1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao hiệu quả các thí nghiệm hóa học và phát triển năng lực thực hành cho học sinh trường thpt lam kinh qua dạy học phần hữu cơ lớp 11

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,37 MB

Cấu trúc

  • 1. MỞ ĐẦU (3)
    • 1.1. Lí do chọn đề tài (3)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu (4)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (4)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (4)
  • 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN (5)
    • 2.1. Cơ sở lí luận (5)
      • 2.1.1. Vai trò của thí nghiệm trong dạy học hóa học (5)
      • 2.1.2. Ý nghĩa của câu hỏi sử dụng kiến thức thực hành hóa học 4 2.2. Thực trạng vấn đề (7)
    • 2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện (8)
      • 2.3.1. Các bước xây dựng biện pháp sử dụng nâng cao hiệu quả thực hành thí nghiệm (8)
      • 2.3.2. Thiết kế bài học cụ thể (9)
    • 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường (20)
  • 3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………….. 19 1. Kết luận ……………………………………………………………………………………………………………. 19 2. Kiến nghị (21)

Nội dung

NỘI DUNG SÁNG KIẾN

Cơ sở lí luận

2.1.1 Vai trò của thí nghiệm trong dạy học hóa học

Thí nghiệm có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học và quan trọng đặc biệt trong hóa học

1.Thí nghiệm là phương tiện trực quan [1][2]

Thí nghiệm là nền tảng của việc dạy học hóa học Thí nghiệm là phương tiện trực quan chính yếu, được dùng phổ biến và giữ vai trò quyết định trong quá trình dạy học hóa học, giúp học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại Khi làm thí nghiệm học sinh sẽ làm quen được với các chất hóa học và trực tiếp nắm bắt các tính chất lí, hóa của chúng Mỗi chất hóa học thường có một màu sắc khác nhau như màu vàng lục, lục nhạt, xanh lục, xanh lá… nếu học sinh không quan sát trực tiếp thì không thể nào hình dung được các màu sắc đó như thế nào Khi quan sát được tính chất vật lí, học sinh bắt đầu có khái niệm về chất đang học, cuối cùng thông qua thí nghiệm học sinh sẽ khắc sâu được tính chất hóa học của chất Từ đó, học sinh sẽ học môn hóa có hiệu quả hơn Nếu không có thí nghiệm thì:

– GV sẽ tốn nhiều thời gian để giảng giải nhưng vẫn không rõ và hết ý vì mọi thứ đều không thể diễn đạt trọn vẹn bằng lời Lời nói rất trừu tượng còn các thí nghiệm thì cụ thể Chỉ cần quan sát thí nghiệm và GV nhấn mạnh những điều cần rút ra trong những thí nghiệm vừa thực hiện (hoặc vừa xem), HS sẽ học tập môn hóa một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó hay áp lực nặng nề.

– HS tiếp thu kiến thức thiếu chính xác và vững chắc Các em sẽ rất mơ hồ về các phản ứng và các hiện tượng kèm theo của mỗi phản ứng đó Mỗi HS có một khả năng tưởng tượng khác nhau, do đó nếu GV mô tả hiện tượng hay phản ứng bằng lời, mỗi HS hình dung một cách khác nhau và có thể khác xa so với thực tế Các em sẽ khó hiểu bài vì không có những biểu tượng rõ ràng, cụ thể về các chất, các hiện tượng hóa học.

– HS sẽ chóng quên khi không hiểu bài, không có ấn tượng sâu sắc bằng các hình ảnh cụ thể Hình ảnh cụ thể thường dễ nhớ hơn so với ngôn ngữ trừu tượng, nhất là đối với các em học sinh trung học Những ấn tượng sâu sắc bằng các hình ảnh cụ thể mà thí nghiệm mang lại sẽ giúp HS nhớ bài lâu hơn và đặc biệt khi các em được trực tiếp làm thí nghiệm thì các kiến thức được lĩnh hội từ thí nghiệm sẽ trở nên vững chắc, sâu sắc, đúng như câu ngạn ngữ: “Tôi nghe tôi quên, tôi nhìn tôi nhớ, tôi làm tôi hiểu”.

2 Thí nghiệm giúp nâng cao lòng tin của HS vào khoa học, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng [1]

Thí nghiệm là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức Khi được tự tay làm thí nghiệm, tận mắt quan sát các hiện tượng thí nghiệm, HS sẽ tin tưởng vào các kiến thức đã học và củng cố niềm tin khoa học.

Thí nghiệm giúp phát triển tư duy HS, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng.

3.Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn [1]

Có thể nói quá trình nhận thức của học sinh là một quá trình nhận thức độc đáo – đó là ở chỗ họ luôn nhận thức được cái đúng Những tri thức mà họ tiếp nhận đã được các nhà khoa học, giáo dục miệt mài nghiên cứu, đúc kết từ thực nghiệm.

Tuy nhiên, không phải những lý thuyết đưa ra đều được học sinh chấp nhận dễ dàng Sẽ thật thú vị nếu chính bản thân học sinh chứng minh được lý thuyết mình học là đúng đắn dù đó là công việc mà những nhà nghiên cứu trước đây đã làm Đối với bộ môn hóa học, thực hành thí nghiệm sẽ giúp cho học sinh làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết đã đưa ra: “Học đi đôi với hành” – với ý nghĩa đó thực hành thí nghiệm giúp học sinh ôn tập và kiểm tra lại các vấn đề lý thuyết đã học, trên cơ sở đó hiểu sâu sắc và nắm vững những nội dung cơ bản trong giáo trình lý thuyết Nhiều thí nghiệm rất gần gũi với đời sống, với các quy trình công nghệ.

Chính vì vậy, thí nghiệm giúp học sinh vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sống Học là để phục vụ cuộc sống, ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, do đó quá trình dạy học phải gắn liền với thực tế cuộc sống Khi quan sát thí nghiệm (tự mình hoặc giáo viên làm) học sinh ghi nhớ lại các thí nghiệm, nếu học sinh gặp lại hiện tượng trong tự nhiên, học sinh sẽ hình dung lại kiến thức cũ và giải thích được hiện tượng một cách dễ dàng Từ đó học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo và vận dụng kiến thức nhạy bén trong những trường hợp khác nhau Như vậy, việc dạy học hóa học đã thực hiện đúng mục tiêu chung của giáo dục: đào tạo những con người toàn diện về mọi mặt, hình thành những kĩ năng thích ứng trong mọi trường hợp.

4 Rèn luyện kĩ năng thực hành [1]

Thí nghiệm là phương tiện duy nhất giúp hình thành kĩ năng kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật, đồng thời hình thành những đức tính cần thiết của người lao động mới: cẩn thận, khoa học, kỉ luật Thí nghiệm biểu diễn của GV với các thao tác rất mẫu mực là khuôn mẫu cho HS học tập và bắt chước, sau đó tự làm theo giúp hình thành những kĩ năng thí nghiệm đầu tiên ở HS một cách chính xác.

Trong tất cả các thí nghiệm khoa học, đặc biệt là thí nghiệm về hóa học, nếu không cẩn thận sẽ gây ra nguy hiểm có khi dẫn đến tử vong Khi thực hành thí nghiệm, học sinh phải làm đúng các thao tác cần thiết, sử dụng lượng hóa chất thích hợp nên học sinh vừa tăng cường khéo léo và kĩ năng thao tác, vừa phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề Từ đó học sinh sẽ hình thành những đức tính cần thiết của người lao động mới: cẩn thận, ngăn nắp, kiên nhẫn, trung thực, chính xác, khoa học,… Đây là điều mà thí nghiệm ảo không có được.

Thí nghiệm giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng Khi tự tay làm thí nghiệm hoặc được tận mắt nhìn thấy những hiện tượng hóa học xảy ra, học sinh sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và cũng thêm tin tưởng vào chính bản thân mình Nếu như chưa quan sát được hiện tượng, học sinh sẽ hoài nghi về những hiện tượng tự mình nghĩ thầm trong đầu và đặt câu hỏi: “Không biết mình nghĩ như vậy chính xác chưa?” Học sinh sẽ không tin tưởng chính mình – đó là một trở ngại tâm lý lớn trong học tập.

6 Gây hứng thú cho học sinh [1]

Giáo viên sử dụng thí nghiệm vào tiết học sẽ gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập Học sinh không thể yêu thích bộ môn và không thể say mê khoa học với những bài giảng lý thuyết khô khan Nếu học sinh quan sát được những thí nghiệm hấp dẫn, học sinh sẽ muốn khám phá những thí nghiệm và tính chất hóa học của các chất Để giải thích được các câu hỏi: làm thế nào để tự mình thực hiện được các thí nghiệm hấp dẫn? Tại sao các chất phản ứng với nhau lại tạo ra được hiện tượng như vậy? Mình có thể sử dụng chất khác mà vẫn tạo ra được hiện tượng như trên không? Từ đó học sinh sẽ tự mình đi tìm hiểu vấn đề chứ không phải đợi thầy cô nhắc nhở.

Tóm lại, mục đích tổng quát của thực hành thí nghiệm là củng cố cho người học kiến thức khoa học bằng cách cho phép người học nhiều cơ hội để tiên đoán, tổng hợp, giải thích, điều khiển và giải quyết vấn đề Cùng với lý thuyết, thí nghiệm hóa học có vai trò hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học cũng như trong dạy học hóa học.

Vậy sử dụng thí nghiệm như thế nào để tích cực hóa được hoạt động của học sinh Trong dạy học, thí nghiệm hóa học được sử dụng theo các cách khác nhau để đạt được mục đích dạy học tích cực theo các thí nghiệm như: [2], [13]

– Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên theo hướng nghiên cứu.

– Thí nghiệm nghiên cứu do học sinh thực hiện.

– Thí nghiệm kiểm chứng để kiểm tra những dự đoán, những suy đoán lí thuyết. – Thí nghiệm đối chứng nhằm giúp cho việc rút ra các kết luận một cách đầy đủ chính xác hơn về một quy tắc, một khái niệm…

– Thí nghiệm nêu vấn đề.

– Thí nghiệm nhằm giải quyết vấn đề, học tập, các bài tập thực nghiệm.

Giải pháp tổ chức thực hiện

2.3.1 Các bước xây dựng biện pháp sử dụng nâng cao hiệu quả thực hành thí nghiệm.

Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt của bài học và nội dung thí nghiệm được sử dụng

Dựa vào yêu cầu cần đạt trong mỗi bài học để xác định rõ mục tiêu dạy học Mục tiêu dạy học phải được diễn đạt bằng các động từ hành động có thể lượng hóa, đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng của học sinh. Nghĩa là cần chỉ rõ các kiến thức, kỹ năng học sinh cần lĩnh hội ở các mức độ biết, hiểu, vận dụng Mục tiêu được diễn đạt càng chi tiết, cụ thể thì các hoạt động dạy học được định hướng càng rõ nét.

Bước 2: Xác định các kiến thức kỹ năng liên quan

GV cần xác định được kiến thức, kỹ năng học sinh đã lĩnh hội được ở lớp trước, bài trước Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống kiến thức kỹ năng học sinh cần lĩnh hội trong bài học hoặc củng cố lại kiến thức kỹ năng học sinh còn yếu, còn thiếu ở những phần trước Bên cạnh đó giáo viên hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm mới và kiến thức mới cho học sinh.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp thí nghiệm phù hợp

Trên cơ sở xác định mục tiêu, nội dung thí nghiệm và kiến thức kỹ năng đã có của học sinh giáo viên lựa chọn phương pháp tiến hành thí nghiệm phù hợp theo từng bài học bao gồm các loại :

– Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên theo hướng nghiên cứu.

– Thí nghiệm nghiên cứu do học sinh thực hiện.

– Thí nghiệm kiểm chứng để kiểm tra những dự đoán, những suy đoán lí thuyết. – Thí nghiệm đối chứng nhằm giúp cho việc rút ra các kết luận một cách đầy đủ chính xác hơn về một quy tắc, một khái niệm…

– Thí nghiệm nêu vấn đề.

– Thí nghiệm nhằm giải quyết vấn đề, học tập, các bài tập thực nghiệm.

Khi đã xác định được các vấn đề trên giáo viên xây dựng phương án cụ thể với từng thí nghiệm, có thể tiến hành trên lớp hoặc xem video; có thể giáo viên thực hiện hoặc học sinh thực hiện tùy thuộc vào trang thiết bị và điều kiện cụ thể của nhà trường

Bước 4: Xây dựng câu hỏi củng cố sau thí nghiệm

* Thiết lập sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố trong thí nghiệm (Phụ lục 2)

* Trên cơ sở thiết lập các mối quan hệ giữa tính chất của chất và các phương pháp điều chế, tôi xây dựng câu hỏi củng cố ngay sau mỗi bài thí nghiệm nhằm khắc sâu kiến thức đã học, tăng kỹ năng thực hành, nhấn mạnh những lưu ý trong quá trình thực hiện thí nghiệm Từ đó học sinh triển khả năng tư duy, nâng cao năng lực thực hành của học sinh

2.3.2 Thiết kế bài học cụ thể.

VD1: Bài 11 Phương pháp tách biệt và tinh chế

Thí nghiệm trang 64: Chưng cất ethanol từ dung dịch ethanol – nước [4,5]

- Trình bày được nguyên tắc của phương pháp chưng cất.

- Trình bày được các bước tiến hành của phương chưng cất.

- Trình bày được một số ứng dụng của phương pháp chưng cất trong cuộc sống.

- Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, phân tích hiện tượng để rút ra kết luận; kĩ năng dự đoán hiện tượng của thí nghiệm.

B2 Kiến thức, kĩ năng liên quan

- Biết tính chất vật lí của ethyl alcohol.

- Biết cách lắp ráp các dụng cụ chưng cất.

- Biết cách quan sát, mô tả hiện tượng TN hóa học

B3: Lựa chọn phương pháp sử dụng TN: Học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng

Chuẩn bị: rượu (được nấu thủ công); bình cầu có nhánh 250 mL, nhiệt kế, ống sinh hàn nước, ống nối, ống đong 50 mL, bình tam giác 100 mL, đá bọt, nguồn nhiệt (bếp điện, đèn cồn).

- Cho 60 mL rượu được nấu thủ công vào bình cầu có nhánh (chú ý chất lỏng trong bình không vượt quá 2/3 thể tích bình), thêm vài viên đá bọt.

- Lắp dụng cụ như hình 11.2.

- Đun nóng từ từ đến khi hỗn hợp sôi, quan sát nhiệt độ trên nhiệt kế thấy tăng dần, khi nhiệt độ trên nhiệt kế ổn định, đó chính là nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước Khi nhiệt độ bắt đầu tăng trở lại thì tắt nguồn nhiệt, ngừng chưng cất.

B4: Trả lời câu hỏi (lựa chọn đúng/sai)

(1) Nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol ban đầu và nước lớn hơn nhiệt độ sôi của ethalnol.

(2) Độ cồn của sản phẩm thấp rượu ban đầu

(3) Chưng cất là phương pháp dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở một áp suất nhất định.

(4) Vai trò của ống sinh hàn là ngưng tụ pha lỏng.

(5) Nhiệt kế có vai trò đo nhiệt độ của nước sôi

1 Thí nghiệm trang 86 : Phản ứng bromine hoá hexane [4,5]

- Phân tích được đặc điểm cấu tạo từ đó dự đoán tính chất hóa học của hexane

- Thực hiện được thí nghiệm để nghiên cứu tính chất của alkane.

- Liên hệ được tính chất vật lí, hóa học với những ứng dụng trong thực tế cuộc sống.

B2 Kiến thức, kĩ năng liên quan

HS đã biết: Tính chất vật lí hexane Cách quan sát, mô tả hiện tượng TN hóa học

GV hình thành thêm kĩ năng thực hiện thí nghiệm, phân tích hiện tượng để rút ra kết luận; kĩ năng dự đoán hiện tượng của thí nghiệm.

B3: Lựa chọn phương pháp sử dụng TN: Học sinh làm thí nghiệm nghiên cứu.

Chuẩn bị: ống nghiệm, hexane, nước bromine, cốc thuỷ tinh.

Tiến hành: GV chia lớp thành 4 nhóm thực hành.

Bước 1: Cho vào ống nghiệm khoảng 1 mL hexane

Bước 2: Cho tiếp vào đó khoảng 1 mL nước bromine

Bước 3: Lắc đều và quan sát hiện tượng.

Bước 4: Đặt ống nghiệm vào cốc nước ấm (khoảng 50°C)

B4: Trả lời câu hỏi (lựa chọn đúng/sai):

(1) Ở bước 2 quan sát thấy ống nghiệm có hai lớp, lớp dưới là nước bromine màu vàng, lớp trên là hexane

(2) Sau bước 3 bromine được chiết lên trên và tan vào lớp hexane, lớp này có màu nâu vàng

(3) Sau khi đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng, thu được hỗn hợp màu vẫn có màu nâu vàng

(4) Phương trình hóa học xảy ra: Br2 + C6H14 t o

2 Thí nghiệm trang 88: Phản ứng oxi hoá hexane [4,5]

Chuẩn bị: hexane, dung dịch KMnO4 1%; ống nghiệm, bát sứ, que đóm.

1 Phản ứng của hexane với dung dịch KMnO 4

Cho khoảng 1 mL hexane vào ống nghiệm, thêm vài giọt dung dịch KMnO4 1%, lắc đều ống nghiệm trong khoảng 5 phút, sau đó đặt ống nghiệm vào giá rồi để yên khoảng 10 phút Quan sát hiện tượng.

2 Phản ứng đốt cháy hexane

Cho khoảng 1 mL hexane (lưu ý không được lấy nhiều hơn) vào bát sứ nhỏ, cẩn thận đưa que đóm đang cháy vào bề mặt chất lỏng

Trả lời câu hỏi (lựa chọn đúng/sai)

1 Ở TN1 quan sát thấy ống nghiệm có 2 lớp, lớp dưới là dung dịch KMnO4 trong nước màu tím, lớp trên là hexane không màu.

2 Ở TN1 KMnO4 đãoxi hóa hexane

3 Trong TN2 hexane bốc cháy cho ngọn lửa màu vàng.

4 Nếu đốt cháy hexane trong điều kiện thiếu oxygen sẽ tạo ra carbon dioxide và nước

VD3: Bài 16 Hydrocarbon không no

1.Thí nghiệm trang 99 : Điều chế và thử tính chất hoá học của ethylene[4,5]

- Thực hiện được thí nghiệm điều chế và thử tính chất của ethylene (phản ứng cháy, phản ứng với nước bromine, phản ứng mất màu thuốc tím); mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hóa học của alkene

- Trình bày được phương pháp điều chế alkene trong phòng thí nghiệm (phản ứng dehydrate hóa alcohol điều chế alkene)

B2 Kiến thức, kĩ năng liên quan

- Ở cấp THCS học sinh đã biết cách điều chế ethylene và phản ứng ethylene tác dụng với dung dịch Br2

- GV định hướng thêm cho HS tìm hiểu về phản ứng của ethylene với dd KMnO4

- Hướng dẫn kỹ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm.

B3: Lựa chọn phương pháp sử dụng TN: GV làm thí nghiệm nghiên cứu. Chuẩn bị: cồn 96 o , dung dịch sulfuric acid đặc, đá bọt; bình cầu có nhánh 250 mL, ống nghiệm (1) chứa khoảng 2 mL dung dịch KMnO4 loãng, ống nghiệm (2) chứa khoảng 2 mL nước Br2 loãng, ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L, ống dẫn thuỷ tinh đầu vuốt nhọn, giá để ống nghiệm, nguồn nhiệt, que đóm, lưới tản nhiệt, bình thuỷ tinh chứa dung dịch NaOH

Bước 1: Cho vài viên đá bọt, 20 mL cồn 96° vào bình cầu Rót 40 mL dung dịch H2SO4 đặc vào ống đong, sau đó rót từ từ H2SO4 đặc từ ống đong qua phễu vào bình cầu để tránh sự toả nhiệt quá mạnh.

Bước 2: Lắp bộ dụng cụ như Hình 16.5.

Bước 3: Đun nóng đến khi ethylene sinh ra và sục ngay vào các ống nghiệm (1) và (2).

Bước 4: Thay ống dẫn khí thuỷ tinh hình chữ L bằng ống dẫn thuỷ tinh có đầu vuốt nhọn.

Bước 5: Dùng que đóm đang cháy để đốt ethylene ở đầu ống dẫn khí

Lưu ý: Dung dịch sulfuric acid đặc rơi vào da sẽ gây bỏng nặng, cần cẩn thận khi sử dụng.

B4: Trả lời câu hỏi (lựa chọn đúng/sai)

(1) Đá bọt điều hòa quá trình sôi, giúp dung dịch sôi đều, tránh hiện tượng quá sôi.

(2) Khí thoát ra ở đầu vuốt nhọn là C2H2, khí này cháy với ngọn lửa màu xanh. (3) Màu của dung dịch KMnO4 bị nhạt dần và xuất hiện kết tủa màu nâu đen (4) Ở thí nghiệm trên có thể thay ethanol bằng methanol

(5) Vai trò của dung dịch NaOH là hấp thụ khí SO2

(6) Màu của nước Br2 bị nhạt dần

2 Thí nghiệm trang 99: Điều chế và thử tính chất hoá học của acetylene

B1 Xác định yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được thí nghiệm điều chế và thử tính chất của acetylene (phản ứng cháy, phản ứng với nước bromine, phản ứng mất màu thuốc tím); mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hóa học của acetylene.

- Trình bày được phương pháp điều chế acetylene trong phòng thí nghiệm

B2 Kiến thức, kĩ năng liên quan

- Ở cấp THCS học sinh đã biết cách điều chế acetylene từ đất đèn và phản ứng acetylene tác dụng với dung dịch Br2

- GV định hướng thêm cho HS tìm hiểu về phản ứng của ethylene với dung dịch KMnO4 và dung dịch AgNO3/NH3

- Hướng dẫn kỹ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm.

B3: Lựa chọn phương pháp sử dụng TN: HS làm thí nghiệm nghiên cứu. Chuẩn bị: đất đèn (chứa CaC2), nước tinh khiết; ống nghiệm chứa khoảng 2 mL dung dịch KMnO4 loãng, ống nghiệm chứa khoảng 2 mL dung dịch nước

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Trong thời gian từ tháng 9/2023 đến tháng 5/2024 tôi đã sử dụng các phương pháp trên và giảng dạy ở một số lớp.Tôi chọn các lớp đối chứng và thực nghiệm là những lớp có cả học định hướng các môn khoa học tự nhiên và các lớp cơ bản cùng chương trình, thời điểm tương đương.

- Lớp thực nghiệm : Tôi khảo sát tại lớp 11C1 và 11C8 năm học 2023-2024.

- Lớp đối chứng : Tôi khảo sát tại lớp 11C2 và 11C7 năm học 2023-2024.

Bên cạnh đó tôi đi dự giờ một số giáo viên cùng bộ môn tại trường THPT Lam Kinh và mời một số GV dự giờ sử dụng phương pháp giảng dạy mới của tôi Tôi đã tiến hành khảo sát:

Bảng 1: Nhận xét về hiệu quả của sử dụng phương pháp thí nghiệm mới tăng hứng thú học tập và khả năng tiếp thu của học sinh:

Hiệu quả cao Không hiệu quả Ý kiến khác

Tôi cho học sinh làm 1 bài kiểm tra khảo sát dạng đúng sai gồm các câu hỏi thực nghiệm ( Phụ lục 1)

Bảng 2: Kết quả kiểm tra khảo sát: Điểm Điểm

Qua nghiên cứu tôi lập bảng thống kê và vẽ biểu đồ so sánh hiệu quả đạt được khi thực hiện sáng kiến dựa trên câu hỏi:

Câu hỏi: Sự hứng thú học môn Hóa học ở các em thuộc mức nào ?

Sự hứng thú học môn Hóa học ở các em thuộc mức nào ?

Nội dung Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Rất thích Thích Bình thường Không thích

Biểu đồ: Khảo sát sự hứng thú học môn Hóa học của học sinh.

Qua số liệu ở các bảng thu được, tôi nhận thấy:

- Các ý kiến của GV cho rằng tăng cường thí nghiệm theo hướng HS tự thực hiện sẽ tăng hứng thú học tập và khả năng tiếp thu, phân tích vấn đề của các em tốt hơn.

- Hầu hết các HS đều hứng thú với những dạng thí nghiệm theo hướng nghiên cứu và cho học sinh tự thực hiện Kết quả tiếp thu kiến thức và giải quyết bài tập thực nghiệm của lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng.

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Kết quả kiểm tra khảo sát: - skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao hiệu quả các thí nghiệm hóa học và phát triển năng lực thực hành cho học sinh trường thpt lam kinh qua dạy học phần hữu cơ lớp 11
Bảng 2 Kết quả kiểm tra khảo sát: (Trang 20)
Bảng 1: Nhận xét về hiệu quả của sử dụng phương pháp thí nghiệm mới tăng - skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao hiệu quả các thí nghiệm hóa học và phát triển năng lực thực hành cho học sinh trường thpt lam kinh qua dạy học phần hữu cơ lớp 11
Bảng 1 Nhận xét về hiệu quả của sử dụng phương pháp thí nghiệm mới tăng (Trang 20)
Hình 1: Phản ứng của aldehyde với thuốc thử Tollens - skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao hiệu quả các thí nghiệm hóa học và phát triển năng lực thực hành cho học sinh trường thpt lam kinh qua dạy học phần hữu cơ lớp 11
Hình 1 Phản ứng của aldehyde với thuốc thử Tollens (Trang 30)
Hình 2: Thí nghiệm phản ứng oxi hoá aldehyde bằng copper(II) hydroxide - skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao hiệu quả các thí nghiệm hóa học và phát triển năng lực thực hành cho học sinh trường thpt lam kinh qua dạy học phần hữu cơ lớp 11
Hình 2 Thí nghiệm phản ứng oxi hoá aldehyde bằng copper(II) hydroxide (Trang 30)
Hình 4: Phản ứng của aldehyde với thuốc thử Tollens - skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao hiệu quả các thí nghiệm hóa học và phát triển năng lực thực hành cho học sinh trường thpt lam kinh qua dạy học phần hữu cơ lớp 11
Hình 4 Phản ứng của aldehyde với thuốc thử Tollens (Trang 31)
Hình 5: Học sinh thực hành kỹ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm - skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao hiệu quả các thí nghiệm hóa học và phát triển năng lực thực hành cho học sinh trường thpt lam kinh qua dạy học phần hữu cơ lớp 11
Hình 5 Học sinh thực hành kỹ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm (Trang 31)
Hình 6: Học sinh thực hành kỹ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm - skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao hiệu quả các thí nghiệm hóa học và phát triển năng lực thực hành cho học sinh trường thpt lam kinh qua dạy học phần hữu cơ lớp 11
Hình 6 Học sinh thực hành kỹ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm (Trang 32)
Hình 7: Thí nhiệm tính chất của acetic acid - skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao hiệu quả các thí nghiệm hóa học và phát triển năng lực thực hành cho học sinh trường thpt lam kinh qua dạy học phần hữu cơ lớp 11
Hình 7 Thí nhiệm tính chất của acetic acid (Trang 33)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w