan trọng của các kĩ năng học hợp tác Trong hoạt động học tập hợp tác, họcsinh không chỉ nhằm lĩnh hội nội dung - chương trình môn học, mà quan trọng

là được thực hành và thể hiện, củng cố các kĩ năng xã hội (như kĩ năng lắngnghe, kĩ năng đặt câu hỏi - trả lời, kĩ năng sử dụng ngữ điệu khi giao tiếp, )

Trang 7

Đây là tiêu chí để đánh giá dạy học hợp tác trong nhóm có đạt được hiệu quảhay không

Ngoài ra, dạy học hợp tác còn có một số đặc điểm khác như:

- Tính linh hoạt: Dạy học hợp tác có thể được áp dụng vào tất cả các môn

học, từ tiểu học đến đại học

- Tính hiệu quả: Dạy học hợp tác đã được chứng minh là phương pháp

giảng dạy hiệu quả giúp học sinh học tập tốt hơn

- Tính sáng tạo: Dạy học hợp tác khuyến khích học sinh tư duy sáng tạo,

đưa ra ý tưởng mới và giải quyết vấn đề một cách độc đáo

2.1.4 Vai trò của phương pháp dạy học hợp tác

Trong môi trường học tập tích cực và thân thiện, học sinh sẽ cảm thấythoải mái và tự tin hơn trong việc giao tiếp và trao đổi ý kiến với bạn bè vàgiáo viên Để tạo ra môi trường này, giáo viên có thể:

- Khuyến khích sự tham gia tích cực: “Dạy học hợp tác” tạo cơ hội cho

tất cả học sinh tham gia vào các hoạt động nhóm và thảo luận; học sinh được đặtcâu hỏi mở và chia sẻ ý kiến của mình khi hợp tác với học sinh khác; Đồng thờiphương pháp này còn có khả năng đánh giá sự tham gia và đóng góp của ngườihọc trong quá trình học tập Các hoạt động nhóm trong phương pháp dạy họcnày giúp tạo ra một môi trường tích cực và thú vị cho học sinh, từ đó khuyếnkhích sự hứng thú và ý thức tự giác trong học tập

- Xây dựng tinh thần đồng đội và hỗ trợ lẫn nhau: “Dạy học hợp tác” đã

giúp học sinh thấy được tầm quan trọng việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến củangười khác; đồng thời nó còn khuyến khích học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong quátrình làm việc nhóm để tạo ra các hoạt động xây dựng bài dựa trên tinh thầnđồng đội và hợp tác giữa các học sinh

- Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua làm việc nhóm: Làm việc nhóm làmột phần quan trọng trong phương pháp dạy học hợp tác Khi làm việc nhóm,

học sinh phải giao tiếp để chia sẻ ý tưởng; hợp tác và phân công công việc, trách

nhiệm của từng thành viên trong nhóm một cách công bằng và hợp lý Bên cạnh

đó, còn khuyến khích người học hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, giải quyết các mâuthuẫn và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ một cách lịch sự và hiệuquả Thông qua việc tham gia vào các hoạt động nhóm, học sinh sẽ có cơ hộigiao tiếp với nhau và học hỏi lẫn nhau Điều này giúp học sinh trở nên tự tin hơntrong việc giao tiếp và hòa nhập vào môi trường xã hội

- Thuyết trình và trình bày kết quả: Khi tham gia lớp học hợp tác, học sinh

phải chuẩn bị và trình bày kết quả công việc của nhóm trước lớp một cách tổchức và logic Sử dụng kỹ năng thuyết trình để trình bày ý tưởng và kết quả củanhóm một cách rõ ràng và hấp dẫn và nhận phản hồi từ người khác và cải thiện

kỹ năng giao tiếp của mình Như vậy, thông qua các tiết học hợp tác, học sinh sẽrèn được kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm cũng như tự tin vào bản thân mìnhhơn

- Tích hợp kiến thức và kỹ năng mới: “Dạy học hợp tác” cho phép học

sinh áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế thông qua các hoạtđộng nhóm Thay vì chỉ đơn thuần ghi nhớ và áp dụng kiến thức vào các bài tập

Trang 8

trên giấy, học sinh sẽ được tham gia và giải quyết các nhiệm vụ trong các hoạtđộng nhóm Điều này giúp học sinh hiểu sâu hơn về kiến thức bài học và có thể

áp dụng vào những tình huống khác nhau trong thực tiễn

2.1.5 Vai trò của giáo viên trong việc ứng dụng phương pháp “Dạy học hợp

tác”

Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng phương pháp dạyhọc hợp tác vào hoạt động dạy học để phát triển năng lực giao tiếp cho họcsinh Họ có thể đóng vai trò như một người hướng dẫn, truyền cảm hứng vàtạo điều kiện cho học sinh để tự hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Người hướng dẫn: Giáo viên có trách nhiệm giúp đỡ học sinh hiểu rõ về

cách thức hoạt động nhóm và khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào cáchoạt động này Người dạy cũng nên giải thích cho học sinh biết được công việccủa mỗi thành viên và cách làm việc để đạt hiệu quả trong nhóm Điều này giúphọc sinh tập trung và làm việc một cách có kế hoạch

Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành nhiệm vụ nhóm

- Truyền cảm hứng: Một giáo viên có trách nhiệm cần phải biết truyền

cảm hứng và khuyến khích học sinh tự tin và chủ động tham gia hoạt động họctập Họ cần tạo ra môi trường thoải mái và an toàn nhất để học sinh dễ dàng chia

sẻ ý kiến và đưa ra nhận xét của bản thân về nội dung bài học Điều này giúphọc sinh cảm thấy thoải mái và tự tin khi giao tiếp với nhau

- Tạo điều kiện cho học sinh: Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh

chủ động trong quá trình học tập Điều này bao gồm việc cung cấp tài liệu,hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của học sinh khi cần thiết Giáo viên cũngnên tổ chức các hoạt động thú vị và hấp dẫn để kích thích sự tò mò và tính sáng

Trang 9

tạo của học sinh Có như vậy, học sinh mới tiếp thu tri thức một cách chủ động

và tích cực, hơn nữa tạo hứng thú học tập cho học sinh

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Phương pháp “Dạy học hợp tác” ngày càng được áp dụng rộng rãi trong

các nhà trường phổ thông Theo khảo sát của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

năm 2022, có tới 70% nhà trường đã áp dụng “Dạy học hợp tác” ở mức độ nhất

định, trong đó 30% áp dụng thường xuyên và 40% áp dụng thỉnh thoảng Thựctiễn giảng dạy tại trường THPT Sầm Sơn, tôi nhận thấy phương pháp dạy họchợp tác có những thách thức như sau:

Cũng như bất cứ phương pháp dạy học nào khác, dạy học hợp tác cũng cónhững ưu điểm và hạn chế riêng Do vậy, không thể tuyệt đối hóa bất kỳ mộtphương pháp nào trong quá trình dạy học Nghĩa là, không thể sử dụng dạy họchợp tác như một phương pháp dạy học độc tôn trong tiết dạy Ngữ Văn Muốn

tiết dạy thành công, người dạy cần sử dụng “Dạy học hợp tác” kết hợp với các

phương pháp khác như nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, diễn giảng, thuyết trình

Đặc trưng của “dạy học hợp tác” là tất cả các thành viên trong nhóm phải

có sự hợp tác với nhau để hoàn thiện sản phẩm cuối cùng, từ đó năng lực giaotiếp và hợp tác của người học sẽ được hình thành thông qua quá trình hợp tác.Thế nhưng, có một điều đáng lo là thực tiễn hiện nay tại một số trường phổthông nói chung và tại trường THPT Sầm Sơn nói riêng, tôi nhận thấy nhiều

giáo viên để tránh mất thời gian hoặc vì muốn tiết học được “trôi chảy” nên khi

tiến hành thảo luận nhóm xong thường yêu cầu nhóm trưởng hoặc những emhọc sinh khá giỏi đại diện nhóm lên trình bày hoặc cho các em xung phong lêntrình bày (thường chỉ có học sinh khá giỏi mới xung phong lên trình bày để cảnhóm được khen hoặc cộng điểm) Để làm rõ thực trạng trên, tôi đã tiến hànhkhảo sát 330 học sinh theo form: https://forms.gle/5hTyLDR3touyQi8a9 Kếtquả như sau:

Tích cực ; 9.62%

Bình thường; 35.21%

Thỉnh thoảng; 23.47%

Không tham gia; 31.69%

Biểu đồ thực trạng học sinh khối 11 trường THPT Sầm Sơn khi tham gia các tiết học theo phương pháp dạy học hợp tác

Tích cực Bình thường Thỉnh thoảng Không tham gia

Trang 10

Theo kết quả khảo sát từ nghiên cứu này, có đến 63.82% học sinh đượchỏi cho biết khi học với hình thức thảo luận nhóm, giáo viên thường cho nhómtự cử học sinh hoặc gọi những em khá giỏi lên trình bày Cũng trong khảo sátnày, có đến 3/8 (33.33%) giáo viên tổ Ngữ văn trường THPT Sầm Sơn cho biếtmình thường cho học sinh tự cử đại diện lên hoặc gọi học sinh khá giỏi trình bàykết quả mỗi khi tổ chức thảo luận nhóm trong tiết dạy

Nếu điều này xảy ra thường xuyên thì hệ lụy có thể nhìn thấy trước đó lànhững giờ thảo luận nhóm dễ biến thành sân chơi riêng của những bạn học sinhkhá giỏi, còn những em trung bình, yếu thì ngồi chơi (vì các em biết chắc rằngmình sẽ không lên trình bày nên không cần phải chuẩn bị) Từ đó, mục tiêu hìnhthành năng lực giao tiếp và hợp tác cho người học sẽ hoàn toàn thất bại Chẳngnhững năng lực giao tiếp và hợp tác không được hình thành mà hiệu quả của giờdạy cũng không được đảm bảo

2.3 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.3.1 Các bước tiến hành phương pháp “Dạy học hợp tác”

Theo tài liệu hướng dẫn ETEP của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), tiếntrình dạy học hợp tác có thể chia ra làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Chuẩn bị: Trong giai đoạn này, giáo viên cần thực hiện

các công việc chủ yếu sau:

+ Xác định hoạt động cần tổ chức dạy học hợp tác (trong chuỗi hoạt độngdạy học) dựa trên mục tiêu, nội dung của bài học

+ Xác định tiêu chí thành lập nhóm: theo trình độ của học sinh, theo ngẫunhiên, theo sở trường của học sinh Thiết kế các hoạt động kết hợp cá nhân,theo cặp, theo nhóm để thay đổi hoạt động dạy học, từ đó tạo hứng thú và nângcao kết quả học tập của học sinh

+ Xác định thời gian phù hợp cho hoạt động nhóm để thực hiện có hiệuquả

+ Thiết kế các phiếu/ hình thức giao nhiệm vụ tạo điều kiện cho học sinhdễ dàng hiểu rõ nhiệm vụ và thể hiện rõ kết quả hoạt động của cá nhân hoặc của

cả nhóm, các bài tập củng cố chung hoặc dưới hình thức trò chơi học tập theonhóm, từ đó tăng cường sự tích cực và hứng thú của học sinh

- Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học hợp tác

+ Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức các hoạt động chính

như giới thiệu chủ đề; thành lập các nhóm làm việc; xác định nhiệm vụ của cácnhóm; xác định và giải thích nhiệm vụ cụ thể của các nhóm; xác định rõ mụctiêu cụ thể cần đạt được Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc khácnhau

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập có sự hợp tác : Các nhóm tự thực

hiện nhiệm vụ được giao; lập kế hoạch làm việc; thỏa thuận về quy tắc làm việc;tiến hành giải quyết nhiệm vụ; chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp; xác định nộidung, cách trình bày kết quả

+ Bước 3: Trình bày và đánh giá kết quả của hoạt động hợp tác: Đại diện

các nhóm trình bày kết quả trước lớp Học sinh nhóm khác lắng nghe, nhận xét,bổ sung Giáo viên hướng dẫn học sinh lắng nghe và phản hồi tích cực Thông

Trang 11

thường, học sinh trình bày bằng miệng hoặc trình bày với báo cáo kèm theo,thuyết trình Power Point Có thể trình bày có minh họa thông qua biểu diễn hoặcmẫu kết quả làm việc nhóm như tranh, ảnh, số liệu Kết quả trình bày của cácnhóm nên được chia sẻ với các nhóm khác, để các nhóm góp ý và là cơ sở đểtriển khai các nhiệm vụ tiếp theo

Sau khi học sinh nhận xét, phản hồi, giáo viên tổng kết các kiến thức cơbản Khi dạy học theo phương pháp hợp tác, giáo viên trở thành người hướngdẫn học sinh làm chủ tri thức, tức là giáo viên cùng làm việc với học sinh,hướng dẫn học sinh học tập, thảo luận và giúp học sinh tổng hợp kiến thức mônhọc và thậm chí có thể liên hệ tích hợp kiến thức liên môn Chính vì vậy, cầntránh tình trạng giáo viên giảng lại toàn bộ vấn đề học sinh đã trình bày

2.3.2 Các phương pháp dạy học hợp tác

2.3.2.1 Phương pháp làm việc nhóm

Các bước tiến hành:

Bước 1: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4-6 học sinh.

Bước 2: Giao cho mỗi nhóm một chủ đề, nhiệm vụ học tập cụ thể.

Bước 3: Yêu cầu học sinh thảo luận, hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ Bước 4: Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ học sinh trong

quá trình học tập

Minh hoạ: Trong hoạt động hình thành kiến thức, giáo viên chia lớp

thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 2-4 học sinh), yêu cầu học sinh đọc các thôngtin về tác giả Nam Cao và hoàn thành phiếu học tập về tác giả và nội dungtruyện

Nhóm 1: Khái quát chung về tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo” Nhóm 2: Sơ đồ hoá cốt truyện theo trình tự thời gian và theo trình tự kể

chuyện của nhà văn Nam Cao

Nhóm 3: Phân loại và nhận xét về điểm nhìn trần thuật phần đầu văn bản Nhóm 4: Nhận xét đặc sắc tiếng chửi của Chí Phèo ở phần mở đầu.

Học sinh lớp làm việc nhóm theo yêu cầu của giáo viên

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông - Chươngtrình tổng thể
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2018
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán (ETEP), NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốtcán (ETEP)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2020
3. Lê A, Nguyễn Quang Ninh & Bùi Minh Toán, (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê A, Nguyễn Quang Ninh & Bùi Minh Toán, (2007), "Phương pháp dạy họcTiếng Việt
Tác giả: Lê A, Nguyễn Quang Ninh & Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
4. Phan Thị Minh Châu (2015), Ứng dụng dạy chức năng ngôn ngữ qua các bài hội thoại, Tạp chí Giáo dục số 366, trang 57-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng dạy chức năng ngôn ngữ qua các bàihội thoại
Tác giả: Phan Thị Minh Châu
Năm: 2015
5. Lê Thị Thu Hiền (2015), Đánh giá năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học ở trường trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 360, trang 18-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá năng lực hợp tác của học sinh trong dạyhọc ở trường trung học phổ thông
Tác giả: Lê Thị Thu Hiền
Năm: 2015
6. Azizi Alias, Kamisah Osman, (2015), Đánh giá kĩ năng giao tiếp trong khoa học: Sự phát triển của phiếu tự đánh giá, Asia Pacific Journal of Educators and Education, Số 30, trang 107–122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kĩ năng giao tiếp trong khoahọc: Sự phát triển của phiếu tự đánh giá
Tác giả: Azizi Alias, Kamisah Osman
Năm: 2015
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2020), Sách Ngữ văn 11 (tập 1) – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Ngữ văn 11 (tập 1) – Bộ sách Kết nốitri thức với cuộc sống
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2020

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w