1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường thcs trần phú nông cống

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

12 Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch và lịch hoạt động 08

13 Giải pháp 3: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch 09

14 Giải pháp 4: Bổ sung tài liệu, thiết bị và tổ chức việc dạy học 12

15 Giải pháp 5: Tuyên truyền qua nhiều hình thức 16 Giải pháp 6: Công tác kiểm tra, giám sát

I PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài

An toàn giao thông hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quantâm sâu sắc Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế, mức sống của ngườidân được nâng cao đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt làmô tô, xe gắn máy gia tăng một cách nhanh chóng Trong khi đó, kết cấu hạ tầnggiao thông vận tải trong những năm qua đã phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứngđược nhu cầu Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của mọi người chưanghiêm, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn của địa phương còn xảy ra nhiều.Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh.Nhiều vụ vi phạm luật giao thông do các em học sinh gây ra đã gây hoang mang, lolắng cho gia đình, nhà trường và xã hội Tai nạn giao thông trở thành vấn đề nhứcnhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm hoạ đối với bất kỳ ai khi thamgia giao thông

Trong trườn học, ngoài hoạt động chuyên môn, thì hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp cũng như việc tích hợp một số nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp vàocác giờ học bộ môn trên lớp hay hoạt động ngoại khóa được Liên đội nhà trườngđẩy mạnh đã mang lại kết quả đáng kể Tuy vậy, việc tổ chức thực hiện các hoạtđộng này cũng còn nhiều bất cập vì nhiều lý do khác nhau Với hai năm kinh quacông tác quản lý, bản thân thường xuyên trực tiếp chỉ đạo trong công tác giáo dụcđạo đức, pháp luật cho học sinh, trong đó có công tác giáo dục an toàn giao thông

và đạt hiệu quả cao Vì thế, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quảcông tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường THCS Trần Phú -Nông Cống” với mong muốn chia sẻ một số biện pháp đã chỉ đạo, triển khai thực

hiện có hiệu quả trong những năm học vừa qua.

2 Mục đích nghiên cứu.

- Giúp nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc chấp hành pháp luật vềATGT, hạn chế vi phạm trong đối tượng học sinh – thanh thiếu niên Qua đó, nâng

Trang 3

cao hiệu quả hoạt động giáo dục NGLL góp phần nâng cao chất lượng, hoàn thànhmục tiêu giáo dục toàn diện trong trường THCS Trần Phú - Nông Cống.

- Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.

- Phân tích một số giải pháp quản lý công tác giáo dục an toàn giao thông đãđược vận dụng thực hiện trong những năm qua

- Từ những kết quả đạt được rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất kiến nghịnhằm cải tiến hơn nữa công tác trong những năm học tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

a Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài được áp dụng với đối tượng học sinh của trường THCS Trần Phú Nông Cống trong năm học 2022-2023, 2023-2024.

-b Phạm vi nghiên cứu:

Nội dung chương trình các bài dạy ATGT trong trường THCS.

Tập trung nghiên cứu tìm hiểu sâu về việc chấp hành giao thông của học sinhtrong nhà trường.

4 Phương pháp nghiên cứu.

a Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

b Phương pháp quan sát nắm bắt tình hình thực tế ở địa phương.c Phương pháp khảo sát điều tra lấy thông tin cụ thể tại trườngd Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

II PHẦN NỘI DUNG1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trang 4

Luật Giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo conngười Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ vànghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hìnhthành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêucầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- điều 2 Luật Giáo dục năm 2005.

Trong quá trình giáo dục, ngoài việc trang bị cho học sinh tri thức thông quacác giờ học trên lớp, nhà trường còn có nhiệm vụ giúp các em bổ sung và hoànthiện những tri thức ấy, tạo điều kiện cho các em làm quen với các lĩnh vực khácnhau trong đời sống xã hội, giúp các em có cơ hội liên hệ các kiến thức đã học vớithực tế cuộc sống trong cộng đồng cũng như tổ chức các hoạt động trong nhàtrường và ngoài xã hội Từ đó hình thành cho các em thái độ đúng đắn, các hành vivà thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội vềchính trị, đạo đức, pháp luật.

Tổ chức GDATGT trong nhà trường có hiệu quả sẽ góp phần tích cực vàoviệc thực hiện mục tiêu chung đảm bảo trật tự an toàn giao thông của toàn xã hội.

Giáo dục An toàn giao thông là một nội dung giáo dục được thực hiện ở cácnhà trường nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng trong thời kì đất nước mởcửa hội nhập và phát triển Giáo dục An toàn giao thông nhằm giáo dục cho họcsinh một số nội dung về Luật giao thông đường bộ, giáo dục kĩ năng sống để họcsinh rèn luyện ý thức chấp hành Pháp luật mà cụ thể là Luật giao thông đường bộ.

Cùng với hoạt động GDNGLL, HĐTNHN thì hoạt động GDATGT giúp họcsinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện kiến thức đã học trên lớp, đồng thời giúp cácem có những hiểu biết mới về thế giới xung quanh, cộng đồng xã hội cũng như vậndụng tri thức đã học vào hoạt động hàng ngày, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức,lối sống cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội Cụ thể là:

- Học sinh có những hiểu biết cơ bản về an toàn giao thông.

Trang 5

- Học sinh hiểu được thực trạng về tình hình an toàn giao thông ở địaphương, trong nước và trên thế giới.

- Học sinh hiểu và nắm vững về pháp luật Việt Nam cùng các Nghị định củachính phủ quy định xử phạt đối với người vi phạm Luật GTĐB.

- Từ đó, mỗi học sinh cần hiểu Luật GTĐB và thể hiện trách nhiệm của mìnhkhi tham gia giao thông.

- Giáo dục ATGT nhằm từng bước hình thành ở học sinh thái độ tích cực,không đua đòi, có thái độ không đồng tình, không tôn trọng pháp luật, nhất là luậtGTĐB trong cộng đồng và trong giới thanh thiếu niên đang ngày càng gia tăng.

- Thông qua các hoạt động từ công tác tuyên truyền giáo dục về kiến thức,thái độ tiến đến hình thành và phát triển về kĩ năng, hành vi: biết trân trọng cái đẹp,tự giác thực hiện “văn hóa giao thông”

Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, cần tập trung làm rõ những nội dung càng cụthể càng tốt trong lĩnh vực ATGT để các em có thể khắc sâu ghi nhớ và thực hiệnđạt hiệu quả, bao gồm:

- Giáo dục An toàn giao thông trong trường phổ thông là giúp cung cấp chohọc sinh một số nội dung cơ bản về Luật giao thông đường bộ (Luật GTĐB ViệtNam năm 2005) trong đó giới thiệu rõ về điều kiện và những quy định cần thiết đốivới người tham gia giao thông, đặc biệt là các nội dung cụ thể có liên quan đến lứatuổi của các em

- Trước hết, cần chú trọng giáo dục cho các em một số hành vi thể hiện “Vănhóa giao thông” đối vời học sinh phổ thông: Đi đúng làn đường, phần đường; tuân

thủ quy định về tốc độ; dừng, đổ xe đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi (hoặcngồi) trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện; Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn củangười điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường; Tận tình giúpđỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn; giúp đỡ người tàn tật, trẻ em vàngười cao tuổi.

Trang 6

- Bên cạnh đó, cũng cần cung cấp cho các em về hiện trạng, về tình hình antoàn giao thông ở địa phương, trong nước và trên thế giới.

- Các nghị định của Chính phủ quy định xử phạt đối với người tham gia giaothông vi phạm Luật GTĐB như:

+ Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 thay thế NĐ 146/CP có hiệulực kể từ 01/5/2010.

+ Nghị định 33/2011/NĐ-CP ngày 16/5/2011, Nghị định sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày30/6/2011.

- Theo Ủy ban giao thông quốc gia “Văn hóa giao thông được biểu hiệnbằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cáiđẹp, cái thiện của người tham gia giao thông Xây dựng văn hóa giao thông nhằmtạo nên thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ phápluật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyềnthống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”

Để người tham gia giao thông tuân thủ theo các quy định của luật giao thông,ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông thìngay thừ khi còn nhỏ (đang là học sinh) phải được giáo dục đến nơi đến chốn tùythuộc vào mức độ nhận thức của lứa tuổi, học sinh phải biết áp dụng kiến thức vàothực tế cuộc sống và đây cũng là một trong những kết quả mà chương trình GDPT

2018 hướng tới, vì Nghị quyết 29/NQ-TW quy định mục tiêu đổi mới là: “Đổimới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến cănbản toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạyngười và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển hóa nền giáo dục nặng vềtruyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện về cả phẩm chất và nănglực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

a Thực trạng tình hình địa phương.

Trang 7

Theo thống kê của ban ATGT tỉnh Thanh Hoá, trong năm 2023 trên đại bàntỉnh xảy ra 625 vụ tại nạn giao thông, hậu quả làm 243 người chết và 630 người bịthương, trong dịp tết nguyên đán Giáp Thìn (2024) trên địa bàn tỉnh xảy ra 24 vụtai nạn giao thông, hậu quả làm 8 người chết và 32 người bị thương "Những hậu

quả của tai nạn giao thông vẫn là sự mất mát không gì bù đắp được đối với nhiềucá nhân, gia đình và cả cộng đồng".

Tại địa bàn huyện Nông Cống nói chung và Thị trấn Chuối nói riêng, trongnăm vừa qua tai nạn giao thông vẫn xảy ra nhưng bước đầu đã giảm về số lượng.Các nguyên nhân có thể gây ra tai nạn giao thông như: mật độ giao thông quá dàymà cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp; một bộ phân thanh thiếu niên khi tham giagiao thông thì lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, không tuân thủ luật lệ giao thông; họcsinh khi tham gia giao thông thì đi theo nhóm, tràn hết ra lòng đường; do nười dânphơi lúa, rơm, … ngoài đường làm cho các phương tiện bị trượt ngã gây tai nạn khitham gia giao thông; … nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do người điều khiểngiao thông không làm chủ được tốc độ, không đảm bảo khoảng cách giữa cácphương tiện khi tham gia giao thông nên khi có sự cố giao thông xảy ra thì khôngxử lý được và xảy ra tai nạn

Dưới đây là một vài trường hợp tai nạn giao thông xảy ra đối với học sinhtrên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Nông Cống nói riêng trong thờigian vừa qua:

Trường THCS Trần Phú đóng trên địa bàn Tiểu khu Tập Cát 2 – Thị trấnNông Cống, đây là trung tâm của huyện với nhiều tuyến đường giao thông đôngđúc, nơi tập trung nhiều khu chợ và trường học như trường THPT Nông Cống 1,trường Tiểu học Thị trấn số 1, trường Tiểu học Thị trấn số 2, Trường Mầm non ThịTrấn,…Về vị trí địa lý, trường THCS Trần Phú nằm trong khu vực dân cư, đườngvào cổng trường tuy đã được mở rộng những vẫn còn còn hiện tượng ùn tắc giaothông, nhất là vào những hôm mưa gió, phụ huynh đưa đón con đi học bằng ô tônhiều, khiến cho an toàn giao thông trước cổng trường luôn là vấn đề nóng

b Thực trạng nhà truờng

Trang 8

* Thuận lợi

- Giáo dục ATGT cho học sinh phổ thông là một trong những nội dung đãđược quy định trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) cũng như HĐTNHN, tích hợp vào các giờ học bộ môn giáo dục côngdân, GD địa phương trong nhà trường nên dựa trên cơ sở là các văn bản chỉ đạo củacấp trên, công tác này được quan tâm thực hiện mỗi năm.

- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, hiện đại: Sân trường rộngrãi, sạch đẹp, có mái che, trường có hệ thống âm thanh tự trang bị phục vụ sinhhoạt dưới cờ, hoạt động ngoại khóa nên công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóaATGT có nhiều thuận lợi.

- Tổ chức Đoàn Thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trongtrường hoạt động soi nổi, là nhân tố tích cực hỗ trợ tổ chức các hoạt động ngoạikhóa, hoạt động phong trào cũng như hoạt động GDATGT cho nhà trường Côngtác được thực hiện và duy trì hàng năm nên việc triển khai hoạt động khá thuận lợi.

- Học sinh trường THCS Trần Phú là những đội viên chăm ngoan, có ý thứchọc tập và rèn luyện tốt, tuân thủ tương đối nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giaothông.

* Khó khăn

- Nhà trường có nhiệm vụ trọng tâm là chú trọng vào hoạt động dạy học trênlớp – hoạt động mũi nhọn bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh nên hoạtđộng ngoài giờ lên lớp nói chung cũng như hoạt động GDATGT nói riêng chưagiành được nhiều thời gian để tổ chức.

- Một bộ phận Cha mẹ học sinh (CMHS) kiến thức pháp luật còn hạn chếhoặc có thái độ không kiên quyết nên đã để con em sử dụng phương tiện đi họckhông đúng quy định, còn vi phạm an toàn giao thông, vô hình chung đã tiếp taycho các em vi phạm pháp luật

- Bí thư chi Đoàn, Tổng phụ trách Đội không phải là cán bộ chuyên trách lạiphải đảm trách nhiều công việc, hơn nữa hoạt động Đoàn - Đội phải dàn trải rấtnhiều hoạt động nên hoạt động ngoại khóa ATGT cho học sinh còn chưa đượcthường xuyên như mong muốn;

Trang 9

- Còn một vài giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự quan tâm công tác giáo dụckỹ năng sống cũng như giáo dục pháp luật cho học sinh kể cả trong sinh hoạt cuốituần và chưa đầu tư tốt cho HĐ GDNGLL; trong khi một số giáo viên đứng lớpcũng chưa thật sự chú ý việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh.

3 Các giải pháp giải quyết vấn đề

Để quản lí tốt, chặt chẽ hoạt động này, trên cơ sở nắm được đặc điểm tìnhhình nhà trường, tình hình ATGT ở địa phương, nguồn nhân lực, mục tiêu, nhiệmvụ, kết quả hoạt động GDATGT của những năm học trước, phương hướng, nhiệmvụ năm học mới, với vai trò người được phân công quản lý hoạt động, tôi tiến hànhthực hiện các bước như sau:

3.1 Giải pháp 1: Thành lập ban chỉ đạo

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng tổ chức thành lập Ban chỉ đạo giáo dụccác vấn đề xã hội thực hiện công tác GDATGT trong trường theo chỉ đạo nhằmthực hiện tốt kế hoạch đã đề ra và bổ sung thành phần theo quy định; Thành phầngồm: Trưởng ban: Hiệu trưởng Phó ban thường trực: Phó Hiệu trưởng Các uỷviên gồm: Tổng phụ trách Đội, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp,các giáo viên nam trong nhà trường Hiệu trưởng khi ra quyết định thành lập Banchỉ đạo giáo dục các vấn đề xã hội có phân công nhiệm vụ cho từng thành viêntrong việc thực hiện kế hoạch hoạt động đã xây dựng trong năm học Qua đó, từngbộ phận có kế hoạch cụ thể và tổ chức các hoạt động theo chủ điểm và thườngxuyên trong suốt năm học theo qui định

3.2 Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch và lịch hoạt động

Cùng với việc xây dựng dự thảo kế hoạch năm học của trường, tiến hành xâydựng kế hoạch hoạt động giáo dục ATGT và cụ thể hoá thành kế hoạch từng học kì,từng tháng, từng tuần phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, phù hợp vớitừng cấp lớp và đảm bảo mục tiêu giáo dục pháp luật và phát triển nhân cách chohọc sinh; bao gồm: Kế hoạch giáo dục các vấn đề xã hội về ATGT (kế hoạch thángATGT), kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL, kế hoạch hoạt động ngoại khoá bộmôn, kế hoạch hoạt động Đoàn – Đội Qua sự phối hợp từ kế hoạch của các bộphận: Nhóm bộ môn GDCD, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên và

Trang 10

giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường Ngoài ra, Ban lãnh đạo trường cũng xây dựngkế hoạch phối hợp với địa phương trong giáo dục học sinh, trong đó có nội dunggiáo dục pháp luật – ATGT trong đối tượng thanh thiếu niên học sinh trên địa bàn

Xây dựng kế hoạch chủ điểm bao gồm kế hoạch triển khai Tháng An toàngiao thông hàng năm và duy trì hoạt động xuyên suốt cho đến hết năm học, trongđó thể hiện sự phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội hỗ trợ nhà trường như:chính quyền địa phương, Cha mẹ học sinh,

3.3 Giải pháp 3: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch

Sau khi được thành lập, BCĐ tiến hành họp, phân công nhiệm vụ cụ thể chocác thành viên trong ban chỉ đạo, xây dựng cơ chế hoạt động hợp lí, khai thác đượcđiểm mạnh của các thành viên trong trường giúp cá nhân, bộ phận thực hiện côngviệc chủ động, góp phần tích cực cho công tác GDATGT trong trường.

Để thực hiện đạt hiệu quả công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dụcATGT nói riêng đòi hỏi phải có sự phối kết hợp đồng bộ của nhiều đối tượng, lựclượng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

3.3.1 Phối hợp với cha mẹ học sinh

Vào đầu mỗi năm học, thông qua các buổi hội họp đầu năm, nhà trường tổchức thông tin về công tác an toàn giao thông đến toàn bộ cha mẹ học sinh Giáoviên nêu một số yêu cầu trong việc thực hiện nghiêm luật pháp an toàn giao thông.Qua đó họ cần làm gương cho con em mình noi theo Chẳng hạn khi đi xe máy phảinhớ đội mũ bảo hiểm, đi đúng phần đường của mình, ngồi trên xe gắn máy, xeđạp, phải thật nghiêm túc để đảm bảo an toàn; chấp hành nghiêm hiệu lệnh của tínhiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh củacảnh sát giao thông Sau khi đã tuyên truyền, yêu cầu tất cả cha mẹ học sinh kí camkết thực hiện

3.3.2 Phối hợp với địa phương

Ngay những ngày đầu bước vào năm học mới phối hợp với chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường tổ chức các đợttuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh và phụhuynh Thông tin về các lỗi vi phạm thường gặp khi tham gia giao thông; nguyên

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:14

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w