1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh đổi mới phương pháp dạy học bằng việc sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm hữu cơ trong dạy học chuyên đề cacbohiđrat

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi mới phương pháp dạy học bằng việc sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm hữu cơ trong dạy học chuyên đề cacbohiđrat
Tác giả Tác Giả Chưa Được Ghi Rõ
Trường học Trường THPT Lam Kinh
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Trong đó sử dụng và hướng dẫn bài tập thực hành thí nghiệm hoá học là một trong những phương pháp hữu hiệu có tác dụng tích cực đến việc giáo dục, rèn luyện và phát huy năng lực nhận thứ

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài.

Những năm gần đây nền giáo dục phổ thông nước ta đang từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là chuyển từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng

về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề [ 4]

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, làm thế nào để vừa giúp các em yêu thích môn Hoá đồng thời có thể nâng cao kết quả học tập và chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT quả là một vấn đề quan trọng Để ôn thi tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên cần áp dụng các phương pháp giảng dạy linh hoạt với từng đối tượng học sinh, với từng dạng bài, dạng đề thi; bản thân người giáo viên cần tích cực tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để không chỉ có cái nhìn sâu rộng về tác phẩm mà hiểu bản chất của việc đổi mới đề thi, cấu trúc thi…trên cơ

sở đó từng bước định hướng học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo, đổi mới trong cách tiếp cận kiến thức [3]

Một trong các phương pháp giáo dục hiện nay là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Trong dạy học hoá học có thể nâng cao chất lượng dạy học phát huy năng lực nhận thức và tư duy của học sinh bằng nhiều biện pháp, phương pháp khác nhau Trong đó sử dụng và hướng dẫn bài tập thực hành thí nghiệm hoá học là một trong những phương pháp hữu hiệu có tác dụng tích cực đến việc giáo dục, rèn luyện và phát huy năng lực nhận thức cũng như tư duy của học sinh.[6]

Bài tập thực hành thí nghiệm hóa học là một trong những phương tiện dạy học hiệu quả, giúp giáo viên sử dụng để đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức mới và phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh phổ thông Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Hoá học ,trong quá trình dạy học, tôi thấy việc sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm hoá học nhằm phát huy năng lực thực nghiệm của học sinh chưa cao Đứng trước các yêu cầu đổi mới về thực trạng của công tác dạy

học, tôi chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học bằng việc sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm hữu cơ trong dạy học chuyên đề :Cacbohiđrat- Hoá học 12 nhằm nâng cao chất lượng ôn thi TN THPTQG môn Hóa của học sinh tại trường THPT Lam Kinh ”

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Trên cơ sở nghiên cứu “Đổi mới phương pháp dạy học bằng việc sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm hữu cơ trong dạy học chuyên đề : Cacbohiđrat- Hoá học 12 nhằm nâng cao chất lượng ôn thi TN THPTQG môn Hóa của học sinh tại trường THPT Lam Kinh ” tìm ra những biện pháp

giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức hoặc chứng minh cho kiến thức đã được học ở các mức độ khác nhau

Trang 2

- Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm góp phần phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh: tổng hợp tất cả những kiến thức hóa học đã có, kĩ năng cần thiết để xử lí thông tin, các thuộc tính cá nhân khác như: hứng thú khám phá tri thức mới, sự say mê học hỏi, niềm tin vào khoa học, ý chí kiên nhẫn, để thực hiện thành công các thao tác, kĩ thuật tiến hành thí nghiệm hóa học.[ 3]

- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, tiến hành thí nghiệm, rèn luyện kĩ năng thực hành trên cơ sở tạo cho các em hăng say học tập, say mê với nghiên cứu khoa học

-Thí nghiệm là cơ sở của việc học hoá học và để rèn luyện kĩ năng thực hành Thông qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn [2]

- Thông qua bài thực hành thí nghiệm rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống: Giải thích các hiện tượng hoá học trong tự nhiên, sự ảnh hưởng của hoá học đến kinh tế, sức khoẻ, môi trường và các hoạt động sản xuất, tạo sự say mê hứng thú học tập hoá học của học sinh.[3]

- Giáo dục tư tưởng, đạo đức tác phong lao động, rèn luyện tính kiên nhẫn , trung thực sáng tạo, chính xác, khoa học

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm hữu cơ chuyên đề : Cacbohidrat (gồm các chất như glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ) - Hoá học lớp 12 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh giúp các em làm bài tốt đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPTQG năm học 2023-2024

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Phương pháp phân tích tài liệu để

xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài

2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dựa vào thực tiễn dạy học trên

lớp giáo viên thiết kế, xây dựng hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm phù hợp với đối tượng học sinh

3 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tham khảo ý kiến cũng như

phương pháp giảng dạy Hóa học của đồng nghiệp thông qua các buổi họp chuyên đề,dự giờ thăm lớp

4 Phương pháp thử nghiệm

- Lấy thực nghiệm việc giảng dạy Hóa học ở trên lớp đặc biệt là những bài học Hóa học có thí nghiệm để tìm ra hướng rèn kĩ năng làm thí nghiệm cho các em học sinh

- Thử áp dụng các giải pháp để phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của học sinh khối 12 trong bài thực hành thí nghiệm chủ đề cacbohidrat từ đó thu thập thông tin để điều chỉnh cho phù hợp

1.5 Những điểm mới của SKKN:

- Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hợp lí hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm theo các mức độ nhận thức và tư duy trong chương trình phổ thông

- Bài tập thực hành thí nghiệm giúp phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy từ lý thuyết đến thực hành và ngược lại từ đó xác nhận những

Trang 3

thao tác kĩ năng thực hành hợp lí

- Học sinh nắm được bản chất của phản ứng hoá học nên các em cảm thấy

dễ hiểu, hiểu sâu sắc vấn đề giải thích được nguyên nhân dẫn đến các trường hợp của bài toán

- Thông qua bài thực hành thí nghiệm học sinh được rèn luyện kĩ năng ôn tập củng cố kiến thức một cách tốt nhất

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Ở chương trình trung học phổ thông, Hóa Học là bộ môn khoa học tự nhiên được đưa vào chương trình học, nó đòi hỏi ở học sinh khả năng tư duy, sự nhạy bén, thông minh… để hiểu rõ những khái niệm khá trừu tượng, những hiện tượng hóa học khá thú vị Đặc điểm của bộ môn Hóa là mang tính thực nghiệm cả về định tính và định lượng Khái niệm hóa học luôn trừu tượng, khó hiểu, không quan sát bằng mắt thường được (như nguyên tử, phân tử…) Ngoài ra bộ môn này còn kết hợp các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng quan sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá, suy luận; kỹ năng vận dụng kiến thức vào bài tập; kỹ năng tính toán.[4]

Mặc dù trong những năm gần đây hầu hết GV đã chú trọng đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa Học nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao điểm trung bình của môn học SGK mang tính hàn lâm nhưng vẫn thiếu những bài tập có tính ứng dụng, thực tiễn nên trong quá trình giảng dạy giáo viên vẫn chú ý nhiều đến việc truyền thụ khối lượng kiến thức nhưng còn ít chú trọng đến cách dẫn dắt HS tìm hiểu khám phá và lĩnh hội kiến thức, gắn liền với việc giải quyết vấn đề.[3]

Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy các GV chuẩn bị bài rất công phu, nhưng vẫn chưa khơi dậy được niềm say mê, hứng thú học tập, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành , phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, khả năng huy động tổng hợp các kiến thức , kĩ năng và thuộc tính cá nhân khác như: hứng thú, niềm tin, ý chí, để thực hiện thành công một loạt hoạt động nhất định, đạt kết quả như mong muốn trong những điều kiện cụ thể Như vậy, năng lực của người học có thể được hiểu là sự hình thành và phát triển những tố chất mà người học đã có thông qua quá trình học tập, rèn luyện để từ đó, người học có khả năng tổng hợp và vận dụng linh hoạt, hiệu quả các kiến thức, kĩ năng, có ý chí, niềm tin vào bản thân.[4]

Trong trường phổ thông, thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những tính chất, mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp làm cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học và biết cách khai thác chúng Thông qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc, sâu sắc Thí nghiệm hoá học được sử dụng theo đúng mục đích

sẽ là nguồn học sinh khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học hoá học.[2]

- Thông qua bài tập thực hành thí nghiệm hóa học giúp học sinh làm sáng

tỏ mối liên hệ giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra

Trang 4

trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống của con người.

- Thông qua bài tập thực hành thí nghiệm hóa học còn giúp học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức đã học được trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào các lĩnh vực hoạt động của con người

- Bài tập thực hành thí nghiệm hóa học có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, củng cố niềm tin vào khoa học của học sinh, giúp học sinh hình thành những đức tính tốt của con người mới: làm việc khoa học, thận trọng, ngăn nắp, gọn gàng Vì vậy việc hướng dẫn học sinh kĩ năng làm bài tập thực hành thí nghiệm trong môn hóa học ở trường THPT là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người thầy [3]

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Bài tập thực hành thí nghiệm là một công cụ, phương tiện mạnh nhất để giúp học sinh biến những kiến thức trên lí thuyết thành những hiểu biết của mình và vận dụng để giải thích các hiện tượng tự nhiên Vì vậy bài tập thực hành thí nghiệm có vị trí và vai trò hết sức quan trọng nhưng nó vẫn chưa được

sử dụng tốt để phát huy hết tác dụng của nó Qua thực tế giảng dạt tôi nhận thấy

Thứ nhất: Từ phía giáo viên:

- Vẫn còn GV chưa có kinh nghiệm ôn thi THPTQG hoặc chưa quyết tâm trong dạy học ôn thi THPT Quốc gia Vẫn còn giáo viên lên lớp để “thời gian chết” nhiều, đầu giờ mới giao bài tập rồi yêu cầu học sinh ngồi làm bài trong cả buổi học Thiết nghĩ GV có thể đã nghĩ là cho luyện tốc độ, nhưng đó phải là theo lộ trình và phải đúng kế hoạch

- Dạy học chưa chú ý đến vấn đề một lớp có nhiều đối tượng học sinh: Ra bài tập về nhà nhiều về số lượng, không có chọn lọc, phân hóa học sinh; có bài tập không tập trung vào trọng tâm bài dạy

- Dạy học chưa phát huy được tính tích cực của học sinh, ít gây được hứng thú đối với học sinh Chỉ chú trọng giảng dạy kiến thức, kĩ năng mà thiếu quan tâm tới năng lực học sinh Ít quan tâm hướng dẫn học sinh cách tự học, buông lỏng kiểm tra quá trình tự học ở nhà của học sinh

- Kiểm tra đánh giá còn chưa chính xác, nhiều đề không cân đối Đề kiểm tra đôi lúc còn chưa đạt chuẩn, còn quá khó hoặc quá dài

Thứ hai: Từ phía học sinh:

- Một số học sinh còn lười học với tư tưởng cho phép mình xả hơi khi đã đậu vào trường Vì thế, nhiều em mặc dù học lực trung bình-khá, khá hoặc giỏi cũng dễ rơi vào tình trạng tự thỏa mãn, không cố gắng nỗ lực vươn lên Học sinh quá chủ quan vào việc thi tốt nghiệp cho rằng thi trắc nghiệm kiểu gì cũng đỗ nên không chú ý thậm chí bỏ không học các môn không thi đại học Một số học sinh được giáo viên nhân nhượng có được kết quả cao hơn khả năng học tập sinh chủ quan

- Học sinh thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức, ngại khó, ngại khổ Với tâm lí chỉ học để đủ đỗ vào một trường đại học, chưa có quyết tâm lấy điểm cao, điểm thủ khoa trong kì thi THPT Quốc gia Thời đại công nghệ cũng là nguyên nhân không hề nhỏ, đó là khi trong tay mỗi học sinh là những chiếc smartphone hiện đại, mới nhất…và những ứng dụng hấp dẫn…

Trang 5

Trước những tình hình đó, tôi cố gắng phát huy những thuận lợi đồng thời khắc phục khó khăn, tìm mọi biện pháp để các bài tập thực hành thí nghiệm Hóa học vận dụng được thành công

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, tài liệu, các kênh truyền thông để tìm ra được những biện pháp tốt nhất nhằm thực hiện tiết dạy thực hành hiệu quả, các thí nghiệm thành công và an toàn để tăng sức hút, tính chủ động sáng tạo của học sinh khi học môn hoá học Thiết kế hoạt động dạy và học thực hành thí nghiệm ngoài các yêu cầu cơ bản cần quan tâm

và nhấn mạnh những vấn đề sau:

2.3.1.Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm khi nghiên cứu bài mới

Để phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh, giáo viên có thể

sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề hoặc kiểm chứng nhằm phát triển tư duy, khơi gợi

sự hứng thú, tính tích cực học tập cho các em trong quá trình lĩnh hội kiến thức

2.3.2.Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong các giờ học luyện tập, ôn tập

Những giờ luyện tập thường có lượng kiến thức ôn tập nhiều, bài tập nhiều

và khó Khi giáo viên sử dụng bài tập về thực hành thí nghiệm có lồng ghép hình ảnh, clip thí nghiệm, thí nghiệm ảo hướng dẫn học sinh thực hiện sẽ tạo hứng thú học tập cho các em, làm cho giờ học trở nên sôi nổi, hào hứng hơn Nhờ vậy, học sinh sẽ dễ dàng nhận ra mối liên hệ giữa kiến thức trong một chương cụ thể

2.3.3.Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong giờ thực hành

Những thí nghiệm biểu diễn minh họa trong bài thực hành là phương thức hình thành và phát triển kĩ năng thực hành cho học sinh nhanh nhất Tuy nhiên, bài tập

về thực hành thí nghiệm nhằm giúp HS có những định hướng và kiểm chứng lại quá trình thực hành, củng cố kiến thức đã học và khám phá những vấn đề mới phát sinh

2.3.4.Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì

Việc đánh giá sự phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh sau mỗi chương, mỗi học kì là rất cần thiết Qua đó, giúp giáo viên nắm được học sinh đã tiếp thu kiến thức và kĩ năng ở mức độ nào để có hướng điều chỉnh các phương pháp dạy học cho hợp lí

Dạy học thực hành, dạy học gắn với thực tế, liên hệ với các môn học khác, với kiến thức cuộc sống, kiến thức xã hội;

Ngoài ra trong quá trình ôn luyện cho học sinh ôn thi tốt nghiệp THPTQG bản thân tôi có vận dụng thêm một số giải pháp kết hợp nhằm nâng cao chất lượng ôn thi

1 Đối với học sinh: Cần có chiến lược, phân bố thời gian cho 40 câu hỏi

(4 nhóm: 15 câu dễ - 10 câu cơ bản-10 câu trung bình khá-5 câu khó)

Với các thí sinh đặt mục tiêu điểm số 7,5 (30 câu) với 4 nhóm câu “15 - 10

- 10 - 5” , chia thời gian dành cho tương ứng: 15’ – 15’ – 10’ – 5’

Với các thí sinh đặt mục tiêu điểm số từ 8-10 điểm (40 câu) với 4 nhóm câu

“15 – 10 – 10 – 5”, chia thời gian dành cho tương ứng: 10’ – 10’ – 15’ – 15’

Trang 6

Với từng nhóm câu hỏi cần lưu ý như sau:

+ Nhóm 1 (15 câu dễ): Đọc chậm (bởi đọc 1 lượt cẩn thận còn hơn đọc ẩu lại phải đọc lại sẽ tốn thời gian và ảnh hưởng tâm lý), đọc chắc từng câu hỏi và chọn đáp án đúng, sau chọn được đáp án thì ghép ngược lại đáp án với câu dẫn (nhìn lại lên câu dẫn 1 lần nữa, để chắc chắn không bỏ qua từ khi đọc lần 1) Cố gắng cẩn thận, chắc chắn làm đúng 15 câu dễ này, không để lãng phí điểm số + Nhóm 2 (10 câu cơ bản): Nhìn cả 4 đáp án, có thể loại trừ dễ dàng dựa vào

dữ kiện đề bài, kiểm tra lại đáp án đúng với các điều kiện câu hỏi đưa ra Chú ý các

từ “chìa khoá” quyết định của câu dẫn Nên gạch chân khi đọc qua vì có thể cần lướt lại câu dẫn lần thứ 2

+ Nhóm 3 (10 câu TB): tính toán mức độ đơn giản nên cần tính chuẩn 1 lần, ghi sơ đồ bài toán (nếu cần thiết để tránh nhầm, thiếu quá trình phản ứng, thiếu chất, cần ghi ra nháp) Vẫn cần chú ý tới 4 đáp án đưa ra, đề phòng, cẩn trọng các đáp án gây nhiễu, có thể nhanh vội dẫn đến chọn sai

+ Nhóm 4 (5 câu khó): cần lựa chọn thứ tự câu để làm vì thời gian Làm câu nào chắc câu đó, không tham phân tích đề tất cả các câu cuối rồi để đó Chú

ý các dấu hiệu “đặc biệt” có thể gợi ý cho lời giải nhanh, ngắn gọn

2 Đối với giáo viên

- Mỗi GV khi lên lớp cần chú trọng nhiều đến việc chuẩn bị nội dung, phù hợp với đối tượng HS lớp mình đạng dạy, chúng ta dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp (tức là từ biết đến hiểu rồi đến vận dụng) dựa trên chuẩn kiến thức không cần phải bổ sung, nâng cao đối với HS yếu kém; cần giúp HS nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài, HS tái hiện được, giải lại được bài toán tương tự

- Đối với những vấn đề trọng tâm, GV cần thực hiện nhiều lần và đặt vấn đề tương tự để HS giải quyết, tránh trường hợp dạy vòng vo, trình bày lý thuyết nhiều làm cho HS khó tiếp thu; kiến thức truyền thụ cần ngắn gọn, tinh giản nhưng đảm bảo đầy đủ, chính xác

- Nắm thật sát năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp mình dạy

để từ đó phân loại và đổi mới phương pháp dạy học thích hợp, giao nhiệm vụ làm bài tập cho HS

- GV cần tích cực, mạnh dạn đổi mới các phương pháp dạy học Mỗi lần thay đổi PPDH là một lần GV đã tạo ra “cái mới”, tạo sự trải nghiệm và giao lưu kiến thức, nhờ thế sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán như vốn có của bộ môn

- Trực tiếp gặp gỡ định hướng học sinh (cho học sinh thấy được tầm quan trọng của kì thi thử của trường; phân tích cho học sinh thấy được kết quả thi của học sinh như thế nào nếu duy trì cách học, ôn thi như hiện tại)

- Đối với những học sinh giỏi cần động viên khuyến khích để các em tự giải quyết tốt các câu ở dạng biết, hiểu và vận dụng thấp, tập chung nhiều thời gian hơn vào câu vận dụng cao để đạt điểm trên 27 điểm

CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

CHUYÊN ĐỀ II: CACBOHIDRAT

Trang 7

1.Thí nghiệm 1: Phản ứng của glucozơ với Cu(OH) 2

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%

+ Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ

Quan sát hiện tượng:

+ Lúc đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lam sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam

Giải thích:

+ Lúc đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lam:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4 + Thêm dung dịch glucozơ vào ống nghiệm làm kết tủa tan và tạo phức màu xanh lam

C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O

Hình 1: Thí nghiệm Phản ứng của glucozơ với Cu(OH) 2

- Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1 Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các

bước sau đây:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và

1 ml dung dịch NaOH 10% Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung

dịch để giữ kết tủa

Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm,

lắc nhẹ

Nhận định nào sau đây là đúng?

A.Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng.

B.Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm -OH.

C.Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu tím đặc trưng.

Trang 8

D Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức Hướng dẫn giải

A.Sai, Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh lam của

Cu(OH)2

B.Sai, Phản ứng trên chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều

nhóm –OH kề nhau (tính chất của poliol)

C.Sai, Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu xanh

lam (phức của đồng)

D.Đúng, Lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng

tạo phức

2.Thí nghiệm 2: Phản ứng của glucozơ với dd AgNO 3 trong NH 3

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Cho vào ống nghiệm sạch 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó thêm từng giọt dung dịch NH3 5% và lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết, cho thêm một vài giọt dung dịch NaOH 10%

+ Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucozơ, hơ nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (hoặc đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng) trong vài phút

- Quan sát hiện tượng:

+ Ban đầu vẫn đục sau đó tan tạo dung dịch trong suốt

+ Sau khi hơ nóng ống nghiệm quan sát thấy có lớp màu trắng bạc bám trên ống nghiệm

- Giải thích:

+ Dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo thành kết tủa nên dung dịch vẫn đục sau đó tiếp tục cho NH3 tới dư vào thì kết tủa tan tạo phức nên dung dịch trở nên trong suốt

AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3 + Dung dịch AgNO3 trong NH3 đã oxi hoá glucozơ thành axit gluconic và giải phóng kim loại bạc

CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓+ 3NH3 + H2O

Trang 9

Hình 2: Thí nghiệm glucozơ với dd AgNO 3 trong NH 3

Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 3 Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ:

(a) Thêm 3-5 giọt dung dịch glucozơ vào ống nghiệm

(b) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa hoà tan hết. (c) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút

(d) Cho lml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch Thí nghiệm được tiến hành theo thứ tự nào sau đây (từ trái sang phải)?

A (a), (d), (b), (c) B (d), (b), (c), (a).

C (a), (b), (c), (d) D (d), (b), (a), (c).

Câu 4 Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozơ theo các

bước sau đây:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm sạch 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó thêm từng giọt dung dịch NH3 5% và lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết, cho thêm một vài giọt dung dịch NaOH 10%

Bước 2: Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucozơ, hơ nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn trong vài phút

Nhận định nào sau đây là sai?

A.Trong phản ứng trên, glucozơ đóng vai trò là chất khử

B.Mục đích của việc thêm NaOH vào là để tránh phân huỷ sản phẩm

C.Sau bước 2, thành ống nghiệm trở nên sáng bóng như gương

D.Sau bước 1, thu được dung dịch trong suốt

Hướng dẫn giải

A.Đúng, Nhóm chức anđehit của glucozơ thể hiện tính khử khi phản ứng

với dung dịch AgNO3/NH3

B.Sai, NaOH là chất được thêm vào tạo môi trường cho phản ứng tráng

gương

C.Đúng, Sau bước 2, trên thành ống nghiệm trở nên sáng bóng như gương

đó là Ag

D.Đúng, Sau bước 1, thu được dung dịch trong suốt.

3.Thí nghiệm 3: Thuỷ phân saccarozơ.

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch đựng saccarozơ 5% Cho thêm vào khoảng 3 – 4 giọt dd H2SO4 loãng Đun sôi trong khoảng 3 – 5 phút + Ngừng đun, trung hoà hỗn hợp phản ứng bằng dung dịch NaOH 10%, thử môi trường bằng giấy quỳ tím

+ Thực hiện phản ứng với Cu(OH)2 (giống thí nghiệm 1)

- Quan sát hiện tượng:

+ Dung dịch có màu xanh lam

- Giải thích:

+ Dung dịch saccarozơ không có tính khử nhưng khi đun nóng với axit thì tạo thành dung dịch có tính khử là do nó bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ:

+ Sau đó glucozơ và fructozơ hoà tan được kết tủa Cu(OH)2 tạo dung dịch

Trang 10

màu xanh lam.

Hình 3: Thí nghiệm thủy phân saccarozơ

- Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1 Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 – 3 giọt CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10% Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch Lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1)

Bước 2: Rót 2 ml dung dịch saccarozơ 5% vào ống nghiệm (2) và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (2) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2

Bước 4: Rót dung dịch trong ống (2) vào ống (1), lắc đều cho đến khi tủa tan hoàn toàn

Phát biểu nào sau đây đúng?

A.Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp

B.Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư

C.Có thể dùng dung dịch Ba(OH)2 loãng thay thế cho tinh thể NaHCO3 D.Sau bước 4, thu được dung dịch có màu xanh tím

Hướng dẫn giải A.Sai, Sau bước 2, thu được dung dịch trong suốt.

B.Đúng, Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4

dư có trong dung dịch sau phản ứng

C.Sai, Có thể thay thế NaHCO3 bằng dung dịch NaOH loãng và thử môi

trường bằng quỳ tím

D.Sai, Sau bước 4, dung dịch saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ

và fructozơ, sau đó glucozơ và fructozơ hoà tan được kết tủa Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam

Câu 2 Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w