SKKN Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5SKKN Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5SKKN Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5SKKN Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5SKKN Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5SKKN Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5SKKN Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5SKKN Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5SKKN Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5SKKN Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5SKKN Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5SKKN Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU: 2
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4
III PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 4
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
PHẦN II: NỘI DUNG 6
I CƠ SỞ LÍ LUẬN 6
II THỰC TRẠNG RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5 6
III MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH: 9
3.1 Luyện đọc đúng 9
3.2 Thể hiện ngữ điệu, cường độ và cao độ của giọng đọc 111
3.3 Đọc mẫu 133
3.4 Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài 155
3.5 Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh 16
3.6 Xây dựng mô hình tổ nhóm đọc diễn cảm cho học sinh 17
IV KẾT QUẢ 188
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 199
Trang 3PHẦN I: MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có thể nói bậc Tiểu học là bậc học quan trọng, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh, nền móng đó cần phải được xây dựng thật vững chắc Vì vậy, mỗi giáo viên Tiểu học cần trang bị cho mình vốn kiến thức, phương pháp cơ bản của việc dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục hiện nay đó là: giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện về mọi mặt Người giáo viên cần biết kết hợp hài hoà giữa vốn kiến thức của bản thân và sách giáo khoa để truyền thụ cho học sinh giúp các em tiếp nhận được kiến thức và có những hiểu biết nhất định về cuộc sống từ đó đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của
xã hội
Ở Tiểu học, các môn học có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó môn Tiếng Việt có một vị trí hết sức quan trọng đối với các em học sinh vì hoạt động đọc trong môn Tiếng Việt là một hình thức giao tiếp tích cực giữa người đọc và người viết Trên thực tế chúng ta có thể thấy rằng: hoạt động đọc diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống: đọc thông tin, thư từ, sách báo, Đối với học sinh thông qua đọc các em nắm được kiến thức sơ giản và những hiểu biết về thiên nhiên, cuộc sống con người, văn hoá và văn học của Việt Nam và nước ngoài Đặc biệt, đọc các tác phẩm văn học, các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống và được bồi dưỡng thêm về vốn hiểu biết của mình
Văn học là một mảng khoa học gắn liền với thực tế Mặc dù trong chương trình Tiểu học không có môn văn với tư cách độc lập nhưng mục tiêu của chương trình Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập đọc vẫn hướng tới việc hình thành năng lực cảm thụ văn học, học sinh được bồi dưỡng về tư tưởng tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ và tạo nên sự phong phú về tâm hồn cho các em Có thể nói, dạy Tập đọc cho các em chính là bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy việc giúp các em học tốt môn Tiếng Việt là điều cần thiết đặc biệt là việc rèn đọc diễn cảm Bởi lẽ, có cảm thụ tốt học sinh mới diễn tả tốt tác phẩm bằng việc đọc diễn cảm - trái lại đọc diễn cảm càng tốt một tác phẩm, các em càng cảm thụ sâu sắc hơn ý nghĩa nhân văn và tình cảm thẩm mĩ của tác phẩm đó Việc rèn khả năng đọc diễn cảm phải được tiến hành song song với việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Hiện nay, học sinh đã có điều kiện thuận lợi cho việc rèn đọc: chương trình sách giáo khoa phù hợp với nhận thức của học sinh, sự sắp xếp các bài đọc lôgíc, chặt chẽ, sự quan tâm của thầy cô, bạn bè và gia đình song việc rèn đọc của học sinh không đồng đều Một số học sinh tiếp thu tốt thì chỉ cần nghe giáo viên đọc
Trang 4và hướng dẫn cách đọc là các em có thể đọc được một bài văn hay hoặc một bài thơ theo đúng yêu cầu Nhưng bên cạnh đó có học sinh khả năng còn hạn chế do học sinh phát âm chưa chuẩn hoặc do bản thân học sinh chưa tự cố gắng tích cực rèn đọc, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc và còn xem nhẹ phân môn Tập đọc nhất là hoạt động đọc
Ngày nay xã hội ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi về tri thức con người ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là vô cùng cần thiết cho mỗi người Mỗi thành công không phải tự nhiên mà có được mà phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu Để góp phần nâng cao chất lượng đọc cho học sinh là một giáo viên được phân công giảng dạy ở lớp 5, tôi
tự thấy trách nhiệm của mình là phải luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi, nhận thức rõ phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học các môn học nói chung và môn Tập đọc nói riêng nhằm bồi dưỡng, xây dựng cho học sinh một tâm hồn đẹp, một nhân cách văn hóa mang đậm bản sắc Việt Nam Với lý do như đã
trình bày, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp
5" hy vọng giúp học sinh học tập ngày một tốt hơn môn tập đọc cũng như các
môn học khác
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua đề tài này, tôi không có tham vọng đưa ra một phương pháp dạy học mới hay một sự cải cách nào đó về nội dung giờ dạy Tập đọc mà chỉ đưa ra một vài ý kiến của bản thân, những kinh nghiệm tôi tìm hiểu được qua tài liệu, bạn bè, đồng nghiệp để tìm cách hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tốt các bài trong chương trình Tập đọc lớp 5 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mà bộ Giáo dục và đào tạo đã đề ra
III PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 5 do tôi giảng dạy
- Kế hoạch nghiên cứu “Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”:
Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017
Trang 5IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục đích của đề tài đặt ra, tôi mạnh dạn nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi, áp dụng những phương pháp sau:
1 Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc tài liệu)
2 Phương pháp điều tra giáo dục
3 Phương pháp phân tích tổng hợp
4 Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm (thông qua các chuyên đề ở tổ khối,
dự giờ rút kinh nghiệm của đồng nghiệp, rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy của mình, khảo sát đối tượng học sinh.)
5 Phương pháp quan sát, đàm thoại, trò chuyện với giáo viên và học sinh lớp 5
Trang 6
PHẦN II: NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở
học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và
giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy học
và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy cho học sinh
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, về tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài
Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Phân môn Tập đọc giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp 1,2,3,4: Tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh; tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là kĩ năng bắt đầu được rèn luyện từ lớp 4
Phát triển kĩ năng đọc hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một
số khái niệm như đề tài, cốt truyện, tính cách, để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, thơ Đây là yêu cầu trọng tâm
Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách của con người mới
Yêu cầu về kĩ năng đọc đối với học sinh lớp 5:
+ Đọc các văn bản nghệ thuật, khoa học, hành chính, báo chí
+ Đọc thầm
+ Đọc diễn cảm đoạn văn, bài thơ, màn kịch ngắn
+ Tìm hiểu ý nghĩa của bài văn, bài thơ và một số chi tiết có giá trị nghệ thuật trong bài văn, bài thơ Nhận xét về nhân vật, hình ảnh và cách sử dụng từ ngữ trong bài văn, bài thơ
+ Đọc thuộc một số bài văn, bài thơ
+ Dùng từ điển học sinh hoặc các sách thông dụng để tra cứu, ghi chép thông tin
II THỰC TRẠNG RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5
2.1.Thuận lợi:
- Chương trình: Cả năm học gồm 35 tuần, mỗi tuần có 2 tiết (thời gian học là 40
phút/ tiết) Như vậy tổng số tiết học trong một năm là 62 tiết được sắp xếp theo
11 chủ điểm và 4 tuần dành cho ôn tập và kiểm tra
Trang 7- Được Ban Giám hiệu quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh
- Lớp học khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ thuận lợi cho công tác giảng dạy và
học tập
- Giáo viên nhiệt tình, tận tâm với nghề, tham gia đầy đủ các tiết chuyên đề do trường và quận tổ chức, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn
- Nhận thức của học sinh tương đối đồng đều
- Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con
2.2 Khó khăn:
Trong năm học này được nhà trường phân công giảng dạy ở lớp 5, được dự giờ và trao đổi với bè đồng nghiệp tại trường, tôi thấy học sinh và một số giáo viên còn bộc lộ những tồn tại như sau:
a Về phía giáo viên:
Trong giờ dạy Tập đọc, việc rèn đọc cho học sinh còn hạn chế, giáo viên chưa chú ý rèn đọc khi học sinh phát âm sai, ngắt nghỉ chưa đúng Trong việc rèn đọc diễn cảm chỉ mang tính hình thức, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh rèn đọc, không kích thích được sự hứng thú của học sinh Ngược lại, có giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài, số lượng học sinh được đọc trong lớp còn ít nên nhiều học sinh chưa biết lên giọng,
hạ giọng khi nào, nhấn giọng ở những từ ngữ nào Nhất là khi đọc lời các nhân vật, học sinh chưa thể hiện được tính cách của các nhân vật Vì vậy, qua giờ dạy chưa đạt được mục tiêu của tiết học Đặc biệt, một số giáo viên còn coi nhẹ giờ Tập đọc, bởi họ còn phải dành nhiều thời gian cho việc luyện toán, luyện văn
b Về phía học sinh:
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng việc rèn kĩ năng đọc của học sinh mới dừng ở mức độ nhất định: thực hiện khá tốt kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy, còn kĩ năng đọc diễn cảm vẫn còn nhiều hạn chế, các em đã đọc lưu loát nhưng chất giọng và biểu đạt giọng đọc văn bản chưa hấp dẫn, chưa lôi cuốn được người nghe, chưa thể hiện được cái hay của nội dung văn bản và các tác phẩm văn thơ, Các em đọc giọng đều đều chung chung như nhau, chưa nêu bật được nội dung tư tưởng của tác phẩm đề cập đến Các em chưa có kĩ năng đọc
biểu thị linh hoạt theo ngữ điệu từng loại câu (Ví dụ: cần hạ giọng, cao giọng,
kéo dài giọng theo các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm), chưa
nhấn giọng những từ ngữ quan trọng trong câu, chưa phân biệt rõ ràng các tiếng gieo vần trong thơ ca Đặc biệt dấu hiệu chuyển đổi giọng biểu thị niềm vui, nỗi buồn, sự nghiêm trang còn hạn chế, các từ ngữ phiên âm nước ngoài đọc chưa
Trang 8chuẩn, chưa thể hiện tính cách của nhân vật trong bài văn hội thoại Đó là những khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu của học sinh cũng như rèn học sinh đọc diễn cảm Trong lớp ít học sinh thực hiện được các kĩ năng rèn đọc diễn cảm vì kĩ năng này rất khó, thời gian luyện đọc ít, lực học trong lớp không đồng đều
Với thực tế trên, tôi đặc biệt chú ý rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh với mong muốn giúp cho học sinh lên cấp II có kĩ năng đọc tốt các văn bản dài
và thể hiện được nội dung văn bản ở mức độ cao, góp phần học tốt các môn học khác Vì thế, tôi quyết định chọn đề tài này đi vào tìm hiểu việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh qua giờ Tập đọc ở lớp 5 Tìm ra phương pháp giảng dạy một cách tốt nhất trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và cảm thụ tác phẩm văn học Đưa các em thâm nhập vào thế giới kì diệu của thế giới văn chương Từ đó giáo dục cho các em cái hay, cái đẹp, bồi dưỡng những tinh thần đúng đắn đối với thiên nhiên, đất nước, con người
Ngay khi được phân công giảng dạy lớp 5B năm học 2016 - 2017 tôi tiến hành điều tra cụ thể về tình hình lớp đầu năm học, khả năng đọc của từng em trong lớp như sau:
Tổng số học sinh: 53 em
Số em đọc diễn cảm tương đối tốt: 05 em
Số em đọc to, rõ ràng, lưu loát song chưa diễn cảm: 27 em
Số em đọc còn nhỏ, chưa lưu loát: 19 em
Trang 9Sau khi khảo sát và tìm ra được nguyên nhân vì sao chất lượng đọc của học sinh trong lớp còn nhiều hạn chế như vậy, tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, khắc phục từng mặt nhằm rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh của lớp mình Kế hoạch này được tôi áp dụng cho cả học sinh lớp 5B do tôi chủ nhiệm trong năm học 2016 - 2017 với các biện pháp sau:
III MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH:
Vì vậy, công việc đầu tiên của việc luyện đọc đúng là tìm ra những từ ngữ
mà các em dễ sai nhất để luyện đọc Việc làm này, nhìn qua thì chẳng có gì đặc biệt thậm chí có giáo viên còn có thể bỏ qua vì cho rằng nó chỉ quan trọng với học sinh lớp dưới, còn ở lớp 5 học sinh đã thành kĩ năng rồi Thực ra, việc luyện đọc đúng lại có một ý nghĩa quan trọng Thông qua luyện đọc từ, tôi có thể giúp học sinh củng cố về nghĩa, về cách đọc từ đúng, từ đó tìm ra được cách ngắt, nghỉ hơi đúng trong mỗi câu, cũng có thể giúp học sinh quen với việc sử dụng
bộ máy phát âm một cách điêu luyện dẫn tới đọc lưu loát
Để làm tốt bước này tôi ghi những từ dễ đọc sai nhất qua lần đọc nối tiếp của học sinh rồi luyện đọc cho các em đọc còn hay vấp, hay sai
Ví dụ: *Khi dạy bài: Mùa thảo quả (Theo Ma Văn Kháng - Tiếng Việt 5
tập 1)
Học sinh cần được luyện đọc các từ sau:
- Lướt thướt, ủ ấp, đột ngột, (luyên đọc đúng vần)
- Ngọt lựng, thơm nồng, chín nục, ngây ngất kì lạ, rực lên, đỏ chon chót, chứa lửa, chứa nắng (luyện âm đầu và cụm từ)
*Bài: Bầm ơi (Tố Hữu - Tiếng Việt 5 tập 2)
Học sinh cần được luyện đọc các từ:
- Lâm thâm, mạ non, mấy lần (luyện đọc âm đầu)
Trang 10- Muôn nỗi tái tê lòng bầm (luyện đọc cụm từ)
Có thể thấy, luyện đọc đúng từ ngữ cho học sinh cũng là giúp học sinh quen với các từ, các cụm từ tránh ngắt nhịp sai và cũng là để đọc đúng âm đầu đồng thời để thay đổi nhanh, uyển chuyển tư thế của lưỡi khiến học sinh có thể đọc lưu loát bài văn, bài thơ
Đối với những câu dài trong bài văn hoặc một số câu thơ, học sinh rất hay
bị lúng túng do thiếu chủ động trong lấy hơi dẫn đến ngắt nhịp sai, có khi không
đủ hơi để đọc hết câu theo ý định của mình Vì vậy, trước khi luyện đọc diễn cảm tôi thường cho các em thảo luận theo nhóm đôi để tìm cách ngắt giọng và ngắt nhịp những câu thơ, câu văn đó rồi cho các em luyện đọc Từ đó, các em sẽ chủ động trong việc lấy hơi, thả hơi khi đọc
+ Ví dụ với bài thơ: Học sinh cần lưu ý cách ngắt nhịp :
* Bài: Hành trình của bầy ong (Nguyễn Đức Mậu - Tiếng Việt 5 - tập 1)
Bài thơ này được sáng tác theo thể lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc Âm điệu chung toàn bài là nhẹ nhàng, êm ái, khoan thai theo nhịp 2/2/2- 4/4
- 3/5 Khi luyện đọc học sinh cần chú ý ngắt nhịp các dòng thơ sau:
Nối rừng hoang / với biển xa 3/3
Đất nơi đâu / cũng tìm ra ngọt ngào 3/5
Chắt trong vị ngọt / mùi hương 4/2
Men trời đất / đủ làm say đất trời 3/5
Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày 3/5
+ Ví dụ với những bài văn: Học sinh cần luyện đọc và phát hiện cách ngắt câu
sau đây:
* Bài: Kì diệu rừng xanh (Nguyễn Phan Hách - Tiếng Việt 5 - tập 1)
- Những chiếc chân vàng dẫm lên thảm lá vàng / và sắc nắng / cũng rực vàng trên lưng nó
* Bài: Phong cảnh đền Hùng (Đoàn Minh Tuấn - Tiếng Việt 5 - tập 2)
Học sinh cần ngắt hơi ở câu: Dãy Tam Đảo như bức tường xanh / sừng
sững chắn ngang bên phải / đỡ lấy mây trời cuồn cuộn
Và câu: Trước mặt / là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn /
tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát
* Bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Theo Minh Nhương - Tiếng Việt 5 - tập 2)
Trong bài có nhiều câu dài như:
Trang 11- Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân / bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh
giặc của người Việt cổ / bên bờ sông Đáy xưa
- Các đội / vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình/ trong
sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội
- Cuộc thi nào cũng hồi hộp/ và việc giật giải / đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng
Ngắt nhịp, nghỉ hơi đúng không chỉ có ý nghĩa trong việc giúp học sinh đọc lưu loát không vấp hoặc thiếu hơi; nó còn có ý nghĩa làm tăng hiệu quả trong diễn tả nội dung, tình cảm của bài đọc Vì vậy, tôi không chỉ giúp các em ngắt nghỉ đúng ở các câu dài mà còn quan tâm đến các câu ngắn nhằm giúp các em cảm nhận thêm ý nghĩa nội dung và có cảm xúc khi đọc bài
VD: *Bài: Lập làng giữ biển (Trần Nhuận Minh - Tiếng Việt 5 - tập 2) Hoc sinh cần ngắt nhịp đúng câu: Nhụ đi / và sau đó / cả nhà sẽ đi
*Bài: Tiếng rao đêm (Nguyễn Lê Tín Nhân - Tiếng Việt 5 - tập 2)
Câu: Mặt mày đem nhẻm / thất thần / khóc không thành tiếng
Khi đọc đúng các từ khó, biết ngắt câu hợp lý thì học sinh dễ dàng đọc lưu loát được toàn bài Lúc này, các em không còn lo lắng đến những lỗi về phát âm hay ngắt hơi, ngắt nhịp mà sẽ tự tin để thể hiện toàn bộ cảm xúc theo những điều các em đã cảm nhận được về tác phẩm trong bài đọc của mình Đó cũng là bước khởi đầu quan trọng cho việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh
3.2 Thể hiện ngữ điệu, cường độ và cao độ của giọng đọc
Muốn thể hiện đúng cảm xúc tức là đọc diễn cảm một tác phẩm hay một đoạn nào đó của tác phẩm thì chỉ đọc đúng thôi chưa đủ mà người đọc còn phải biết thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi về tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ, )
của giọng đọc để phù hợp với từng loại câu (câu kể, cảm, câu khiến) Bởi vậy,
mỗi bài học, bài đọc tôi đều khuyến khích học sinh tự tìm ra những cách thể hiện hay nhất thông qua ngữ điệu, độ to nhỏ, trầm bổng và nhanh chậm của âm thanh câu từ
Tôi chia các bài tập đọc thành hai dạng bài để luyện đọc
Dạng 1: Bài đơn thuần chỉ là tả cảnh hoặc thông qua tả cảnh để tả tình Dạng 2: Bài mang tính chất kể chuyện, có dẫn lời đối thoại hay lời nói của
nhân vật
a Với dạng bài thứ nhất, để làm nổi bật cảnh định tả, người đọc cần nhấn giọng các từ ngữ quan trọng trong câu như từ ngữ gợi tả và gợi cảm Khi vào phần luyện đọc, tôi thường cho học sinh tự phát hiện các từ cần nhấn giọng Muốn làm tốt việc này cần tạo cho các em thói quen phát hiện, nhận biết các từ