1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận vấn đề sử dụng lao động hiện nay ở việt nam đánh giá được thực trạng sử dụng lao động hiện nay ở việt nam

27 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 879,45 KB

Nội dung

Trang 1

1.4 Vai trò của lao động 5

II Thực trạng sử dụng lao động hiện nay ở Việt Nam 6

2.1 Tổng quan về thực trạng sử dụng lao động 6

2.1.1 Quy mô và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (LLLĐ) 6

2.1.2 Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) 7

2.1.3 Số lượng và cơ cấu việc làm 7

2.1.4 Thu nhập 9

2.1.5 Tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng thiếu việc làm 11

2.1.6 Về nhu cầu tuyển dụng lao động 14

2.2 Thực trạng về lao động ở nước ta 15

2.2.1 Phân bổ lực lượng lao động 15

2.2.2 Chất lượng lao động 15

2.3 Tác động của WTO đối với việc làm tại Việt Nam 16

Trang 2

III Ưu điểm và nhược điểm trong công tác sử dụng lao động của Việt Nam .203.1 Ưu điểm 203.2 Nhược điểm 20IV Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 22

Trang 3

Danh mục viết tắt:

DN : Doanh nghiệp

CMKT : Chuyên môn kỹ thuật LLLĐ : Lực lượng lao động GTVL : Giới thiệu việc làm KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa

CMCN : Cách mạng công nghiệp CNTT : Công nghệ thông tin KH – KT : Khoa Học – Kỹ Thuật

Trang 4

MỞ ĐẦU

Bất cứ một chương trình phát triển kinh tế xã hội nào của một đất nước, một địaphương, hay một doanh nghiệp thì sự thành hay bại thường xuất phát từ một số yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ và lao động Trong các yếu tố cơ bản quan trọng này thì việc quyết định sự phát triển kinh tế xã hội đó chính là nhân tố con người Đây cũng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với mọi doanh nghiệp hiện nay Nếu trình độ nghề nghiệp của người lao động thấp thì tài nguyên, vốn và công nghệ cũng sẽ trở thành lãng phí và tất yếu dẫn đến hậu quả kinh tế thấp Do tính quan trọng này, để làm rõ vấn đề “ Vấn đề sử dụng lao động hiện nay ở Việt Nam”.

Mục tiêu chung của đề tài là : Đánh giá được thực trạng sử dụng lao động hiện nay ở Việt Nam

Mục tiêu cụ thể : Tổng quát về tình hình lao động ở Việt Nam hiện nay ; Phân tích thực trạng công tác sử dụng nguồn lao động.

Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì đòi hỏi phải có đội ngũ lao động ký thuật với số lượng và chất lượng ngày càng cao Ở nước ta lực lượng lao động khá dồi dào, có trình độ học vấn căn bản làm cơ sở cho việc đào tạo nghề nghiệp và nhanh chóng tiếp thu khoa học ký thuật mới, sẵn sang để được tham gia vào các chương trình kinh tế xã hội của địa phương, kể cả tham gia xuất khẩu lao động và người lao động hầu hết họ đều cần cù, chịu khó làm việc, có ý thức học hỏi và chấp hành nội quy, chấp hành luật khá nghiêm túc Đây chính là nguồn lực ban đầu cần thiết cho những quyết định đầu tư trong nước cũng như kêu gọi hợp tác đầu tư của nước ngoài vào các dự án phát triển kinh tế Nhưng để nguồn nhân lực đó trở thành nội lực thực sự mạnh cho việc gọi vốn, thu hút công nghệ, khai thác tiềm năng thiên nhiên thì phải đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đào tạo nghề nghiệp cho người lao động Vì hiện nay trình độ đào tạo lành nghề ở

Trang 5

và khai thác tiềm năng, càng khó khăn để cạnh tranh về chất lượng hàng hóa và càng khó cho việc giải quyết việc làm.

Ở nước ta mỗi năm có khoảng 1,2 triệu người đến độ tuổi lao động và được bổ sung vào lực lượng lao động của đất nước Thế nhưng số lượng lao động thì được bổ sung mà chất lượng thì lại hạn chế Phần lớn lao động xuất thần từ nông thôn, chưa qua hoc nghề bài bản, thiếu tác phong công nghiệp v.v.v, nên nhiều doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động lại không tuyển được hay tuyển dụng rồi mà chưa hài long về chất lượng Mặt khác, hiện nay Việt Nam chính thức đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO ), và sẽ mở cửa thị trường trên nhiều lĩnh vực Đối với lao động Việt Nam thì hiện nay mới chỉ có 25% trong số 42 triệu lao động qua đào tạo; khoảng 80% thanh niên (18-23 tuổi) bước vào thị trường lao động chưa qua đào tạo nghề; dư thừa lao động phổ thông, thiếu lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý, cán bộ hành chính, cán bộ quản lý chất lượng cao, cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao Chất lượng nguồn nhân lực vủa Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 so với 5,78/10 của Trung Quốc và 4,01/10 của Thái Lan, đây là những thách thức đôi với nguồn nhân lực Việt Nam Bên cạnh đó gia nhập WTO đồng nghĩa việc Việt Nam gia nhập chuỗi phân công lao động toàn cầu Do đó nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và giá nhân công rẻ, trong ngắn hạn, Việt Nam có lợi thế so sánh về việc làm ở các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở yếu tố lao động rẻ chỉ có lợi thế đối với những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động, không là lợi thế đối với những ngành kinh tế sử dụng công nghệ cao hoặc ngành sử dụng nhiều vốn.

Đối với doanh nghiệp, gia nhập WTO buộc các doanh nghiệp của Việt Nam phải không ngừng nâng cao tính cạnh tranh, cải tiến trang thiết bị, nâng cao năng suất, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực, kể cả nguồn lực lao động Sức ép sẽ ngày càng tăng, nhất là đối với khu vực kinh tế quốc doanh.Việc phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu Các chủ doanh nghiệp đều cảm nhận được rằng, nền kinh tế ngày càng phát triển quá trình hội nhập quốc tế ngày càng rộng mở thì việc thu hút nhân lực có trình độ càng cạnh tranh gay gắt nhát trong tình hình hiện nay khi Việt Nam

Trang 6

gia nhập WTO những tập đoàn quốc gia với lợi thế cạnh tranh về chính sách đãi ngộ, sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước vào chỗ khó khăn hơn, phải đương đầu với cuộc chiến giành giật nhân tài.

Chúng ta đang ở thế kỷ XXI,với thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 thì trình độ khoa học ký thuật thế giới phát triển như vũ bão và đất nước ta cũng đang trên đường tiến mạnh lên để bắt kịp thời đại.Để đạt được mục tiêu đó, có lẽ một trong những việc phải ưu tiên đầu tư đó là xây dựng nguồn nhân lực trong đó cần thiết phải trang bị và không ngừng nâng cao trình độ nghề ngiệp cho những người lao động, xem đó là điểm tựa của hệ thống đòn bẩy để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội.

Tóm lại, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là đầu tư cho phát triển, một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay và cho lâu dài về sau Có thể nói, trình độ lao động hay chất lượng của nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng.

Trang 7

I Tổng quan về lao động

1.1 Một số khái niện cơ bản

1.1.1 Lao động

- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người.

- Sức lao động là năng lực lao động của con người, toàn bộ trí lực và thể lực của con người Sức lao động là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình lao động.

1.1.2 Nguồn lao động

- Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động ( trên độ tuổi lao động ) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân

1.1.3 Lực lượng lao động

- Lực lượng lao động theo quan điểm của tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO-International Laour Organization ) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động Theo quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp.

- Ở nước ta thường sử dụng khái niệm : Lực lượng lao động là bộ phận dân số đủ 1 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp.

- Độ tuổi lao động ở Việt Nam hiện nay với nam là từ 15 đến 60 tuổi còn với nữ là từ 15 đến 55 tuổi Trường hợp người lao động nằm ở công tác quản lý và một số trường hợp khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm.

Trang 8

1.2.Thị trường lao động

1.2.1 Cung lao động

- Cung lao động phản ánh về số lượng và chất lượng lao động có khả năng cung cấp cho nền kinh tế theo những mức tiền công xác định.

1.2.2 Cầu lao động

- Cầu lao động phản ánh mạnh về số lượng và chất lượng mà nền kinh tế có nhu cầu sử dụng theo mức tiền công xác định.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới số lượng lao động và chất lượng lao động

1.3.1 Số lượng lao động

- Dân số là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: quy mô, cơ cấu dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô và cơ cấu của nguồn lao động.

- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng Nhân tố ảnh hưởng là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động nhưng không tham gia lao động - Thất nghiệp là bộ phận người trong độ tuổi lao động nhưng không tìm được việc

1.3.2 Chất lượng lao động

- Yếu tố giáo dục là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng lao động.

1.4 Vai trò của lao động

- Lao động là yếu tố chủ động của quá trình sản xuất.

- Trước hết ,lao động là nguồn lực sản xuất chính vì nó là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong phát triển kinh tế Mặt khác, lao động là một bộ phận của dân số, cũng là

Trang 9

người được hưởng lợi ích của sự phát triển Vì vậy phát triển kinh tế suy cho cùng là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người.

- Lao động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

- Một mặt lao động là nguồn nhân lực sản xuất chính và không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế.

- Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của quá trình phát triển.

Trang 10

II Thực trạng sử dụng lao động hiện nay ở Việt Nam

2.1 Tổng quan về thực trạng sử dụng lao động

2.1.1 Quy mô và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (LLLĐ)

Theo đó, quý 2/2017, dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 71,85 triệu người, tăng 1,4% so với quý 2/2016, nữ tăng 1,14%, khu vực thành thị tăng 0,08% Quy mô LLLĐ từ 15 tuổi trở lên đạt 54,52 triệu người, tăng 0,3% so với quý 2/2016, nữ giảm 0,31%, khu vực thành thị tăng 0,28% Quý 2/2017, tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên là 76,45%, giảm so với quý 1/2017 và so với cùng kỳ năm trước.

2.1.2 Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT)

Trang 11

LLLĐ từ 15 tuổi trở lên có bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên quý 2/2017 là 11,78 triệu, tăng 564 nghìn người (5,03%) so với quý 2/2016 Trong đó, tăng mạnh nhất ở nhóm sơ cấp nghề (8,44%), tiếp đến là nhóm trung cấp (5,01%), nhóm đại học và trên đại học (4,64%) và nhóm cao đẳng (2,98%) Tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên trong tổng LLLĐ là 9,09%; cao đẳng là 3,17%; trung cấp là 5,43%; và sơ cấp nghề là 3,53%.

Quý 2/2017, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên là 21,6% trong LLLĐ, tăng 0,98 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

2.1.3 Số lượng và cơ cấu việc làm

Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực hơn Bằng chứng là, số người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ tăng lên, tỷ lệ người làm việc trong khu vực phi chính thức giảm xuống; số lượng cũng như tỷ lệ người làm việc trong khu vực làm công ăn lương tăng lên Thời điểm Quý 4 chứng kiến số lượng lao động qua đào tạo thất nghiệp giảm hẳn xuống 215 nghìn từ hơn 237 nghìn lao động có trình độ đại học thất nghiệp trong quý 3/2017 Tỷ lệ các nhóm lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp thất nghiệp giảm Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp đào tạo dưới ba tháng thất nghiệp tăng, cho thấy nền kinh tế ngày càng “kén chọn” hơn, những lao động có trình độ cao dễ dàng tìm kiếm việc làm hơn.

Trang 12

Quý 2/2017, số người có việc làm là 53,40 triệu, tăng 164,3 nghìn người (0,31%) so với quý 2/2016 và 39,7 nghìn người (0,07%) so với quý 1/2017.

Quý 2/2017, có khoảng 9,12% người đang làm việc tự đánh giá công việc chính hiện tại chưa phù hợp với ngành/nghề được đào tạo; 1,86% coi công việc đang làm là công việc tạm thời trong thời gian chờ đợi/tìm kiếm công việc khác thay thế, trong đó có khoảng 50% đang tìm kiếm việc làm, 80,6% sẵn sàng đảm nhận công việc mới ngay khi có cơ hội.

2.1.4 Thu nhập

Trang 13

Quý 2/2017, thu nhập bình quân tháng từ việc làm chính của lao động làm công hưởng lương là 5,2 triệu đồng, giảm 197 nghìn đồng (3,6%) so với quý 1/2017 và tăng 349 nghìn đồng (7,2%) so với cùng kỳ năm 2016.

Quý 2/2017, nhóm lao động có trình độ đại học và trên đại học có thu nhập cao nhất (7,49 triệu đồng, có cùng xu hướng giảm thu nhập so với quý 1/2017 như các nhóm trình độ khác nhưng có mức giảm cao nhất (736 nghìn đồng, 8,9%) Đáng lưu ý là thu nhập của nhóm lao động có trình độ sơ cấp (6,04 triệu đồng) cao hơn nhóm có trình độ trung cấp và cao đẳng.

Khảo sát của Bản tin thị trường cho thấy, mức thu nhập tăng cao nhất ở nhóm có trình độ sơ cấp (351.000 đồng, tương ứng với 5,8%), tỷ lệ tăng thấp nhất là nhóm có trình độ cao đẳng (5,75 triệu đồng, tương ứng với 1,7%) Về thu nhập, mức bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương tăng nhẹ so với Quý 3/2017 Tuy nhiên, mức tăng này chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế cùng kỳ Thu nhập nhìn chung có tăng so với vùng kỳ năm trước và Quý 3/2017 Nhưng so với tốc độ tăng trưởng GDP và các yếu tố khác thì tốc độ tăng còn thấp.

Trang 14

Trong Quý 4/2017, thu nhập bình quân tháng từ việc làm chính của lao động làm công hưởng lương được thống kê đạt 5,41 triệu đồng, (chiếm 98,4% tổng thu nhập), tăng 45.000 đồng (0,8%) so với quý 3/2017 và tăng 329.000 đồng (6,5%) so với cùng kỳ năm 2016 Khoảng cách thu nhập giữa nhóm có thu nhập cao nhất (trình độ đại học trở lên) với thấp nhất (trình độ trung cấp) tăng lên, từ 1,33 lần lên 1,36 lần so với quý /2017 Khảo sát của Bản tin, thu nhập của người lao động trong hầu hết các ngành đều tăng nhẹ so với quý 3/2017 và cùng kỳ năm trước, trừ một số ngành dịch vụ như bán buôn, bán lẻ và dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm nhẹ.

2.1.5 Tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng thiếu việc làm

Về thất nghiệp và thiếu việc làm, trong quý 4/2015, cả nước có 1.051 600 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, trong đó nữ có 461 200 người (chiếm 43,9%); khu vực thành thị có 502 900 người (chiếm 47,8%); nhóm thanh niên (15-24 tuổi) có 559 400 người (chiếm 53,2%) So với quý 3/2015, số người thất nghiệp đã giảm 77 100 người,

Trang 15

trong đó nữ giảm 42 200 người, khu vực thành thị giảm 18 400 người, nhóm thanh niên (15-24 tuổi) giảm 107 100 người So với quý 4/2014, số người thất nghiệp tăng 76 400 người, trong đó khu vực thành thị tăng 25 900 người, nhóm thanh niên (15-24 tuổi) tăng 111 000 người, tuy nhiên nữ lại giảm 11,8 nghìn người.Trong số những người bị thất nghiệp, có 417,3 nghìn người có CMKT (chiếm 39,7%), bao gồm: 155 500 đại học trở lên; 115 000 đẳng chuyên nghiệp; 6 100 cao đẳng nghề; 63 800 trung cấp chuyên nghiệp; 15 000 trung cấp nghề; 26,9 nghìn sơ cấp nghề và 35 200 có chứng chỉ nghề dưới 3 tháng So với quý 3/2015, số người bị thất nghiệp có CMKT giảm 78 000 người Trong đó, giảm ở năm nhóm: trình độ đại học trở lên (-70 nghìn người); sơ cấp nghề (-18 320 người); cao đẳng nghề (-9030 người); trung cấp nghề (-8 080 người) và cao đẳng chuyên (-2 330 người) Ngược lại, số người có CMKT bị thất nghiệp tăng ở hai nhóm: chứng chỉ nghề dưới 3 tháng (26 230 người); trung cấp chuyên nghiệp (3 540 người).

Đáng chú ý, trong số những người bị thất nghiệp, trong quý IV/2015, tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ so với quý III song vẫn tăng so với cùng kỳ 2014 Nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp đứng ở vị trí cao nhất là 8,16%, tiếp theo là cao đẳng nghề 3,44% Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm tuổi thanh niên là 7,21%, gấp 3,3 lần tỷ lệ chung Trong đó, thanh niên thành thị là 12,21% Đáng lưu ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên độ tuổi 20-24 có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở mức rất cao: cao đẳng chuyên nghiệp là 19,58% và đại học trở lên 20,79% Tình trạng thất nghiệp dài hạn đã được cải thiện: tỷ lệ người bị thất nghiệp trên 12 tháng của quý 4/2015 giảm còn 23,1% (so với 25% của quý 3/2015).

Năm 2016, khi nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi mạnh, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động sẽ giữ ở mức thấp, còn 2,2% và lực lượng lao động có việc làm trong một số ngành như công nghiệp chế biến, chế tạo; vận tải kho bãi; thông tin và truyền thông sẽ tăng Một số ngành lao động sẽ giảm như nông lâm ngư nghiệp, khai khoáng

Quý 2/2017, cả nước có 1.081 nghìn lao động trong độ tuổi thất nghiệp, giảm 20 nghìn người so với quý 1/2017 và 7,1 nghìn người so với quý 2/2016 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi giảm còn 2,26%, thấp nhất trong 5 quý gần đây.

Ngày đăng: 05/04/2024, 22:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w